Luận văn Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi nòng nọc ếch Thái Lan (rana tigerina tigrina)

Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành phát triển ở Việt Nam hiện nay. Nó góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước trong những năm qua. Để góp phần phát triển hơn nữa thì ngoài một số đối tượng nuôi phổ biến hiện nay như: tôm, cua, cá . Ngành thủy sản cần nghiên cứu và phát triển thêm một số đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao. Một trong những đối tượng nuôi đang được quan tâm đầu tư hiện nay là ếch. Thịt ếch không xa lạ gì với nhân dân ta từ xưa đến nay, là một món ăn ngon, thường xuyên xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Hiện nay ở một số nhà hàng, quán ăn thịt ếch được xem như là một món ăn đặc sản, cũng như thịt cá sấu, ba ba hay đà điểu. Nghề nuôi ếch cũng là nghề quen thuộc với nông dân ta. Từ xưa nhân dân ta đã nuôi ếch với loài ếch bản địa Rana rugulosa (hay còn gọi ếch đồng). Nhưng nhìn chung phương pháp nuôi vẫn còn lạc hậu, chủ yếu nuôi theo phương pháp thủ công dân gian. Con giống được bắt từ tự nhiên đem về nuôi trong ao đất hay lồng lưới, thức ăn là các loại côn trùng như: châu chấu, bươm bướm và gây nuôi một số đối tượng làm thức ăn cho ếch như: trùn quế Vì vậy số lượng ếch nuôi không lớn và khó phát triển với diện tích rộng đồng thời hiệu quả kinh tế không cao. Trong khi đó một số nước trên thế giới như: Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan nghề nuôi ếch đã phát triển từ lâu. Đặc biệt Thái Lan một nước gần chúng ta cũng đã có nghề nuôi ếch phát triển từ những năm đầu thập kỷ 90. Ở Thái Lan hai loài ếch bản địa Rana tigerina tigrina và Rana rugulosa được nuôi theo quy mô công nghiệp, ếch nuôi trong các bể xi măng, hoặc lồng lưới dưới ao với mật độ tương đối cao 60-80 con/m2, thức ăn sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn viên công nghiệp. Năng suất thu được sau mỗi vụ (4-5 tháng) đạt từ 10-15kg/m2/vụ, tỷ lệ hao hụt thấp, hiệu quả kinh tế cao. Cùng với sự phát triển của đất nước thì nhu cầu của người dân cũng tăng. Trong đó nhu cầu về thịt ếch trong bữa ăn gia đình ngày một cao. Bên cạnh đó nhu cầu về thịt ếch để cung cấp cho thị trường xuất khẩu cũng tăng lên. Để đáp ứng cầu tăng thì cung phải tăng, nhưng với nguồn ếch giống cũng như ếch thịt ngoài tự nhiên ngày một cạn kiệt do sự khai thác quá mức của con người và môi trường sống của ếch đang bị đe dọa bởi hoạt động của con người. Nên khó có thể đáp ứng tốt các nhu cầu trên trong thời gian ngắn cũng như thời gian dài. Nắm bắt được vấn đề này ngành thủy sản đang đầu tư nghiên cứu để phát triển nghề nuôi ếch theo quy mô công nghiệp. Vì vậy, gần đây ở nước ta đã nhập thêm một số loài ếch mới có trọng lượng cao hơn so với ếch đồng hiện nay như: ếch bò Nam Mỹ (Rana catesbeiana), ếch Thái Lan (Rana tigerina tigrina). Bước đầu cho thấy ếch Thái Lan có sự thích nghi tốt, năng suất cao. Hiện nay trên thị trường đang có nhu cầu về giống ếch Thái Lan tương đối lớn. Nhưng số lượng cung cấp giống chưa được nhiều do nguồn ếch bố mẹ ít, quá trình ương giống chưa đạt hiệu quả cao, con giống thích nghi chưa tốt với điều kiện nuôi công nghiệp. Vì trong quá trình sản xuất giống người ta sử dụng phần lớn thức ăn ương nuôi là trùn chỉ nhưng trùn chỉ dễ lây mầm bệnh, giá thành cao, khó áp dụng cho quá trình ương nuôi với quy mô lớn. Để giải quyết vấn đề này đồng thời được sự chấp thuận của Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản và dưới sự hướng dẫn của Thầy Lê Thanh Hùng chúng tôi thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ĐỂ ƯƠNG NUÔI NÒNG NỌC ẾCH THÁI LAN (Rana tigerina tigrina).”

doc80 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3617 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu sử dụng thức ăn chế biến để ương nuôi nòng nọc ếch Thái Lan (rana tigerina tigrina), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN KHANG.doc
  • pdfLVTN KHANG.pdf
Luận văn liên quan