Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 950.000 ha diện tích mặt nước, chiếm
29,7% diện tích đồng bằng. Trong đó, diện tích mặt nước lợkhoảng 310.000 ha
(chiếm 32,8%), thủy vực nước ngọt và nhiễm phèn (chiếm 67,2%). Đây là nơi
phát triển nghềnuôi trồng thủy sản (Nguyễn Văn Thường và ctv, 1994).
Cá trê phi Clarias gariepinuslà loài cá da trơn sống trong nước ngọt có nguồn
gốc ởchâu phi. Theo Graaf và ctv(1996), ởnhiều quốc gia châu phi cá trê phi
Clarias gariepinus được đánh giá rất cao về tốc độ tăng trưởng và khả năng
chống chịu của cá và cá đã được thực hiện sinh sản nhân tạo bằng hormon thành
công bởi các tác giả: Hogendoorn và ctv (1976); Hogendoorn và ctv (1980);
Micha (1976); Kelleher và ctv(1976); El Bolock (1976). Cá trê phi sống được
trong các môi trường nước nhưao, hồ, sông, đầm, , và nổi bật là có thểthích
nghi với điều kiện nuôi khắc nghiệt, pH dao động từ6,5 đến 8,0; nhiệt độdao
động từ8
o
C đến 35
o
C, tuy nhiên nhiệt độthích hợp nhất cho tăng trưởng là 28
o
C
đến 30
o
C (Teugels, 1986). Cá sống được trong môi trường oxy thấp nhờcó cơ
quan hô hấp phụ (Pienaar, 1968). Theo Liêm và ctv(2008) cho biết cá trê có sức
đềkháng cao với vi khuẩn Aeromonas hydrophila(vi khuẩn gây bệnh lởloét).
Cá trê phi Clarias gariepinuscó tốc độtăng trưởng cao và trọng lượng (cá trưởng
thành) con đực lớn hơn con cái (Skelton, 1993). Kích cỡthu hoạch của cá trê phi
tùy thuộc vào mật độnuôi, từ đócó thể điều chỉnh mật độnuôi nuôi cho phù hợp
(Graaf và ctv, 1996). Cá nuôi được với mật độcao, sau 5 tháng nuôi kểtừkhi
mới sinh đạt được 200 gr/con (Hogendoorn, 1983). Cá trê phi nuôi lớn nhanh, sau
6 tháng nuôi cá đạt bình quân 01kg/con (Ngô Trọng Lư và ctv, 2002). Ở Việt
Nam, cá trê phi được De Kimpe, một chuyên gia thủy sản người Pháp nhập vào
miền Nam cuối năm 1974 (Nguyễn Tường Anh, 2005).
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sản xuất cá Trê Phi Clarias gariepinus (Burchell, 1822) đực bằng Hormone 17-Α MethylTestosterone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐÀM ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT
CÁ TRÊ PHI Clarias gariepinus (Burchell, 1822) ĐỰC
BẰNG HORMONE 17-α METHYLTESTOSTERONE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐÀM ANH TUẤN
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT
CÁ TRÊ PHI Clarias gariepinus (Burchell, 1822) ĐỰC
BẰNG HORMONE 17-α METHYLTESTOSTERONE
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN KIỂM
2010
i
LỜI CẢM TẠ
Trước hết xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, Phòng
Quản Lí và Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu trong những năm qua.
Tôi rất cảm ơn Thầy T.S Nguyễn Văn Kiểm đã tận tình hưỡng dẫn, động viên và
giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Thầy T.S Bùi Minh Tâm, Th.S Lê Sơn Trang, K.S Nguyễn Thanh
Thảo, K.S Lê Ngọc Thị Thanh Trúc, K.S Nguyễn Bích Tuyền, các đồng nghiệp
và các anh em trong Trại Thực Nghiệm Cá Nước Ngọt luôn sẵn lòng giúp đỡ và
hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến toàn bộ quí Thầy, Cô, Anh, Chị trong Khoa Thủy Sản
Trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Tôi chân thành cảm ơn gia đình và người thân đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn lớp Cao Học Nuôi Trồng Thủy Sản Khóa 15 đã
đồng hành cùng tôi suốt thời gian học tập.
