Luận văn Nghiên cứu năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc

Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngoài trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. So với mức tăng bình quân của cả ngành nông nghiệp, thì ngành chăn nuôi luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đàn bò thịt giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,18%/năm, ĐBSCL 25%; ĐBSH 19,2%, Tây Nguyên 11,5%.Đàn bò sữa của Việt Nam có tốc độ tăng bình quân mỗi năm 26,1%. Những năm gần đây xu hướng phát triển nông nghiệp nói chung là theo con đường thâm canh công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Ở nước ta ngành chăn nuôi đã được chú ý đầu tư nên phát triển tương đối mạnh. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tạ i thời điểm 1/8/2007, quy mô đàn trâu trên cả nước tăng 2,58%, đạt 2,996 triệu con: Trong đó đàn trâu nuôi lấy thịt tăng 7,3%, trâu cày kéo tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ so với các năm trước do làm đất bằng máy tăng. Đàn bò đạt 6,724 triệu con, tăng 3,29%; trong đó đàn bò thịt tăng 5,4%, đàn bò sữa giảm 14,5 nghìn con (-12,9%) do trương trình nuôi bò sữa nhiều nơi không có hiệu quả. Các địa phương có tổng đàn bò tăng cao so với cùng kì năm trước tập trung ở vùng trung du và miền núi có đồng cỏ để chăn thả. Dự kiến đến năm 2010, Việt Nam đạt mục tiêu tổng đàn trâu 3,5 triệu con, đàn bò 7,6 triệu con. Mặt khác, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật, nghành di truyền học, các nhà chọn giống đã nghiên cứu lai tạo, chọn lọc rất nhiều giống vầt nuôi có năng xuất thịt, sữa, trứng cao phần nào đã đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của số dân đang không ngừng tăng lên như hiện nay.

pdf116 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2280 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ----------------------------- NGUYỄN THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG Ở XÃ CẢNH HƢNG, HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH VÀ MÔ HÌNH KHAI THÁC THỨC ĂN CHO GIA SÖC Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC Mã số: 60.42.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG Thái Nguyên - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn. Tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc tới: PGS-TS Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN và các thầy cô giáo trong khoa, cán bộ nhân viên phòng thí nghiệm trung tâm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và hoàn thành luận văn. Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu thực địa. Tôi xin chân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành, nhiệt tình của các nhà khoa học. Tôi xin cảm ơn sự khích lệ, động viên, tạo điều kiện của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Thái nguyên, tháng 9 năm 2009 Tác giả Nguyễn Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ một công trình khác nào. Tác giả Nguyễn Thị Duyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 5 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam ........................................................................................................... 6 1.1.1. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên ........................... 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới .......................... 8 1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới ......................................................................................... 9 1.1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam ......................... 12 1.2. Tình hình nghiên cứu đồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam .................... 19 1.3. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Bắc Việt Nam ........................... 23 1.4. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới ...................... 24 1.5. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả .................................................... 25 1.6. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh ............................................. 29 1.7. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo .......................... 33 1.7.1. Đặc tính sinh thái ................................................................................. 33 1.7.2. Đặc tính sinh vật học .......................................................................... 34 1.7.3. Đặc tính sinh lý ................................................................................... 35 1.7.4. Đặc tính sinh trưởng ........................................................................... 37 1.7.5. Sức sống cỏ hoà thảo ........................................................................... 37 1.8. Giá trị kinh tế của các loại cây dùng trong chăn nuôi bò ......................... 38 1.8.1. Cỏ Hoà thảo......................................................................................... 38 1.8.2. Cây bộ Đậu .......................................................................................... 