Trong những thập niên gần đây, du lịch - ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển
cực nhanh trên toàn thế giới. Nó trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển.
Ngày nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết thực không thể thiếu trong cuộc sống của con người
khi mà: cuộc sống vất chất của họ ngày càng được nâng cao; thời gian nhàn rỗi nhiều hơn do chính
sách điều chỉnh về lao động của chính phủ các nước; xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo
điều kiện cho việc vượt ranh giới các quốc gia dễ dàng hơn; đời sống đô thị đầy tiếng ồn, bụi bặm và
sự căng thẳng trong công việc đã làm xuất hiện nhu cầu được hưởng thụ, giải trí đồng thời nâng cao
hiểu biết của mình về lịch sử, văn hoá của các dân tộc trên thế giới, sự kỳ bí của thiện nhiên Vì thế,
con người đến với du lịch ngày càng nhiều.
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội lữ hành quốc tế (WTTC),
năm 2000 thu nhập của ngành du lịch chiếm tới 10,7%GDP của toàn thế giới; năm 2006 là 11,5%. Tổ
chức Du lịch thế giới nhận định rằng, số khách du lịch quốc tế năm 2005 là 720 triệu lượt người thì đến
năm 2010 sẽ là 1100 triệu lượt người và năm 2020 sẽ là 1600 triệu lượt người. (nguồn:
www.worldtourism.org)
91 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5207 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển bền vững du lịch huyện côn đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH
Leâ Thò Lôïi
NGHIEÂN CÖÙU PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG DU
LÒCH HUYEÄN COÂN ÑAÛO (TÆNH BAØ RÒA –
VUÕNG TAØU)
Chuyeân ngaønh: Ñòa Lyù Hoïc
Maõ soá: 60 31 95
LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ ÑÒA LYÙ HOÏC
NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC:
PGS.TS PHAÏM XUAÂN HAÄU
Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2009
LỜI CÁM ƠN
Sau hơn ba năm học tập, nghiên cứu khoa học tại phòng Khoa học – Công nghệ và Sau Đại Học trường Đại học
Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nay luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa Lý học với đề tài:
“NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH HUYỆN CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU)
hoàn thành; tác giả xin trân trọng cám ơn:
Các thầy cô giáo khoa Địa Lý trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, trang
bị cho em nhiều kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt 3 năm học giúp em có đủ
kiến thức và sự tự tin để nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Thầy Phạm Xuân Hậu – Viện trưởng Viện Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình cho em
từ khâu xác định đề tài, sửa chữa đề cương nghiên cứu đến cách thiết kế các bảng số liệuBên cạnh đó thầy
có nhiều ý tưởng giúp em giải quyết được nhiều khúc mắc và phát hiện ra hướng phát triển luận văn của mình;
thầy đã hiểu, thông cảm và chia sẻ với em rất nhiều giúp em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn – em
xin cám ơn thầy một lần nữa!
Thạc sĩ Lê Xuân Aí – giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo đã cung cấp cho em rất nhiều kiến thức về Côn
Đảo; tư vấn cho em các giải pháp quý báu về phát triển bền vững du lịch Côn Đảo.
Các Thầy, cô và các anh chị phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Ban giám hiệu trường Đại học Hồng Bàng, trường THPT Tân Bình, giới thiệu và tạo điều kiện thuận lợi để
tôi được yên tâm học tập tốt.
Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phòng du lịch huyện Côn Đảo, phòng kinh tế và Vườn quốc gia Côn
Đảo đã cung cấp cho tôi những tài liệu quý báu phục vụ luận văn.
Gia đình, bạn bè đã động viên khích lệ tôi trong suốt khóa học và nghiên cứu.
Do giới hạn về thời gian, tài liệu, trình độ, những khó khăn khách quan và chủ quan khác luận văn không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn!
