Luận văn Nghiên cứu một số nấm đối kháng tuyến trùng Pratylenchus Coffeae gây hại trên cây cà phê vối ở Đăk Lăk

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm nên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Với lãnh thổ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ làm cho mỗi vùng miền của nước ta mang một nét đặc trưng phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp, Trong các cây trồng nông nghiệp, cà phê là một cây có giá trị kinh tế cao mang về nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước và mang lại sự thay đổi rõ rệt về kinhtế cho người dân. Chính vì vậy, cây cà phê có ý nghĩa chiến lược lâu dài ở ĐăkLăk nói riêng và cả nước nói chung. Cây cà phê được những người truyền đạo đưa vào trồng ở Việt Nam lần đầu tiên ở Quảng Bình, Quảng Trị năm 1857, và được trồng ở Tây Nguyên năm 1925. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng diện tích theo chiều rộng thì thâm canh tăng năng suất theo chiều sâu cũng không ngừng được chú trọng, chính vì vậy năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê ngày càng cao. Theo chủ trương của nhà nước thì hiện nay Đăk Lăk đi sâu vàothâm canh chứ không mở rộng diện tích. Việc giữ ổn định và tăng năng suất được thực hiện bằng nhiều cách như: chọn lọc những giống tốt, áp dụng các biện pháp thâm canh có lợi, chủ động phòng trừ sâu bệnh, Niên vụ 2010/2011 đã kết thúc. Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 8% về lượng, 58% về giá và 47% về kim ngạch sovới niên vụ 2009/2010. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay của ngành cà phê. Thực tế cho thấy, muốn nâng cao năng suất cà phê thì phải thực hiện thâm canh cao đồng thời chú trọng công tác phòng chống sâu bệnh. Trong những năm trở lại đây tình hình sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng, đặc biệt nhiều loài sâu, bệnh nguy hiểm đã tàn phá nhiều diện tích cà phê gây nhiều thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân. Trong số những bệnh gây thiệt hại nặng trên cây cà phê đó chính làbệnh liên quan đến rễ mà 2 tuyến trùng là nguyên nhân chủ yếu. Tuyến trùng là đối tượng gây hại chính cho nhiều vùng trồng cà phê, chúng làm cây vàng dần, kiệt sức đến chết, là tác nhân cho các đối tượng khác như nấm xâm nhập và gây hại,nghiêm trọng hơn chúng còn làm cho vùng đất bị nhiễm bệnh không thể trồng cà phê trong một thời gian và phải chuyển sang trồng loài cây khác hoặc bỏ đấttrong thời gian dài.

pdf101 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số nấm đối kháng tuyến trùng Pratylenchus Coffeae gây hại trên cây cà phê vối ở Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THANH NGUYÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NẤM ĐỐI KHÁNG TUYẾN TRÙNG PRATYLENCHUS COFFEAE GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VỐI Ở ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Buôn Ma Thuột - Năm 2011 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THANH NGUYÊN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NẤM ĐỐI KHÁNG TUYẾN TRÙNG PRATYLENCHUS COFFEAE GÂY HẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ VỐI Ở ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN NAM Buôn Ma Thuột - Năm 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thanh Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: - Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Sau Đại học; Khoa Nông - Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học tập tại Trường. - Lãnh đạo các cơ quan: Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Trạm Khuyến nông các huyện: Cư Mgar, Cư Kuin; thành phố Buôn Ma Thuột; Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên; Trung tâm khí tượng thủy văn Đắk Lắk... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài. - Tiến sỹ Nguyễn Văn Nam - giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên - người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. - Các bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tác giả Nguyễn Thanh Nguyên iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt trong luận văn vii Danh mục các bảng viii Danh mục các biểu đồ x Mở đầu 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3 3.1 Ý nghĩa khoa học 3 3.2 Ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả ứng dụng thực tiễn 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.1. Tổng quan về cây cà phê 4 1.1.1. Lịch sử phát triển của cây cà phê 4 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cà phê 4 1.1.3. Yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây cà phê 5 1.1.4. Kỹ thuật canh tác cà phê 8 1.1.4.1 Chuẩn bị đất 8 1.1.4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 8 1.1.4.3. Bón phân 8 1.1.4.4. Kỹ thuật tỉa cành tạo tán 9 1.1.4.5. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh 10 1.1.4.6. Biện pháp tưới nước cho cây cà phê 11 1.1.4.7 Thu hoạch, chế biến bảo quản 15 iv 1.1.5.Tình hình sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam 15 1.1.6. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới 17 1.2. Một số đặc điểm chung về tuyến trùng thực vật 21 1.2.1. Đặc điểm của tuyến trùng nội ký sinh di chuyển Pratylenchidae 23 1.2.2. Các loài Pratylenchus spp. gây hại quan trọng 24 1.2.3. Những nghiên cứu ngoài nước về tuyến trùng Pratylenchus spp 25 1.2.4. Những nghiên cứu trong nước về tuyến trùng Pratylenchus spp. 27 1.3. Một số biện pháp phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus spp. 29 1.3.1. Biện pháp chọn giống 29 1.3.2. Luân canh cây trồng 29 1.3.3. Biện pháp canh tác 30 1.3.4. Biện pháp vật lý 30 1.3.5. Biện pháp hóa học 31 1.3.6. Biện pháp tổng hợp 31 1.3.7. Biện pháp sinh học 31 1.3.8. Biện pháp sử dụng các vi sinh vật đối kháng và ký sinh tuyến trùng 32 Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu 33 2.2. Nội dung nghiên cứu 33 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33 2.4. Vật liệu, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm 33 2.4.1. Vật liệu 33 2.4.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị 34 2.4.3. Các công thức môi trường 35 2.5. Phương pháp nghiên cứu 37 2.5.1 Phương pháp thu mẫu 37 2.5.2. Phương pháp xử lý mẫu 37 2.5.3 Phương pháp ly trích tuyến trùng 37 2.5.4. Nhân nuôi tuyến trùng Pratylenshus spp. 38 2.5.5. Phân lập nấm và giữ mẫu nấm 39 v 2.5.6. Xác định khả năng đối kháng của các loài nấm phân lập được lên tuyến trùng Pratylenchus spp. trong điều kiện phòng thí nghiệm 40 2.5.7. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ký sinh của nấm 41 2.5.8 Thử nghiệm tính đối kháng của một số chủng nấm có tính đối kháng cao trong điều kiện nhà lưới 41 2.6. Phương pháp xử lý số liệu 43 Chương 3: Kết quả nghiên cứu 44 3.1. Phân lập và thu thập các chủng VSV có trong mẫu đất, rễ nghiên cứu 44 3.2. Mật độ tuyến trùng Pratylenchus coffeae phân lập được trên vườn trồng cà phê vối bị bệnh 47 3.3. Nhân nuôi tuyến trùng Pratylenchus coffeae trong phòng thí nghiệm 48 3.4. Sàng lọc và tuyển chọn các chủng nấm có khả năng ký sinh tuyến trùng Pratylenchus spp. 50 3.4.1. Sàng lọc khả năng ký sinh tuyến trùng của các chủng nấm 50 3.4.2. Khả năng ký sinh của các chủng nấm được tuyển chọn 52 3.5. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ký sinh của nấm lên tuyến trùng Pratylenchus spp. trong phòng thí nghiệm 54 3.5.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến khả năng ký sinh của nấm 55 3.5.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng ký sinh của nấm 56 3.5.3. Ảnh hưởng của pH đến khả năng ký sinh của nấm 58 3.5.4. Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng đến khả năng ký sinh của nấm 59 3.6. Khảo sát khả năng ký sinh của các chủng nấm lên tuyến trùng Pratylenchus spp. trên cây cà phê vối trong điều kiện nhà lưới 60 3.6.1. Diễn biến số lá và màu sác lá 60 3.6.2. Diễn biến chiều cao cây 62 3.6.3. Diễn biến chiều dài rễ ở các công thức thí nghiệm 63 3.6.4. Diễn biến trọng lượng tươi và khô của cây cà phê vối ở các công thức thí nghiệm 64 3.6.5. Diễn biến trọng lượng tươi và khô của rễ 67 vi 3.6.6. Diễn biến các chỉ số bệnh của cây cà phê vối 69 Kết luận và kiến nghị 72 1. Kết luận 72 2. Kiến nghị 73 Tài liệu tham khảo Phụ lục vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN - HS : Hiệu suất - HQSDPB : Hiệu quả sử dụng phân bón - CM : Cư M’gar - CK : Cư Kuin - BMT : Buôn Mê Thuột - STT : Số thứ tự - ASP : Aspergillus - PEN : Penicillium - TRI : Trichoderma - PDA : Potato Dextrose Agar - PRBA : Peptone Rose Bengal Agar - WA : Water Agar - MA : Maize Agar - MM : Minimum Mineral - VSV : Vi sinh vật - TXL : Trước xử lý - SXL : Sau xử lý DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Hình thức ký sinh của các chủng nấm được tuyển chọn lên trứng tuyến trùng Pratylenchus spp 54 Hình 3.2. Kích thước và màu sắc của lá cà phê dựa vào bảng so màu ở kỳ điều tra tuần thứ 8 62 Hình 3.2. Khả năng cộng sinh của nấm đối với rễ cây cà phê vối 69 viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Diện tích, sản lượng và sản lượng cà phê xuất khẩu ở Việt Nam 13 Bảng 1.2. Sản lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam 14 Bảng 1.3. Các nước nhập khẩu cà hàng đầu của Việt Nam 15 Bảng 1.4. Các nước sản xuất cà phê có sản lượng hàng đầu thế giới 17 Bảng 1.5. Tiêu thụ cà phê tại một số nước nhập khẩu chính trên thế giới 18 Bảng 3.1. Mật độ vi sinh vật phân lập từ đất tại một số địa điểm nghiên cứu 44 Bảng 3.2. Thành phần vi sinh vật và tần suất xuất hiện của chúng phân lập được tại các địa điểm nghiên cứu 46 Bảng 3.3. Mật độ tuyến trùng pratylenchus spp. trên vườn cà phê vàng lá 47 Bảng 3.4. Số lượng tuyến trùng Pratylenchus coffeae nhân nuôi trên môi trường cà rốt_WA 49 Bảng 3.5. Khả năng ký sinh trứng tuyến trùng của các chủng nấm 49 Bảng 3.6. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm được tuyển chọn trên trứng tuyến trùng Pratylenchus spp 53 Bảng 3.7. Tỷ lệ ký sinh và đặc điểm khuẩn lạc sau 5 ngày nuôi cấy của các chủng nấm trên môi trường khác nhau 55 Bảng 3.8. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm ở các mức nhiệt độ khác nhau 57 Bảng 3.9. Tỷ lệ ký sinh trứng tuyến trùng của 4 chủng C07, T7, T-D28 và T- R6 ở các mức pH khác nhau 58 Bảng 3.10. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm C07, T7, T-D28 và T-R6 ở các thời gian chiếu sáng khác nhau 59 Bảng 3.11. Diễn biến số lá 61 Bảng 3.12. Chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm 62 Bảng 3.13. Chiều dài rễ ở các công thức thí nghiệm 63 Bảng 3.14. Trọng lượng tươi của cây ở các công thức thí nghiệm 65 Bảng 3.15. Trọng lượng khô của cây ở các công thức thí nghiệm 66 Bảng 3.16. Trọng lượng tươi của rễ ở các công thức thí nghiệm 67 ix Bảng 3.17. Trọng lượng khô của rễ ở các công thức thí nghiệm 68 Bảng 3.18. Số lượng trứng tuyến trùng trong 50g đất 71 Bảng 3.19. Số lượng trứng tuyến trùng trong 5g rễ 71 x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ (%) mật độ vi nấm phân lập được tại các địa điểm nghiên cứu 44 Biểu đồ 3.2. Thành phần và tần suất xuất hiện của các chủng nấm chính 45 Biểu đồ 3.3. Mật độ tuyến trùng Pratylenchus spp. trên vườn cà phê vối bị vàng lá 48 Biểu đồ 3.4. Số lượng tuyến trùng sau các thời gian nhân nuôi trên môi trường