43 1.8.3. Cây trồng khác .................................................................................... 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.9. Các loại thức ăn cho bò sữa .................................................................... 46 Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU ................... 49 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ....................... 49 2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh ............................................. 49 2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn ................................................. 50 2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường .................................................... 53 2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cảnh Hưng ..................... 54 2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 54 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................... 55 Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 56 3.1. Đối tượng ............................................................................................... 56 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 56 3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 56 3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên .................................. 56 3.3.1.1. Nghiên cứu tại Cảnh Hưng (mô hình bò sữa) .................................... 56 3.3.1.2. Nghiên cứu tại Hiệp Hoà (mô hình bò thịt) ....................................... 57 3.3.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ......................... 57 3.3.2.5. Phương pháp phân tích đối với mẫu đất : .......................................... 65 3.2.3. Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở .............................................. 67 Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 68 4.1. Tình hình khai thác và sử dụng đất của người dân xã Cảnh Hưng .......... 68 4.2. Tập đoàn cây thức ăn gia súc của xã Cảnh Hưng .................................... 70 4.3. Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dùng làm thức ăn cho bò được trồng tại xã Cảnh Hưng ................................................................... 73 4.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Bắc Ninh và xã Cảnh Hưng ............................ 76 4.5. Năng suất của các loài cỏ chính .............................................................. 78 4.6. Chất lượng của của một số loài cỏ .......................................................... 82 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.7. Năng suất cỏ tự nhiên trên đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà ................ 84 4.8. Thảm cỏ tự nhiên ở đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà ............................ 85 4.9. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò .............................................................. 94 4.9.1. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sữa ..................................................... 94 4.9.2. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt ..................................................... 96 4.10. Kết luận và đề nghị ............................................................................... 98 PHỤ LỤC................................................................................................... 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÍ HIỆU VIẾT TẮT A : Ẩm sinh DS : Dạng sống Đ : Độc hại với gia súc ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng ĐV : Động vật ĐVTA : Đơn vị thức ăn Ho : Không có giá trị chăn thả H-T : Hạn – Trung sinh H : Hạn sinh MNPB : Miền núi phía Bắc NXB : Nhà xuất bản T : Trung sinh TB : Trung bình T-H : Trung sinh - Hạn sinh To : Tốt TS : Tổng số Tr : Trang UBND : Uỷ ban nhân dân VCK : Vật chất khô TT : Thứ tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt .......................................................................... 10 Bảng 1.2: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày ......................... 11 Bảng 1.3: Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ ha/ năm) ...................... 15 Bảng 1.4: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ chính .... 32 Bảng 1.5 : Giá trị dinh dưỡng của cây Ngô trong các giai đoạn khác nhau .... 46 Bảng 4.1: Thực trạng sử dụng đất xã Cảnh Hưng tính đến ngày 1/1/2008 .... 69 Bảng 4.2: Tập đoàn cây thức ăn gia súc xã Cảnh Hưng ................................. 71 Bảng 4.3: Số lứa cắt và năng suất của từng lứa .............................................. 79 Bảng 4.4: Lượng phân bón hoá học cho các loài cỏ ....................................... 82 Bảng 4.5: Hàm lượng các chất dinh dưỡng ở vị trí trồng cỏ .......................... 