Luận văn Nghiên cứu phân lập , xác định cấu trúc và khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất và khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất Phenolic từ cây

Chi Riềng (Alpinia, Zingiberaceae) là một chi lớn, gồm khoảng 230 loài phổ biến khắp vùng Châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, tạo thành một chi lớn nhất, phổ biến nhất và phức tạp về thực vật nhất của họ Zingiberaceae. Ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi này là những cây thuốc cổ truyền trong Y học Việt Nam như Alpinia galanga, Alpinia oxyphylla, Alpinia conchigera Một số loài Alpinia cũng mới được phát hiện gần đây ở Việt Nam và được đưa vào chương trình nghiên cứu hóa học các loài thực vật họ Zingiberaceae của chúng tôi như Alpinia gagnepainii, Alpinia naponensis, Alpinia maclurei, Alpinia pinnanensis Nghiên cứu xác định các thành phần hoá học của chi này có ý nghĩa đóng góp vào các hiểu biết về sự phân loại thực vật theo hoá học của chi Alpinia cũng như các chức năng sinh học của các hợp chất được phân lập. Trong một nghiên cứu trước các cấu trúc tổng hợp (hybrid) thú vị giữa chalcon và điarylheptanoit cùng với các hợp chất phenolic (2′,4′-dihydroxy-6′-methoxychalcon, 4′,6′-dimethylchalconavingenin, alpinentin, naringenin 5-0-methyl ether và (3S,5S)-trans-3,5-dihydroxy-1,7-diphenyl-1-hepten) và phytosterol β-sitosterol, stigmasterol và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid đã được phát hiện từ loài Alpinia pinnanensis được thu thập tại Vĩnh Phúc [24]. Sau đó, cardamomin đã được phát hiện từ Alpinia conchigera là một tác nhân chống viêm đầy triển vọng qua các nghiên cứu sự ngăn chặn của hợp chất này lên các đường truyền tín hiệu của yếu tố phiên mã NF-kappa B [14]. Tiếp tục nghiên cứu các thành phần hóa học của loài Alpinia pinnanensis được thu thập tại Lào Cai trong nghiên cứu của Luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm những hiểu biết mới về hoá học và hoạt tính sinh học của loài Alpinia pinnanensis vào chi Alpinia (Zingiberaceae) của Việt Nam.

doc80 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2320 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phân lập , xác định cấu trúc và khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất và khảo sát hoạt tính sinh học của các hợp chất Phenolic từ cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®¹i häc quèc gia hµ néi tr­êng ®¹i häc khoa häc tù nhiªn KHOA HÓA HỌC === ((( === CAO HOÀNG NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC TỪ CÂY ALPINIA PINNANENSIS T. L. WU ET SENJEN (ZINGIBERACEAE) Chuyên ngành: Hoá học hữu cơ Mã số: 60 44 27 luËn V¡N th¹c sÜ khoa häc Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Phan Minh Giang Hà Nội – 2009 ®¹i häc quèc gia hµ néi tr­êng ®¹i häc khoa häc tù nhiªn KHOA HÓA HỌC === ((( === CAO HOÀNG NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA CÁC HỢP CHẤT PHENOLIC TỪ CÂY ALPINIA PINNANENSIS T. L. WU ET SENJEN (ZINGIBERACEAE) luËn V¡N th¹c sÜ khoa häc Hà Nội – 2009 LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành tại Phòng thí nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên, Bộ môn Hoá hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn chân thành đến: GS. TSKH Phan Tống Sơn đã tạo các điều kiện nghiên cứu thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. PGS. TS Phan Minh Giang đã tin tưởng giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo các điều kiện nghiên cứu thuận lợi tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cử nhân khoa học Trần Thị Hiền đã cùng cộng tác với tôi trong việc tiến hành các thí nghiệm thuộc đề tài luận văn. Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, các nghiên cứu sinh, các bạn học viên cao học K18 và các em sinh viên trong Phòng thí nghiệm Hoá học các hợp chất thiên nhiên đã tạo môi trường nghiên cứu khoa học thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2009 Học viên Cao Hoàng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU….…….……...………………………………………………………….….1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...….................................................................. ....... 2 1.1. Khái quát về chi Alpinia (Zingiberaceae)……….………………… …….2 1.1.1 Đặc điểm thực vật học …………………………………………………2 1.1.2 Chi Alpinia (Zingiberaceae) ở Việt Nam…..……………………..…… 3 1.1.3 Alpinia pinnanensis T. L. Wu et Senjen (Zingiberaceae)...………….5 1. 2 Các nghiên cứu về hoá học và hoạt tính sinh học của các hợp chất phenolic chi Alpinia (Zingiberaceae)……………………….…..……………6 1.3 Các nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học của một số hợp chất khác từ chi Alpinia (Zingiberaceae) ………………………………………………21 CHƯƠNG 2: NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………...…....25 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu .………………………………………………..…25 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..…………………………….………………..25 2.2.1 Các phương pháp xử lý mẫu và chiết ……...……………………….…....25 2.2.2 Các phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất .…………………………………………………………………..……..26 2.2.3 Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc … ..…………………...………26 2.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học chống oxi hóa ……..…….…26 CHƯƠNG 3: PHẦN THỰC NGHIỆM ……………………………...…………...……28 3.1 Thiết bị và hoá chất ……….………………….…………………………28 3.2. Nguyên liệu thực vật…..….……………………….........………………29 3.3. Điều chế các phần chiết từ thân rễ cây Alpinia pinnanensis …..…..…..29 3.4 Phân tích thành phần các phần chiết bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) ……………..…………………………………………………………30 3.4.1 Phần chiết n-hexan (AP1)…………………...…..…………………….30 3.4.2 Phần chiết điclometan (AP2) …………………..……………..………31 3.4.3 Phần chiết etyl axetat (AP3)……………………..….….. …………… 31 3.5 Phân tách sắc ký các phần chiết và phân lập các hợp chất .………… 31 3.5.1 Phân tách phần chiết n-hexan (AP1) ………………… ………………31 3.5.2 Phân tách phần chiết điclometan (AP2) ................................................32 3.5.3 Phân tách phần chiết etyl axetat (AP3)..…….…………………..….....33 3.6 Hằng số vật lý và dữ kiện phổ của các hợp chất được phân lập…….…...34 3.7 Thử hoạt tính chống oxi hóa, hoạt tính quét gốc tự do DPPH…………..36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..……………....……………………38 4.1 Đối tượng nghiên cứu .…...……..……………………………………... 38 4.2 Điều chế các phần chiết từ thân rễ cây Alpinia pinnanensis .……..