Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc,
kim còn rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế
giới, khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tuỳ từng vùng, từng khu vực mà
tỷ lệ nhiễm có khác nhau, dao động từ 25% đến 95% và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế [1].
Ở các nước khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của
giun truyền qua đất và các nước có nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ
sinh môi trường còn thấp thì tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn.
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua
đất tồn tại và phát triển. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun truyền qua đất, trong đó
một người có thể nhiễm từ 1 - 3 loài giun [2]. Qua điều tra cơ bản, tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất ở nước ta rất cao, đặc biệt khu vực Miền Bắc có tỷ lệ
nhiễm là 60% đến 70%. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột
nhất. Các loại giun đường ruột phổ biến ở trẻ em là: giun đũa, giun tóc, giun
móc, trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm phối hợp hai hoặc cả ba loại giun. Bệnh
giun đường ruột có tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người nhất là trẻ em.
Giun chiếm chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, giảm phát triển thể chất, ảnh
hưởng đến phát triển trí tuệ và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
tắc ruột do giun, giun chui ống mật. Vì vậy nhiễm giun đường ruột là một
trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng [1]. Việc phòng các bệnh giun thường gặp nhiều khó khăn do sự
tái nhiễm nhanh và dễ dàng.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3585 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non tại Thái Nguyên và kết quả tầy giun bằng thuốc albendazol, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI
TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG
THUỐC ALBENDAZOL
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
KHÚC THỊ TUYẾT HƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM
GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT Ở HỌC SINH HAI
TRƢỜNG MẦM NON TẠI THÁI NGUYÊN
VÀ KẾT QUẢ TẦY GIUN BẰNG
THUỐC ALBENDAZOL
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 60.72.16
Hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả
Khúc Thị Tuyết Hƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Đình Học, người Thầy với tấm lòng
tận tụy, đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi đến các Thầy, Cô trong Bộ môn Nhi, trường Đại học Y Dược - Đại
học Thái Nguyên lời cảm ơn sâu sắc về sự tâm huyết trong mỗi bài giảng, tạo điều
kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, Khoa Đào tạo sau
đại học và các Bộ môn Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các anh chị Ths, Bs, kỹ thuật viên trung tâm Y tế dự phòng
Tỉnh Thái Nguyên đã giúp tôi thực hiện các xét nghiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, các bà mẹ và
học sinh các trường: Mầm non công ty cổ phần giấy Hoàng Văn Thụ - thành phố
Thái Nguyên, Mầm non xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi tiến hành nghiên cứu để hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường CĐ Y Thái Nguyên – nơi tôi đang công
tác, gia đình, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia
sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Xin được lượng thứ và góp ý cho những khiếm khuyết, chắc chắn còn nhiều
trong luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Khúc Thị Tuyết Hường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................
Lời cảm ơn .....................................................................................................
Các chữ viết tắt .............................................................................................
Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 - Tổng quan .................................................................................. 3
1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc .......................... 3
1.1.1. Giun đũa ......................................................................................... 3
1.1.2. Giun tóc…………………….……….……………………………..4
1.1.3. Giun móc .......................................................................................... 5
1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em ..... 5
1.3. Lịch sử nghiên cứu về nhiễm GTQĐ .................................................... 6
1.4. Tình hình nhiễm GTQĐ ........................................................................ 8
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................... 8
1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................... 10
1.5. Điều trị bệnh GTQĐ.............................................................................12
1.5.1. Nguyên tắc...................................................................................... 12
1.5.2. Các thuốc điều trị bệnh GTQĐ ....................................................... 12
1.6. Các biện pháp phòng bệnh GTQĐ ...................................................... 16
1.7. Một số đặc điểm của 2 trường mầm non nghiên cứu ............................ 18
Chƣơng 2 - Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu .................................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 20
2.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 20
2.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................................... 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 20
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 21
2.4.2. Phương pháp đánh giá tình trạng nhiễm GTQĐ .............................. 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 24
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 25
Chƣơng 3 - Kết quả nghiên cứu ............................................................... 26
3.1. Tỷ lệ nhiễm các loại giun .................................................................... 26
3.2. Kết quả tẩy giun .................................................................................. 33
3.3. Nhiễm giun đũa, tóc, móc và các yếu tố liên quan................................ 38
Chƣơng 4 - Bàn luận .................................................................................. 41
Kết luận ........................................................................................................ 50
Kiến nghị ..................................................................................................... 52
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 53
Phụ lục ...........................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS : Cộng sự
GTQĐ : Giun truyền qua đất
HT : Hoá Thượng
HVT : Hoàng Văn Thụ
NC : Nghiên cứu
Nxb : Nhà xuất bản
WHO : Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
XN : Xét nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun .......................................................................... 26
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo nhóm tuổi ..................................... 27
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo giới............................................... 28
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm các loại giun theo dân tộc ......................................... 29
Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc
theo trường ................................................................................. 30
Bảng 3.6.Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm tuổi
....................................................................................................31
Bảng 3.7. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường (tính theo trung
bình cộng) ................................................................................... 32
Bảng 3.8. Cường độ nhiễm các loài giun của trẻ tại 2 trường theo nhóm tuổi 32
Bảng 3.9. Kết quả tẩy giun chọn lọc bằng Albendazol sau 3 tuần ................. 33
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa ................................................. 34
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc .................................................. 35
Bảng 3.12. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc ................................................ 36
Bảng 3.13. Cường độ nhiễm giun đũa ở trẻ trước và sau tẩy giun ................. 37
Bảng 3.14. Cường độ tái nhiễm giun tóc ở trẻ trước và sau tẩy giun ............. 37
Bảng 3.15. Cường độ tái nhiễm giun móc ở trẻ trước và sau tẩy giun ........... 38
Bảng 3.16. Liên quan giữa sử dụng hố xí không hợp vệ sinh với tỷ lệ nhiễm
giun ............................................................................................ 38
Bảng 3.17. Liên quan giữa rửa tay trước ăn với tỷ lệ nhiễm giun ................ 39
Bảng 3.18. Liên quan giữa rửa tay sau đi ngoài với tỷ lệ nhiễm giun............ 39
Bảng 3.19. Liên quan giữa hiểu biết của bà mẹ về bệnh giun với tỷ lệ nhiễm
giun ............................................................................................ 40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun ...................................................................... 26
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm tuổi .............................................. 27
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới ....................................................... 28
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun theo dân tộc .................................................. 29
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun đũa, tóc, móc
theo trường ................................................................................. 30
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ đơn nhiễm và nhiễm phối hợp các loại giun theo nhóm
tuổi .................................................................................................
................................................................................................... 31
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun đũa ............................................... 34
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun tóc ................................................ 35
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm, tái nhiễm giun móc .............................................. 36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột, đặc biệt là các loại giun đũa, tóc, móc,
kim còn rất phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế thế
giới, khoảng 1/4 dân số thế giới bị nhiễm giun, tuỳ từng vùng, từng khu vực mà
tỷ lệ nhiễm có khác nhau, dao động từ 25% đến 95% và phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: địa lý, khí hậu, tập quán vệ sinh, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế [1].
Ở các nước khí hậu nhiệt đới rất thuận tiện cho sự sinh trưởng và phát triển của
giun truyền qua đất và các nước có nền kinh tế chậm phát triển, điều kiện vệ
sinh môi trường còn thấp thì tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao hơn.
Việt Nam là nước có nhiều điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua
đất tồn tại và phát triển. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng, 95% người Việt Nam mang mầm bệnh giun truyền qua đất, trong đó
một người có thể nhiễm từ 1 - 3 loài giun [2]. Qua điều tra cơ bản, tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất ở nước ta rất cao, đặc biệt khu vực Miền Bắc có tỷ lệ
nhiễm là 60% đến 70%. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm giun đường ruột
nhất. Các loại giun đường ruột phổ biến ở trẻ em là: giun đũa, giun tóc, giun
móc, trong đó có nhiều trẻ bị nhiễm phối hợp hai hoặc cả ba loại giun. Bệnh
giun đường ruột có tác hại trực tiếp đến sức khoẻ con người nhất là trẻ em.