83 Bảng 4.6: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất ở khu vực nghiên cứu ........ 84 Bảng 4.7: Năng suất của các giống cỏ Hòa thảo (tháng 6/2009) .................... 85 Bảng 4.8 : Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu tại xã Đông Lỗ ............. 87 Bảng 4.9: Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg) ngày 10.12.2008 .............. 95 Bảng 4.10. Khẩu phần ăn bình quân/ngày/con (kg) ....................................... 96 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngoài trồng trọt thì lĩnh vực chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. So với mức tăng bình quân của cả ngành nông nghiệp, thì ngành chăn nuôi luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn. Đàn bò thịt giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,18%/năm, ĐBSCL 25%; ĐBSH 19,2%, Tây Nguyên 11,5%...Đàn bò sữa của Việt Nam có tốc độ tăng bình quân mỗi năm 26,1%. Những năm gần đây xu hướng phát triển nông nghiệp nói chung là theo con đường thâm canh công nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ. Ở nước ta ngành chăn nuôi đã được chú ý đầu tư nên phát triển tương đối mạnh. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tại thời điểm 1/8/2007, quy mô đàn trâu trên cả nước tăng 2,58%, đạt 2,996 triệu con: Trong đó đàn trâu nuôi lấy thịt tăng 7,3%, trâu cày kéo tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ so với các năm trước do làm đất bằng máy tăng. Đàn bò đạt 6,724 triệu con, tăng 3,29%; trong đó đàn bò thịt tăng 5,4%, đàn bò sữa giảm 14,5 nghìn con (-12,9%) do trương trình nuôi bò sữa nhiều nơi không có hiệu quả. Các địa phương có tổng đàn bò tăng cao so với cùng kì năm trước tập trung ở vùng trung du và miền núi có đồng cỏ để chăn thả. Dự kiến đến năm 2010, Việt Nam đạt mục tiêu tổng đàn trâu 3,5 triệu con, đàn bò 7,6 triệu con. Mặt khác, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học, kĩ thuật, nghành di truyền học, các nhà chọn giống đã nghiên cứu lai tạo, chọn lọc rất nhiều giống vầt nuôi có năng xuất thịt, sữa, trứng cao phần nào đã đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng của số dân đang không ngừng tăng lên như hiện nay. Với diện tích 32% và dân số chiếm 17%, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền núi trung du phía Bắc là vùng sinh thái rất có điều kiện phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc. Giai đoạn 2001-2007, đàn trâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 khu vực miền núi phía Bắc tăng trưởng 1,16%/năm (cao hơn tốc độ trung bình của cả nước 1,03%/năm), đàn bò tăng 4,48%/năm, đàn bò sữa tăng 14,42%/năm; đặc biệt đàn ngựa ở khu vực này chiếm tới 88,60% , đàn trâu chiếm 58,84% và đàn dê chiếm 34,81% tổng đàn trong cả nước. Các thương hiệu của sản phẩm chăn nuôi ở MNPB ít nhiều đã được khẳng định trong thị trường nội địa như sữa Mộc Châu, dê cỏ Hà Giang, ngựa bạch Lạng Sơn… Tuy vậy chăn nuôi vùng trung du và MNPB vẫn chưa thật sự phát huy đúng với tiềm năng vì đồng bào chủ yếu vẫn chăn thả các giống địa phương nên năng suất thấp, do quản lý lỏng lẻo và tập quán chăn thả rông nên cận huyết nhiều, thoái hoá giống cao. Ngoài ra công tác xây dựng chuồng trại, thức ăn chăn nuôi và khai thác thi trường kém nên thường bị tư thương ép giá nên thu nhập của người chăn nuôi còn bị hạn chế nhiều. Chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người nông dân. Lĩnh vực chăn nuôi đã cung cấp cho chúng ta nguồn thực phẩm giá trị có chất lượng cao (giầu nguồn protein động vật, giầu sắt,vitaminA, vitaminB…); cung cấp nguyên liệu cho các ngành công ngiệp, cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt. Trâu, bò, dê, cừu, thỏ có thể hoàn toàn chỉ cần sử dụng cỏ. Chăn nuôi trâu, bò đầu tư thấp, ít gây ô nhiễm môi trường. Thịt trâu, bò có thể coi là nguồn thịt sạch vì ít sử dụng thức ăn công nghiệp và các chất kích thích sinh trưởng. Để chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp ngoài chăn nuôi lợn, gia cầm, thì chăn nuôi bò đóng vai trò khá quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay, ngành chăn nuôi bò vẫn còn khá nhiều yếu kém, bất cập. Chăn nuôi bò thịt vẫn dựa vào chăn thả tự nhiên, chăn nuôi chủ yếu tồn tại trong nông hộ nhỏ lẻ, phân tán, thức ăn chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp, việc sử dụng thức ăn công nghiệp còn rất ít, thiếu bò giống tốt, thiếu đồng cỏ và thức ăn thô xanh, quy trình kỹ thuật chưa được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 áp dụng rộng rãi, nên năng suất và chất lượng thịt còn thấp. Giá thu mua sữa thấp đã dẫn đến tình trạng năm 2005 có khoảng 1-1,2 vạn bò sữa bị đưa vào giết thịt. Chưa có chính sách quốc gia về phát triển trâu, nên trâu vẫn hầu hết thả rông kiểu quảng canh, giống như dê, cừu. Năng suất, sản lượng thịt, sữa và hiệu quả chăn nuôi chưa cao; chăn nuôi bò sữa còn nhỏ bé và bấp bênh. Việc chăn nuôi gia súc ăn cỏ chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân cơ bản là do chăn nuôi gia súc chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt thiếu trầm trọng thức ăn thô xanh. Thức ăn thô xanh là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho gia súc ăn cỏ, nhưng hiện nay, nguồn thức ăn này chủ yếu là tận dụng cỏ tự nhiên và phụ phẩm trong nông nghiệp, trong khi đồng cỏ thâm canh còn rất nhỏ bé. Cần có 5 yếu tố cần thực hiện đồng bộ để phát triển chăn nuôi. Đó là trang trại, tiến bộ kỹ thuật, thức ăn, thú y và thị trường. Đồng cỏ ở ta hiện nay còn rất hạn chế, chủ yếu là trồng xen, tận dụng chứ chưa thành phổ biến đại trà. Các giống cỏ năng suất cao được nhập vào nước ta từ những năm 70 của thế kỷ XX với rất nhiều giống tốt đã thích nghi cao với điều kiện nước ta nhưng chưa phát huy được, vì đến nay diện tích dành cho trồng cỏ còn quá nhỏ bé. Rất nhiều chương trình khuyến nông phát triển đồng cỏ nhưng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, vẫn chưa thay đổi được tập quán người chăn nuôi, thường cho rằng việc gì phải đi trồng cỏ! Nhưng thực tế cho thấy rõ, trồng cỏ chăn nuôi cho lợi ích hơn nhiều lần trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác. Xu thế của xã hội ngày nay đòi hỏi phải phát triển ngành chăn nuôi để có thể cung cấp khối lượng thực phẩm lớn với chất lượng cao nhưng giá thành chi phí về thức ăn thấp.Với chăn nuôi trâu bò thì thức ăn hàng ngày của chúng là cỏ. Đồng cỏ Việt Nam phân bố rải rác khắp nơi nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trên các đồi núi, cao nguyên của trung du và miền núi (chiếm tới 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 triệu ha). Khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích lớn không nhiều lắm đại diện là đồng cỏ Mộc Châu (Sơn La), Ngân Sơn (Bắc Cạn) và một số đồng cỏ thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng cỏ khác thường có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm ha. Năng suất của các giống cỏ phụ thuộc nhiều vào giống, điều kiện tự nhiên và sự chăm sóc của con người, đặc biệt là bón phân và tưới nước. Sự chăn thả gia súc bừa bãi, khai thác mà không chăm bón chắc chắn một ngày không xa các đồng cỏ sẽ bị thoái hoá, diện tích bị thu hẹp dẫn đến thiếu thức ăn cho gia súc. Dự kiến trong giai đoạn 2006-2015, ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp quy mô vừa và lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, bảo đảm vệ sinh thú y, nuôi trồng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngành phấn đấu đến 2010 đạt 30% tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp, và 2015 là 35%. Đến năm 2010, đàn bò sữa đạt 200.000 con, năng suất sữa 4.000-4.200 kg/con/chu kỳ, cho 350.000 tấn sữa, đáp ứng 30% nhu cầu trong nước. Sẽ có 7,1 triệu bò thịt, tỷ lệ lai 36%, đạt 210.000 tấn thịt. Đàn trâu sẽ là 3,1 triệu con với 72.800 tấn thịt, 2,5 triệu dê, cừu. Với mục đích không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng các giống cỏ, trong những năm qua chúng ta đã tiến hành nhập, lai tạo một số giống cở mới có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời luôn khai thác các giống cỏ tự nhiên, nguồn thức ăn trong trồng trọt nhằm góp phần giải quyết vấn đề thức ăn cho gia súc ngày càng phát triển không chỉ về số lượng mà cả chất lượng. Và để phát triển chăn nuôi nhiều địa phương đã biết khai thác các giống cỏ có năng suất cao, thích nghi với khí hậu nước ta và đồng thời luôn tận dụng nhiều loài cây trồng làm thức ăn cho vật nuôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi xây dựng đề tài “Nghiên cứu năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã Cảnh Hưng, Tiên Du, Bắc Ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc”. 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Cảnh Hưng để tính toán thực trạng kinh tế của từng vùng. - Nghiên cứu năng suất, chất lượng một số giống cỏ trồng địa phương dưới ảnh hưởng của chế độ bón phân, thu hái. - Đánh giá về mô hình đang khai thác thức ăn của địa phương và hiệu quả kinh tế của nó. - Đưa ra những kết luận về năng suất và chất lượng của các giống cỏ và đề xuất mô hình chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên Vấn đề nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các thảm thực vật đã bắt đầu từ thế kỷ XIX, đầu tiên chủ yếu là những công trình nghiên cứu có tính chất thống kê trong kinh tế nông nghiệp. Sang đầu thế kỷ XX, những công trình nghiên cứu về năng suất sinh vật học của các quần xã cỏ tự nhiên và cỏ cho chăn nuôi đã được nghiên cứu nhiều hơn, với những thí nghiệm trên các kiểu đất khác nhau và hình thức khác nhau, điển hình như: Hendin (1947) làm thí nghiệm và xác định: Cách ba tuần cắt một lần sẽ được một lượng prôtit thô, tính trên 1 ha xấp xỉ bằng khi để cỏ già cắt một lần và cắt thêm những cỏ mọc lại. Nhưng hiệu suất tiêu hoá của cỏ cắt định kỳ lại cao hơn (30,3% so với 17,2%). Như thể, cắt nhiều lần cỏ năng suất prôtit dễ tiêu cao hơn. Louw (1938) đã nghiên cứu chi tiết tác dụng đối với cỏ mọc tự nhiên của việc cắt theo nh
Luận văn liên quan