1.1 Đặt vấn đề
Cây chè (Thea sinensis L.) có nguồn gốc ở khu vực gió mùa Đông Nam Á và có lịch sử phát triển cách đây gần 5000 năm. Chè là cây dễ sống nên được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Srilanka, Nhật Bản.Với điều kiện khí hậu địa lý, đất đai của Việt Nam phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nên cây chè được trồng nhiều ở đây đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc [2].
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị tiềm năng kinh tế rất lớn nó góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo đối với một số vùng miền núi, ngoài ra cây chè có vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa lớn trong xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây sản lượng và giá trị cây chè không ngừng tăng lên. Tính đến 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước đạt 130 triệu USD, tăng 18,43% so với cùng kỳ năm 2007. Với chủ trương phát triển kinh tế toàn diện, ngày 10/3/1999 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển diện tích chè đến năm 2000 là 100.000 ha và năm 2010 là 104.000 ha nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu nên 200 triệu USD/ năm. [19]
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển cây chè, 12/2003 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án phát triển cây chè gai đoạn 2004-2010 ở hai huyện Hải Hà và Đầm Hà. Hải Hà là nơi có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, ban ngày có gió Nam từ biển thổi vào, ban đêm dãy núi Quảng Nam Châu thổi ngược ra biển chính vì vậy mà có sự chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm lớn khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm và chủ yếu tập trung vào tháng 5, 6, nhiệt độ trung bình năm 220C, cao nhất vào tháng 7,8 và thấp nhất vào tháng 12. Chè ở đây được trồng trên những quả đồi bát úp có độ cao khoảng 50-60m so với mực nước biển. Đất ở đây chủ yếu là đất Feralits vàng xám và vàng đỏ với độ sâu 0,6-0,8m rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Cho đến nay diện tích chè của tỉnh đã trồng được là 1475ha, giống chè được trồng chủ yếu ở đây là các giống chè lai và nhập nội như LDP1, LDP2, Thuý Ngọc, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên., những giống này đều cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn hẳn so với một số giống chè của địa phương như. Trung Du.[29]
Việc đưa cây chè về trồng ở một số huyện miền núi giáp biên của tỉnh là việc làm thiết thực nó đã tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho các đồng bào dân tộc và các hộ gia đình nông thôn nơi đây.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì Quảng Long - Hải Hà còn có những khó khăn riêng như là vùng trồng chè mới, chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất cũng như trong phòng trừ sâu bệnh hại vì vậy năng suất cũng như chất lượng chè ở đây chưa cao so với các vùng trồng chè khác trong cả nước.
Để khắc phục những khó khăn trên của vùng trong thời gian tới chúng ta phải đánh giá được tình hình phát sinh phát triển của sâu, nhện hại chính và các yếu tố liên quan từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr.) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh".
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác định được thành phần sâu, nhện hại, mối quan hệ giữa chúng với cây chè và một số yếu tố sinh thái góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ sâu, nhện hại thích hợp, có hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng và môi trường đối với vùng chè Quảng Ninh.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại chè và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
- Xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố (giống, kỹ thuật hái, trồng cây che bóng) đến sự diễn biến mật độ của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
- Xác định hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè.
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4249 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rây xanh hại chè vụ xuân hè 2009 tại Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------(((----------
VI THỊ HẰNG
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU, NHỆN HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ RẦY XANH (EMPOASCA FLAVESCENS FABR.) HẠI CHÈ VỤ XUÂN HÈ 2009 TẠI QUẢNG LONG - HẢI HÀ - QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vi Thị Hằng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- pgs.ts. Nguyễn Thị Kim Oanh là người đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
- Khoa Sau đại học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
- Tất cả các giáo viên Bộ môn Côn trùng, ban chủ nhiệm khoa Nông Học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. đã góp ý để tôi hoàn thành đề tài này.
- Ban lãnh đạo Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ninh và các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- Tất cả các bạn bè và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi.
Một lần nữa tôi bảy tỏ lòng biết ơn tới mọi sự giúp đỡ đó!
