Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tìm
hiểu và nghiên cứu thị trường để biết được thị trường đang cần gì , doanh nghiệp phải
sản xuất cái gì , hoạt động sản xuất, hoạt động xúc tiến như thế nào để hiệu quả và tối
đa hoá lợi nhuận . Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải bán được
hàng . Để thực hịên được điều đó thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về thị
trường . Vậy thị trường là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp . Tài liệu
này sẽ giúp tìm hiểu phần nào về thị trường .
25 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4069 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thị trường đối với các doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nghiên cứu thị trường đối với
các doanh nghiệp việt nam
Thực trạng và giải pháp
Lời nói đầu
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải tìm
hiểu và nghiên cứu thị trường để biết được thị trường đang cần gì , doanh nghiệp phải
sản xuất cái gì , hoạt động sản xuất, hoạt động xúc tiến như thế nào để hiệu quả và tối
đa hoá lợi nhuận . Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải bán được
hàng . Để thực hịên được điều đó thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về thị
trường . Vậy thị trường là gì và có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp . Tài liệu
này sẽ giúp tìm hiểu phần nào về thị trường .
Chương I
Thị trường
I- kháI niệm , vai trò và chức năng của thị trường.
1.- Khái niệm và vai trò của thị trường
Hiện nay trên thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường :
Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán để xác định giá cả và sản lượng hàng
hoá mua bán, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ.
Thị trường là tập hợp tổng số cung, tổng số cầu về hàng hoá ,dịch vụ.
Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng hiện tại cũng như tương lai về một
mặt hàng nào đó ,sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi hàng hoá, dịch vụ.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau về thị trường nhưng các quan điểm đó cũng
đều nhắc đến chủ thể tham gia trao đổi ( người mua , người bán),đối tượng trao đổi (
hàng hoá , dịch vụ) , địa điểm và thời gian diễn ra hoạt động mua bán , sự trợ giúp của
các phương tiện kỹ thuật.
Thị trường có vai trò quan trong đối với sản xuất hàng hoá,kinh doanh và quản
lý kinh tế.
Tái sản xuất hàng hoá gồm có sản xuất ,phân phối ,trao đổi và tiêu dùng. Thị
trường nằm trong khâu lưu thông. Như vậy thị trường là một khâu tất yếu của sản xuất
hàng hoá .Thị trường chỉ mất đi khi sản xuất hàng hoá không còn. Nhờ có thị trường
mà các Doanh nghiệp mới đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ sản phẩm, giảm thiểu chi
phí tiêu thụ , rút ngắn thời gian tiêu thụ .Từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh
doanh.
Sự phát triển và tồn tại của thị trường ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng.
Nhờ có thị trường mà người tiêu dùng nhanh chóng được thoả mãn nhu cầu của
mình.Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán mà còn thể hiện các
quan hệ hàng hoá tiền tệ.Do đó thị trường được coi là môi trường kinh doanh .Thị
trường là khách quan , từng cơ sở sản xuất , kinh doanh không có khả năng làm thay
đổi thị trường , mà ngược lại họ phải tiếp cận để thích ứng với thị trường . Thị trường
là tấm gương để các cơ sở kinh doanh nhận biết nhu cầu xã hội, để đánh giá hiệu quả
kinh doanh của chính bản thân mình.
Trong quản lý kinh tế , thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là
đối tượng , là căn cứ vào kế hoạch hoá . Cơ chế thị trường là cơ chế quản lý nền kinh
tế hàng hoá thị trường , là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế
của nhà nước . Thị trường là nơi Nhà nước kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chủ
trương chính sách đã được ban hành .Từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp .
Thị trường còn là nơi phản ánh chất lượng sống , trình độ phát triển kinh tế của
một địa phương , một khu vực .
2-Chức năng của thị trường .
Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ
bản chất của thị trường tới quá trình tái sản xuất và tới đời sống kinh tế xã hội.
Thị trường có bốn chức năng cơ bản sau đây :
a)Chức năng thừa nhận :
Hàng hoá được sản xuất ra người sản xuất phải bán nó .Việc bán hàng được
thực hiện thông qua chức năng của thị trường . Thị trường chấp nhận chính là người
mua chấp nhận mua hàng và do đó hàng hoá bán được .Từ giác độ này mà xét , khi thị
trường đã thực hiện chức năng thừa nhận thì cũng có nghĩa là về cơ bản quá trình tá
sản xuất xã hội của hàng hoá đã hoàn thành . Bởi vì bản thân việc tiêu dùng sản phẩm
và các chi phí tiêu dùng cũng đã khẳng định trên thị trường khi hàng hoá được bán .
Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá ( tổng giá trị sử dụng ) đưa ra
thị trường , cơ cấu của cung và cầu , quan hệ cung – cầu đối với từng hàng hoá.
Thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá , chuyển giá trị sử dụng và giá
trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị xã hội , thừa nhận các hoạt động mua bán.
Thị trường không chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của quá trình tái sản xuất ,
quá trình mua mà thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường mà
thị trường còn kiểm tra , kiểm nghiệm quá trình tái sản xuất quá trình mua bán đó .
b) Chức năng thực hiện .
Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất , bao trùm lên cả thị trường . Thực
hiện hoạt động này là cơ sở quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực hiện
các quan hệ và hoạt động khác .
Thị trường thực hiện : hành vi trao đổi hàng hoá , thực hiện tổng số cung và cầu
trên thị trường , thực hiện cân bằng từng thứ hàng hoá , thực hiện giá trị thông qua giá
cả , thực hiện việc trao đổi giá trị … Thông qua các chức năng thực hiện của thị
trường , các hàng hoá hình thành các giá trị trao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở
vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm , các quan hệ tỷ lệ về kinh tế
trên thị trường.
c) Chức năng điều tiết và kích thích.
Nhu cầu thị trường là mục đích của quá trình sản xuất . Thị trường là tập hợp
các hoạt động có quy luật kinh tế của thị trường . Do đó ,thị trường vừa là mục tiêu
vừa tạo ra động lực để thực hiện mục tiêu đó . Đó là cơ sở quan trọng để chức năng
điều tiết và kích thích phát huy vai trò chức năng của mình.
Chức năng điều tiết và kích thích thể hiện ở chỗ :
-Thông qua nhu cầu thị trường , người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu sản
xuất , vốn và lao động từ ngành này sang ngành khác từ sản phẩm này sang sản phẩm
khác để có lợi nhuận cao.
-Thông qua các hoạt động của quy luật kinh tế thị trường , người sản xuất có lợi
thế trong cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Ngựơc lại ,
những người sản xuất chưa tạo ra lợi thế trên thị trường cũng phải vươn lên để thoát
khỏi nguy cơ phá sản . Đó là những động lực thị trường tạo ra đối với sản xuất.
-Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường , người tiêu
dùng buộc phải cân nhắc , tính toán quá trình tiêu dùng của mình . Do đó thị trường
có vai trò lớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng .
-Trong quá trình tái sản xuất người sản xuất , lưu thông,…chi ra các chi phí như
thế nào cũng được xã hội thừa nhận . Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp hơn hoặc
bằng mức xã hội cần thiết . Do đó thị trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc
tiết kiệm chi phí , tiết kiệm lao động sống.
d) Chức năng thông tin.
Trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất hàng hoá , chỉ có thị trường mới
có thể có chức năng thông tin . Trên thị trường có nhiều mối quan hệ: kinh tế , chính
trị , xã hội , dân tộc,.. Song thông tin kinh tế là quan trọng nhất.
Thị trường thông tin về : tổng cung , tổng cầu , cơ cấu của cung cầu, quan hệ
cung cầu đối với từng loại hàng hoá , giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị
trường,đến mua và bán , chất lượng sản phẩm , hướng vận động hàng hoá, các điều
kiện dịch vụ cho mua và bán , các quan hệ về tỷ lệ sản phẩm…
Thông tin thị trường có vị trí vô cùng quan trọng đối với quản lý kinh tế. Trong
quản lý kinh tế nội dung quan trọng nhất là ra các quyết định. Ra quyết định cần có
thông tin . Các dữ kiện thông tin quan trọng nhất là thông tin thị trường . Bởi vì các dữ
kiện thông tin đó khách quan được xã hội thừa nhận.
Trong quản lý kinh tế phủ nhận vai trò của thị trường thì điều đó cũng có nghĩa
là phủ nhận vai trò của thông tin đối với việc ra quyết định .
Trên thị trường chứa đựng nhiều loại thông tin khác nhau mà doanh nghiệp
cũng như khách hàng có thể thu thập để làm cơ sở cho việc ra các quyết định để đạt
được những lợi ích lớn nhất cho mình.
Thị trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp . Thông qua thị trường các doanh nghiệp kinh doanh có thể đưa ra những biện
pháp thích hợp để tác động nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
3-Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường.
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp .Các nhân tố ảnh hưởng đến thị
trường cũng rất phong phú và phức tạp .