……38 4.3 Nghiên cứu thành phần hóa học của phần chiết n-hexan (AP1)………..40 4.3.1 Phân tích phần chiết n-hexan (AP1) ...……… ……………………40 4.3.2 Phân tách phần chiết n-hexan (AP1) ..………………..……………….42 4.4 Nghiên cứu thành phần hóa học của phần chiết điclometan (AP2)…..…45 4.4.1 Phân tích phần chiết điclometan (AP2) …….…………………………45 4.4.2 Phân tách phần chiết điclometan (AP1)…...………......………….…..46 4.5 Nghiên cứu thành phần hóa học của phần chiết etyl axetat (AP3).....…. 48 Phân tích phần chiết etyl axetat (AP3)…………..……… …………..48 Phân tách phần chiết etyl axetat (AP3)……….……… ……………..49 Xác định cấu trúc của các hợp chất được phân lập …………......……51 4.7 Thử hoạt tính cống oxi hóa ………………...…………………………60 KẾT LUẬN……………….....… ……………………………………………62 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………...……………………………….64 CÁC CHỮ VIẾT TẮT THƯỜNG DÙNG TRONG LUẬN VĂN TLC : (Thin layer Chromatography): Sắc ký lớp mỏng CC : (Column Chromatography): Sắc ký cột thường FC : (Flash Chromatography): Sắc ký cột nhanh Mini-C : (Minicolumn Chromatography): Sắc ký cột tinh chế IR : (Infrared Spectroscopy): Phổ hồng ngoại GC-MS : (Gas Chromatography - Mass Spectrometry): Sắc ký khí khối phổ EI-MS : (Electron Impact Mass Spectroscopy): Phổ khối lượng va chạm điện tử 1H-NMR : (Proton Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton 13C-NMR : (Cacbon 13 Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy): Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 DEPT :(Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer): Phổ DEPT MỤC LỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Các loài Alpinia ở Việt Nam Bảng 2: Hiệu suất điều chế các phần chiết từ thân rễ cây Alpinia pinnanensis Bảng 3: Phân tích TLC phần chiết n-hexan (AP1) Bảng 4: Phân tích TLC phần chiết điclometan (AP2) Bảng 5: Phân tích TLC phần chiết etyl axetat (AP3) MỤC LỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình 1: Một số loài Alpinia (Zingiberaceae) của Việt Nam Hình 2: Alpinia pinnanensis T. L. Wu et Senjen (Zingiberaceae) Sơ đồ 1: Quy trình điều chế các phần chiết n-hexan (AP1), điclometan (AP2) và etyl axetat (AP3) Sơ đồ 2: Quá trình phân tách sắc ký phần chiết n-hexan (AP1) Sơ đồ 3: Quá trình phân tách sắc ký phần chiết điclometan (AP2) Sơ đồ 4: Quá trình phân tách sắc ký phần chiết etyl axetat (AP3) Sơ đồ 5: Sự phân mảnh EI-MS của AP1.18 Sơ đồ 6: Sự phân mảnh EI-MS của AP1.22 Sơ đồ 7: Sự phân mảnh EI-MS của AP3.4 MỤC LỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phổ IR của AP1.11 Phụ lục 2: Phổ EI-MS của AP1.15 Phụ lục 3: Phổ 1H-NMR của AP1.15 Phụ lục 4: Phổ 13C-NMR và DEPT của AP1.15 Phụ lục 5: Phổ EI-MS của AP1.18.3 Phụ lục 6: Phổ 1H-NMR của AP1.18.3 Phụ lục 7: Phổ 13C-NMR và DEPT của AP1.18.3 Phụ lục 8: Phổ EI-MS của AP1.22 Phụ lục 9: Phổ EI-MS của AP1.20.3.2 (= AP3.4) Phụ lục 10: Phổ 1H-NMR của AP3.4 Phụ lục 11: Phổ 13C-NMR và DEPT của AP3.4 Phụ lục 12: Phổ EI-MS của AP2.18 Phụ lục 13: Phổ EI-MS của AP2.11.3.3 Phụ lục 14: Phổ EI-MS của AP2.16 Phụ lục 15: Phổ EI-MS của AP3.4 Phụ lục 16: Phổ EI-MS của AP3.13.3 LỜI MỞ ĐẦU Chi Riềng (Alpinia, Zingiberaceae) là một chi lớn, gồm khoảng 230 loài phổ biến khắp vùng Châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới, tạo