Tác giả luận văn
Vi Thị Hằng
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vii
1. Mở đầu 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài 2
2. Tổng quan tài liệu 4
2.1 Những nghiên cứu ngoài nước 4
2..2 Những nghiên cứu trong nước 14
3. Đối tượng, địa điểm, nội dung và phương pháp nghiên cứu 24
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
3.2 Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 24
3.3 Nội dung nghiên cứu 25
3.4 Phương pháp nghiên cứu 26
4. Kết quả và thảo luận 33
4.1 Thành phần sâu, nhện hại chè và thiên địch của chúng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long – Hải Hà - Quảng Ninh 33
4.1.1 Thành phần sâu, nhện hại chè vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long – Hải Hà - Quảng Ninh 33
4.1.2 Kết quả nghiên cứu thành phần thiên địch của sâu hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 36
4.2 Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học của rầy xanh (E. flavescens) 40
4.2.1 Đặc điểm hình thái và kích thước các pha phát dục của rầy xanh (E. flavescens) 40
4.2.2 Đặc tính sinh vật học của rầy xanh (E. flavescens) 41
4.2.3 Sức đẻ trứng của rầy xanh (E. flavescens) 43
4..2.4 Tỷ lệ nở của rầy xanh (E. flavescens) 43
4.3 Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến số lượng của các loài sâu, nhện hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 45
4.3.1 Một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ rầy xanh (E. flavescens) 45
4.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ nhện đỏ (O. coffeae) 55
4.3.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) 63
4.4 Xác định hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ rầy xanh (E. flavescens) , nhện đỏ (O. coffeae) và bọ trĩ (P. setiventris) 72
4.4.1 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ rầy xanh (E. flavescens) 73
4.4.2 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ nhện đỏ (O. coffeae) 74
4.4.3 Xác định hiệu lực của 3 loại thuốc BVTV trừ bọ trĩ (P. setiventris) 76
5. Kết luận và đề nghị 79
5.1 Kết luận 79
5.2 Đề nghị 80
Tài liệu tham khảo 81
Phụ lục 87
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1 Thµnh phÇn s©u, nhÖn h¹i chÌ vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long – H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 34
4.2 Thµnh phÇn thiªn ®Þch của s©u, nhện h¹i chÌ vô xu©n hÌ n¨m 2009 t¹i Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 38
4.3 KÝch thíc c¸c pha ph¸t dôc cña rÇy xanh (E. flavescens) 40
4.4 ¶nh hëng cña nhiÖt Èm ®é ®Õn thêi gian ph¸t dôc c¸c pha cña rÇy xanh (E. flavescens) 42
4.5 Søc ®Î trøng cña loµi rÇy xanh (E. flavescens) ë ®iÒu kiÖn nhiÖt ®é trong phßng thÝ nghiÖm 43
4.6 Tû lÖ në cña trøng rÇy xanh (E. flavescens) trong phßng thÝ nghiÖm 43
4.7 DiÔn biÕn mËt ®é rÇy xanh (E. flavescens) h¹i chÌ qua c¸c th¸ng vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶nh Ninh 46
4.8 DiÔn biÕn mËt ®é rÇy xanh (E. flavescens) trªn mét sè gièng chÌ vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶nh Ninh 49
4.9 ¶nh hëng cña trång c©y che bãng ®Õn mËt ®é rÇy xanh (E. flavescens) vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶nh Ninh 51
4.10 ¶nh hëng cña kü thuËt h¸i chÌ ®Õn mËt ®é rÇy xanh (E. flavescens) vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶nh Ninh 53
4.11 DiÔn biÕn mËt ®é nhÖn ®á (O. coffeae) h¹i chÌ qua c¸c th¸ng vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶nh Ninh 57
4.12. DiÔn biÕn mËt ®é nhÖn ®á (O. coffeae) trªn mét sè gièng chÌ vô xu©n hÌ 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶nh Ninh 59
4.13 ¶nh hëng cña trång c©y che bãng ®Õn mËt ®é nhÖn ®á (O. coffeae) vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 62
4.14 DiÔn biÕn mËt ®é bä trÜ (P. setiventris) h¹i chÌ qua c¸c th¸ng vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 64
4.15 DiÔn biÕn mËt ®é bä trÜ (P. setiventris) trªn mét sè gièng chÌ vô xu©n hÌ 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 67
4.16 ¶nh hëng cña trång c©y che bãng ®Õn mËt ®é bä trÜ (P. setiventris) vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh. 69
4.17 ¶nh hëng cña kü thuËt h¸i chÌ ®Õn mËt ®é bä trÜ (P. setiventris) h¹i chÌ vô xu©n hÌ n¨m 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 71
4.18 HiÖu lùc cña 3 lo¹i thuèc trõ rÇy xanh (E. flavescens) vô xu©n hÌ 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 73
4.19 HiÖu lùc cña 3 lo¹i thuèc trõ nhÖn ®á (O. coffeae) vô xu©n hÌ 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 74