Trong thực tế người ta chia ra các nhân tố sau :
a)Nhân tố thuộc về chính trị – xã hội , tâm lý , sinh lý vv…
Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết định . Bởi vì nó tác động trực tiếp đến
vai trò cung cầu và giá cả , tiền tệ , quan hệ cung cầu v.v…
Các nhân tố thuộc về chính trị –xã hội ảnh hưởng to lớn đến thị trường . Các
nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng , dân tộc , quan hệ quốc tế ,
chiến tranh và hoà bình v.v… Nhân tố chính trị – xã hội tác động trực tiếp đến kinh tế
và do đó cũng tác động trực tiếp đến thị trường .
Các nhân tố tâm sinh lý tác động mạnh mẽ đến người tiêu dùng và do đó tác
động mạnh mẽ đến nhu cầu và mong muốn trên thị trường .
b) Các nhân tố thuộc bên quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.
Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô là các chủ trương chính sách , biện pháp của
nhà nước các cấp tác động vào thị trường . Thực chất những nhân tố này thể hiện sự
quản lý của nhà nước đối với thị trường , sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước , từng thị trường , từng thời kỳ mà các
chủ trương, chính sách và biện pháp của nhà nước tác động vào thị trường sẽ khác
nhau. Song những chính sách hay được sử dụng là : Thuế , trợ giá , quỹ điều hoà giá cả
v.v… Mỗi biện pháp và chính sách có vai trò khác nhau tới thị trường .Song nhìn
chung , các biện pháp và chính sách này tác động trực tiếp vào cung hoặc cầu và do đó
cũng tác động trực tiếp đến giá cả . Đó là ba yếu tố quan trọng nhất của thị trường .
Những nhân tố này tạo ra môi trường cho kinh doanh .Đó cũng là những nhân tố mà
các cơ sở kinh doanh không quản lý được .
Những nhân tố thuộc quản lý vi mô là những chiến lược chính sách và biện
pháp các cơ sở kinh doanh sử dụng trong kinh doanh .Những nhân tố này rất phong
phú và phức tạp . Những nhân tố này thường là các chính sách làm sản phẩm thích ứng
với thị trường , phân phối hàng hoá , giá cả , quảng cáo , các bí quyết cạnh trạnh.
II- phân loại thị trường
Tuỳ theo các cách phân loại mà có các loại thị trường khác nhau .
Phân loại thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể hay chia tập hợp
người tiêu dùng thành những nhóm nhỏ khác nhau có qui mô đủ lớn . Trong mỗi nhóm
nhỏ hay mỗi loại thị trường bao gồm các cá thể có nhu cầu giống nhau về một loại sản
phẩm hoặc dịch vụ nào đó .
Một số cách phân loại thị trường phổ biến trong thực tế đó là :
a) – Căn cứ vào phạm vi hoạt động của thị trường .
-Thị trường trong nước : đây là thị trường trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia . Theo yêu cầu đòi hỏi của công tác nghiên cứu mà thị trường này có thể được chia
nhỏ hơn nữa thành thị trường miền , vùng, tỉnh …
-Thị trường nước ngoài : đây là thị trường nằm ngoài lãnh thổ của một quốc gia
. Nó bao gồm thị trường của từng quốc gia , từng khu vực , chung toàn thế giới.
b)-Căn cứ vào mục đích sử dụng của hàng hoá .
-Thị trường hàng tư liệu tiêu dùng.
-Thị trường hàng tư liệu sản xuất.
-Thị trường tài chính
- Thị trường lao động
-Thị trường thông tin
-Thị trường bất động sản
…..
c)-Căn cứ vào số lượng người mua , người bán trên thị trường
-Thị trường cạnh tranh hoàn hảo : nhiều người mua, nhiều người bán, hàng
hoá có tính đồng nhất cao , sự gia nhập của người mua- người bán dễ dàng.
-Thị trường độc quyền
d)-Căn cứ vào sức mạnh của người mua, người bán.
-Thị trường người bán : quyền lực chủ yếu thuộc về người bán , người mua là
người chấp nhận điều kiện do người bán đưa ra.
-Thị trường người mua : quỳên lực trên thị trường chủ yếu thuộc về người mua.
e)- Căn cứ vào phương pháp xác định thị trường .
-Thị trường lý thuyết : là thị trường xác định căn cứ vào số lượng người mua và
mức tiêu dùng bình quân.
-Thị trường tiêu dùng không tuyệt đối : là thị trường mà người mua có những
điều kiện không đáp ứng phù hợp với các quan hệ mua bán .