Lê Thị Lợi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DLBV : Du lịch bền vững
GDP : Tổng thu nhập quốc dân
PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ
IUCN : Qũy bảo tồn thiên nhiên
UNWTO : Tổ chức Du lịch thế giới
WTTC : Hiệp hội lữ hành quốc tế
WCED : Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới
VNAT : Ủy ban Kinh tế Trung ương
UBND : Ủy ban Nhân dân
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập niên gần đây, du lịch - ngành công nghiệp không khói có tốc độ phát triển
cực nhanh trên toàn thế giới. Nó trở thành nguồn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các
nước đang phát triển.
Ngày nay, du lịch trở thành nhu cầu thiết thực không thể thiếu trong cuộc sống của con người
khi mà: cuộc sống vất chất của họ ngày càng được nâng cao; thời gian nhàn rỗi nhiều hơn do chính
sách điều chỉnh về lao động của chính phủ các nước; xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã tạo
điều kiện cho việc vượt ranh giới các quốc gia dễ dàng hơn; đời sống đô thị đầy tiếng ồn, bụi bặm và
sự căng thẳng trong công việcđã làm xuất hiện nhu cầu được hưởng thụ, giải trí đồng thời nâng cao
hiểu biết của mình về lịch sử, văn hoá của các dân tộc trên thế giới, sự kỳ bí của thiện nhiên Vì thế,
con người đến với du lịch ngày càng nhiều.
Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) và Hiệp hội lữ hành quốc tế (WTTC),
năm 2000 thu nhập của ngành du lịch chiếm tới 10,7%GDP của toàn thế giới; năm 2006 là 11,5%. Tổ
chức Du lịch thế giới nhận định rằng, số khách du lịch quốc tế năm 2005 là 720 triệu lượt người thì đến
năm 2010 sẽ là 1100 triệu lượt người và năm 2020 sẽ là 1600 triệu lượt người. (nguồn:
www.worldtourism.org).
Ngành du lịch đại diện cho một trong năm lĩnh vực xuất khẩu lớn nhất cho 83% quốc gia và là
nguồn ngoại tệ chính cho 38% quốc gia trên thế giới (Conservation International 2003).
Ngành du lịch và lữ hành hỗ trợ 200 triệu công việc trên toàn thế giới. Đến 2010, dự kiến số
công việc được hỗ trợ từ ngành này sẽ tăng lên 250 triệu (WTTC and WEFA, 2000).
Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam ngày càng được quan tâm
và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước: năm 2008, Việt Nam đã đón được 4,2 triệu lượt
khách quốc tế và 20 triệu lượt khách nội địa, doanh thu đạt 60 tỉ đồng(Theo Báo cáo Tổng kết công tác
2008 của TCDL). Dự báo năm 2010, nước ta sẽ đón 5,5 - 6 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu
lượt khách du lịch nội địa; thu nhập từ du lịch sẽ đạt 4 - 4,5 tỉ đô la Mĩ (nguồn: chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam 2001 - 2010, tạp chí du lịch Việt Nam, 8/2002).
Tuy nhiên, hơn bất cứ hoạt động nào khác, ngành du lịch rất phụ thuộc vào chất lượng của môi
trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn. Nhưng du lịch lại mang đặc tính phát
triển nhanh, ngắn hạn và "bùng nổ" - đặc biệt ở các nước đang phát triển, làm tổn hại đến tài sản của
chính mình: sự phá huỷ, xuống cấp nghiêm trọng tài nguyên du lịch; môi trường bị suy thoái và tác
động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Vậy "Làm thế nào để ngành du lịch được phát
triển bền vững?" là câu hỏi đã được đặt ra và thu hút sự quan tâm của những người làm du lịch của tất
cả các nước trên thế giới.
