Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu B12 trong tương lai

1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập doanh nghiệp phải chịu nhiều tác động từ môi trường kinh doanh, hơn bao giờ hết các Doanh nghiệp cần phải có hướng đi đúng đắn và phù hợp. Một số doanh nghiệp trong nước từng có ưu thế vững mạnh trên thị trường song hiện lại đang giảm sút về khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lại có những sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc do biết dựa trên các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nắm bắt cơ hội thị trường, khoa học công nghệ, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình, vượt qua điểm yếu. để hoạch định và triển khai công cụ kế hoạch hoá linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Công ty xăng dầu B12 được thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh từ năm 1973 với cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn kinh doanh và quy mô kinh doanh nhỏ. Trong thời gian qua công ty đã và đang nỗ lực phát huy hiệu quả tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước cải thiện đời sống CBCNV đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên hiện công ty đang phải đối mặt với nhiều áp lực thị trường, sự phát triển hàng loạt các doanh nghiệp xăng dầu,tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước tình hình đó Công ty xăng dầu B12 cần phải làm gì để vượt qua những hạn chế và khó khăn trước mắt để phát triển sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ được giải quyết nếu biết phân tích đánh giá tình hình các đối thủ cạnh tranh, phân tích được môi trường kinh doanh và đánh giá thực trạng nội bộ doanh nghiệp nhằm phát huy các thế mạnh, khắc phục điểm yếu, xác định cơ hội để đề ra các phương án chiến lược. Có nghĩa phải xây dựng một phương án kinh doanh toàn diện cho Công ty xăng dầu B12 để vươn lên đứng vững trong cạnh tranh hiện nay và tiếp tục phát triển là một doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực về kinh doanh xăng dầu. Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của tầm chiến lược kinh doanh đối với một doanh nghiệp, nên em chọn đề tài: " Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế vận tải biển. 2. Mục đích nghiên cứu: - Xem xét và tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng phương án kinh doanh tại Công ty xăng dầu B12; - Phân tích thực trạng, vận dụng lý thuyết vào việc xây dựng phương án kinh doanh cho Công ty xăng dầu B12 trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu môi trường kinh doanh thực trạng của Công ty xăng dầu B12 trên cơ sở đó xây dựng biện pháp kinh doanh cho Công ty. Biện pháp kinh doanh mang tính định hướng và vạch ra những phương án giúp cho việc xây dựng kế hoạch cụ thể đạt được hiệu quả mang muốn. Dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá tình hình thực tế doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu em rút ra các yếu tố môi trường và xác định cơ hội mục tiêu chiến lược trên cơ sở vận dụng lý thuyết và cơ sở lý luận để đề ra biện pháp kinh doanh phù hợp. 4. Kết cấu đề tài luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu và hình vẽ, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số cơ sở lý luận ban đầu Chương 2: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 Chương 3: Một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai.

docx107 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu B12 trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ISO : International Organization Standard (tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) WTO : World Trade Orgnization (tổ chức thương mại thế giới) PCCC : Phòng cháy chữa cháy CBCNV: Cán bộ công nhân viên DWT : Deadweight (tải trọng tổng cộng) PETROLIMEX: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam PV OIL: Tổng công ty dầu Việt Nam VILAS: tên viết tắt của Hệ thống công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn Việt Nam CSVCKT: cơ sở vật chất kỹ thuật IEA : International Energy Agency (Tổ chức Năng lượng Quốc tế) CHXD: Cửa hàng xăng dầu TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam BUNKER: cung cấp (bán) nhiên liệu cho tầu biển DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ kết cấu SXKD xăng dầu của Công ty xăng dầu B12 Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức của Công ty xăng dầu B12 Hình 2.3: Hạn ngạch nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2009 Hình 2.4 : Thị phần