-Thị trường không tiêu dùng tương đối: là thị trường bao gồm những người mua
ở những thời điểm nào đó không tiêu dùng nhưng vẫn tiêu dùng ở thời điểm khác .
- Thị trường mục tiêu : là thị trường mà doanh nghiệp đang hướng tới để chiếm
lĩnh phù hợp với mục tiêu , tiềm lực của doanh nghiệp.
III-phân đoạn thị trường.
1.Khái niệm .
Phân đoạn thị trường (PĐTT) là việc chia thị trường thành nhiều phần (đoạn),
nhiều nhóm khác nhau trên cơ sở sự khác biệt về nhu cầu và hành vi người tiêu dùng .
Mỗi đoạn thị trường là một nhóm những người tiêu dùng có những phản ứng
như nhau đối với cùng một tập hợp Marketing.
Việc PĐTT là cơ sở để thực hiện các hoạt động Marketing mục tiêu . Vì :
-Thị trường rộng lớn nhưng đa dạng , có sự khác nhau về nhiều mặt , bao gồm
những nhóm khách hàng có những đặc điểm , nhu cầu khác nhau. Do đó phải xác định
rõ từng nhóm để cung cấp loại hàng hoá cho phù hợp.
- Năng lực của mỗi doanh nghiệp luôn hạn chế , không thể đáp ứng tất cả các
đối tượng khách hàng của tất cả các nhóm nên phải lựa chọn một hay vài đoạn thị
trường ( nhóm khách hàng) để nỗ lực đáp ứng.
- Mỗi doanh nghiệp đều có những mặt mạnh , yếu riêng nên PĐTT giúp các
doanh nghiệp tập trung vào thị trường trọng điểm , khai thác hiệu quả tiềm năng của
mình để tận dụng cơ hội . Đồng thời để khắc phục khó khăn .
2. Các tiêu thức chủ yếu để PĐTT.
-PĐTT theo yếu tố địa lý
-PĐTT theo yếu tố nhân khẩu học.
-PĐTT theo yếu tố tâm lý.
-PĐTT theo yếu tố hành vi mua hàng .
3. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Mục đích của PĐTT là để tìm hiểu những đặc điểm riêng của từng phân đoạn.
Từ đó căn cứ vào những điều kiện cụ thể hiện tại cũng như tương lai gần của doanh
nghiệp để đề ra các chính sách Marketing , đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi của từng
PĐTT.
Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là thị trường mà doanh nghiệp đang
muốn xâm nhập phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp .
Để lựa chọn thị trường mục tiêu cần dựa trên những cơ sở :
-Đánh giá mức độ hấp dẫn của từng PĐTT:
Việc đánh giá nhằm tìm ra cơ hội thuận lợi và những đe dọa thách thức mà
doanh nghiệp sẽ gặp phải trong quá trình tham gia kinh doanh .Để đánh giá người ta
dựa vào các tiêu chuẩn chủ yếu đó là :
+ Quy mô và mức tăng trưởng của từng PĐTT. Trên thực tế , khi đánh giá
doanh nghiệp phải luôn căn cứ vào điều kiện cụ thể để lựa chọn phân đoạn thị trường
cho phù hợp .Vì không phải khi nào đoạn thị trường có khối lượng tiêu thụ lớn , mức
tăng trưởng cao đều là đoạn thị trường mang lại hiệu quả . Bởi ở đó mức độ cạnh tranh
rất cao.
+ Sức ép cạnh tranh trên thị trường . Để đánh giá mức độ cạnh tranh cần phảI
xem xét mức độ sản phẩm thay thế , tình hình hoạt động của các nhà cung ứng , đặc
điểm và xu hướng biến động của khách hàng , điều kiện kinh tế –xã hội , các rào cản
tham gia kinh doanh .
- Dựa vào tiềm lực của doanh nghiệp . Thực chất của tiêu thức này là đánh giá
những điểm mạnh , điểm yếu của bản thân doanh nghiệp trong mối tương quan với các
loại doanh nghiệp khác.
- Tình hình chính trị – pháp luật.
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ.
Trên thực tế ,tuỳ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp và khả năng của doanh
nghiệp trong từng thời kỳ mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong những phương
án lựa chọn thị trường mục tiêu như sau :
*Tập trung vào một PĐTT tức là doanh nghiệp huy động toàn bộ nguồn lực của
mình , các biện pháp kinh doanh để xâm nhập và chiếm lĩnh một đoạn thị trường tiềm
năng .
