Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ

Khí hậu ở vùng Nam Trung Bộ phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt, mùa khô thường kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8, trong đó lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20-25 % tổng lượng mưa năm. Mùa mưa kéo dài 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình năm ở vùng Nam Trung Bộ từ 1000 - 2200 mm. Lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận < 1.000 mm/năm. Hàng năm có hai loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam với tốc độ trung bình từ 2 - 3 m/s. Nhiệt độ bình quân năm là 26,50 C (Dương Anh Tuấn và Nguyễn Duy Trang, 2002) [46]. Vì vậy, việc nghiên cứu các loài cây trồng có thể thích nghi với điều kiện khí hậu và đất không thuận lợi (đất khô hạn về mùa khô, nhiệt độ quá cao trên bề mặt cát vào mùa hè, đất cát nghèo dinh dưỡng, gió mạnh) là một vấn đề cần được đặt ra. Bằng nhiều nguồn đầu tư khác nhau, diện tích rừng trồng của các tỉnh vùng Nam Trung Bộ đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Sự gia tăng diện tích rừng trồng đã góp phần nâng cao chức năng phòng hộ của rừng, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, giải quyết một phần về nhu cầu gỗ, củi và cải thiện đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, việc trồng rừng trên vùng đất khô hạn đang gặp rất nhiều khó khăn về chọn lựa loài cây trồng thích hợp, những loài được chọn lựa để trồng rừng chủ yếu là Neem (Xoan chịu hạn), Phi lao, Keo chịu hạn, Keo lá tràm, Keo lai, trong đó hai loài Neem và Phi lao có khả năng thích nghi tốt với vùng đất khô hạn (Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2010) [6]. Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) là một trong thành phần cấu thành hệ thực vật kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới (rtr) (Thái Văn Trừng, 1978) [41] thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ. Khác với nhiều loài cây gỗ khác, Cóc hành là loài cây ưa sáng, tán kín, lá xanh gần như quanh năm, ra hoa và nảy chồi vào những tháng khô hạn nhất trong năm. Đây là loài đa mục đích, có giá trị cao về kinh tế, chu kỳ kinh doanh tương đối ngắn so với những loài cây bản địa khác, có khả năng gây trồng trên đất nghèo và nơi có khí hậu khô hạn (Hà Thị Mừng, 2015) [20]. Cóc hành cũng là một trong những loài cây gỗ bản địa của vùng Nam Trung Bộ do khả năng chịu khô hạn tốt, nên được ngành lâm nghiệp và cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sử dụng để trồng rừng trên những vùng đất cát khô hạn ở khu vực ven biển. Hiện nay, diện tích rừng trồng Cóc hành ở hai tỉnh này đã lên đến hàng trăm ha (Sở NN&PTNT Ninh Thuận, 2008 [28], [29]; Hà Thị Mừng, 2015 [22]). Theo Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT ngày 23/6/2010 [1] thì Cóc hành và Xoan chịu hạn (Neem) là 2 loài cây trồng lấy gỗ được đưa vào danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (Bộ NN&PTNT, 2010) [1]. Mặc dù Cóc hành đã được đưa vào danh mục cây trồng tại địa phương, song chất lượng rừng trồng chưa tốt bởi còn rất ít những nghiên cứu mang tính cơ sở cho các kỹ thuật trồng rừng loài cây này, cho đến nay kỹ thuật trồng rừng Cóc hành ở Nam Trung Bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân. Nhận thấy rằng, để trồng rừng Cóc hành thành công, khoa học và thực tiễn sản xuất cần phải có những hiểu biết đầy đủ không chỉ về đặc điểm hình thái và đặc tính phân bố của Cóc hành, mà còn cả đặc điểm sinh học, phương pháp nhân giống, kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ” là hết sức cần thiết góp phần giải quyết vấn đề trên.