4.20 HiÖu lùc cña 3 lo¹i thuèc trõ bä trÜ (P. setiventris) vô xu©n hÌ 2009 ë Qu¶ng Long - H¶i Hµ - Qu¶ng Ninh 77
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
3.1. Thí nghiệm nuôi cá thể rầy xanh Error! Bookmark not defined.
3. 2. Cây chè làm thức ăn cho rầy xanh Error! Bookmark not defined.
3.3. Các công thức thí nghiệm Error! Bookmark not defined.
4.1a. Các loài sâu hại chè vụ xuân hè 2009 tại Quảng Long – Hải Hà - Quảng Ninh Error! Bookmark not defined.
4.1b. Các loài sâu, nhện hại chè vụ xuân hè 2009 tại Quảng Long – Hải Hà - Quảng Ninh Error! Bookmark not defined.
4.2. Một số hình ảnh thiên địch Error! Bookmark not defined.
4.3. Các pha phát dục của rầy xanh (E.flavescens) Error! Bookmark not defined.
4.4. Diễn biến mật độ rầy xanh (E. flavescens) hại chè qua các tháng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảnh Ninh 47
4.5. Diễn biến mật độ rầy xanh (E. flavescens) trên một số giống chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 50
4.6. ảnh hưởng của trồng cây che bóng đến mật độ rầy xanh (E. flavescens) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảnh Ninh 52
4.7. ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ rầy xanh (E. flavescens) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảnh Ninh 54
4.8. Diễn biến mật độ nhện đỏ (O. coffeae) hại chè qua các tháng vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảnh Ninh 58
4.9. Diễn biến mật độ nhện đỏ (O. coffeae) trên một số giống chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 60
4.10. ảnh hưởng của trồng cây che bóng đến mật độ nhện đỏ (O. coffeae) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 64
4.11. Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè qua các tháng vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 65
4.12. Diễn biến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) trên một số giống chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 68
4.13. ảnh hưởng của trồng cây che bóng đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh. 70
4.14. ảnh hưởng của kỹ thuật hái chè đến mật độ bọ trĩ (P. setiventris) hại chè vụ xuân hè năm 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 71
4.15. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ rầy xanh (E. flavescens) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 74
4.16. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ nhện đỏ (O. coffeae) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 76
4.17. Hiệu lực của 3 loại thuốc trừ bọ trĩ (P. setiventris) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh 77
1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây chè (Thea sinensis L.) có nguồn gốc ở khu vực gió mùa Đông Nam Á và có lịch sử phát triển cách đây gần 5000 năm. Chè là cây dễ sống nên được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Srilanka, Nhật Bản...Với điều kiện khí hậu địa lý, đất đai của Việt Nam phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chè nên cây chè được trồng nhiều ở đây đặc biệt là các tỉnh Trung Du và miền núi phía Bắc [2].