Bản thân là công dân của một nước có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa được khai thác bao
nhiêu; lại được học về Địa lý Du lịch, tôi hiểu vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời cùng trăn trở với những người làm du lịch trước câu hỏi
"Làm thế nào để ngành Du lịch được phát triển bền vững?" bởi một số nơi có tiềm năng du lịch lớn ở
nước ta khai thác chưa hiệu quả, mang nặng tính tự phát và có nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng. Là
người làm công tác giáo dục bộ môn Địa lý trong đó có Địa lý Du lịch , tôi tự hỏi có bao nhiêu người
(kể cả những người trực tiếp tham gia hoạt động Du lịch) hiểu được "Thế nào là Du lịch bền vững?",
"Các nguyên tắc phát triển bền vững Du lịch là gì?" và “Làm thế nào để phát triển bền vững Du
lịch?”. Để củng cố lý thuyết về phát triển bền vững Du lịch trong một phạm vi không gian nhất định;
đồng thời góp phần nhỏ trong việc nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch quê hương Côn Đảo - nơi
được thế giới biết đến với cái tên "địa ngục trần gian", với hệ sinh thái tự nhiên rừng - biển đa dạng
hầu như còn nguyên vẹn thuộc diện bảo tồn, chưa chịu tác động của các ngành kinh tế khác và là nơi
đáp ứng được xu thế du lịch hiện đại của thế giới: Du lịch Sinh thái, tôi chọn:"NGHIÊN CỨU PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH Ở HUYỆN CÔN ĐẢO (TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU)"làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học của mình.
Luận văn được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phạm Xuân Hậu - Viện
trưởng Viện giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, sự đóng góp ý kiến quý báu của thạc sĩ Lê Xuân Ái -
giám đốc Vườn quốc gia Côn Đảo và sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng du lịch huyện Côn Đảo, phòng
Du lịch Vườn quốc gia Côn Đảo. Tôi xin chân thành tri ân.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học về Du lịch bền vững dưới góc nhìn của người làm công
tác giáo dục nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý vị.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài
2.1. Mục tiêu:
- Xác lập cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển bền vững du lịch.
- Thấy được tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
- Xây dựng định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch Côn Đảo đáp ứng nhu cầu trong
thời kỳ mới.
2.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến phát triển bền vững du lịch.
- Phân tích, đánh giá sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội đến ngành Du lịch
huyện Côn Đảo.
- Điều tra thực trạng hoạt động Du lịch huyện Côn Đảo từ năm 1996 - 2007.
- Đánh giá tính bền vững của ngành du lịch huyện Côn Đảo và lợi thế so sánh du lịch địa phương
với các địa phương khác trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Dựa vào đặc điểm tài nguyên và các điều kiện liên quan, đưa ra các định hướng và giải pháp
phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
2.3. Ý nghĩa của đề tài:
- Củng cố lý thuyết về phát triển bền vững du lịch.
- Xây dựng cơ sở lý thuyết phát triển bền vững du lịch cho huyện Côn Đảo.
- Hiểu đúng khái niệm “phát triển bền vững” để đưa ra định hướng và giải pháp hợp lý.
3. Lịch sử nghiên cứu:
Cho tới nay, chưa có một báo cáo quy hoạch hay chiến lược nào để định hướng phát triển bền
vững cho du lịch Côn Đảo. Năm 2004, Ủy ban Kinh tế Trung ương triển khai dự án “Phát triển Côn
Đảo”, và VNAT cũng hoàn thành báo cáo “Định hướng Phát triển Du lịch Côn Đảo”. Những tài liệu
này đánh giá sơ bộ về tiềm năng du lịch của Côn Đảo, đồng thời tổng kết về tình hình hoạt động du
lịch của huyện. Những vấn đề được quan tâm bao gồm “huy động sức lực” để phát triển du lịch cùng
với việc quan tâm tới nguồn tài nguyên đất và nước trên quần đảo. Những báo cáo này cũng đưa ra
những giải pháp cho việc phát triển du lịch cũng như khẳng định quy hoạch du lịch đóng vai trò then
chốt
4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Nội dung nghiên cứu:
Cơ sở lý luận về phát triển bền vững du lịch
Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo.
Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch huyện Côn Đảo.
- Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2007
- Không gian: toàn huyện Côn Đảo.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
5.1.1. Quan điểm và chính sách sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước:
Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng lần thứ IX và X đều khẳng định phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu phấn đấu của nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, văn minh. Đồng thời Nhà nước cũng có những chính sách phát triển du lịch thể hiện trong điều 6,
chương I - Luật Du Lịch Việt Nam (năm 2005) như sau:
- Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi năng lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để đảm
bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tính dụng đối với các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sau:
Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch.