WA_cà rốt. 49 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm được sàng lọc 52 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm được tuyển chọn trên trứng tuyến trùng Pratylenchus spp 53 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm T7, C07, T-D28 và T-R6 ở các môi trường khác nhau. 55 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm C07, T7, T-D28 và T-R6 ở các mức nhiệt độ khác nhau 57 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ ký sinh của các chủng nấm ở các mức pH khác nhau 58 Biểu đồ 3.10. Diễn biến kích thước lá qua các công thức thí nghiệm 61 Biểu đồ 3.11. Diễn biến chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm 63 Biểu đồ 3.12. Diễn biến chiều dài rễ ở các công thức thí nghiệm 64 Biểu đồ 3.13. Diễn biến trong lượng tươi của cây ở các công thức thí nghiệm 65 Biểu đồ 3.14. Diễn biến trong lượng khô cây ở các công thức thí nghiệm 66 Biểu đồ 3.15. Diễn biến trong lượng tươi của rễ ở các công thức thí nghiệm 67 Biểu đồ 3.16. Diễn biến trong lượng khô của rễ ở các công thức thí nghiệm 68 Biểu đồ 3.17. Diễn biến số lượng trứng tuyến trùng trong 50g đất 70 Biểu đồ 3.18. Diễn biến số lượng trứng tuyến trùng trong 5g rễ 71 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm nên rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Với lãnh thổ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ làm cho mỗi vùng miền của nước ta mang một nét đặc trưng phù hợp với các loại cây trồng nông nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp,Trong các cây trồng nông nghiệp, cà phê là một cây có giá trị kinh tế cao mang về nguồn thu ngân sách lớn cho nhà nước và mang lại sự thay đổi rõ rệt về kinh tế cho người dân. Chính vì vậy, cây cà phê có ý nghĩa chiến lược lâu dài ở Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung. Cây cà phê được những người truyền đạo đưa vào trồng ở Việt Nam lần đầu tiên ở Quảng Bình, Quảng Trị năm 1857, và được trồng ở Tây Nguyên năm 1925. Trong những năm qua cùng với việc mở rộng diện tích theo chiều rộng thì thâm canh tăng năng suất theo chiều sâu cũng không ngừng được chú trọng, chính vì vậy năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê ngày càng cao. Theo chủ trương của nhà nước thì hiện nay Đăk Lăk đi sâu vào thâm canh chứ không mở rộng diện tích. Việc giữ ổn định và tăng năng suất được thực hiện bằng nhiều cách như: chọn lọc những giống tốt, áp dụng các biện pháp thâm canh có lợi, chủ động phòng trừ sâu bệnh, Niên vụ 2010/2011 đã kết thúc. Theo số liệu Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 8% về lượng, 58% về giá và 47% về kim ngạch so với niên vụ 2009/2010. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay của ngành cà phê. Thực tế cho thấy, muốn nâng cao năng suất cà phê thì phải thực hiện thâm canh cao đồng thời chú trọng công tác phòng chống sâu bệnh. Trong những năm trở lại đây tình hình sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng, đặc biệt nhiều loài sâu, bệnh nguy hiểm đã tàn phá nhiều diện tích cà phê gây nhiều thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân. Trong số những bệnh gây thiệt hại nặng trên cây cà phê đó chính là bệnh liên quan đến rễ mà 2 tuyến trùng là nguyên nhân chủ yếu. Tuyến trùng là đối tượng gây hại chính cho nhiều vùng trồng cà phê, chúng làm cây vàng dần, kiệt sức đến chết, là tác nhân cho các đối tượng khác như nấm xâm nhập và gây hại, nghiêm trọng hơn chúng còn làm cho vùng đất bị nhiễm bệnh không thể trồng cà phê trong một thời gian và phải chuyển sang trồng loài cây khác hoặc bỏ đất trong thời gian dài. Tuyến trùng gây hại có nhiều loại, trong đó tuyến trùng Pratylenchus spp. là loài gây hại nghiêm trọng nhất trên cây cà phê, chúng phá hoại làm bộ rễ không