thành một chi lớn nhất, phổ biến nhất và phức tạp về thực vật nhất của họ Zingiberaceae. Ở Việt Nam, nhiều loài thuộc chi này là những cây thuốc cổ truyền trong Y học Việt Nam như Alpinia galanga, Alpinia oxyphylla, Alpinia conchigera … Một số loài Alpinia cũng mới được phát hiện gần đây ở Việt Nam và được đưa vào chương trình nghiên cứu hóa học các loài thực vật họ Zingiberaceae của chúng tôi như Alpinia gagnepainii, Alpinia naponensis, Alpinia maclurei, Alpinia pinnanensis… Nghiên cứu xác định các thành phần hoá học của chi này có ý nghĩa đóng góp vào các hiểu biết về sự phân loại thực vật theo hoá học của chi Alpinia cũng như các chức năng sinh học của các hợp chất được phân lập. Trong một nghiên cứu trước các cấu trúc tổng hợp (hybrid) thú vị giữa chalcon và điarylheptanoit cùng với các hợp chất phenolic (2′,4′-dihydroxy-6′-methoxychalcon, 4′,6′-dimethylchalconavingenin, alpinentin, naringenin 5-0-methyl ether và (3S,5S)-trans-3,5-dihydroxy-1,7-diphenyl-1-hepten) và phytosterol β-sitosterol, stigmasterol và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid đã được phát hiện từ loài Alpinia pinnanensis được thu thập tại Vĩnh Phúc [24]. Sau đó, cardamomin đã được phát hiện từ Alpinia conchigera là một tác nhân chống viêm đầy triển vọng qua các nghiên cứu sự ngăn chặn của hợp chất này lên các đường truyền tín hiệu của yếu tố phiên mã NF-kappa B [14]. Tiếp tục nghiên cứu các thành phần hóa học của loài Alpinia pinnanensis được thu thập tại Lào Cai trong nghiên cứu của Luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm những hiểu biết mới về hoá học và hoạt tính sinh học của loài Alpinia pinnanensis vào chi Alpinia (Zingiberaceae) của Việt Nam. CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1. Khái quát về chi Alpinia 1.1.1 Đặc điểm thực vật học [1, 2] Các cây thuộc chi Alpinia (chi Riềng) thuộc loại thân thảo thẳng, cao từ 0,4 – 2,5 m. Thân rễ khỏe bò dưới đất. Lá hình mác hẹp hoặc hình xoan, thường có mũi nhọn, không cuống hoặc cuống ngắn. Bẹ lá và lưỡi bẹ cuộn kín, dài. Cụm hoa ở dạng bông hoặc hình truỳ, các nhánh gần như không có, có khi rất ngắn, mang một hoa (ít khi có nhánh nhỏ). Các lá bắc của các nhánh lớn như lá bắc con của hoa có hình ống, cái này lồng vào cái kia, có dạng phẳng hoặc lõm, thường lớn hơn lá bắc bọc ngoài, cuống hoa thường ngắn hơn lá bắc của hoa. Hoa tạo thành tràng có nhiều màu kết hợp trắng đỏ hoặc hồng. Đài hoa hình ống. Tràng hoa có dạng ống ngắn, thuỳ hoa hình trứng, lõm, dạng tù. Bao phấn hình thuẫn. Trung đới dày, có mào, nhị hai, ngắn, hình răng hoặc hình dùi lồng vào giữa chỉ nhị và cách môi hoặc không cách môi dài hơn nhị. Các thuỳ của tràng hoa thường có dạng thuẫn, chia thành ba, rất lõm có dạng thuyền. Hoa có hương thơm kém quyến rũ hơn so với một số chi khác trong họ Gừng Zingiberaceae. Noãn sào có số lượng không xác định. Quả gồm một quả mọng, khô, mở đều hoặc không mở, nhiều hạt, có ba góc do sức ép, được bao bởi một lớp áo hạt. Thân rễ chi Alpinia sinh trưởng khá nhanh. Từ một chồi giống ban đầu, chúng có thể phân nhánh, đâm chồi, tăng sinh khối, phát triển thành một bụi lớn chỉ trong một vài năm. Ở nước ta chi Alpinia khá phong phú. Chúng sinh trưởng trong