Tuyên truyền, quảng bá du lịch.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch.
Hiện đại hoá các hoạt động du lịch.
Xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; nhập khẩu phương tiện
cung cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng
hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và du lịch quốc gia.
Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ,
góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo.
- Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ dân trí, xây dựng kết cấu hạ tầng đô
thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tôn
tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
vào Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
khách du lịch.
5.1.2. Quan điểm hệ thống lãnh thổ:
Phát triển du lịch ở bất kỳ cấp vùng hoặc trung tâm nào cũng phải là một phần cấu thành không
thể tách rời trong hệ thống du lịch chung của cả nước. Các hệ thống lãnh thổ du lịch thường tồn tại và
phát triển trong mối quan hệ qua lại nội tại của từng phân hệ, giữa các phân hệ du lịch trong một hệ
thống với nhau và các môi trường xung quanh, giữa các hệ thống lãnh thổ du lịch cùng cấp và khác cấp,
giữa hệ thống lãnh tổ du lịch và hệ thống kinh tế - xã hội. Quan điểm hệ thống còn đặc biệt có ý nghĩa
trong quá trình nghiên cứu các hệ sinh thái đặc thù với sự phân hoá theo lãnh thổ từ cấp quốc gia đến
cấp vùng và điểm. Mặc khác, các đối tượng nghiên cứu của sinh thái cần được xác định trên một lãnh
thổ để phân tích, nghiên cứu tìm ra những sự khác biệt và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
5.1.3. Quan điểm phát triển du lịch bền vững:
Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn nhân loại trong thế
kỷ XXI. Phát triển du lịch bền vững trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ngành kinh tế du lịch
của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Vì vậy quan điểm
phát triển này cần được soi sáng, vận dụng trong việc tổ chức quản lý, triển khai đánh giá các hoạt
động du lịch trong nghiên cứu phát triển du lịch.
5.1.4. Quan điểm tổng hợp:
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống của địa lý học nói riêng và nghiên cứu tự nhiên
nói chung được xét dưới hai góc độ khác nhau:
- Nghiên cứu đồng bộ toàn diện về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch đứng từ góc độ tự
nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự phân bố, quy luật phân bố và biến động của chúng,
những mối quan hệ tương tác chế ngự lẫn nhau giữa các yếu tố hợp phần của các tổng thể địa lý.
- Sự kết hợp, phối hợp có quy luật, có hệ thống trên cơ sở phân tích đồng bộ và toàn diện các yếu
tố hợp phần của các thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, phát hiện và xác định những đặc điểm đặc thù
của các thể tổng hợp lãnh thổ địa lý.
5.1.5. Quan điểm môi trường – sinh thái:
Du lịch hiện nay đã thật sự trở thành một ngành kinh tế, mà hoạt động kinh tế rõ ràng phải tính
đến lợi ích và chi phí. Những lợi ích thu về trong hoạt động du lịch không chỉ có ý nghĩa kinh tế và văn
hoá mà còn phải tính đến lợi ích về môi trường. Do đó phải tính đến những thiệt hại về môi trường, các
hệ sinh thái ở các điểm - tuyến du lịch do tác động của hoạt động du lịch. Điều này có ý nghĩa đặc biệt
đối với sự phát triển bền vững du lịch bởi sự tồn tại của loại hình du lịch này phụ thuộc hoàn toàn vào
tình trạng của các hệ sinh thái và môi trường.
5.1.6. Quan điểm viễn cảnh - lịch sử: quan điểm này thể hiện ở chỗ:
- Chú ý tới khía cạnh địa lý, lịch sử khi xác định tổ chức không gian du lịch trên phạm vi khu vực
và cả nước nói chung.