* Tập trung vào một loại sản phẩm chuyên biệt . Nghĩa là mọi nguồn lực tập
trung vào khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng cao , giá thành hợp lý để đem
bán ở nhiều thị trường khác nhau.
* Tập trung vào một số khách hàng thuộc một hay một vài nhóm nào đó . Theo
chiến lược này , doanh nghiệp tập trung nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, nhu cầu
của khách hàng để đáp ứng tối đa lợi ích của họ.
* Chiến lược chuyên biệt có sự lựa chọn . Theo chiến lược này doanh nghiệp sẽ
lựa chọn một số đoạn thị trường với những sản phẩm có những yều cầu khác nhau .
Trong đó mỗi phân đoạn là hấp dẫn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
* Đa dạng hoá toàn bộ thị trường . Đây là chiến lược chỉ được thực hiện ở
những doanh nghiệp có qui mô lớn . Theo nó , doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản
phẩm khác nhau để đáp ứng tất cả các nhóm khách hàng khác nhau.
Như vậy việc PĐTT có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì từ đó
doanh nghiệp sẽ xác định được thị trường mục tiêu và ra những quyết định, chính sách
phù hợp với tình hình phát triển của doanh nghiệp.
iv. nghiên cứu thị trường .
Thị trường có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp nên các doanh nghiệp
đều phải nghiên cứu thị trường .
Nghiên cứu thị trường có nghĩa là quá trình điều tra để tìm triển vọng bán hàng
cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm của doanh nghiệp .
Trong hoạt động kinh doanh , doanh nghiệp cần phải dựa vào các thông tin về
thị trường để phân tích , đánh giá tiềm năng của thị trường , dự báo những biến động
sẽ xảy ra làm cơ sở cho việc hoạch định đúng đắn để tổ chức thực hiện một cách có
hiệu quả trong tương lai.
Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chính trong việc thực hiện
phương châm hành động : Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái doanh nghiệp
sẵn có.
Nghiên cứu thị trường phải trả lời được một số câu hỏi sau :
- Địa phương nào , vùng nào , nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với
sản phẩm của doanh nghiệp.
- Khả năng bán ra được là bao nhiêu .
- Sản phẩm cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thị trường .
- Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp.
Nghiên cứu thị trường còn phục vụ việc hoạch định chiến lược phát triển ngoại
thương , xác định cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu . Do đó nó đóng vai trò rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế .
Quá trình nghiên cứu thị trường bao gồm ba bước :
a)Thu thập thông tin .
Công việc đầu tiên của người làm công tác nghiên cứu thị trường là thu thập
những thông tin có liên quan đến thị trường và mặt hàng cần nghiên cứu .
- Thu thập tại chỗ :
+ Qua sách , báo , các thông tin đại chúng .
+ Có thể lấy tin tức từ các tổ chức quốc tế như trung tâm thương mại quốc tế (
ITC) , Hiệp định chung về thương mại thuế quan ( GATT) , Tổ chức thương mại và
phát triển của liên hợp quốc ( UNCTAD), Hội đồng kinh tế và xã hội Châu á thái bình
dương ( ESCAP), Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) , Cơ quan thống
kê của liên hiệp quốc (UNCO)…
+ Lấy thông tin qua sách báo thương mại . Đáng chú ý là các ấn phẩm sau: Niên
giám thống kê xuất nhập khẩu các nước , Thời báo tài chính ( Finansial Times) ,…
Số liệu thông kê là một trong những thông tin quan trọng nhất được sử dụng
nhiều nhất trong nghiên cứu thị trường . Đó là những số liệu về sản xuất , tiêu thụ ,
xuất nhập khẩu , dự trữ, tồn kho, giá cả … Nó giúp người nghiên cứu thị trường có cái
nhìn tổng quát về dung lượng thị trường và xu hướng phát triển .
- Thu thập qua việc nghiên cứu hiện trường hay khảo sát thực tế .
Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu thị trường . Thông
thường nó được thực hiện sau khi đã sơ bộ phân tích đánh giá những kết quả nghiên
cứu tại chỗ nghĩa là sau khi đã xử lý thông tin . Việc thu thập thông tin và xử lý nó là
một quá trình liên tục .
Nghiên cứu hiện trường chủ yếu là thu thập thông tin từ trực quan và quan hệ
giao tiếp với thương nhân và với người tiêu dùng . Xét về tính phức tạp và mức độ chi
phí , nghiên cứu thị trường bằng khảo sát thực tế là một hoạt động tốn kém , vì vậy cần
chọn ra một thị trường nhất định để nghiên cứu .
Nghiên