vùng rừng núi ở hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam. Một số loài được coi là đặc hữu, ví dụ như Alpinia phuthoensis Gagnep., Alpinia tonkinensis Gagnep… 1.1.2 Chi Alpinia ở Việt Nam Chi Alpinia (chi Riềng) là một chi lớn của họ Gừng (Zingiberaceae). Theo Phạm Hoàng Hộ [4], ở Việt Nam có hơn 20 loài Alpinia khác nhau. Các loài này được liệt kê trong Bảng 1. Bảng 1: Các loài Alpinia ở Việt Nam [1-4] STT  Tên khoa học  Tên Việt Nam  Vùng phân bố   1  Alpinia bracteata Roxb. (Alpinia blepharocalyx K. Schum.)  Riềng bẹ, Riềng dài lông mép  Tuyên Quang, Ninh Binh, Lâm Đồng   2  Alpinia breviligulata Gagnep.  Riềng mép ngắn, Riềng lưỡi ngắn  Cả nước   3  Alpinia chinensis (Retz.) Roscoe.  Riềng tàu, Lương khương  Kontum, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Tĩnh, Thừa Thiên -Huế   4  Alpinia conchigera Griff.  Riềng rừng  Đồng Nai   5  Alpinia gagnepainii K. Schum.  Riềng Ganepain  Hà Nam Ninh   6  Alpinia galanga (L.) Willd.  Riềng nếp  Các tỉnh miền Bắc   7  Alpinia globosa (Lour.) Horan.  Sẹ, Mè tré  Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Vĩnh Phúc   8  Alpinia henry K. Schum.  Riềng Henry  Hà Nam Ninh   9  Alpinia laoensis Gagnep.  Riềng Lào, Kiền  Hà Tiên, Quảng Trị   10  Alpinia malaccensis (Burm. F.) Roscoe.  Riềng Malacca  Hà Giang, Hà Tây, Bà Rịa   11  Alpinia mutica Roxb.  Riềng không múi  Sài Gòn, Đồng Lai   12  Alpinia officinarum Hance.  Riềng, Riềng thuốc  Các tỉnh phía Bắc   13  Alpinia phuthoensis Gagnep.  Riềng Phú Thọ  Phú Thọ   14  Alpinia purpurata (Vieill) K. Schum.  Riềng tía  Sài Gòn   15  Alpinia siamensis K. Schum.  Riềng Xiêm  Bình Trị Thiên, Bà Rịa   16  Alpinia tonkinensis Gagnep.  Riềng Bắc bộ, Ré Bắc bộ  Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình   17  Alpinia venlutina Ridl.  Riềng lông    18  Alpinia zerumbet (Pers.), Alpinia speciosa (Wall.) Schum. Burtt et Sm., Alpinia nutans Roscoe  Riềng ấm  Các tỉnh miền Bắc, Thừa Thiên-Huế, Bà Rịa   Trong dân gian các cây thuộc chi Alpinia không chỉ là gia vị quen thuộc mà còn có mặt trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh như đau dạ dày, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ỉa chảy, sốt rét, sốt nóng, nôn mửa, làm ấm tì vị và kích thích tiêu hoá, còn được dùng để chữa các vết thương, vết loét… Các loài Alpinia được sử dụng làm thuốc trong Y học cổ truyền Việt Nam là Alpinia bracteata Roxb., Alpinia breviligulata Gagnep., Alpinia chinensis (Retz.) Roscoe., Alpinia conchigera Griff., Alpinia galanga (L.) Willd., Alpinia globosa (Lour.) Horan., Alpinia malaccensis (Burm. F.) Roscoe., Alpinia officinarum Hance., Alpinia zerumbet (Pers.) Burtt et Sm., Alpinia oxyphylla Miq., Alpinia kadsumadai Hayt., Alpinia japonica Miq. [3].  Alpinia conchigera Griff. Alpinia purpurata K. Schum.   Alpinia zerumbet (Pers.) B. L. Alpinia officinarum Hance. Burtt & R. M. Sm. Hình 1 : Một số loài Alpinia (Zingiberaceae) của Việt Nam 1.1.3 Alpinia pinnanenensis T. L. Wu et Senjen (Zingiberaceae) Cây có cuống giả dài khoảng 1,5 cm, lá hẹp mảnh 30-60 x 5-9 cm. Nhánh hoa hình trụ 7-9 x 1,5-2,5 cm. Hoa màu vàng. Đài khoảng 3 mm, chỉ nhị khoảng 4 mm, bao phấn khoảng 3 mm. Quả nang đỏ, hình cầu, đường kính khoảng 1-2 cm, khô và giòn, bầu nhụy dạng trứng ngược, khoảng 1 mm. Cây ra hoa vào tháng 7 cây mọc phổ biến ở Quảng Châu, Trung Quốc [7].  