doc152 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Khí hậu ở vùng Nam Trung Bộ phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt, mùa khô thường kéo dài 8 tháng, từ tháng 1 đến tháng 8, trong đó lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20-25 % tổng lượng mưa năm. Mùa mưa kéo dài 4 tháng từ tháng 9 đến tháng 12, trong đó lượng mưa chiếm khoảng 75-80% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa trung bình năm ở vùng Nam Trung Bộ từ 1000 - 2200 mm. Lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận < 1.000 mm/năm. Hàng năm có hai loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Tây Nam với tốc độ trung bình từ 2 - 3 m/s. Nhiệt độ bình quân năm là 26,50 C (Dương Anh Tuấn và Nguyễn Duy Trang, 2002) [46]. Vì vậy, việc nghiên cứu các loài cây trồng có thể thích nghi với điều kiện khí hậu và đất không thuận lợi (đất khô hạn về mùa khô, nhiệt độ quá cao trên bề mặt cát vào mùa hè, đất cát nghèo dinh dưỡng, gió mạnh) là một vấn đề cần được đặt ra. Bằng nhiều nguồn đầu tư khác nhau, diện tích rừng trồng của các tỉnh vùng Nam Trung Bộ đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Sự gia tăng diện tích rừng trồng đã góp phần nâng cao chức năng phòng hộ của rừng, mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, giải quyết một phần về nhu cầu gỗ, củi và cải thiện đời sống cộng đồng. Tuy nhiên, việc trồng rừng trên vùng đất khô hạn đang gặp rất nhiều khó khăn về chọn lựa loài cây trồng thích hợp, những loài được chọn lựa để trồng rừng chủ yếu là Neem (Xoan chịu hạn), Phi lao, Keo chịu hạn, Keo lá tràm, Keo lai, trong đó hai loài Neem và Phi lao có khả năng thích nghi tốt với vùng đất khô hạn (Phạm Thế Dũng và cộng sự, 2010) [6]. Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) là một trong thành phần cấu thành hệ thực vật kiểu rừng thưa cây lá rộng, hơi khô nhiệt đới (rtr) (Thái Văn Trừng, 1978) [41] thuộc các tỉnh Nam Trung Bộ. Khác với nhiều loài cây gỗ khác, Cóc hành là loài cây ưa sáng, tán kín, lá xanh gần như quanh năm, ra hoa và nảy chồi vào những tháng khô hạn nhất trong năm. Đây là loài đa mục đích, có giá trị cao về kinh tế, chu kỳ kinh doanh tương đối ngắn so với những loài cây bản địa khác, có khả năng gây trồng trên đất nghèo và nơi có khí hậu khô hạn (Hà Thị Mừng, 2015) [20]. Cóc hành cũng là một trong những loài cây gỗ bản địa của vùng Nam Trung Bộ do khả năng chịu khô hạn tốt, nên được ngành lâm nghiệp và cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sử dụng để trồng rừng trên những vùng đất cát khô hạn ở khu vực ven biển. Hiện nay, diện tích rừng trồng Cóc hành ở hai tỉnh này đã lên đến hàng trăm ha (Sở NN&PTNT Ninh Thuận, 2008 [28], [29]; Hà Thị Mừng, 2015 [22]). Theo Thông tư số 35/TT-BNN&PTNT ngày 23/6/2010 [1] thì Cóc hành và Xoan chịu hạn (Neem) là 2 loài cây trồng lấy gỗ được đưa vào danh mục bổ sung một số loài cây trồng rừng tại 63 huyện nghèo thuộc 21 tỉnh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP (Bộ NN&PTNT, 2010) [1]. Mặc dù Cóc hành đã được đưa vào danh mục cây trồng tại địa phương, song chất lượng rừng trồng chưa tốt bởi còn rất ít những nghiên cứu mang tính cơ sở cho các kỹ thuật trồng rừng loài cây này, cho đến nay kỹ thuật trồng rừng Cóc hành ở Nam Trung Bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân. Nhận thấy rằng, để trồng rừng Cóc hành thành công, khoa học và thực tiễn sản xuất cần phải có những hiểu biết đầy đủ không chỉ về đặc điểm hình thái và đặc tính phân bố của Cóc hành, mà còn cả đặc điểm sinh học, phương pháp nhân giống, kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs) ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ” là hết sức cần thiết góp phần giải quyết vấn đề trên. 2. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở khoa học (đặc điểm sinh học, kỹ thuật tạo cây giống, kỹ thuật trồng rừng) để xây dựng các biện pháp kỹ thuật nhằm phát triển rừng trồng cây Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. - Ý nghĩa thực tiễn: Làm cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Bổ sung một số đặc điểm sinh học của Cóc hành góp phần làm cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được một số đặc điểm sinh học của Cóc hành. - Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Cóc hành ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. 4. Những đóng góp mới của luận án - Đã bổ sung được một số cơ sở khoa học về đặc điểm sinh học, nhất là đặc điểm lâm học, lượng hóa được một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của loài Cóc hành tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ làm cơ sở nghiên cứu và phát triển bền vững rừng trồng Cóc hành. - Bước đầu đề xuất được một số kỹ thuật tạo cây giống và trồng rừng Cóc hành làm cơ sở xây dựng các dự án phát triển rừng vùng khô hạn Nam Trung Bộ. 5. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Cóc hành phân bố tự nhiên tại một số tỉnh Nam Trung Bộ, cây con trong vườn ươm và cây rừng trồng Cóc hành tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. 5.2. Giới hạn nghiên cứu * Giới hạn về nội dung nghiên cứu: i) Luận án chỉ nghiên cứu một số đặc điểm sinh học cơ bản, gồm: 1) Đặc điểm phân bố và điều kiện sinh thái loài; 2) Quan hệ Cóc hành với các loài trong quần xã thực vật; 3) Đặc điểm vật hậu; 4) Đặc điểm sinh lý; 5) Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của quần xã thực vật có cây Cóc hành và 6) Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Cóc hành. Đây là những căn cứ quan trọng cho các nghiên cứu tiếp theo về kỹ thuật trồng rừng Cóc hành. ii) Những nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng chỉ được nghiên cứu trên hai loại đất chính, đó là đất xám nâu vùng bán khô hạn (Xk) ở Bình Thuận và đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fx) ở Ninh Thuận, mà chưa có điều kiện nghiên cứu trên tất cả các loại đất của vùng Nam Trung Bộ. * Giới hạn về phạm vi và địa bàn nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu của luận án là một số tỉnh vùng khô hạn Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa), cụ thể: - Nghiên cứu đặc điểm lâm học tại tất cả các huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận và các huyện Hàm Thuận Nam, Tp. Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, huyện Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa (hình 2.4). - Điều tra đánh giá các mô hình trồng rừng sẵn có tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. - Thí nghiệm gieo ươm được tiến hành tại vườn ươm của Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Thiện Nghiệp - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, xã Thiện Nghiệp, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và vườn ươm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tại quận Bắc Từ Liêm, Tp. Hà Nội. - Mô hình thí nghiệm được bố trí tại tiểu khu 137, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Lũy, xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận và tiểu khu 49a, Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Sông Sắt, xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. * Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm gieo ươm Cóc hành được theo dõi từ khi cấy hạt đến khi cây 12 tháng. Thí nghiệm điều kiện gây trồng, phương thức trồng, làm đất, bón phân, mật độ trồng được theo dõi từ khi trồng đến lúc cây 4 năm. 6. Cấu trúc luận án Luận án gồm có 150 trang, 36 hình, 67 bảng và các phụ lục kèm theo Kết cấu thành các phần như sau : Phần mở đầu: 5 trang Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về cây Cóc hành: 20 trang Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 32 trang Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 79 trang Kết luận, tồn tại và kiến nghị: 4 trang Tài liệu tham khảo: 10 trang Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY CÓC HÀNH 1.1. TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Nghiên cứu về phân loại, hình thái, phân bố và sinh thái * Nghiên cứu đặc điểm phân loại Theo một số công trình nghiên cứu trên thế giới thì họ Xoan gồm có 20 chi là Ngâu; Gội nước; Sầu đâu; Xương cá nhuộm; Quếch; Lát hoa; Chặc khế; Sọ khỉ (Xà cừ); Lòn bon; Xoan; Mung rô; Rây hoa mộc; Sấu đỏ; Dái ngựa; Tông dù; Trường nát; Tú lệ; Lòng tong; Su (Đăng đinh); Xương cá to (Xu to, Xu ổi). Trong đó, chi Sầu đâu (Azadirachta) có 2 loài là Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs (Cóc hành) và Azadirachta indica Juss (Neem, Xoan chịu hạn), còn chi Xoan (Melia) có 3 loài là Melia azadarach L. (Xoan nhà), Melia dubia và Melia toosendan Sieb .et. Zucc (Xoan quả to). Cóc hành có tên khoa học là Azadirachta excelsa (Jack) Jacobs, thuộc họ Xoan (Meliaceae), chi Sầu đâu (Azadirachta). Ngoài tên gọi Azadirachta excelsa còn có một số tên khoa học đồng nghĩa khác như: Azadirachta integrifolia Merr, Azedarach excelsa (Jack) Kuntze, Azedarach excelsa (Jack), Melia excelsa Jack, Trichilia excelsa (Jack) Spreng. Cóc hành cũng có nhiều tên gọi địa phương khác nhau. Ở Philippine, Cóc hành có tên là cây Marrango, cây Philippine Neem; tại Indonesia Cóc hành có tên là cây Kayu bawang, Sentang; tại Malaysia người ta gọi Cóc hành là cây Ranggu, cây Saurian bawang; tại Thái Lan Cóc hành có tên là cây Sa-dao-thiam. Tên thương mại của Cóc hành là Sentang (Dorthe Jøker, 2000) [60]. * Nghiên cứu đặc điểm hình thái Cóc hành là loài cây gỗ lớn, có thể cao tới 50 m và đường kính tới 125 cm. Khi sinh trưởng vỏ nứt ra và bong từng mảng dài, màu nâu hồng hay nâu xám, chuyển sang màu nâu nhạt hoặc vàng xám khi cây già, bên trong vỏ cây màu đỏ cam. Lá Cóc hành mọc so le nhau, lá kép lông chim không có lá chét. Cánh lá dài 60 - 90 cm, có 7 - 11 đôi lá, lá không cân đối, có hình mũi giáo hay hình elip, dài khoảng 12,5 cm, rộng 3,5 cm, mép lá không có răng cưa, màu xanh bóng. Hoa tự chùm, nhỏ có hình sao, màu trắng hơi xanh, mùi thơm hơi ngọt và đắng. Hoa có năm cánh, cánh hoa dài 5 - 6,5 mm, rộng từ 1,2 - 2,5 mm, nhụy hoa dài 4 mm, bầu nhụy có ba lá noãn, mỗi lá noãn có hai ngăn và một đầu nhụy, thùy dài 70 mm. Quả mọc đơn, cùi dày, nhiều thịt, nhựa màu trắng. Quả non có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng. Quả dài 20 – 25 mm, dày 10 - 12 mm, khi cắt hay nghiền nát có mùi của tỏi, mỗi kilogram quả có khoảng 500 hạt. Khi cây còn non, vỏ cây có màu vàng nhạt hay nâu xám. Khi cây già, vỏ chuyển sang màu nâu hay vàng xám. Cây trồng từ sáu đến bảy năm bắt đầu ra hoa và quả, hoa nở vào cuối tháng hai đến đầu tháng ba, quả bắt đầu chín từ giữa tháng 5 đến tháng 6 (Dorthe Jøker, 2000) [60]; Affendy H và cs, 2009 [52]). Như vậy, việc định loại, tên gọi và mô tả hình thái cũng như cấu tạo giải phẫu loài Cóc hành là tương đối rõ ràng, không chỉ có tác dụng nhận biết và phân biệt loài mà còn làm cơ sở cho việc sử dụng một số sản phẩm của Cóc hành thông qua những mô tả về hình thái cấu tạo giải phẫu các bộ phận của cây. * Nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh thái Theo Lim và cs (2006) [75], Cóc hành phân bố tự nhiên ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh tại những vùng đất ẩm thấp thuộc khu vực ở Đông Nam Á - Thái Bình Dương như: Malaysia, Indonesia (tại đảo Sumatra, Sulawesi, Borneo), Philippines, New Guinea, Thái Lan và Việt Nam. Gần đây, Cóc hành còn tìm thấy ở các nước nhiệt đới khác như Đài Loan, Guatemala, Hawaii (Ong Kian Huat và cs, 2002) [84], [85]. Theo Appanah, S. and G. Weinland (1993) [56], Kijkar. S (1995)[71], Cóc hành có nguồn gốc từ Borneo thuộc Indonesia, mọc tự nhiên ở miền Nam Thái Lan, bán đảo Malaysia và bán đảo Palawan của Philippines. Thời gian gần đây, Cóc hành đã được đưa tới trồng ở nhiều nước nhiệt đới khác như Đài Loan, Guatemala và bang Hawaii. Tại khu vực Đông Nam Á, Cóc hành mọc ở những nơi đất trống của rừng già hoặc rừng thứ sinh. Ngoài ra, Cóc hành còn được tìm thấy trong rừng khô rụng lá nguyên sinh ở độ cao từ 0 - 350 m. Loài này chủ yếu xuất hiện cùng với các loài thuộc chi Durio ( họ Cẩm quỳ - Malvaceae), chi Palaquium (họ Hồng xiêm - Sapotaceae), chi Calophyllum (họ Măng cụt - Clusiaceae) và chi Agathis (họ Bách tán - Araucariaceae). Vào những năm 1953 và 1954, Cóc hành được trồng thử nghiệm trên quy mô nhỏ ở bán đảo Malaysia bởi Nordahlia Binti Abdullah Siam, (2009) [83], kết quả thử nghiệm cho thấy Cóc hành đã có tầm quan trọng do sự tăng trưởng nhanh và chất lượng gỗ tốt. Cóc hành phân bố ở nơi có độ cao dưới 350m, lượng mưa bình quân năm từ 1600 mm đến 3000 mm, nhiệt độ trung bình tối đa là 21 - 34°C và sinh trưởng trên đất phù sa có kết cấu trung bình, thoát nước tốt, đất chua (thích hợp độ pH ở khoảng 5 - 6,5). Ngoài ra, Cóc hành cũng được tìm thấy trên các vùng đất phù sa, đất sét, đất phát triển trên đá granit, đất laterit và đá vôi (Lim và cộng sự, 2006) [75]. Các loại đất có thành phần cơ giới nặng, thoát nước kém hay đất bí chặt không thích hợp cho việc trồng Cóc hành (Nordahlia Binti Abdullah Siam, 2009) [81]; Ong Kian Huat và cs, 2002) [84], [85]. Cóc hành cũng được tìm thấy dọc theo hai bên đường và ranh giới giữa các nông trại, nằm rải rác trên khu vực tiếp giáp giữa các trạng thái rừng rụng lá theo mùa và rừng nửa rụng lá (Kijkar. S, 1995) [71]. Nghiên cứu của Florido Helen và Priscilla Mesa (2001) [64] cho thấy, Cóc hành thích hợp với nơi có lượng mưa hàng năm từ 400 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình từ 22 – 250C, độ cao từ 250 - 300 m so với mặt nước biển, đất màu mỡ, thoát nước tốt, đất cát mùn hoặc mùn cát với độ pH từ 5,0 - 6,5 (Ahmad Zuhaidi Y, G. Weinland, 1995) [53]. Tốc độ tăng trưởng của Cóc hành trên đất bằng phẳng tốt hơn so với trên sườn núi hoặc ở khu vực miền núi (Nor Farika Zani và cs, 2013) [83]. Cóc hành sinh trưởng rất kém ở những nơi đất bị ngập nước, có khí hậu quá lạnh và kéo dài. 1.1.2. Nghiên cứu về đặc điểm vật hậu và nhân giống Cóc hành * Nghiên cứu đặc