Luận văn Nghiên cứu một số vấn đề X25 và Frame Relay
Chuẩn X.25 của Uỷ ban tư vấn điện thoại và điện tín quốc tế CCITT đưa ra năm 1976 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của mạng chuyển mạch gói trên thế giới và trong thiết kế các thiết bị người dùng để vận hàng các mạng này. X.25 cho phép các khung dữ liệu số hoá được truyền qua các khoảng cách lớn. Mạng chuyển mạch gói X.25 cung cấp các dịch vụ tin cậy, chi phí rẻ, đạt được hiệu qủa với cả các đường truyền chất lượng thấp có nhiều lỗi, thoả mãn được nhiều loại thuê bao có tốc độ khác nhau, thực hiện điều khiển luồng từ nút tới nút. Tuy nhiên mạng chuyển mạch gói cũng có nhược điểm là tốc độ chậm, độ trễ trong mạng lớn khó đảm bảo các dịch vụ thời gian thực. Do vậy trong điều kiện mạng truyền dẫn quang ít lỗi thì việc kiểm tra tại từng nút là không cần thiết và những yêu cầu dịch vụ mới mà mạng X.25 không đáp ứng được do vậy mạng Frame Relay đã ra đời đáp ứng được những nhu cầu mới những dịch vụ thời gian thực, yêu cầu truyền dẫn tốc độ cao. Mạng Frame Relay yêu cầu một điều kiện là mạng truyền dẫn “không lỗi”. Hệ thống mạng viễn thông hiện nay tồn tại một cách riêng rẽ, với mỗi loại dịch vụ viễn thông lại có một laọi mạng viễn thông riêng biệt để phục vụ như: mạng Telex, mạng điện thoại công cộng, mạng truyền số liệu, mạng cục bộ,. các mạng được thiết kế riêng biệt, không thể sử dụng mạng này cho mạng khác. Nhiều mạng cùng tồn tại như vậy gây nhiều khó khăn trong thiết kế, vận hành, bảo dưỡng, thiếu tính mềm dẻo. Chính vì vậy xu hướng tất yếu là phải kết hợp thành một loại mạng viễn thông duy nhất. Mạng này có khả năng cung cấp, đáp ứng các dịch vụ của các loại mạng viễn thông khác như truyền thoại, truyền số liệu, truyền hình tốc độ cao, . Đó chính là những khả năng của mạng tích hợp số băng rộng B-ISDN. Và mạng ATM là nền tảng trong tương lai của B-ISDN. ATM là mạng truyền dẫn không đồng bộ, chính công nghệ truyền dẫn quang và công nghệ bán dẫn quyết định sự ra đời của ATM.