Luận văn Nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự

Chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức của con người, có vai trò to lớn đối với sự phát triển tâm lý và nhận thức của con người. Chú ý được xem là một trạng thái tâm lý đi kèm, làm “nền” cho các hoạt động tâm lý khác nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả. Chú ý là điều kiện không không thể thiếu cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống cũng như học tập, lao động, giải trí, đạt kết quả cao nhất. Trong học tập luôn đòi hỏi sự tập trung chú ý của người học, bảo đảm cho người học lựa chọn và tập trung vào đối tượng học tập nào đó đồng thời lảng tránh, bỏ qua các đối tượng khác để việc phản ánh được tốt hơn, cơ sở cho các hành động học tập có kết quả.

pdf143 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 5445 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ ĐINH CÔNG DŨNG NGHIÊN CỨU SỰ CHÚ Ý TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả luận văn Đinh Công Dũng LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả như hôm nay, tôi xin gửi đến Phòng Sau đại học; Khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và toàn thể quý Thầy, Cô đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Tâm lý học khóa K19 lời cảm ơn chân thành! Xin chân thành cảm ơn sự cho phép và tạo điều kiện thuận lợi mọi mặt của Ban giám hiệu và các cơ quan, đơn vị của trường Sĩ quan kỹ thuật quân sự trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin gửi đến thầy TS Đinh Phương Duy, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài này với lòng biết ơn sâu sắc! Luận văn được hoàn thành với sự nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tôi chân thành cảm ơn và lĩnh hội những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và bạn bè! Xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2011 ĐINH CÔNG DŨNG MỤC LỤC 1TLỜI CAM ĐOAN1T ......................................................................................... 7 1TLỜI CẢM ƠN1T ............................................................................................... 8 1TMỤC LỤC1T .................................................................................................... 9 1TMỞ ĐẦU1T ..................................................................................................... 12 1T . Lý do chọn đề tài1T .................................................................................................... 12 1T2. Mục đích nghiên cứu1T............................................................................................... 13 1T3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu1T ......................................................................... 13 1T4. Giả thuyết khoa học1T ................................................................................................ 14 1T5. Nhiệm vụ nghiên cứu1T .............................................................................................. 14 1T6. Giới hạn đề tài1T ........................................................................................................ 14 1T7. Phương pháp nghiên cứu1T ......................................................................................... 15 1T8. Đóng góp mới của đề tài1T ......................................................................................... 16 1T9. Cấu trúc nội dung của đề tài1T .................................................................................... 17 1TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1T .................................................................... 18 1T .1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề1T ................................................................... 18 1T . 1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước1T .................................................... 18 1T .1. 2. Những công trình nghiên cứu trong nước1T ..................................................... 27 1T .2. Những vấn đề về lý luận1T....................................................................................... 31 1T .2.1. Chú ý1T ............................................................................................................ 31 1T .2.1.1. Khái niệm chú ý1T .................................................................................... 31 1T .2.1.2. Cơ chế hình thành chú ý1T ........................................................................ 32 1T .2.1.3. Phân loại chú ý1T ...................................................................................... 33 1T .2.1.4. Các thuộc tính của chú ý1T ....................................................................... 36 1T .2.2. Chú ý trong học tập1T ...................................................................................... 40 1T .2.2.1. Khái niệm chú ý trong học tập1T ............................................................... 