xăng dầu của Công ty Hình 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu Việt Nam Hình 3.2: Dự báo sản lượng bán hàng của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Hình 3.3: Dự báo lượng hàng qua các cảng Hình 3.4: Ma trận SWOT của Công ty xăng dầu B12 Hình 3.5: Dự báo sản lượng thông qua tuyến B12 Hình 3.6: Dự báo lưu lượng bơm chuyển trên tuyến B12 Bảng 1 : Bảng đánh giá chung tình hình hoạt động SXKD của Công ty xăng dầu B12 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập doanh nghiệp phải chịu nhiều tác động từ môi trường kinh doanh, hơn bao giờ hết các Doanh nghiệp cần phải có hướng đi đúng đắn và phù hợp. Một số doanh nghiệp trong nước từng có ưu thế vững mạnh trên thị trường song hiện lại đang giảm sút về khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lại có những sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc do biết dựa trên các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, nắm bắt cơ hội thị trường, khoa học công nghệ, biết phát huy những điểm mạnh của riêng mình, vượt qua điểm yếu.. để hoạch định và triển khai công cụ kế hoạch hoá linh hoạt đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Công ty xăng dầu B12 được thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh từ năm 1973 với cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn kinh doanh và quy mô kinh doanh nhỏ. Trong thời gian qua công ty đã và đang nỗ lực phát huy hiệu quả tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước cải thiện đời sống CBCNV đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên hiện công ty đang phải đối mặt với nhiều áp lực thị trường, sự phát triển hàng loạt các doanh nghiệp xăng dầu,tính chất cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đứng trước tình hình đó Công ty xăng dầu B12 cần phải làm gì để vượt qua những hạn chế và khó khăn trước mắt để phát triển sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ được giải quyết nếu biết phân tích đánh giá tình hình các đối thủ cạnh tranh, phân tích được môi trường kinh doanh và đánh giá thực trạng nội bộ doanh nghiệp nhằm phát huy các thế mạnh, khắc phục điểm yếu, xác định cơ hội để đề ra các phương án chiến lược. Có nghĩa phải xây dựng một phương án kinh doanh toàn diện cho Công ty xăng dầu B12 để vươn lên đứng vững trong cạnh tranh hiện nay và tiếp tục phát triển là một doanh nghiệp hàng đầu trong khu vực về kinh doanh xăng dầu. Nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của tầm chiến lược kinh doanh đối với một doanh nghiệp, nên em chọn đề tài: " Nghiên cứu một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp ngành kinh tế vận tải biển. 2. Mục đích nghiên cứu: - Xem xét và tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng phương án kinh doanh tại Công ty xăng dầu B12; - Phân tích thực trạng, vận dụng lý thuyết vào việc xây dựng phương án kinh doanh cho Công ty xăng dầu B12 trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn này tập trung nghiên cứu môi trường kinh doanh thực trạng của Công ty xăng dầu B12 trên cơ sở đó xây dựng biện pháp kinh doanh cho Công ty. Biện pháp kinh doanh mang tính định hướng và vạch ra những phương án giúp cho việc xây dựng kế hoạch cụ thể đạt được hiệu quả mang muốn. Dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá tình hình thực tế doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu em rút ra các yếu tố môi trường và xác định cơ hội mục tiêu chiến lược trên cơ sở vận dụng lý thuyết và cơ sở lý luận để đề ra biện pháp kinh doanh phù hợp. 4. Kết cấu đề tài luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu và hình vẽ, luận văn gồm 3 phần chính: Chương 1: Một số cơ sở lý luận ban đầu Chương 2: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 Chương 3: Một số giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12 trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo hướng dẫn: Ths: Nguyễn Hồng Thu đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám đốc Công ty xăng dầu B12; các cô chú, anh chị phòng kinh doanh và phòng tổ chức Công ty đã chỉ bảo nhiệt tình trong thời gian tôi thực tập và nghiên cứu tại Công ty. Mặc dù được sự giúp đỡ và nhiều ý kiến đóng góp, cùng với sự cố gắng của bản thân nhưng bản luận văn tốt nghiệp chắc không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo và các bạn đọc đóng góp những ý kiến quý báu để bản luận văn này hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn ! Hải phòng, tháng 6 năm 2010 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN BAN ĐẦU 1.1. Lý luận chung về kinh doanh xăng dầu 1.1.1. Tính chất, đặc điểm và vai trò của xăng dầu. Thành phần hóa học của xăng dầu nói chung có hai nhóm hợp chất cơ bản là hydrocacbon và phi hydrocacbon. Mỗi loại sản phẩm xăng dầu có tính chất và đặc trưng riêng, được quy định bởi các tiêu chuẩn quốc gia về các hằng số lý, hóa như tỷ trọng, tính bay hơi, tính chống kích nổ, tính ổn định hóa học, độ nhớt.. Nhưng nó có một đặc trưng nổi bật là phần lớn các loại xăng dầu tồn tại duới dạng thể lỏng, dễ bay hơi. Ngoài ra nó còn là chất dễ gây cháy nổ ngay trong điều kiện bình thường. Xăng dầu có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế-xã hội, nó tác động một cách toàn diện đến tất cả các ngành, các lĩnh vực của toàn bộ nền kinh tế, từ công nghiệp đến nông nghiệp và dịch vụ. Là một yếu tố trong giá thành sản xuất (nhiên liệu) , giá xăng dầu thay đổi làm cho giá các sản phẩm có sử dụng xăng dầu thay đổi theo, tiếp theo đến lượt nó các sản phẩm này lại tác động đến các sản phẩm khác liên quan của nền kinh tế. Mặt khác, kinh doanh xăng dầu cũng là một trong những ngành hàng kinh tế trọng yếu của quốc gia, thể hiện trong việc đóng góp về GDP, về lao động việc làm, ... Sản phẩm xăng dầu hiện nay được các công ty kinh doanh trên thị trường bao gồm các loại xăng (được phân theo chỉ số chống kích nổ động cơ đo theo phương pháp RON: Xăng Mogas 90, Mogas 92, Mogas 95, Mogas 97), dầu diesel, dầu hỏa, mazut, một số loại đặc chủng dùng trong ngành hàng không như Jet A1, dầu mỡ nhờn, gas… 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu của kinh doanh xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu ở nước ta chịu tác động của các nhân tố: *Chịu sự điều tiết mạnh về chính sách của Nhà nước. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng của Việt Nam. Vì vậy trong bất cứ thời điểm nào, Nhà nước cũng can thiệp về giá, về chính sách thuế, chính sách kinh doanh để bình ổn giá cả thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Sự điều tiết phi thị trường làm cho các công ty xăng dầu chậm thoát khỏi cơ chế bao cấp với các đặc trưng là bộ máy quản lý cồng kềnh, kém hiệu quả, chậm thích nghi với cơ chế thị trường. Số lượng lao động trong các công ty xăng dầu trong đó có công ty xăng dầu B12 dôi dư lớn, một phần lực lượng lao động, nhất là lao động quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. * Chịu tác động trực tiếp của thị trường thế giới: Hiện nay, trên thế giới sự biến động giá xăng dầu đã trở nên vấn đề cực kỳ nhạy cảm của tất cả các quốc gia, nhất là các nước nhập khẩu xăng dầu. Việt Nam hiện nay xuất khẩu 100% dầu thô và trước tháng 6/2009 nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa (nhập khẩu chủ yếu từ các nước Ả rập, Singapore, Trung quốc…) nên sự biến động giá của thị trường dầu mỏ thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các Công ty xăng dầu. Xăng dầu là mặt hàng chiến lược quốc gia, là sản phẩm lỏng, dễ cháy nổ nên việc kinh doanh sản phẩm này buộc phải thực hiện 2 yêu cầu sau: *. Yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy cao và đảm bảo môi trường sinh thái rất cao: Do đặc tính của sản phẩm là dễ cháy nổ do đó đòi hỏi công tác an toàn là rất cao và là sự đòi hỏi cho toàn bộ quá trình kinh doanh từ khâu nhập khẩu, vận chuyển và xuất bán đến nơi tiêu dùng. Bất cứ sự rò rỉ và sự cố nào liên quan đến xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, khí thải,vv.. liên quan đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy khi nhập xuất xăng dầu, các chỉ số kỹ thuật để đảm bảo môi trường luôn phải được đặt lên hàng đầu. * Yêu cầu cao về kỹ thuật công nghệ của kho hàng, thiết bị: Sản phẩm xăng dầu luôn luôn có độ giãn nở cao so với nhiệt độ, mặt khác là sản phẩm lỏng, bay hơi nhanh, đòi hỏi các kho tàng, bến bãi và phương tiện chuyên chở phải được thiết kế vừa chịu được sự giãn nở của sản phẩm, vừa hạn chế tối đa sự bay hơi. Có như vậy mới giảm được hao hụt mất mát và an toàn môi trường và cũng là giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp Mục đích của phân tích môi trường kinh doanh là bước quan trọng trong hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Mục đích của phân tích môi trường kinh doanh nhằm tìm ra những cơ hội và nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong đó cốt lõi nhất là phân tích và dự báo về thị trường. Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố của môi trường kinh doanh luôn tác động theo các chiều hướng khác nhau, với mức độ khác nhau đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình và đo lường mức độ, chiều hướng ảnh hưởng của chúng. Căn cứ vào phạm vi có thể phân tổng thể môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thành môi trường quốc tế, môi trường kinh tế quốc dân, môi trường cạnh tranh nội bộ ngành và môi trường bên trong doanh nghiệp. 1.2.1. Các ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc tế a. Những ảnh hưởng của nền chính trị thế giới Hoạt động của các doanh nghiệp nước ta phụ thuộc và môi trường quốc tế mà trước hết là những thay đổi chính trị thế giới. Các nhân tố chủ yếu phản ánh thay đổi chính trị thế giới là quan hệ chính trị hình thành trên thế giới và ở từng khu vực như vấn đề toàn cầu hoá, hình thành và mở rộng hay phá bỏ các hiệp ước liên minh đa phương và song phương, giải quyết mâu thuẫn cơ bản của thế giới và từng khu vực. Tuy nhiên mức độ tác động của chúng đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp lại không giống nhau. b. Các quy định luật pháp của các quốc gia, luật pháp và thông lệ quốc tế Các quy định luật pháp của mỗi nước tác dộng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh ở thị trường nước đó. Môi trường kinh doanh quốc tế lại phụ thuộc và luật pháp và các thông lệ quốc tế. Chính những điều này vừa tạo ra cơ hội nhưng cũng tạo ra thách thức cho các doanh nghiệp của bất kỳ quốc gia nào. c. Ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế quốc tế Các yếu tố kinh tế thế giới tác động mạnh mẽ đến kinh doanh của các doanh nghiệp ở mọi nước tham gia vào quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Các yếu tố kinh tế quốc tế bao gồm: Thứ nhất, mức độ thịnh vượng của nền kinh tế thế giới; Thứ hai, khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới; Thứ ba, thay đổi trong quan hệ buôn bán quốc tế; d. Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật – công nghệ. Kỹ thuật – công nghệ tác động trực tiếp đến việc sử dụng các yếu tố đầu vào, năng suất, chất lượng, giá thành … nên là nhân tố tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của mọi doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ có tác động không chỉ đến một doanh nghiệp mà nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành khác nhau theo chiều hướng tích cực. Trong nền kinh tế thế gới hiện nay, nhân tố kỹ thuật công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp lớn phát triển mạnh nếu muốn có sức mạnh cạnh tranh cao sẽ là các doanh nghiệp có khả năng nắm giữ kỹ thuât – công nghệ cao, đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. e. Ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá – xã hội Mỗi nước đều có một nền văn hoá riêng và xu thế toàn cầu hoá tạo ra phản ứng giữ gìn bản sắc dân tộc của từng nước. Bản sắc dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp thiết lập quan hệ mua bán trực tiếp với nước mà họ quan hệ. Ngày nay những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vi giao tiếp, ứng xử mà điều quan trọng là văn hoá dân tộc tác động trực tiếp tới việc hình thành thị hiếu và thói quen tiêu dùng. Điều này thể hiện rõ nhất ở các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng. Mặt khác, văn hoá dân tộc còn tác động đến hành vi của nhà kinh doanh, chính trị, chuyên môn, … của nước sở tại. Điều này buộc các doanh nghiệp buôn bán với họ phải chấp nhận và thích nghi. 1.2.2. Tác động của môi trường kinh tế quốc dân a. Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính chất quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái. b. Ảnh hưởng của nhân tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế. Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh; thiết lập mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng; buộc mọi doanh nghiệp phải làm ăn chân chính, có trách nhiệm đối với xã hội và người tiêu dùng,.. Quản lý nhà nước về kinh tế là nhân tố tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Chất lượng hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, trình độ và thái độ làm việc của các cán bộ công quyền tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. c. Tác động của nhân tố kỹ thuật công nghệ trong nước Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Với trình độ khoa học công nghệ như ở nước ta hiện nay thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Xu thế hội nhập buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp phải chú ý vấn đề này khi xây dựng chiến lược. d. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên bao gồm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu, …ở trong nước cũng như ở từng khu vực. Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên tác động rất lớn đến doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khai thác; đất đai, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong ngành lâm thổ, thuỷ sản. 1.2.3. Tác động của môi trường cạnh tranh ngành Mối đe dọa từ các đối thủ mới luôn là một động lực đáng quan tâm. Nhiền khi cá nhân cạnh tranh có thể bị thay đổi toàn bộ khi xuất hiện đối thủ “nặng ký” mới. Mối đe dọa từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh. Hiện nay, loại hình đào tạo từ xa ở hệ đào tạo đại học hoặc sau đại học có thể là một loại dịch vụ thay thế cho đào tạo theo phương thức truyền thống qua trường lớp và giảng dạy trực tiếp. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin dường như càng tiếp sức cho loại hình dịch vụ thay thế này. 1.2.4. Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh Sau khi đã chọn lọc phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong môi trường kinh doanh cần tổng hợp xác định thứ tự của các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh theo hai loại: các thời cơ, cơ hội và các rủi ro, đe doạ; để có hướng tận dụng cơ hội hoặc phòng ngừa rủi ro trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược. Mục tiêu của việc phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp là xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu này được thực hiện thông qua biểu tổng hợp kết quả phân tích nội bộ doanh nghiệp. Về kết cấu và nguyên tắc xác định biểu này cũng được thiết lập giống với biểu đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh. 1.3. Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp 1.3.1. Chức năng nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp Chức năng, nhiệm vụ là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nó phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Chức năng nhiệm vụ cũng xác định lĩnh vực kinh doanh, thông thường là các loại sản phẩm cơ bản hoặc loại hình dịch vụ chính, các nhóm khách hàng hàng đầu,.. Sau khi phân tích, đánh giá môi trường để tìm cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Việc soạn thảo chiến lược phải bắt đầu từ việc xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược để từ đây xây dựng các chiến lược kinh doanh trong thực tiễn, từ đây đưa ra các chiến lược đặc thù về một bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định nhiệm vụ chiến lược: Xác định nhiệm vụ chiến lược chính là trả lời câu hỏi công việc kinh doanh của doanh nghiệp chúng ta là gì? Nhiệm vụ kinh doanh là mục đích kinh doanh từ đó xác định lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, loại sản phẩm hoặc loại hình dịch vụ chính, nhu cầu thị trường hoặc những mong muốn, những nguyện vọng của các thành phần có liên quan đến doanh nghiệp. Khi xác định nhiệm vụ phải giải quyết các ý kiến khác nhau từ đó có một sự thống nhất về nhiệm vụ bởi vì mọi sự thay đổi về nhiệm vụ luôn kéo theo sự thay đổi về mục tiêu chiến lược, thay đổi về tổ chức, cách cư xử … Mục tiêu của doanh nghiệp: là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của chiến lược là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiến lược. Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại mục tiêu. Có thể chia theo một số loại mục tiêu sau: - Theo thời gian; - Theo bản chất mục tiêu; - Theo cấp độ của mục tiêu. Trên đây là một số cách phân loại mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên để thấy rõ vai trò của các mục tiêu cần phải thấy được các đặc trưng của hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. 1.3.2. Các lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp Khi xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp, thì một vấn đề quan trọng là xác định những lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp. Đó là: Thứ nhất, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp; Thứ hai, đội ngũ những người lao động; Thứ ba, khách hàng; Thứ tư, xã hội. Tóm lại: Quá trình soạn thảo chiến lược để đưa ra các giải pháp, nhà quản trị cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định các nội dung chiến lược và tổ chức thực thi chiến lược đó. Điều quan trọng trong phần này là giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp nhau, có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Mục tiêu là
Luận văn liên quan