phát triển, cây không hút được chất dinh dưỡng, bộ rễ bị tổn thương và là điều kiện để các loài nấm xâm nhập gây hại. Đây là loài có phạm vi phân bố rộng khắp trên thế giới và ký sinh nhiều loài cây trồng ở các vùng khí hậu khác nhau gây thiệt hại về năng suất và phẩm chất của cây trồng. Chính vì vậy việc phòng trừ tuyến trùng là vấn đề rất cần thiết để bảo vệ cây trồng nhất là đối với cây cà phê. Hiện nay việc phòng trừ tuyến trùng chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, tuy biện pháp này có hiệu quả nhưng chỉ tức thời và không tiêu diệt được hoàn toàn tuyến trùng trong đất mà chỉ làm giảm số lượng của chúng trong một thời gian. Mặt khác các loại thuốc hóa học thường rất độc hại đối với con người, môi sinh và tiêu diệt nhiều loài thiên địch, để lại nhiều dư lượng trong sản phẩm,Vậy nên cần phải có biện pháp phòng trừ tuyến trùng hiệu quả, an toàn cho con người, môi sinh và bảo vệ thiên địch. Một trong số đó là biện pháp sinh học trong đó việc sử dụng các loài thiên địch, các tác nhân đối kháng để hạn chế tiêu diệt tuyến trùng là hướng mamg lại hiệu quả rất khả quan. Do đó mà chúng tôi thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu tuyển chọn một số vi nấm ký sinh tuyến trùng Pratylenchus coffeae gây hại trên cây cà phê vối tại Đăk Lăk” 3 2. Mục tiêu của đề tài - Tuyển chọn một số loại nấm có khả năng đối kháng tuyến trùng Pratylenchus coffeae gây hại trên cây cà phê. - Đánh giá hiệu lực phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus và ảnh hưởng vi nấm đến sinh trưởng cây cà phê con trong điều kiện nhà lưới. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định thành phần và phân bố của các loài vi nấm có khả năng đối kháng với tuyến trùng, đánh giá khả năng ký sinh của nấm đối kháng và các yếu tố liên quan làm cơ sở cho việc sử dụng các dòng nấm này trong công tác phòng trừ tuyến trùng. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng nấm đối kháng như một biện pháp sinh học trong phòng trừ tuyến trùng gây hại trong đất. Có thể sử dụng các loại nấm để tạo ra các sản phẩm phân bón sinh học vừa tạo điều kiện cho cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt vừa hạn chế và tiêu diệt tuyến trùng rất hiệu quả. Khai thác và sử dụng nguồn vi sinh vật có ích của địa phương vốn rất đa dạng và phong phú. 4. Giới hạn của đề tài Trong quá trình làm đề tài, do kiến thức, thời gian, trang thiết bị và hóa chất có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành phân lập, thử tính ký sinh của một số chủng nấm phân lập được tại một số địa điểm trồng cà phê vối bị bệnh tuyến trùng tại Đăk Lăk. Mặt khác, tất cả những nghiên cứu chỉ được thực hiện trong quy mô phòng thí nghiệm, chưa được mang ra thử nghiệm phòng trừ trên cây cà phê vối ngoài đồng ruộng do vậy chưa đánh giá được chính xác khả năng phòng trừ tuyến trùng Pratylenchus spp. của các chủng nấm phân lập được. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về cây cà phê 1.1.1. Lịch sử phát triển của cây cà phê Cà phê thuộc bộ Rubiales, họ Rubiacea, chi coffea. Theo phân loại thực vật học cà phê có khoảng 500 loài với trên 6.000 loại. Tất cả các loại cà phê đều có nguồn gốc từ Châu Phi, loại sống hoang dại đã nỗi tiếng và lâu đời nhất là cà phê chè (coffea arabica). Cây cà phê chè mọc hoang dại được biết đến đầu tiên ở vùng biên giới giáp cao nguyên Boma và Sudan. Năm 1889 đã tìm thấy cà phê vối (Coffea canephora) mọc hoang dại ở vùng thuộc Công Gô và mọc rải rác ở một số vùng khác thuộc Tây Phi gần xích đạo. Cây cà phê được trồng trọt từ thế kỷ XIV tại vùng Arabica (Yêmen). Theo Vesling, quả cà phê được đem từ Yêmen sang bán ở vùng ai cập dưới dạng quả khô và coi đây là thứ hàng rất sa xỉ. Vào thế kỷ XVII người ta đã lấy cà phê đã rang xay trộn vào dầu mỡ được chứa trong các túi làm thực phẩm để vượt xa mạc. 