ii
TÓM TẮT
Nghiên cứu sản xuất cá trê phi đực bằng hormon 17-α Methyltestosterone (MT)
với các phương pháp ngâm, cho ăn và cho ăn kết hợp với ngày tuổi khác nhau
nhằm sơ bộ xác định nồng độ, thời điểm và phương pháp xử lí MT có tác dụng
chuyển giới tính cá trê phi. Kết quả hai đợt nghiên cứu bằng phương pháp ngâm
cá trong môi trường có chứa MT với nồng độ hormon 3, 5 và 7 ppm nước trong
thời gian 3 ngày, sau đó ương đến 100 ngày cho kết quả tỉ lệ sống từ 0,05% -
42%, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 0,03-0,35 g/ngày và tỉ lệ đực từ 93,85% -
100%. Kết quả 2 đợt nghiên cứu bằng phương pháp trộn MT vào thức ăn với
nồng độ hormon 30, 60, 90 và 120 mg/kg thức ăn, cho ăn trong thời gian 21
ngày, sau đó ương đến 100 ngày tuổi. Kết quả, tỉ lệ sống đạt từ 5,08% - 54,33%,
tốc độ tăng trưởng bính quân từ 0,03 - 0,55 và tỉ lệ đực là 100%. Nghiên cứu với
phương pháp cho cá ăn MT với ngày tuổi khác nhau 7; 8; 9 và 10 tuổi với nồng
độ 60 mg/kg) thức ăn trong thời gian 21 ngày, sau đó ương đến 100 ngày. Kết
quả tỉ lệ sống đạt từ 13,67%- 37,67%, tốc độ tăng trưởng bình quân từ 0,13- 0,37
g/ngày và tỉ lệ đực đạt từ 92,68- 96,34%. Cả ba phương Pháp nghiên cứu đều có
tác dụng làm tăng tỉ lệ đực, chứng tỏ MT đã có tác động lên giới tính của cá trê
phi.
iii
ABSTRACT
A study on sex reversal of African Catfish Clarias gariepinus using hormone 17-
α Methyltestosterone (MT) with immersion method, feeding and feeding with
different days of age to determination the concentration, time and method to sex
reverse. The first, two experiments of fry were subjected to discrete immersion
treatment at different 17 -methyltestosterone (MT) doses (viz. 3, 5 and 7 ppm)
for a constant duration 3 day and frequency 100 day after hatching. The survival
rate varies 0,05% to 34%, the daily weigh gain (DWG) varies 0,03 to 0,35 g/day
and the rate of male varies 93,85% to 100%. The second, two experiments with
different MT doses (viz. 30, 60, 90 and 120 mg kg−1 MT in the diet for 3 weeks
and frequency 100 day after hatching). The survival rate varies 5,08% to 54,33%,
the daily weigh gain varies 0,03 to 0,55 g/day and the rate of male is 100% . The
third, experiment on feeding method with different fish ages (7, 8, 9 and 10 age)
and concentration 60 mg kg−1 MT in the diet for 3 weeks and then frequency 100
day after hatching. The survival rate varie 13,67% to 37,67%, the daily weigh
gain varies 0,13 to 0,37 g/day and the rate of male varies 92,68% to 96,34%. All
three methods of research are allowed to increase the rate of males. It is
concluded that this effect is pharmacological rather than physiological.