- Phân tích quá trình hình thành và phát triển điểm - tuyến du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu:
5.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống:
Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên cứu
khoa học. Phương pháp này được sử dụng đặc biệt có hiệu quả trong nghiên cứu tự nhiên và tổ chức
khai thác lãnh thổ du lịch. Phát triển bền vững có liên quan chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội; vì vậy, trong nghiên cứu đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
5.2.2. Phương pháp điều tra thực địa và phỏng vấn:
Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tài
nguyên, cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp cho hoạt động du lịch và các tài liệu liên quan khác; đối chiếu
và lên danh mục cụ thể từng địa danh, thể loại liên quan du lịch và sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết
cho việc hình thành tổ chức không gian du lịch.
5.2.3. Phương pháp thống kê du lịch:
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trính nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ
chặt chẽ với mặt chất của các hiện tượng và qúa trình , đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động
du lịch. Phương pháp này áp dụng để thống kê các hệ sinh thái đặc thù, các tài nguyên du lịch quan
trọng và phụ trợ, thống kê hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; thống kê đánh giá lượng khách;
đánh giá tỷ lệ doanh thu; tỷ trọng và mức tăng trưởng du lịch nói chung để đưa ra bức tranh chung về
hiện trạng.
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ:
Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không
gian của các đối tượng nghiên cứu. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hoá, biểu đạt kết quả nghiên
cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng du lịch.
Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu bất kỳ tổ chức không gian lãnh thổ du
lịch nào, đặc biệt là khi nghiên cơ sở khoa học cho sự phát triển bền vững du lịch nói chung và tổ chức
không gian hoạt động du lịch nói riêng.
Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành với việc thể hiện sự phân bố lãnh thổ
của các khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái đặc thù, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật. Phương bản đồ sẽ đặc biệt có hiệu quả khi sử dụng công nghệ GIS (Geographic Information
System - hệ thông tin địa lý) để phân tích đánh giá tiềm năng du lịch căn cứ vào mức độ quan trọng và
phân hoá lãnh thổ của các tài nguyên và điều kiện có liên quan cũng như để phân tích phát hiện các
mối quan hệ trong tổ chức không gian du lịch.
5.2.5. Phương pháp xã hội học:
Phương pháp này nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch. Phương pháp này
dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia. Trong du lịch bền vững dùng để điều tra
về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân
lực; điều tra thái độ nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch,
mức sống của họ
Phương pháp điều tra xã hội học bao gồm các bước: xác định các vấn đề cần điều tra, thiết kế
bảng hỏi, lựa chọn khu vực và đối tượng để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả điều
tra.
5.2.6. Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia:
Đề tài nghiên cứu có nhiệm vụ rất quan trọng là xác lập cơ sở khoa học để tổ chức phát triển
bền vững du lịch của huyện Côn Đảo. Vì vậy phương pháp dự báo có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
nghiên cứu, tổ chức hướng khai thác xây dựng các điểm, tuyến du lịch; sử dụng tài nguyên du lịch một
cách hiệu quả. Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững du lịch là
dự báo về nguồn khách, cơ cấu khách và thị trường khai thác khách; dự báo về khả năng đầu tư, tôn tạo,
nâng cấp các điểm du lịch bổ trợ; dự báo về phát triển cơ sở hạ tầng, mức tăng trưởng và phát triển của
ngành du lịch.
Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập những ý kiến đóng góp để đề tài mang tính khách quan,
đảm bảo kết quả của đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao, vì vậy phương pháp này cũng hết sức
quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU
LỊCH
1.1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.1. Du lịch:
Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người. Mỗi thời đại, quan niệm về Du lịch khác
nhau, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất
mới. Việc cung ứng các dịch vụ cho du khách để thu lợi nhuận với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thương
mại hoá các sản phẩm Du lịch. Từ đó xuất hiện hình thức Du lịch đầu tiên và tồn tại cho đến ngày nay
tạm gọi là Du lịch thương mại hay Du lịch ồ ạt.
Năm 1925, Hiệp hội Quốc tế các tổ chức Du lịch được thành lập tại Hà Lan, đánh dấu bước
ngoặt trong việc thay đổi, phát triển các khái niệm về Du lịch. Đầu tiên, Du lịch được hiểu là việc đi lại
của từng cá nhân họăc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các
vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh.
Năm 1985, I.I.Pirogionic đưa ra khái niệm: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian nhàn rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi