Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học ñã chú ý tới Spirulina
platensiskhông chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa 55 - 70%
protein mà còn chiết xuất ñược từ Spirulina platensis nhiều hoạt chất có
dược tính quý như phycocyanin, betacaroten, hoạt chất sulfolipid, spirulan
(Ca-Sp, do người Nhật phát hiện). Ngoài ra, sinh khối Spirulina platensis
còn chứa nhiều hàm lượng các vitamin cần thiết, cácnguyên tố canxi, sắt,
photpho và có ñủ các nguyên tố vi lượng có giá trị sinh học cao như coban,
selenium, ñồng, kẽm, mangan . giúp chống oxy hóa, chống dị ứng, tăng
khả năng miễn dịch, có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu và chống
ung thư [30].
Vi khuẩn lam Spirulina platensis ñóng góp nguồn sinh khối sơ cấp
khổng lồ, có giá trị cao và có hàm lượng dinh dưỡngvượt trội so với các
loại rau, quả, hạt khác. Spirulina platensis có khả năng quang hợp nên cần
ánh sáng, cần CO
2
làm nguồn dinh dưỡng cacbon cần thiết ñể tổng hợp các
hợp chất hữu cơ khác.
Để sinh trưởng và phát triển, ngoài nguồn dinh dưỡng cacbon,
Spirulina platensis cần cung cấp nguồn nitơ, các nguyên tố khoáng ña vi
lượng. Spirulina platensis sống quang dưỡng nên nguồn ni tơ ñóng vai
trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp lượng protein rất lớn của nó
(55 - 70%). Nguồn nitơ truyền thống ñược sử dụng trong nuôi trồng
Spirulina platensis là nguồn nitrate (Zarrouk, 1966; Paoletti et al.,1975;
Schlosser, 1982). Để ña dạng nguồn nitơ sử dụng trong nuôi trồng
Spirulina platensisvà sử dụng ñược các nguồn nitơ dể tìm. Đồng thời thử
nghiệm nuôi trồng thu sinh khối Spirulina platensis trong ñiều kiện tại
2
Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi thực
hiện ñề tài “Nghiên cứu sử dụng ammonium sulfate và urea trong nuôi
trồng Spirulina platensis tại Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công
nghệ tỉnh Đắk Lắk ”.
118 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sử dụng Ammonium Sulfate và Urea trong nuôi trồng spirulina Platensis tại trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
ĐỖ THỊ BÍCH MỸ
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG AMMONIUM SULFATE VÀ
UREA TRONG NUÔI TRỒNG SPIRULINA PLATENSIS
TẠI TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH SINH HỌC
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
ĐỖ THỊ BÍCH MỸ
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG AMMONIUM SULFATE VÀ UREA
TRONG NUÔI TRỒNG SPIRULINA PLATENSIS TẠI TRUNG TÂM
ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH ĐĂKLĂK
Chuyên ngành: SINH HỌC THỰC NGHIỆM
Mã số: 60.42.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGÀNH SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ THỊ PHƯƠNG KHANH
[
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn cao học này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc đến:
TS. Võ Thị Phương Khanh, người đã dạy dỗ, gần gũi, tận tình hướng
dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như thời gian thực hiện luận văn thạc sỹ.
Quý thầy cô Phòng đào tạo sau đại học, Khoa KHTN và CN, Khoa
Nông Lâm nghiệp – Trường Đại học Tây Nguyên và quý thầy cô đã giảng dạy
cho tôi trong cả khóa học.
Ban giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk,
Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện,
quan tâm, động viên, giúp đỡ về mọi mặt để tôi vừa hoàn thành công việc
được giao và luận văn của mình.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sâu sắc này đến gia đình, bạn bè, các
học viên lớp Cao học Sinh học thực nghiệm khóa 2 đã động viên, giúp đỡ kịp
thời tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
BMT, ngày 29/11/2010
Học viên
Đỗ Thị Bích Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
KÍ
HIỆU
TÊN BẢNG TRANG
1 1.1 Thành phần một số chất dinh dưỡng chính của vi khuẩn
lam Spirulina platensis (theo chất khô)
24
2 1.2 Thành phần acid amin của vi khuẩn lam Spirulina 25
3 1.3
Nhu cầu acid amin thiết yếu của người trưởng thành
(EAA) và khả năng cung cấp của 10g vi khuẩn lam
Spirulina platensis
26
4 1.4 Thành phần một số acid béo đặc biệt trong S. platensis 27
5 1.5 Thành phần các sắc tố tự nhiên trong Spirulina platensis 28
6 1.6
Thành phần các vitamin trong 10g Spirulina platensis so
sánh với tiêu chuẩn hàng ngày của một người (theo US
Daily Value).
30
7 2.1 Khối lượng ammonium sulfate từ 0,1 – 0,9 g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk
38
8 2.2 Khối lượng ammonium sulfate từ 0,1 – 0,3 g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk
39
9 2.3 Khối lượng urea từ 0,1 – 0,9 g/l thay thế NaNO3 trong
môi trường Zarrouk
39
10 2.4 Khối lượng urea từ 0,1 – 0,3 g/l thay thế NaNO3 trong
môi trường Zarrouk
40
11 2.5 Bảng tóm tắt quá trình thực hiện phản ứng DNS 43
12 3.1
Ảnh hưởng của nồng độ A.sulfate từ 0,3 – 1,8g/l thay thế
hoàn toàn NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh
trưởng Spirulina platensis
46
13 3.2
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0,1 - 0,9g/l thay thế
không hoàn toàn NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến
sinh trưởng S. platensis
48
14 3.3 Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0,1 - 0,3g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
52
TT
KÍ
HIỆU
TÊN BẢNG TRANG
S. platensis
15 3.4
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0,1 – 0,9g/l thay thế
NaNO3 không hoàn toàn trong môi trường Zarrouk đến
sinh trưởng S. platensis
54
16 3.5
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0,1 – 0,3g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis
58
17 3.6 Sinh trưởng của Spirulina platensis trên môi trường có
nguồn nitơ thay thế ở điều kiện phòng thí nghiệm.
60
18 3.7 Ảnh hưởng thể tích bể nuôi đến sinh trưởng của
S. platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay thế
63
19 3.8 Ảnh hưởng của thời điểm nuôi cấy đến sinh trưởng của
S. platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay thế
66
20 3.9
Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng và che chắn đến sinh
trưởng của Spirulina platensis trên môi trường thay thế
nguồn nitơ
68
21 3.10 Ảnh hưởng của chế độ khấy trộn đến sinh trưởng
S. platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay thế
70
22 3.11 Thành phần dinh dưỡng cơ bản của Spirulina platensis 73
23 3.12 Hàm lượng chlorophyll a của Spirulina platensis 74
24 3.13 Chi phí nhiên liệu, dụng cụ nuôi trồng Spirulina platensis 75
25 3.14 Chi phí hóa chất nuôi trồng Spirulina platensis 76
26 3.15 Giá thành sinh khối khô Spirulina platensis nuôi trồng
trong môi trường có A. sulfate hoặc urea thay thế
77
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TT
KÍ
HIỆU
TÊN ĐỒ THỊ TRANG
1 1.1 Thành phần dinh dưỡng của tảo Spirulina 23
2 3.1
Ảnh hưởng của nồng độ A.sulfate từ 0.3 – 1.8g/l thay
thế NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
Spirulina platensis
46
3 3.2
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0,1 - 0,9g/l thay
thế không hoàn toàn NaNO3 trong môi trường Zarrouk
đến sinh trưởng S. platensis
49
4 3.3
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0,1 - 0,3g/l thay
thế NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis
52
5 3.4
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0.1 - 0.9g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
Spirulina platensis
55
6 3.5
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0.1 - 0.3g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis
58
7 3.6
Sinh trưởng của Spirulina platensis trên môi trường có
nguồn nitơ thay thế ở điều kiện phòng thí nghiệm
61
8 3.7
Ảnh hưởng thể tích bể nuôi đến sinh trưởng của S.
platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay thế
63
9 3.8
Ảnh hưởng của thời điểm nuôi cấy đến sinh trưởng của
Spirulina platensis trên môi trường thay thế
66
10 3.9
Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng và che chắn đến sinh
trưởng của S. platensis trên các môi trương thay thế
69
11 3.10
Ảnh hưởng của chế độ khấy trộn đến sinh trưởng
Spirulina platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay
thế
70
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
TT
KÍ
HIỆU
TÊN HÌNH ẢNH TRANG
1 1.1 Thu hoạch Spirulina ở hồ Chad 3
2 1.2 Bánh Spirulina (Dihe) bán ở chợ địa phương 3
3 1.3 Phụ nữ Kanembu thu hoạch Spirulina ở vùng hồ Chad 4
4 1.4
Bể nuôi Spirulina platensis tại công ty nước khoáng
Vĩnh Hảo
8
5 1.5 Sợi Spirulina platensis nhìn dưới kính hiển vi 10
6 1.6 Một số hình dạng sợi S. platensis dưới kính hiển vi 11
7 1.7 Khuấy trộn bằng cánh khuấy 21
8 1.8 Vòng đời Spirulina platensis 22
9 1.9
Sản phẩm nước giải khát đóng hộp của công ty Vĩnh
Hảo
30
10 1.10 Một số dược phẩm từ Spirulina 30
11 1.11 Nước chiết xuất từ vi khuẩn lam Spirulina 31
12 1.12 Mỹ phẩm và kem dưỡng da từ Spirulina 31
13 1.13 Một số dạng sản phẩm cho gia súc và thủy hải sản 32
14 1.14 Xử lý nước thải ở hồ nuôi Spirulina 33
15 1.15
Bể nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina ở Sosa Texcoco –
Mexico
34
16 1.16
Earthrise Farms –Nhà nuôi vi khuẩn lam Spirulina lớn
nhất thế giới
34
17 1.17 Bể nuôi trồng vi khuẩn lam Spirulina ở Earthrise Farms 34
18 1.18
Nuôi S. platensis trong nhà kính ở miền Nam nước
Pháp
35
19 3.1
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0,3 – 1,8g/l thay
thế hoàn toàn NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến
sinh trưởng Spirulina platensis
47
20 3.2
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0,1- 0,9g/l thay
thế NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis(0 và 9 ngày)
50
TT
KÍ
HIỆU
TÊN HÌNH ẢNH TRANG
21 3.3
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0.1 - 0.9g/l thay
thế NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis (21ngày)
51
22 3.4
Ảnh hưởng của nồng độ A. sulfate từ 0.1 - 0.3g/l thay
thế NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis (21ngày)
53
23 3.5
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0.1 - 0.9g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis (0ngày)
56
24 3.6
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0.1 - 0.9g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis (09ngày)
56
25 3.7
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0.1 - 0.9g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis (21ngày)
57
26 3.8
Ảnh hưởng của nồng độ urea từ 0,1 – 0,3g/l thay thế
NaNO3 trong môi trường Zarrouk đến sinh trưởng
S. platensis
59
27 3.9
Ảnh hưởng thể tích nuôi trồng (10lít) đến sinh của
Spirulina platensis trong môi trường thay thế ngoài tự
nhiên
62
28 3.10
Sự sinh trưởng của Spirulina platensis trên môi trường
có nguồn nitơ thay thế theo thời gian
64
29 3.11
Ảnh hưởng thể tích bể nuôi đến sinh trưởng của
Spirulina platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay
thế
64
30 3.12
Ảnh hưởng của chế độ khấy trộn đến sinh trưởng
Spirulina platensis trên môi trường có nguồn nitơ thay
thế
72
31 3.13 Sinh khối tươi S. platensis 73
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Đặt vấn đề .............................................. Error! Bookmark not defined.
2. Mục tiêu của đề tài ................................. Error! Bookmark not defined.
3. Ý nghĩa khoa học.................................... Error! Bookmark not defined.
4. Ý nghĩa thực tiễn .................................... Error! Bookmark not defined.
5. Giới hạn của đề tài .................................. Error! Bookmark not defined.
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......... Error! Bookmark not defined.
1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về Spirulina platensis Error!
Bookmark not defined.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới . Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Error! Bookmark not defined.
1.2 Tổng quan về Spirulina platensis ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Phân loại ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Phân bố .......................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3 Hình thái và cấu tạo của Spirulina platensis Error! Bookmark not
defined.
1.2.4 Đặc điểm vận động và cư trú ......... Error! Bookmark not defined.
1.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.6 Đặc điểm sinh sản .......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.7 Thành phần hóa học của vi khuẩn lam Spirulina platensis .... Error!
Bookmark not defined.
1.3 Các lĩnh vực ứng dụng của Spirulina platensis ... Error! Bookmark not
defined.
1.3.1 Ứng dụng trong công nghệ thực phẩm ......... Error! Bookmark not
defined.
1.3.2 Chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học và dinh dưỡng ....... Error!
Bookmark not defined.
1.3.3 Chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy hải sản .......... Error!
Bookmark not defined.
1.3.4 Sản xuất phân bón sinh học ........... Error! Bookmark not defined.
1.3.5 Xử lý môi trường ........................... Error! Bookmark not defined.
1.4 Công nghệ sản xuất vi khuẩn lam Spirulina platensis Error! Bookmark
not defined.
1.4.1 Công nghệ nuôi trồng theo hệ thống hở (O.E.S) Error! Bookmark
not defined.
1.4.2 Công nghệ nuôi trồng theo hệ thống kín (C.E.S) Error! Bookmark
not defined.
1.4.3 Công nghệ nuôi trồng Spirulina platensis ở Việt Nam .......... Error!
Bookmark not defined.
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error!
Bookmark not defined.
2.1 Nội dung nghiên cứu ............................ Error! Bookmark not defined.
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu ...................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ....... Error! Bookmark not defined.
2.2.4 Môi trường nuôi cấy Spirulina platensis (Zarrouk,1966) ...... Error!
Bookmark not defined.
2.2.5 Thời gian nghiên cứu ..................... Error! Bookmark not defined.
2.2.6 Phương pháp nghiên cứu ............... Error! Bookmark not defined.
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN . Error! Bookmark
not defined.
3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ ammonium sulfate thay thế đến
sinh trưởng Spirulina platensis. .................. Error! Bookmark not defined.
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ urea thay thế đến sinh trưởng
Spirulina platensis ...................................... Error! Bookmark not defined.
3.3 Nghiên cứu nuôi trồng thử nghiệm Spirulina platensis trong môi trường
có nguồn nitơ thay thế ở điều kiện phòng thí nghiệm. .... Error! Bookmark
not defined.
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi trồng đến sinh trưởng
Spirulina platensis trong điều kiện tự nhiên Error! Bookmark not defined.
3.4.1 Ảnh hưởng của thể tích bể nuôi trồng .......... Error! Bookmark not
defined.
3.4.2 Ảnh hưởng của thời điểm nuôi cấy Error! Bookmark not defined.
3.4.3 Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng và che chắn đến sinh trưởng của
S. platensis ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.4.4 Ảnh hưởng của chế độ khấy trộn đến sinh trưởng S. platensis
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5 Bước đầu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nitơ thay thế đến nuôi trồng
thử nghiệm Spirulina platensis ................... Error! Bookmark not defined.
3.5.1 Đánh giá về thành phần dinh dưỡng sinh khối Spirulina platensis
............................................................... Error! Bookmark not defined.
3.5.2 Hạch toán giá thành nuôi trồng Spirulina platensis ............... Error!
Bookmark not defined.
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.... Error! Bookmark not defined.
4.1 Kết luận ................................................ Error! Bookmark not defined.
4.2 Kiến nghị .............................................. Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã chú ý tới Spirulina
platensis không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa 55 - 70%
protein mà còn chiết xuất được từ Spirulina platensis nhiều hoạt chất có
dược tính quý như phycocyanin, betacaroten, hoạt chất sulfolipid, spirulan
(Ca-Sp, do người Nhật phát hiện). Ngoài ra, sinh khối Spirulina platensis
còn chứa nhiều hàm lượng các vitamin cần thiết, các nguyên tố canxi, sắt,
photpho và có đủ các nguyên tố vi lượng có giá trị sinh học cao như coban,
selenium, đồng, kẽm, mangan.. giúp chống oxy hóa, chống dị ứng, tăng
khả năng miễn dịch, có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu và chống
ung thư [30].
Vi khuẩn lam Spirulina platensis đóng góp nguồn sinh khối sơ cấp
khổng lồ, có giá trị cao và có hàm lượng dinh dưỡng vượt trội so với các
loại rau, quả, hạt khác. Spirulina platensis có khả năng quang hợp nên cần
ánh sáng, cần CO2 làm nguồn dinh dưỡng cacbon cần thiết để tổng hợp các
hợp chất hữu cơ khác.
Để sinh trưởng và phát triển, ngoài nguồn dinh dưỡng cacbon,
Spirulina platensis cần cung cấp nguồn nitơ, các nguyên tố khoáng đa vi
lượng.... Spirulina platensis sống quang dưỡng nên nguồn ni tơ đóng vai
trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp lượng protein rất lớn của nó
(55 - 70%). Nguồn nitơ truyền thống được sử dụng trong nuôi trồng
Spirulina platensis là nguồn nitrate (Zarrouk, 1966; Paoletti et al.,1975;
Schlosser, 1982). Để đa dạng nguồn nitơ sử dụng trong nuôi trồng
Spirulina platensis và sử dụng được các nguồn nitơ dể tìm. Đồng thời thử
nghiệm nuôi trồng thu sinh khối Spirulina platensis trong điều kiện tại
2
Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi thực
hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng ammonium sulfate và urea trong nuôi
trồng Spirulina platensis tại Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công
nghệ tỉnh Đắk Lắk ”.
2. Mục tiêu của đề tài
Xác định khả năng sử dụng ammonium sulfate và urea trong nuôi
trồng Spirulina platensis tại Trung tâm ứng dụng khoa học và Công nghệ
tỉnh Đắk Lắk .
3. Ý nghĩa khoa học
Đánh giá được khả năng có thể thay thế nguồn ni tơ sử dụng trong
môi trường nuôi trồng Spirulina platensis.
4. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần vào việc lựa chọn các nguồn nitơ thích
hợp trong nuôi trồng Spirulina platensis. Từ đó có thể thu được lượng sinh
khối cũng như các sản phẩm có giá trị khác từ Spirulina platensis phục vụ
nhu cầu của người tiêu dùng.
5. Giới hạn của đề tài
Chúng tôi nghiên cứu trên đối tượng Spirulina platensis. Sử dụng
ammonium sulfate và urea để nuôi trồng Spirulina platensis tại Trung tâm
ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk.
3
PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về Spirulina
platensis
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vi khuẩn lam Spirulina platensis là một trong những sinh vật quang tự
dưỡng, đã dùng làm thức ăn bổ dưỡng từ thời cổ xưa của người Aztec ở
Mêhicô - Châu Mỹ và thổ dân Kanembu - Trung Phi. Spirulina platensis có
dạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do
nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dưới kính hiển vi.
Hình 1.1 Thu hoạch Spirulina ở hồ Chad
Hình 1.2 Bánh Spirulina (Dihe) bán ở chợ địa phương
4
Người Kanembu thu hoạch tảo bằng cách vớt chúng lên và đựng vào
chậu bằng đất, xả nước qua những túi vải và trải lên cát để làm khô dưới
ánh nắng mặt trời. Khi đã khô, những phụ nữ cắt bánh tảo thành những
miếng vuông đem bán ở chợ địa phương. "Dihe" được nghiền vụn và trộn
với sốt cà chua, tiêu và được rắc lên thịt, cá, đậu,... Nó chiếm 70% bữa ăn
của người Kanembu [14].
Năm 1940 nhà tảo học người Pháp P.Dangeard đã đề cập đến một
loại bánh có tên là Dihé, một loại bánh mà bộ tộc Kanembu ở gần hồ Chad,
Châu Phi thường ăn. Các nhà khoa học trên thế giới đã coi Spirulina
platensis là sinh vật có ích cho loài người. Loài Spirulina platensis này
cũng được tiến sĩ Clement người Pháp tình cờ phát hiện vào những năm
1960 khi đến Trung Phi. Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng
đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường
tráng và khỏe mạnh [12].
Năm 1964-1965, nhà thực vật học Jean Leonard đã xác định được
bánh Dihé được cấu tạo từ Spirulina platensis. Ông và đồng nghiệp của
mình đã tiến hành phân tích thành phần hóa học của Spirulina platensis từ
những quan sát của P.Dangeard.
Hình 1. 3 Phụ nữ Kanembu thu hoạch Spirulina ở vùng hồ Chad
5
Hai mươi năm sau, vào những năm cuối thập kỷ tám mươi thế kỷ 20,
nhiều giá trị dinh dưỡng và chức năng sinh học của Spirulina platensis đã
được khám phá và công bố rộng rãi không chỉ ở Pháp mà ở cả nhiều nước
khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Mêhicô, Đài Loan. Hầu hết các
nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng Spirulina platensis rất giàu protein có tới 55
– 70% trọng lượng khô của Spirulina platensis. Chỉ số hóa học của protein
Spirulina platensis cũng rất cao trong đó các loại axit amin chủ yếu như
leucin, isoleucin, valin, lysin, methionin và tryptophan đều có mặt với tỉ lệ
vượt trội so với chuẩn của tổ chức lương nông quốc tế quy định. Hệ số tiêu
hóa và hệ số sử dụng protein rất cao có thể đến 80 – 85% protein của
Spirulina platensis được hấp thu sau 18 giờ [29].
Đáng lưu ý trước hết là công trình nghiên cứu phòng chống ung thư
gây ra bởi tia phóng xạ hạt nhân cho các nạn nhân của sự cố Nhà máy Điện
hạt nhân Chernobul đã thu được kết quả rất tốt khi điều trị bằng Spirulina
platensis nguyên chất. Khi uống Spirulina platensis, lượng chất phóng xạ
đã được đào thải khỏi đường tiểu của người bị nhiễm xạ rất cao. Kết quả
này đã được biểu dương tại hội nghị quốc tế về Spirulina platensis năm
1998 ở cộng hòa Czech.
Tại Ấn Độ, một nghiên cứu năm 1995 đã chứng tỏ với liều 1g/ngày
Spirulina platensis, có tác dụng trị ung thư ở những bệnh nhân ung thư do
thói quen nhai trầu thuốc.
Ở Nhật, Hiroshi Nakamura cùng Christopher Hill thuộc Liên đoàn vi
khuẩn lam Spirulina platensis quốc tế cùng