Hình 2 : Alpinia pinnanensis T. L. Wu et Senjen (Zingiberaceae) Có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện với các loài Alpinia (Zingiberaceae) và đã được chúng tôi tổng kết trong một Luận án tiến sĩ [6]. Tổng quan sau tổng kết các kết quả nghiên cứu hoá học và hoạt tính sinh học về chi Alpinia (Zingiberaceae) trong 10 năm gần đây (1999-2009). 1.2 Các nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của các hợp chất phenolic từ chi Alpinia (Zingiberaceae) Bảy hợp chất đã được phân lập từ Alpinia officinarum Hance là β-sitoterol, 1,7-diphenyl-5-ol-3-hepton (1), 1-phenyl-7-(3'-methoxy-4'-hyđroxy) phenyl-5-ol-3-heptanon, glandin (2), kaempferol-4'-methylether (3) và axit 3,4-dihydroxylbenzoic (4). Trong số các hợp chất này axit 3,4-dihydroxylbenzoic là chất lần đầu tiên nhận được từ Alpinia officinarum. 1-Phenyl-7-(3′-methoxy-4′-hyđroxy)phenyl-5-ol-3-hepton và một hợp chất mới, 1,7-diphenyl-3-5-heptandiol-phenyl-7-(3′-methoxyl-4′-hyđroxyl) phenyl-3,5-heptadiol đã nhận được từ 1,7-diphenyl-5-ol-3-heptanon và 1-phenyl-7-(3′-methoxyl-4′-hydroxyl) phenyl-5-ol-3-heptanon bằng sự khử hóa [12].  1 Điarylheptanoit 7-(4'-hydroxy-3'-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3 -on (5) (HMP) là một chất hóa học có nguồn gốc thực vật được tìm thấy trong Alpinia officinarum. Các tính chất chống viêm của hợp chất này trên dòng tế bào đại thực bào chuột RAW 264.7 và các tế bào đơn nhân máu người ngoại vi (PBMC) đã được nghiên cứu in vitro. Xử lý các tế bào 264.7 RAW với HMP (6,25-25μM) ức chế mạnh sự sản sinh nitơ oxit (NO). Hợp chất này cũng ức chế sự giải phóng các cytokin gây viêm interleukin-1β (IL-β) và tumor necrosis factor-α (TNF-α) gây bởi LPS từ PB-MC người in vitro. Hơn nữa, Western blotting và sự phân tích phản ứng mạch polymerase- sự phiên mã ngược chứng tỏ rằng HMP làm giảm protein iNOS (inducible nitric oxit synthase) và COX-2 (cyclooxygenase-2) gây bởi LPS và sự biểu hiện mRNA trong các tế bào RAW 264.7. Hơn nữa, điều trị HMP cũng làm giảm sự liên kết DNA của các NF-kappa B gây ra bởi LPS trong các tế bào RAW 264.7. Để định giá các cơ chế phân tử cho sự ức chế của các thực thể trung gian gây viêm bởi HMP (25 μM) tác dụng của HMP trên protein kinase được hoạt hóa bởi mitrogen p38 và P44/42 (MAPK) gây bởi LPS đã được nghiên cứu. Sự phosphoryl hóa của p44/42 MAPK trong các tế bào RAW 264.7 được hoạt hóa bởi LPS đã làm giảm đáng kể bởi HMP, trong khi sự hoạt hóa của p38 MAPK không bị ảnh hưởng. Các kết quả này đã cho thấy HMP đã ức chế sự sản sinh NO, IL-1β và TNF-α gây bởi LPS và sự biểu hiện gen iNOS và COX-2 bằng cách ức chế sự hoạt hóa NF-kB và sự phosphoryl hóa P44/42 MAPK [38].  