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây cà phê Hiện nay trên thế giới đang trồng cà phê có giá trị kinh tế sau * Cà phê chè (coffea arabica Line): Được trồng có hệ thống đầu tiên vào khoảng thế kỷ XV tại các khu vườn ở miền nam Yêmen. Từ giữa thế kỷ XVII người Arập mất vị trí độc tôn trong việc trồng cà phê và cà phê chè được lan rộng khắp thế giới. Nguồn gốc từ Ethiopia đến Yêmen sang Yava (1960) đến Amsterdam (Hà Lan) năm 1706, sang Trung Mỹ năm 1724, đến Colombia năm 1724, từ Yêmen sang Brazil năm 1715 và từ Yava sang Papua New Guinea vào năm 1770. Hiện nay cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu tại Brazil, Colombia, Mêhico và các nước Trung Phi. Cà phê chè bao gồm các chủng phổ biến như sau: 5  Coffea Arabica L. var. Typica  Coffea Arabica L. var. Bourbon  Coffea Arabica L. var. Amarello chev  Coffea Arabica L. var. Caturra  Coffea Arabica L. var. Mokka  Coffea Arabica L. var. Mundonovo  Coffea Arabica L. var. Catuai  Coffea Arabica L. var. Catimor * Cà phê vối (Coffea canephora Piere): Cà phê vối từ Tây Phi và Madagascar đưa sang Nam Mỹ và Amsterdam vào năm 1899. Cà phê vối không chịu được lạnh như cà phê chè vì vậy việc gieo trồng chỉ hạn chế tại một số vùng có điều kiện sinh thái đặc trưng, đồn điền cà phê vối đầu tiên xuất hiện tại Java năm 1900. Cà phê vối chủ yếu được trồng nhiều ở một số nước là Indonesia, Bờ Biển Ngà, Uganda, Việt Nam. Cây cà phê vối chịu được nhiệt độ nóng ẩm, năng suất cao nhưng hương vị nước uống kém hơn cà phê chè. Khác với cây cà phê chè, cà phê vối là cây thụ phấn chéo và chỉ ra hoa một lần trên nách của cành ngang. * Cà phê mít (Coffea excelsa Chev): Cà phê mít dâu da (coffea liberica Bull in Hiern). Hai loại cà phê này chỉ được trồng tại các nước Châu Phi như Liberia, Sierra Leon, Cộng Hòa Trung Phi, Benin và các nước Châu Á như Philipin, Indonesia, Việt Nam. Hai loại cà phê này sinh trưởng khỏe khả năng thích ứng rộng, ít sâu bệnh, nhưng chất lượng nước uống kém, hàm lượng caffein thấp. So với cà phê chè và cà phê vối thì sản lượng của hai loại cà phê này không đáng kể. 1.1.3. Yêu cầu sinh lý, sinh thái của cây cà phê - Khí hậu: Là thành phần rất quan trọng của điều kiện tự nhiên nói chung và là một nhu cầu sinh thái trực tiếp nhất của cây cà phê, giá trị trung bình nhiều năm của mỗi yếu tố khí hậu, quan trắc tại các trạm khí tượng chuẩn đặc biệt có lợi cho việc quy hoạch trồng cà phê theo quy mô vùng. 6 - Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm và thích hợp nhất cho cây cà phê vối (Coofea canephora var. Robusta) là 22-26oC và cho cây cà phê chè (Coffea Arabica) là 19-22oC. Nền nhiệt độ ban ngày từ 28-32oC, ban đêm từ 22-25oC, biên độ nhiệt không khí ngày đêm bình quân nằm trong khoảng 8- 12oC. Do tổ tiên của cây cà phê sống ở dưới các tán rừng có độ cao từ 1300m- 1800m so với mặt nước biển nên ưa thích với điều kiện khí hậu mát mẻ ôn hòa. Nhìn chung cây cà phê có thể sinh trưởng và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 5-30oC, nhưng thích hợp nhất từ 15-24oC. Nhiệt độ từ 25oC trở lên quá trình quang hợp giảm dần, trên 30oC thì quá trình quang hợp sẽ ngừng hẳn, nếu kéo dái thì cây cà phê bị tổn thương. Nếu nhiệt độ từ 2-5oC kéo dài trong vài giờ thì chưa ảnh hưởng lớn nhưng nếu kéo dài thì bị ảnh hưởng nặng. - Ẩm độ không khí: Ẩm độ trung bình năm tốt nhất trên 75% và cây cà phê vối ưa ẩm độ không khí cao hơn cây cà phê chè. Cà phê chè ưa biên độ nhiệt cao hơn và cũng chịu hạn tốt hơn cà phê vối. Cây cà phê chè sinh trưởng, phát triển ở ẩm độ từ 70% trở lên. Ẩm độ không khi cao sẽ làm giảm sự mất nước qua quá trình
Luận văn liên quan