iv
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ của đề tài “Nghiên cứu sản xuất cá trê phi Clarias gariepinus
đực bằng hormone 17-α Metyltestosterone” và kết quả này chưa được dùng cho
bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Ngày 30 tháng 09 năm 2010
Tác Giả
ĐÀM ANH TUẤN
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... i
TÓM TẮT...............................................................................................................ii
ABSTRACT...........................................................................................................iii
LỜI CAM KẾT...................................................................................................... iv
MỤC LỤC .............................................................................................................. v
DANH SÁCH BẢNG...........................................................................................vii
DANH SÁCH HÌNH ...........................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU...................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 3
2.1 Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cá trê phi (Clarias gariepinus) ........ 3
2.2 Một số kết quả nghiên cứu chuyển giới tính của cá...................................... 7
2.3 Cải tiến giống cá trê phi bằng kỹ thuật chuyển đổi giới tính ...................... 11
CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 12
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................... 12
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu ............................................................................ 12
3.1.2 Thời gian nghiên cứu............................................................................ 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 12
3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................. 13
3.2.3 Các bước thực hiện nghiên cứu............................................................ 14
3.2.4 Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường.......................................................... 15
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu . .................................................................. 15
Tỉ lệ đực hóa: được tính theo công thức........................................................ 15
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................... 16
4.1 Khảo sát một số yếu tố môi trường nghiên cứu. ......................................... 16
4.2 Kết quả đực hóa cá trê phi bằng PP ngâm cá với nồng độ MT khác nhau . 16
4.3 Kết quả đực hóa cá trê phi bằng MT trộn vào thức ăn................................ 20
4.4 Kết quả đực hóa cá có ngày tuổi khác nhau khi ăn thức ăn có trộn MT..... 23
vi
4.5 Hình thái và tổ chức học của TSD cá trê phi sau khi xử lí hormon. ........... 25
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................ 28
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 28
5.2 Đề xuất......................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 29
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 34
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số trường hợp chuyển đổi giới tính cá bằng hormon....................... 9
Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường trong nghiên cứu sản xuất cá trê phi đực ......... 16
Bảng 4.2 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày nuôi............................................ 16
Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng (g/ngày) của cá trê phi sau 21 và 100 ngày nuôi. .. 18
Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày ương bằng thức ăn có trộn MT.. 20
Bảng 4.6 Tốc độ tăng trưởng của cá theo PP cho cá ăn thức ăn có trộn MT ...... 22
Bảng 4.7 Tỉ lệ đực của cá thu được sau 100 ngày ương bằng PP trộn MT.......... 23
Bảng 4.8 Tỉ lệ sống của cá sau 21 và 100 ngày ăn thức ăn có trộn 60mg MT..... 23
Bảng 4.9 Tăng trưởng của cá có ngày tuổi khác nhau ăn MT.............................. 24
Bảng 4.10 Tỉ lệ đực của cá có ngày tuổi khác nhau ăn MT. ................................ 25
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Cá trê phi Clarias gariepinus. ................................................................ 3
Hình 2.2 Đặc điểm hình thái của cá trê phi Clarias gariepinus ............................. 4
Hình 2.3 Cơ quan sinh dục đặc trưng của cá trê phi............................................... 4
Hình 2.4 Giai đoạn phát triển đầu tiên của cá trê bột. ............................................ 6
Hình 2.5 Tinh hoàn cá trê phi: (1) lúc chưa thành thục, (2) lúc thành thục. .......... 6
Hình 2.6 Sơ đồ kiểm soát giới tính ở động vật có vú. ............................................ 7
Hình 4.4 Tuyến sinh dục cá trê phi của nghiệm thức đối chứng .......................... 27
Hình 4.5 Mô tuyến sinh dục của cá trê đực .......................................................... 27
Hình 4.6 Đặc điểm tế bào trứng của cá trê phi cái ............................................... 27
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TN Thí nghiệm
NC Nghiên cứu
NT Nghiệm thức
PP Phương pháp
TLS Tỉ lệ sống
TSD Tuyến sinh dục
ctv Cộng tác viên.
MT 17-α Methyltestosterone
VN Việt Nam
lít Litre
kg Kilogram
ml Mililít
mg Miligram
gr Gram
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Đồng Bằng Sông Cửu Long có khoảng 950.000 ha diện tích mặt nước, chiếm
29,7% diện tích đồng bằng. Trong đó, diện tích mặt nước lợ khoảng 310.000 ha
(chiếm 32,8%), thủy vực nước ngọt và nhiễm phèn (chiếm 67,2%). Đây là nơi
phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Văn Thường và ctv, 1994).