40 1T .2.2.2. Vai trò của chú ý trong học tập1T .............................................................. 41 1T .2.2.3. Những dấu hiệu của sự chú ý trong học tập1T ........................................... 43 1T .3. Chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự1T ........................ 45 1T .3.1. Đặc điểm tâm - sinh lý khách thể nghiên cứu1T ................................................ 45 1T .3.1.1. Đặc điểm về sự phát triển thể chất 1T ......................................................... 46 1T .3.1.2. Một số đặc điểm nhân cách1T ................................................................... 46 1T .3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học viên sĩ quan kỹ thuật 1T ............................ 50 1T .3.2.1. Hoạt động học tập của sinh viên1T ............................................................ 50 1T .3.2.2. Đặc điểm hoạt động học tập của học viên sĩ quan kỹ thuật 1T .................... 51 1TCộng1T ........................................................................................................................... 52 1T .3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự1T ............................................................................................. 54 1T .3.3.1. Một số yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ quan1T .......................................... 55 1T .3.3.2. Một số yếu tố ảnh hưởng thuộc về khách quan1T ...................................... 59 1TChương 2: THỰC TRẠNG CHÚ Ý VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO SỰ CHÚ Ý TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN KỸ THUẬT QUÂN SỰ1T ................................................................. 62 1T2.1. Giới thiệu về Trường Sĩ quan kỹ thuật quân sự1T ..................................................... 62 1T2.2. Thực trạng chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự1T ....... 64 1T2.2.1. Sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự1T ............ 64 1T2.2.1.1. Nhận thức của học viên về sự chú ý trong học tập1T ................................. 64 1T .2.1.2. Thái độ của học viên đối với việc chú ý trong học tập1T ........................... 72 1T .2.1.3. Biểu hiện hành vi chú ý trong học tập của học viên1T ............................... 82 1T .2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý trong học tập của học viên1T .............. 99 1T .2.1.5. Sự lựa chọn của học viên trước một số đề xuất về các biện pháp nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập1T ....................................................................... 106 1T2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan1T .................................................................... 111 1T2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan1T ........................................................................ 113 1T2.3. Một số biện pháp nâng cao sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự1T ............................................................................................................ 114 1T2.3.1. Nhóm các biện pháp khách quan1T ................................................................ 114 1T2.2.1.1. Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình1T .................................... 114 1T2.3.1.2. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học1T ................................................... 115 1T2.3.1.3. Duy trì thường xuyên trạng thái chú ý trong học tập1T ............................ 116 1T2.3.1.4. Tăng cường cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cho việc dạy và học1T ....................................................................................................... 116 1T2.3.2. Nhóm các biện pháp chủ quan1T ................................................................... 117 1T2.3.2.1. Học viên phải không ngừng nâng cao nhận thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn1T .................................................................................................... 117 1T2.3.2.2. Thường xuyên đổi mới, cải tiến phương pháp học tập của học viên1T ..... 117 1T2.3.2.3. Tổ chức tốt cuộc sống, hoạt động sinh hoạt quân sự của học viên1T ........ 118 1TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1T .................................................................. 120 1TKẾT LUẬN1T .............................................................................................................. 120 1TKIẾN NGHỊ1T ............................................................................................................. 121 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ........................................................................ 