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị tiềm năng kinh tế rất lớn nó góp phần không nhỏ trong việc xoá đói giảm nghèo đối với một số vùng miền núi, ngoài ra cây chè có vai trò quan trọng trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa lớn trong xã hội. Đặc biệt trong những năm gần đây sản lượng và giá trị cây chè không ngừng tăng lên. Tính đến 6 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước đạt 130 triệu USD, tăng 18,43% so với cùng kỳ năm 2007. Với chủ trương phát triển kinh tế toàn diện, ngày 10/3/1999 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt kế hoạch phát triển diện tích chè đến năm 2000 là 100.000 ha và năm 2010 là 104.000 ha nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và giữ vững ổn định thị trường xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu nên 200 triệu USD/ năm. [19]
Quảng Ninh là một tỉnh miền núi có nhiều điệu kiện thuận lợi để phát triển cây chè, 12/2003 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt dự án phát triển cây chè gai đoạn 2004-2010 ở hai huyện Hải Hà và Đầm Hà. Hải Hà là nơi có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, ban ngày có gió Nam từ biển thổi vào, ban đêm dãy núi Quảng Nam Châu thổi ngược ra biển chính vì vậy mà có sự chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm lớn khoảng 100C, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm và chủ yếu tập trung vào tháng 5, 6, nhiệt độ trung bình năm 220C, cao nhất vào tháng 7,8 và thấp nhất vào tháng 12. Chè ở đây được trồng trên những quả đồi bát úp có độ cao khoảng 50-60m so với mực nước biển. Đất ở đây chủ yếu là đất Feralits vàng xám và vàng đỏ với độ sâu 0,6-0,8m rất thuận lợi cho cây chè phát triển. Cho đến nay diện tích chè của tỉnh đã trồng được là 1475ha, giống chè được trồng chủ yếu ở đây là các giống chè lai và nhập nội như LDP1, LDP2, Thuý Ngọc, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên..., những giống này đều cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn hẳn so với một số giống chè của địa phương như. Trung Du...[29]
Việc đưa cây chè về trồng ở một số huyện miền núi giáp biên của tỉnh là việc làm thiết thực nó đã tạo việc làm ổn định và nâng cao đời sống cho các đồng bào dân tộc và các hộ gia đình nông thôn nơi đây.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì Quảng Long - Hải Hà còn có những khó khăn riêng như là vùng trồng chè mới, chưa có kinh nghiệm nhiều trong sản xuất cũng như trong phòng trừ sâu bệnh hại vì vậy năng suất cũng như chất lượng chè ở đây chưa cao so với các vùng trồng chè khác trong cả nước.
Để khắc phục những khó khăn trên của vùng trong thời gian tới chúng ta phải đánh giá được tình hình phát sinh phát triển của sâu, nhện hại chính và các yếu tố liên quan từ đó đưa ra biện pháp phòng trừ thích hợp. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần sâu, nhện hại, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và biện pháp phòng trừ rầy xanh hại chè (Empoasca flavescens Fabr.) vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh".
1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác định được thành phần sâu, nhện hại, mối quan hệ giữa chúng với cây chè và một số yếu tố sinh thái góp phần xây dựng biện pháp phòng trừ sâu, nhện hại thích hợp, có hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng và môi trường đối với vùng chè Quảng Ninh.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu, nhện hại chè và thiên địch của chúng vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
- Xác định sự ảnh hưởng của một số yếu tố (giống, kỹ thuật hái, trồng cây che bóng) đến sự diễn biến mật độ của rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè vụ xuân hè 2009 ở Quảng Long - Hải Hà - Quảng Ninh.
- Xác định hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật trừ rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr.), nhện đỏ (Oligonychus coffeae Nietner) và bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những nghiên cứu ngoài nước
2.1.1 Những nghiên cứu về thành phần sâu, nhện hại chè
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu và công bố về thành phần sâu hại chè ở các khắp các vùng, miền khác nhau.
Ở khu vực châu Á, Muraleedharan (1992) [53] cho biết có trên 300 loài động vật hại chè bao gồm côn trùng, nhện và tuyến trùng trong đó các loài quan trọng nhất thuộc các bộ:Acarina, Hemiptera, Thysanoptera, Lepidoptera, Coleoptera, Isoptera và ngành tuyến trùng Nematod.
Ở Châu Phi theo Rattan (1992) [56] cho biết có tới 200 loài côn trùng và nhện hại chè nhưng các loài gây hại chính chiếm số ít, các loài gây hại quan trọng gồm Bọ xít muỗi (Helopeltis schoutedeni Rent. và H. orphila Ghesq), bọ trĩ (Thrips spp.), rệp muội (Aphis sp.) và một số loài ăn lá thuộc bộ Lepidoptera và nhện hại.
Theo kết quả nghiên Barboka (1994) [32], có 400 loài sâu hại chè ở Đông Bắc Ấn Độ.
2.1.2 Nghiên cứu về rầy xanh
Rầy xanh đã gây hại nghiêm trọng cho các vùng chè trên thế giới, chúng chích hút các chất dinh dưỡng cuả búp làm giảm năng suất và chất lượng chè.
Qua kết quả điều tra và nghiên cứu về rầy xanh, Muraleedharan (1992) [53] thấy sự phân bố của rầy xanh là rất rộng, chúng có mặt ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bangladesh và cả Việt Nam. Có hai loài rầy phổ biến ở Nhật Bản và Đài Loan đó là Empoasca onukii và Empoasca formosana, trong đó loài E. onukii thấy chủ yếu ở Nhật Bản còn loài E. formosana chủ yếu ở Đài Loan. Ở Ấn Độ phổ biến là loài Empoasca flavescens Fabr. Năm 1991 Muraleedharan [52] khi nghiên cứu về rầy xanh tác giả đã mô tả rầy trưởng thành loài Empoasca flavescens Fabr. có màu xanh hơi vàng, cơ thể dài khoảng 2,5-3 mm, con cái có ống đẻ trứng ở đốt bụng cuối cùng và đẻ trứng rải rác từng quả trong lá. Vòng đời của rầy xanh trải qua 3 pha phát dục : pha trứng - sâu non - pha trưởng thành, rầy non có 5 tuổi, thời gian phát dục dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiệt độ, ở nhiệt độ cao, trứng phát dục từ 6-7 ngày, rầy non phát dục 7-9 ngày, ở nhiệt độ mùa đông giai đoạn rầy non có thể nên tới 15 ngày.
Theo Lu-WeMing và CTV (1991) [46] bằng phương pháp thống kê đã dự báo ngày xuất hiện cao điểm đầu tiên của rầy xanh Empoasca pirisug, đồng thời các tác giả còn cho biết ở Trung Quốc, rầy xanh thường có 2 cao điểm về số lượng trong năm.
* Phòng trừ rầy xanh
Năm 1988 ở Đài Loan, sau khi tiến hành thí nghiệm phòng chống sâu hại chè, tác giả Chen và Tseng [35] cho biết thuốc Karate có hiệu quả phòng trừ cao đối với loài Empoasca formosana.
Theo Muraleedharan, N. (1991) [52] đã khuyến cáo kết hợp biện pháp hái (làm giảm số lượng trứng và rầy non) và phun các loại thuốc như: Endosulfan và Phosalone trừ loài sâu này có hiệu quả rất tốt.
Qua kết quả khảo sát một số thuốc trừ sâu đối với rầy xanh, Haas (1987) [41] cho biết một số thuốc có hiệu lực trừ rầy: Dimethoat, Acephate, Phosphalon và hỗn hợp Trichlofon + Femitronthion. Còn ở Quảng Châu, tác giả Lai (1993) [43] cho thấy thuốc Buprofezin có hiệu lực trừ rầy xanh cao và kéo dài tới 30 ngày, hiệu lực trừ rầy đạt 91,2-96,9 % sau 14 ngày.
2.1.3 Nghiên cứu về nhện đỏ
Nhện đỏ được coi là sâu hại phổ biến ở khắp các vùng trồng chè trên thế giới và chúng thường gây hại ở khắp các bộ phận của cây như lá bánh tẻ, lá non và búp chè.
Theo Jeppson và CS (1975) [42] cho biết nhện đỏ Oligonychus coffeae, được xác định ở Ấn Độ từ năm 1968 sau đó được tìm thấy ở Srilanka, phía Đông và Nam Châu Phi, Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Trung Đông, nhện đỏ được coi là loài sâu hại quan trọng trên chè, ngoài ra còn tìm thấy chúng trên cà phê, cam, xoài, cao su... và rất nhiều cây trồng nhiệt đới. Trong điều kiện khô hạn mật độ nhện cao nhất vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, còn thiệt hại đến năng suất chủ yếu vào tháng 5- tháng 6 cho đến khi có mưa mật độ nhện bị giảm đáng kể do bị mưa rửa trôi. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho nhện phát triển là 20-300C, ẩm độ 49-94%, trong điều kiện này có thể có 22 thế hệ/năm, ở điều kiện nhiệt độ 220C, vòng đời là 14-15 ngày, mỗi con cái có thể đẻ được 10-50 trứng. Mùa đông nhện thường tập trung ở lá già và lá cây con do đó việc đốn cành tỉa tán làm giảm đáng kể mật độ nhện hại, những nương chè đốn sớm thường bị hại nhiều hơn những nương chè đốn muộn, chè trồng bằng hạt ít bị hại hơn chè trồng bằng cành.