Cá trê phi Clarias gariepinus là loài cá da trơn sống trong nước ngọt có nguồn
gốc ở châu phi. Theo Graaf và ctv (1996), ở nhiều quốc gia châu phi cá trê phi
Clarias gariepinus được đánh giá rất cao về tốc độ tăng trưởng và khả năng
chống chịu của cá và cá đã được thực hiện sinh sản nhân tạo bằng hormon thành
công bởi các tác giả: Hogendoorn và ctv (1976); Hogendoorn và ctv (1980);
Micha (1976); Kelleher và ctv (1976); El Bolock (1976). Cá trê phi sống được
trong các môi trường nước như ao, hồ, sông, đầm,…, và nổi bật là có thể thích
nghi với điều kiện nuôi khắc nghiệt, pH dao động từ 6,5 đến 8,0; nhiệt độ dao
động từ 8oC đến 35oC, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất cho tăng trưởng là 28oC
đến 30oC (Teugels, 1986). Cá sống được trong môi trường oxy thấp nhờ có cơ
quan hô hấp phụ (Pienaar, 1968). Theo Liêm và ctv (2008) cho biết cá trê có sức
đề kháng cao với vi khuẩn Aeromonas hydrophila (vi khuẩn gây bệnh lở loét).
Cá trê phi Clarias gariepinus có tốc độ tăng trưởng cao và trọng lượng (cá trưởng
thành) con đực lớn hơn con cái (Skelton, 1993). Kích cỡ thu hoạch của cá trê phi
tùy thuộc vào mật độ nuôi, từ đó có thể điều chỉnh mật độ nuôi nuôi cho phù hợp
(Graaf và ctv, 1996). Cá nuôi được với mật độ cao, sau 5 tháng nuôi kể từ khi
mới sinh đạt được 200 gr/con (Hogendoorn, 1983). Cá trê phi nuôi lớn nhanh, sau
6 tháng nuôi cá đạt bình quân 01kg/con (Ngô Trọng Lư và ctv, 2002). Ở Việt
Nam, cá trê phi được De Kimpe, một chuyên gia thủy sản người Pháp nhập vào
miền Nam cuối năm 1974 (Nguyễn Tường Anh, 2005).
Thông thường ở nước ngọt, trong cùng loài, cá cái có tốc độ sinh trưởng nhanh
hơn cá đực. tuy nhiên một số loài, cá đực tăng trưởng nhanh hơn cá cái. Tốc sinh
trưởng khác nhau theo giới tính dẫn đến việc lựa chọn đối tượng nuôi và cũng là
lí do chuyển đổi giới tính cá. Bằng kĩ thuật này, có thể tạo ra thế hệ con bất thụ
hoặc chỉ một giới tính mong muốn (toàn đực hoặc toàn cái), những cá thể đực
XX, XY, cá thể cái XY, YY có thể cho ra thế hệ con chỉ một giới tính với tỉ lệ
mong muốn. Cũng như các loài cá khác như: cá rô phi, cá rô đồng,… tốc độ tăng
trưởng của cá trê phi đực và cái có sự khác biệt rất rõ rệt. Trong đó, cá đực tăng
trưởng nhanh hơn cá cái (Phạm Văn Bé, 1981).
2
Trong tự nhiên tỷ lệ giới tính của một đàn cá được sinh ra là 1:1. Việc làm thay
đổi tỷ lệ này theo hướng cái hóa hoặc đực hóa có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc tăng năng suất nuôi, qua đó giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Một
trong những phương pháp đơn giản tác động đến sự hình thành giới tính của cá là
sử dụng hormone sinh dục tác động vào cá trong giai đoạn cá chưa có sự biệt hóa
giới tính. Trên thế giới và trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu thành
công trong việc sản xuất giống cá đơn tính như: cá rô phi đơn tính đực, cá rô
đồng và cá mè vinh đơn tính cái… một số khác nghiên cứu chuyển giới tính trên
cá Hồi (Galbreath và ctv, 2003). Đối với cá trê phi Clarias gariepinus đã có một
số nghiên cứu sử dụng 17-α Methyltestosterone và 11-β hydroxyandrostenedione
để chuyển giới tính cho loài cá này (Hurk và ctv, 1989). Tuy nhiên vấn đề chuyển
giới tính cho cá ở Việt Nam bằng các hormon còn ít và chủ yếu cũng chỉ tập
trung trên cá Rô phi như nghiên cứu của Phạm Minh Truyền và ctv (2006), hoặc
Đặng Khánh Hồng (2006) đã có kết quả nghiên cứu ban đầu về vấn đề cái hóa cá
Rô đồng, cá xiêm cũng được một vài tác giả nghiên cứu: Lương Tuấn Kiệt
(1993); Nguyễn Thị Thanh Thúy (1997); Trịnh Quốc Trọng (1998). Tuy nhiên,
việc sử dụng hormone 17-α Methyltestosterone nhằm tạo ra cá trê phi đơn tính
đực vẫn chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở đó mà đề tài: “Nghiên cứu sản xuất cá
trê phi Clarias gariepinus đực bằng hormone 17-α Methyltestosterone” được
thực hiện.
Mục tiêu của đề tài
Bước đầu xác định khả năng đực hóa cá trê phi dưới tác dụng của MT với
phương pháp nồng độ và thời gian xử lí khác nhau.
Nội dung của đề tài: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành 3 nội
dung sau.
Đực hóa cá trê phi theo phương pháp ngâm với nồng độ MT khác nhau.
Đực hóa cá trê phi theo phương pháp trộn MT vào thức ăn với nồng độ khác
nhau.
Đực hóa cá trê phi theo phương pháp cho cá có ngày tuổi khác nhau ăn thức ăn có
trộn hormon MT với nồng độ 60 mg/kg thức ăn
3
CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược một số đặc điểm sinh học của cá trê phi (Clarias gariepinus)
Ngoài Châu Phi, Cá trê phi Clarias gariepinus đang được nuôi ở Châu Âu, Châu
Á và Trung Đông (Teugels, 1986). Theo dẫn liệu từ (2009)
hệ thống phân loại của loài cá trê phi được xác định như sau :
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Siluriformes
Họ: Clariidae
Giống: Clarias
Loài: Clarias gariepinus (Burchell, 1822)
Tên tiếng Anh African Catfish.
Ở Việt Nam có tên địa phương: Cá trê phi
Cá trê phi là cá da trơn cá có màu xám tro nhạt xen kẽ với hoa vân màu cẩm
thạch 2 bên mặt lưng, dưới bụng có màu hơi xám trắng, cá có 8 râu (Nandi và ctv,
1992) (Hình 2.1), (Hình 2.2), (Hình 2.3). Theo Huỳnh Văn Dứt (2005), thân cá
trê phi hình trụ, đuôi dẹp, xương chẩm có hình “M” rất nhọn và rõ, đây là đặc
điểm phân biệt với các loài cá trê khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ, có khả năng
sống trong môi trường khắc nghiệt, oxy hòa tan thấp, hàm lượng chất hữu cơ cao
(Phạm Minh Thành và ctv, 2009)
Hình 2.1 Cá trê phi Clarias gariepinus.
4
Hình 2.2 Đặc điểm hình thái của cá trê phi Clarias gariepinus
(Graaf và ctv, 1996)
Hình 2.3 Cơ quan sinh dục đặc trưng của cá trê phi (Graaf và ctv, 1996).
5
Theo Munro (1967) tính ăn của cá thay đổi theo trọng lượng thân và tùy thuộc
vào điều kiện môi trường sống, thức ăn của cá là côn trùng, sinh vật trôi nổi, ấu
trùng và cá có kích thước nhỏ. Theo Nandi và ctv (1992), cá có thể tiêu thụ thức
ăn ngoài sớm vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3. Cá có thể tiêu thụ thức ăn nhân tạo từ
ngày thứ nhì với đạm thức ăn là đạm động vật. Ngoài ra, cá còn ăn các loài thực
vật và mùn bã hữu cơ. Cá trê mới nở có chiều dài 3,5-4mm (Nandi, 1996) và
trọng lượng 0,04 ± 0,003gr (Sahoo, 2004). Trong bể xi măng cá trê phi có thể
ương với mật độ từ 1000-2000 (con/m2) ở mức nước 0,2-0,3m, sau 20-25 ngày
ương cá có thể đạt chiều dài bình quân 4,0cm với tỉ lệ sống 50-60% (Nguyễn Văn
Kiểm, 2000).