124 1TPHỤ LỤC1T.................................................................................................. 128 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chú ý là điều kiện của hoạt động có ý thức của con người, có vai trò to lớn đối với sự phát triển tâm lý và nhận thức của con người. Chú ý được xem là một trạng thái tâm lý đi kèm, làm “nền” cho các hoạt động tâm lý khác nhằm bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả. Chú ý là điều kiện không không thể thiếu cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống cũng như học tập, lao động, giải trí, đạt kết quả cao nhất. Trong học tập luôn đòi hỏi sự tập trung chú ý của người học, bảo đảm cho người học lựa chọn và tập trung vào đối tượng học tập nào đó đồng thời lảng tránh, bỏ qua các đối tượng khác để việc phản ánh được tốt hơn, cơ sở cho các hành động học tập có kết quả. Hiện nay, vấn đề chú ý và chú ý trong học tập đã và đang được nhiều tác giả quan tâm. Trước hết là những nhà nghiên cứu tiên phong như Wilhelm Wundt, William James, Ivan Parlov, Michael I.Posner , ... trong những công trình đó đã đề cập đến lý luận: chú ý, phân biệt và hạn chế trong nhận thức các lĩnh vực rộng; lựa chọn tích cực của kích thích; hình ảnh não của sự chú ý lựa chọn,... đến nghiên cứu về mối quan hệ của hoàn cảnh, tác nhân kích tích, thực phẩm đến trạng thái và mức độ chú ý của con người và cũng như là nghiên cứu ứng dụng vào việc cải thiện khả năng tập trung trong học tập, thi đấu thể thao, lao động,. . Ở Việt Nam, đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chưa có nhiều công trình vẫn còn dừng lại chủ yếu ở tìm hiểu thực trạng ở phạm vi nhỏ, ở các bài viết, tham luận, trong các diễn đàn giáo dục, xã hội và từng bước ứng dụng trong huấn luyện kỹ năng nghề. Đối với hoạt động quân sự nói chung, quá trình dạy học, giáo dục, phát triển và chuẩn bị tâm lý cho quân nhân trong các Nhà trường quân sự nói riêng thì vấn đề tìm hiểu sự chú ý học viên nhất là khi có nhiều những tác nhân làm cho người học suy giảm chú ý, phân tán chú ý và không tập trung chú ý có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với chính quá trình dạy và học ở nhà trường mà còn do chính tính chất của hoạt động quân sự. Những tính chất đặc thù chính là hoạt động giáo dục – đào tạo diễn ra trong điều kiện môi trường quân sự, bên cạnh và đồng thời là thực hiện nhiều nhiệm vụ theo chức trách như: sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất, công tác dân vận, v.v. Các yếu tố đó cảnh hưởng mọi mặt hoạt động và học tập của học viên, đến trạng thái chú ý của họ, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân và tập thể và đặc biệt quan trọng đối với chức trách nhiệm vụ đảm nhiệm khi tốt nghiệp. Từ thực tiễn môi trường sư phạm quân sự nói chung, môi trường sư phạm kỹ thuật quân sự nói riêng chưa được quan tâm, nghiên cứu, làm rõ đặt ra vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Và hơn bao giờ hết khi chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 86/NQ-ĐUQSTƯ của Đảng uỷ quân sự trung ương về “Công tác giáo dục – đào tạo trong tình hình mới” và Nghị quyết 382/NQ- ĐUQSTƯ của Đảng uỷ quân sự trung ương về “Công tác kỹ thuật trong tình hình mới” thì việc nghiên cứu về vấn đề chú ý trong hoạt động giáo dục - đào tạo ở Nhà trường kỹ thuật quân sự không chỉ có giá trị về mật lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc. Chính vì lẽ đó, người nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập của học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cho quân đội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. - Đối tượng nghiên cứu: sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. 4. Giả thuyết khoa học - Học viên sĩ quan trường sĩ quan kỹ thuật quân sự có sự phân tán chú ý ở mức độ nhất định trong học tập trên lớp. - Sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên có sự khác nhau giữa các đối tượng đào tạo. - Sự chú ý trong học tập của học viên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. - Cần có nhiều biện pháp nâng cao tập trung chú ý trong học tập của học viên sĩ quan kỹ thuật 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. - Nghiên cứu thực trạng chú ý, đề xuất một số biện pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập cho học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. 6. Giới hạn đề tài Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu như sau: - Chỉ nghiên cứu trên nhóm 300 học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật quân sự bậc cao đẳng ở trường sĩ quan kỹ thuật theo nguyên tắc chọn mẫu phân tầng. - Chỉ nghiên cứu sự chú ý trong học tập diễn ra trên lớp chứ không nghiên cứu đến sự chú ý trong tự học và các hoạt động khác của học viên. - Chỉ nghiên cứu theo hướng tiếp cận nhận thức, thái độ và biểu hiện hành vi chú ý của học viên trong học tập diễn ra trên lớp. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp: phương pháp nghiên cứu lý luận,phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp tọa đàm và phương pháp thống kê toán học. * Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn đã thực hiện về chú ý, sự phân tán chú ý trong hoạt động nói chung và học tập nói riêng. Các tư liệu trên được sử dụng trong đề tài như một thư mục tham khảo thông qua việc nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa. * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến theo các bước: - Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở - Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm - Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dò chính thức Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các nội dung chính sau: - Tầm quan trọng của chú ý đối với việc học tập của học viên - Mức độ chú ý của học viên trong học tập như thế nào (chú ý, biểu hiện của chú ý, mức độ chú ý ở trong từng hình thức học tập,). - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên sĩ quan kỹ thuật - Một số đề xuất nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập trên lớp của học viên sĩ quan kỹ thuật. Bảng thăm dò được xây dựng thành hai phần, phần một là phần giới thiệu và hướng dẫn trả lời. Phần hai là nội dung hỏi. Bảng thăm dò cũng sử dụng nhiều kiểu câu hỏi khác nhau để làm tăng tính giá trị như: câu hỏi theo kiểu thang đo định danh, theo thang đo Likert - xếp thứ hạng - thứ tự, Các khách thể nghiên cứu được điều tra theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác một cách cao nhất. * Phương pháp phỏng vấn Phương pháp này thực hiện theo kiểu phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn sâu cá nhân. - Phỏng vấn nhóm tập trung: tập trung phỏng vấn các nội dung gắn với bản hỏi để tăng tính thuyết phục cũng như độ phong phú và thực tế của số liệu. - Phỏng vấn sâu cá nhân: chọn một vấn đề nào đó nổi trội trong phần trả lời để phỏng vấn ở một số đối tượng. * Phương pháp tọa đàm Tổ chức tọa đàm với các đối tượng là học viên cũng như một số cán bộ quản lý đại đội, tiểu đoàn học viên sĩ quan kỹ thuật và một số nhà khoa học chuyên ngành Tâm lý học, Giáo dục học để thu thập ý kiến nhằm làm cho cứ liệu phong phú, đa chiều. * Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm: SPSS for Window 11.5 để xử lý các số liệu thống kê. 8. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài mô tả thực trạng chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự - Đề tài cũng đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao sự chú ý trong học tập cho học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự. 9. Cấu trúc nội dung của đề tài Bao gồm 03 phần Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Giới hạn đề tài 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Đóng góp mới của đề tài Phần kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng chú ý và một số biện pháp nâng cao sự chú ý trong học tập của học viên trường sĩ quan kỹ thuật quân sự Phần kết luận và kiến nghị Kết luận Kiến nghị Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề 1. 1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước Ngay từ đầu trong ngành tâm lý học, các nhà tâm lý học đã quan tâm nghiên cứu, lý giải việc: chúng ta để ý những sự việc này nhiều hơn sự việc khác và điều gì đang diễn ra khi chúng ta “chú ý” đến sự việc nào đó. Nghiên cứu về chú ý cũng được các nhà sinh lý thần kinh, các nhà quản lý, giáo viên quan tâm, tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. * Wilhelm Wundt (1832 – 1920) được coi là nhà tâm lý học đầu tiên nghiên cứu về sự chú ý, phân biệt và hạn chế trong nhận thức các lĩnh vực rộng [26]. * Nhà triết học và tâm lý học người Mỹ William James (1842 – 1910) nhấn mạnh vị trí của chủ thể trước các kích thích tác động. Bằng việc sử dụng phương pháp nội quan – nghiên cứu chi tiết kinh nghiệm của riêng bản thân - Jame (1890) đưa ra kết luận: khi chúng ta cố gắng chú ý hai sự việc thì chỉ thành công nếu một trong hai sự việc trở thành quen thuộc đến mức “theo thói quen”, và không chú ý nhiều đến nó [26, tr.63]. Từ sự đề cập đến sự giới hạn của chú ý, Jame đã cho rằng: chính điều này giúp chúng ta có thể nhận thức được thế giới xung quanh. Ông phân loại chú ý dựa vào các quá trình nhận thức như là chú ý cảm giác gắn với tri giác và chú ý trí tuệ gắn với trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. * John B.Watson (1878 – 1958) đã tìm cách xác định sự chú ý không phải là một quá trình bên trong mà là hành vi phản ứng lại với các kích thích cụ thể. * Mackworth (1950) tiến hành một loạt nghiên cứu khảo sát về khả năng duy trì một công việc nhàm chán nhưng vẫn còn tỉnh táo, nhanh nhẹn qua đó để thấy được mức độ duy trì chú ý và các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian duy trì sự chú ý của một người. Thực nghiệm của Mackworth về chú ý thông qua việc rò tìm tín hiệu, trong đó người tham gia nghiên cứu bấm một phím nhỏ khi họ nhận thức có tín hiệu đặc biệt. Tín hiệu có thể là tín hiệu hình ảnh, như hình ảnh trên màn hình radar, hay có thể là tín hiệu tiếng, như duy trì tiếng. Bằng việc so sánh tín hiệu đã cho với phản ứng của người tham gia, thống kê lỗi và ghi lại sự duy trì chú ý của họ. Ông đưa đến kết luận: Nếu họ không ch
Luận văn liên quan