điểm vật hậu Theo Dorthe Jᴓker (2000) [60], thời gian ra hoa và kết quả của Cóc hành thay đổi giữa các địa phương. Ở phía bắc Thái Lan, Cóc hành rụng lá vào tháng giêng tới tháng hai. Lá non mọc ngay khi lá già rụng xuống, khi lá mới chuyển sang màu xanh cây bắt đầu ra hoa. Cóc hành ra hoa từ tuổi 6 đến tuổi 7. Hoa ra từ tháng 2 đến tháng 3, Hoa có mùi thơm, dài từ 5,0 - 6,5 mm, rộng từ 1,5 - 2,5 mm và bông dài khoảng 4 mm. Nhụy chia thành ba lá noãn (Kijkar, 1995) [71]. Tại các vĩ độ thấp hơn của Thái Lan, quả Cóc hành chín từ giữa tháng 4 và đến tháng 6, đôi khi chín muộn vào tháng 10 đến tháng 12. Ở các vĩ độ cao hơn quả chín sớm hơn. Quả thường có kích thước từ 2,5 - 3,5cm, dài và thuôn dài, khi non có màu xanh, khi chín màu vàng bên trong có một hạt lớn (dẫn theo Đặng Quốc Thông, 2004) [38], Nordahlia AS và cs, 2013) [83]. Hạt Cóc hành dài từ 20 - 25 mm, rộng 10 - 12 mm (Lim và cộng sự, 2006 [75]; Kiijkar, 1995) [71]. Amnuayporn Choldumrongkul và cộng sự (1993) [55] đã xác định các loài côn trùng tham gia thụ phấn cho hoa Cóc hành ở Thái Lan. Theo đó, côn trùng thụ phấn cho các cụm hoa của Cóc hành thuộc về bộ cánh màng, bộ cánh cứng và bộ 2 cánh. Các loài côn trùng thuộc bộ cánh màng chủ yếu là các loài Ong (Apis indica F. và Apis sp.), Ronalia sp, Vespa sp., Sceliphron sp. Các tác giả này cũng khẳng định, Cóc hành là loài thụ phấn chéo. Hạt giống được thu hái 2 đợt trong năm; trong đó đợt 1 (đợt chính) được thu hái trong khoảng tháng 4 - 6, còn đợt 2 (đợt phụ, chín muộn) được thu hái trong khoảng tháng 10 - 12. Hạt được thu hái từ cây mẹ có tuổi từ 6 trở lên, tán cân đối, đường kính ngang ngực (D1.3 cm) từ 20 - 30 cm, chiều cao (Hvn, m) từ 10 - 12 m, cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, có nguồn gốc rõ ràng. Khi quả chín, màu quả chuyển từ màu xanh nhạt sang màu vàng, thịt quả mềm có mùi thơm và vị ngọt. Quả chỉ được thu hái vào lúc chúng có màu vàng và còn ở trên cây bằng cách trèo hoặc dùng các công cụ để thu hái trực tiếp. Khi quả đã rụng xuống đất mới thu hoạch, tỷ lệ nẩy mầm thấp hơn. Sau khi thu hái, quả được ủ để làm mềm vỏ quả. Sau đó chà nhẹ các quả để lấy hạt ra phơi ở những nơi thoáng mát, không phơi hạt trực tiếp trên nền gạch dưới ánh nắng trực xạ (Ong Kian Huat và cs, 2002) [84], [85]. * Nghiên cứu nhân giống Cóc hành Nghiên cứu nhân giống bằng hạt cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á. Quả Cóc hành được thu hoạch khi chúng chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Có thể thu hái quả trực tiếp trên cây hoặc thu các quả rụng rơi mặt đất. Tuy nhiên, thu hái quả chín rụng dưới đất thì tỷ lệ nẩy mầm của hạt thấp và dễ bị nấm bệnh tấn công, hạt Cóc hành không có giai đoạn ngủ, vì thế sau khi thu hái, quả cần được xử lý và ươm ngay nhằm đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao. Để tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, cần loại bỏ phần thịt quả bằng việc ủ hạt sau khi thu hái để thịt quả mềm, sau đó chà nhẹ lấy hạt ra phơi, không phơi hạt trực tiếp trên nền gạch hay xi măng, dưới ánh nắng trực xạ (Dorthe Jᴓker, 2000) [60]. Hạt Cóc hành rất nhanh mất sức nảy mầm, chỉ có thể được lưu trữ trong một vài tuần. Bảo quản hạt bằng cách lưu trữ trong bao tải với mùn cưa hoặc để ở nơi thoáng mát. Độ ẩm của hạt khoảng 50% trong bảo quản sẽ đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao. Hạt Cóc hành có thể được gieo trực tiếp trong túi bầu (Ong Kian Huat và cs, 2002) [84] hoặc trồng trong khay hay một luống theo hàng. Sau khi gieo, các hạt được phủ một lớp đất hoặc cát với độ dày từ 0,5 - 1,0 cm; sau đó phủ rơm và tưới nước đủ ẩm. Sau khi gieo khoảng 1 tuần, hạt giống sẽ nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm của hạt là 75 - 80%. Sau khi nảy mầm, cây con cần được che sáng ít nhất 50% và giảm dần tỷ lệ che sáng khi cây cao khoảng 30 cm trở lên. Cây giống có thể được chuyển sang túi bầu lớn (5*8 cm) khi hai cặp lá đã phát triển. Cây 3 - 4 tháng tuổi có chiều cao khoảng 30 - 40 cm có thể đem trồng rừng [60]. Tại Thái Lan, người ta khuyến khích dùng ruột bầu gồm xơ dừa và đất có phân với tỷ lệ 3:1, kết hợp với phân bón nén dạng Osmocote khoảng 0,5 g cho mỗi túi bầu, đây là dạng phân hỗn hợp rất tốt cho sinh trưởng của cây con Cóc hành (Jintana Bupabanpot và cs, 2006 [67]; Nordahlia Binti Abdullah Siam, 2009 [83]). Cây giống nên được phun hàng tuần bằng thuốc trừ sâu khi cây con cao từ 30 - 40 cm. Cây con 6 tháng là độ tuổi tốt nhất cho trồng rừng. Ít nhất một tháng trước khi trồng, tất cả các cây giống cần hạn chế tưới nước và dỡ giàn che hoàn toàn. Cắt rễ thường được sử dụng cho sản xuất quy mô lớn (Chungpongse và cs, 1991) [59]. Theo Ong Kian Huat và cộng sự (2002) [85], thời gian ươm cây trong vườn là 06 - 12 tháng, trước khi trồng rừng một tháng nên tiến hành đảo bầu 1 lần, khi đó mới tiến hành đưa cây đi trồng, bình quân 1 kg hạt giống có thể trồng 2 - 3 ha. Jintana Bupabanpot và cs (2006) [67] đã nghiên cứu về ảnh hưởng che sáng đến tốc độ sinh trưởng và chất lượng cây con Cóc hành tại Songlkha, miền Nam Thái Lan. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn công thức che sáng khác nhau: Che 90%, che 70%, che 50% và không che với ba lần lặp lại cho mỗi nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây con ở các chế độ che sáng có tốc độ sinh trưởng cao nhất trong 2 - 3 tháng đầu tiên. Cây con ở chế độ che 90% có đường kính và tổng sinh khối thấp nhất, nhưng tỷ lệ giữa sinh khối thân và sinh khối rễ là cao nhất. Cây con ở chế độ che sáng 70% có đường kính nhỏ hơn cây con dưới điều kiện không che, nhưng không có sự khác biệt đáng kể về tổng sinh khối và tỷ lệ sinh khối thân/ rễ. Giữa các cây con ở điều kiện che sáng 70%, 50% và không che, các điều kiện ánh sáng không có hiệu lực với chiều cao hoặc số lá kép. Cây con ở chế độ che sáng 90% và 70% có tỷ lệ sống đạt 81,2% và 93,7%, không có cây chết ở chế độ che sáng 50% và không che. Những nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng Cóc hành cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Tại Thái Lan, tỷ lệ ra rễ của hom giâm đạt trên 90% và giâm hom có thể cung cấp cây con cho trồng rừng công nghiệp. Nuôi cấy mô chưa được chứng minh là khả thi cho sản xuất cây giống có quy mô lớn (Nordahlia Binti Abdullah Siam, 2009) [81]. 1.1.3. Nghiên cứu về công dụng của Cóc hành Tính chất và công dụng gỗ Ngoài ý nghĩa về mặt sinh thái như phủ xanh đất trống đồi trọc, cải tạo đất bị hoang hóa, góp phần tái sinh rừng, cây Cóc hành còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, các bộ phận của loài này đều được công nhận có những công dụng tốt. Mohd Farid, A. & Maziah, Z, (1999) [80] cho rằng gỗ Cóc hành có thể giữ được độ bền trong một khoảng thời gian đáng kể và thích hợp cho các công trình mộc cao cấp, sản xuất đồ gỗ, nội thất, tàu, vách ngăn, ván dán và ván ép, tấm ván ép mật độ trung bình, sàn gỗ, chạm khắc, đồ tiện. Gỗ đã được sử dụng cho công trình xây dựng (mộc, hoàn
Luận văn liên quan