Cá trê phi có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trọng lượng lớn nhất trong các loài
cá trê được nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tốc độ tăng trưởng của cá phụ
thuộc vào mật độ thả nuôi, số lượng và chất lượng thức ăn, điều kiện ao nuôi.
Nếu chăm sóc và quản lý tốt, sau thời gian nuôi từ 4-7 tháng cá có thể đạt 0,3-1
(kg/con) (Từ Thanh Dung và ctv, 1994), với mật độ thả từ 2-10 (con/m2) thì kích
cỡ thương phẩm là 200-500 (gr/con) sau 6 tháng nuôi. (Micha, 1976).
Một số nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục của cá trê phi đã khẳng định
buồng trứng cá trê Clarias gariepinus có 6 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1 tuyến
sinh dục là dải màu trắng, giai đoạn 2-3 trứng màu nâu đỏ sẫm, giai đoạn 4 trứng
màu xanh lá cây hoặc đỏ vàng, giai đoạn 5-6 trứng di động và rụng (Clay, 1979).
Trong tự nhiên cá sinh sản vào tháng 7 đến tháng 11. Cá trê phi thành thục theo
mùa, chu kì thành thục thay đổi theo năm và phụ thuộc vào nhiệt (Graaf và ctv,
1996). Cá sinh sản từ một đến hai lần trong năm tùy thuộc vào môi trường sống
(Nandi và ctv, 1992). Cá Trê phi cái có buồng trứng phát triển đầy đủ chiếm 5%
trọng lượng cơ thể cá. Tinh hoàn của cá đực phát triển ở độ tuổi 8-12 tháng
(Graaf và ctv, 1996).
Thời gian phát triển phôi trong nước phụ thuộc dưỡng khí và nhiệt độ nước.
Nhiệt độ nước tăng trong khoảng từ 200C đến 300C thì thời gian ấp dao động và
giảm tương ứng 57 giờ xuống 20 giờ (Janssen, 1987) (Hình 2.4).
Theo Nandi và ctv (1992), trứng và ấu trùng phát triển ở điều kiện oxy hòa tan
lớn hơn 6,0 mg/lít, NH3 nhỏ hơn 0,05 (mg/lít), pH là 7,2 (mg/lít) và trong ao là
9,0 (mg/lít).
6
Hình 2.4 Giai đoạn phát triển đầu tiên của cá trê bột (Janssen, 1987).
Cá lớn hơn 17 cm có thể xác định giới tính bên ngoài theo dấu hiệu sinh dục phụ.
Nếu cá nhỏ hơn 13 cm thì có thể phân biệt giới tính bằng hình thái trứng và tinh
trùng bằng cách giải phẫu. Tuyến sinh dục cá đực là 2 dải và khi thành thục chứa
đầy tinh trùng xem (Hình 2.5) (Janssen, 1987).
Hình 2.5 Tinh hoàn cá trê phi: (1) lúc chưa thành thục, (2) lúc thành thục
(Janssen, 1987).
7
Theo Graaf (1994), cá trê phi có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép, cá chịu được điều
kiện môi trường nước xấu, nuôi được mật độ cao. Việc ấp và ương ấu trùng cá trê
phi cũng giống như các loài cá khác. Cơ quan hô hấp phụ của cá hoàn thiện trước
khi đạt tới giai đoạn cá giống và cá có thể sống trong điều kiện môi trường khó
khăn (Nandi và ctv, 1992).
2.2 Một số kết quả nghiên cứu chuyển giới tính của cá
Cá xương là lớp thấp nhất trong ngành phụ động vật có xương sống và đa số
được định đoạt giới tính bằng nhiễm sắc thể. Giới tính ở đa số cá được kiểm soát
bởi nhiễm sắc thể giới tính và chia ra hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là định đoạt
giới tính xảy ra khi thụ tinh và phôi đực hay phôi cái được hình thành, giai đoạn
sau là biệt hóa tuyến sinh dục hình thành trong giai đoạn hậu phôi hay khi ấu
trùng nở ra từ trứng (Hình 2.6). Từ đây c