Cranham J.E. (1966) [33] cho biết ở Ceylen, trên cây chè có 4 đại diện của họ nhện hại cây trồng.
1. Họ Tetranychidae (nhện đỏ), trong nhóm này có nhện đỏ hại chè Oligonychus coffeae Niet. được phát hiện thấy ở hầu hết các vùng chè thuộc Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ, Ceylen, Queenelend, Florida và Autralia.
2. Họ Tenuipalpidae (nhện đỏ giả), có nhện đỏ tươi trên chè (Brevipalpus californicus Banks.), họ này không nhiều và không quan trọng như họ Tetranychidae, loài nhện B. californicus. chúng phân bố rất rộng và có tới 43 loài cây ký chủ.
3. Họ Tarsonemidae có nhện vàng (Hemitasonenus latus Bakes). Loài này cũng có phạm vi ký chủ rộng gồm: Cà chua, cam chanh, nho, cao su và cây cảnh.
4. Họ Eriophyidae đại diện cho nhóm nhện đỏ tía (Calacarus carinatus Green), họ này gồm rất nhiều loài, tuỳ theo tập quán sinh sống mà có các tên gọi khác nhau như nhện gỉ sắt... Nhện đỏ tía này người ta tìm thấy ở Ấn Độ, Ceylen và Đông Nam Á. Đồng thời khi nghiên cứu đặc tính sinh học của loài nhện tác giả cho thấy 4 loài nhện trên đều có sự phân bố rộng rãi và do chè là cây độc canh trên diện tích lớn trong khi đó nhện lại có tiềm năng sinh sản chính vì vậy mà khả năng phát sinh thành dịch là rất lớn.
Tác giả Banerjee B. và Cs (1985) [31] cho biết nhện đỏ Oligonychus coffeae là loài bùng phát số lượng một cách thường xuyên ở vùng phía Bắc Ấn Độ hơn là vùng Nam Ấn Độ và Srilanka, chúng hại trên rất nhiều loại cây trồng ở các nước Đông Nam Châu Á, Châu Phi và vùng Trung Đông. Ở trên chè loài nhện đỏ Oligonychus coffeae xuất hiện ở mặt trên lá, con trưởng thành sinh trưởng và phát triển quanh năm không có giai đoạn diapause, mặc dù mùa đông cây chè ở trạng thái ngủ nghỉ (ở vùng Đông Bắc Ấn Độ).
* Phòng trừ nhện đỏ
Đã có rất nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và đưa ra những biện pháp phòng trừ đối với loài dịch hại này. Theo tác giả Banerjee (1985) [31] tiến hành thí nghiệm đối với một số loại thuốc trừ nhện: Ethion, lưu huỳnh vôi, Dicofol, Dimethoat và Thiometon, tác giả cho biết sau một thời gian dài chưa thấy loài nhện Oligonychus coffeae có tính kháng thuốc, tuy nhiên đối với nhện T.kanzawai có tính kháng thuốc đối với Dicofol, Organophophates và các hợp chất tương tự Dicofol. Ngoài ra còn một số thuốc có thể dùng để trừ nhện nữa là Endosufat kết hợp với dầu khoáng cũng cho hiệu quả cao.
Năm 1990, Mkwaila [49] làm thí nghiệm thuốc trừ nhện, kết quả cho thấy có 2 loại thuốc Tedion và Karate trừ nhện rất tốt. Còn Somhoudhury, Shaha (1995) [53] đã thí nghiệm tính độc tiếp xúc của nhiều loại thuốc sâu với nhện ăn thịt, loài Amblyseius ovalis và loài Amblyseius ovalis largoensis, tác giả cho thấy các loại thuốc Fenazaquin, Dicofol và Sunfur ít độc đôí với nhóm nhện ăn thịt, trong khi đó các loại thuốc Cypermethrin, a- Cypermethrin và Endosulfan có tính độc cao đối với chúng, còn thuốc Fenazaquin, Sunfur ít độc đôí với nhóm nhện