5 Các tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đã cho thấy phần chiết etanol 40% từ thân rễ Alpinia officinarum Hance có thể ức chế Staphylococcus aureus, Streptococcus tan máu và Streptococcus preunoniae. Reductase β-ketoacyl-ACP (FabG, EC.1.1.1.100) là một enzym chìa khóa trong các hệ Synthase axit béo dạng II trong các vi khuẩn và xúc tác cho sự khử hóa β-ketoacyl-ACP. Các phần chiết Alpinia officinarum đã ức chế FAbG với một giá trị IC50 4,47±0,1 µg/ml và mạnh hơn các chất ức chế đã được công bố trước đó. Các nghiên cứu động học đã cho thấy sự ức chế bao gồm cả thuận nghịch và không thuận nghịch. Các phần chiết ức chế FAbG theo một cách thức cạnh tranh với NADPH. Cho đến nay không có chất ức chế nào được công bố có thể thể hiện ức chế không thuận nghịch FAbG, trong khi phần chiết etanol có thể ức chế FAbG không thuận nghịch. Sự ức chế không thuận nghịch cho thấy 2 pha. Có thể là phần chiết Alpinia officinarum ức chế FAbG và qua đó thể hiện hoạt tính kháng khuẩn [17]. Điều trị sự kháng kháng sinh cho các bệnh nhiễm khuẩn thường dẫn đến phản ứng viêm của vật chủ. Các phân tử với các tính chất kháng khuẩn và kháng viêm nhị chức có thể cho một giải pháp cho các biểu hiện lâm sàng này. Hoạt tính nhị chức của một điarylheptanoit, 5-hyđroxy-7-(4''-hyđroxy-3-methoxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanon (6) được phân lập từ Alpinia officinarum đối với khuẩn gây bệnh đường ruột Escherichia coli (EPEC) đã được thông báo. Điarylheptanoit này cho các hoạt tính ức chế và diệt khuẩn EPEC được phân lập lâm sàng và ức chế hiệu quả sự viêm gây bởi lipopolissacarit của EPEC trong các tế bào máu đơn nhân người ngoại vi. Phân tích docking in silico cho thấy điarylheptanoit có thể tương tác với một đơn vị phụ A của DNA gyrase của E. coli. Các phân tử với hoạt tính nhị chức như vậy có thể là các chất điều trị có tiềm năng cho các bệnh nhiễm khuẩn [35].  6 Phần chiết 80% axeton-nước từ thân rễ Alpinia officinarum đã được phát hiện ức chế melanogenesis trong các tế bào khối u 4A5-B16. Trong số các hợp chất được phân lập 4 điarylheptanoit, 5-hyđroxy-1,7-diphenyl-3-heptanon (7), 7-(3'',4''-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-on (8), 5-hyđroxy-7-(4''-hydroxy-3''-methoxyphenyl)-1-phe-nyl-3-heptanon (9) và 3,5-dihyđroxy-1,7-diphenylheptan (10) và 2 flavonol kaempferid (11) và galangin (12) ức chế melanogenesis với các giá trị IC50 từ 10-48 µM và một số yêu cầu về cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính cho sự ức chế đã được làm rõ. Ngoài ra 7-(4''-hyđroxy-3''-methoxyphenyl)-1-phenylhept-4-en-3-on, kaempferid và galangin ức chế sự biểu hiện mRNA của tyrosinase, tyrosinase và các protein-1 và 2 liên quan đến tyrosinase, và mức protein của một yếu tố phiên mã liên kết với microphthalmia [23].   10 11  12 Phân tách theo định hướng thử nghiệm sinh học phần chiết metanol có hoạt tính gây độc tế bào từ thân rễ Alpinia officinarum Hance đã phân lập được 2 điarylheptanoit mới alpinoid D (13) và E (14), cùng với 15 điarylheptanoit đã biết khác. Hoạt tính gây độc tế bào của các điarylheptanoit được đánh giá đối với dòng tế bào u nguyên bào thần kinh người IMR-32. Các hợp chất trên đã được chứng tỏ là có hoạt tính mạnh nhất với các giá trị IC50 là 0,83, 0,23 và 0,11 µM [36]. Hai điarylheptanoit mới, (5S)-5-hyđroxy-7-(3,4-dihyđroxyphenyl)-1-phenyl-3-heptanon (15) và (5R)-5-hydroxy-7-(3-methoxy-4,5-dihydroxyphe- nyl)-1-phenyl-3-heptanon (16), cùng với hai chất tương tự đã biết khác (17 và 18), đã được phân lập từ thân rễ của Alpinia officinarum. Hợp chất 18 cho hoạt tính gây độc tế
Luận văn liên quan