Giun chiếm chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, giảm phát triển thể chất, ảnh
hưởng đến phát triển trí tuệ và còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
tắc ruột do giun, giun chui ống mật... Vì vậy nhiễm giun đường ruột là một
trong những vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình chăm sóc sức khoẻ
cộng đồng [1]. Việc phòng các bệnh giun thường gặp nhiều khó khăn do sự
tái nhiễm nhanh và dễ dàng.
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi, dân số trên một triệu người, có 9
huyện, thành, thị và có 180 xã phường. Nghề nghiệp chính của người dân là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
trồng lúa nước và hoa màu. Tập quán canh tác dùng phân tươi để bón lúa và
hoa màu vẫn còn phổ biến. Đời sống kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó
khăn, môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho bệnh giun truyền qua
đất lây nhiễm và phát triển. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về bệnh
giun truyền qua đất tại Thái Nguyên, nhưng chưa có đề tài nào áp dụng kỹ
thuật định lượng trứng giun trong phân trẻ nhỏ bằng phương pháp Kato –
Katz và áp dụng cách đánh giá mức độ nhiễm giun truyền qua đất bằng tính
cường độ nhiễm. Để góp phần vào chương trình phòng chống bệnh giun sán
và công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, chúng tôi tiến hành đề tài này
nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến
nhiễm giun truyền qua đất ở trẻ em tại hai trường mầm non tỉnh Thái
Nguyên.
2. Đánh giá kết quả tẩy giun chọn lọc bằng thuốc Albendazol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa, giun tóc và giun móc
1.1.1. Giun đũa (Ascaris lumbricoides)
Giun đũa (cả giun đực và giun cái) đều sống ký sinh và ăn dưỡng chấp ở
ruột non của người. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh. Sau một
thời gian ở ngoại cảnh, nhờ tác dụng của nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…phôi
phát triển thành ấu trùng, trứng có ấu trùng từ ngoại cảnh lại nhiễm vào người
qua đường tiêu hoá. Vào đến ruột non ấu trùng thoát vỏ, chui qua thành ruột
vào hệ thống tuần hoàn theo tĩnh mạch cửa lên gan, lên tim, lên phổi, chui vào
phế nang, lên khí quản, lên hầu, rồi xuống thực quản, ruột non phát triển
thành giun trưởng thành. Giun trưởng thành sống trong cơ thể người khoảng
12 - 18 tháng.
Trên thế giới có khoảng 1471 triệu người nhiễm giun đũa, đây là nguồn
mầm bệnh khổng lồ, thường xuyên được thải ra môi trường. Tiềm năng sinh
sản của giun cái rất cao khoảng 240000 trứng mỗi ngày, người ta ước tính
hàng ngày môi trường bị ô nhiễm khoảng 1014 trứng giun đũa. Tuỳ thuộc vào
các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí và các tia tử ngoại của ánh sáng
mà trứng giun đũa có thể tồn tại nhiều năm (6 -9 năm) ở điều kiện thích hợp
hoặc vài giờ ở điều kiện bất lợi. Trứng giun đũa có thể phát triển được từ
12
0
C - 36
0C nhưng thích hợp nhất là 240C - 250C và độ ẩm trên 80%. Ở điều
kiện này sau 12 - 15 ngày trứng đã phát triển thành trứng có ấu trùng và có
khả năng gây nhiễm. Nhiệt độ 450C ở các hố ủ phân sau 1 - 2 tháng mới diệt được
trứng giun đũa, ở 600C trong vài giờ mới diệt được trứng giun.
Như vậy, Việt Nam có điều kiện khí hậu, môi trường rất thuận lợi cho sự
phát triển của trứng giun (miền Bắc từ tháng 2 đến tháng 11, miền Nam thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
quanh năm). Theo Hoàng Thị Kim và CS [14] mùa nhiễm giun đũa cao nhất
vào tháng 5 và tháng 9.
Môi trường ngoại cảnh luôn bị ô nhiễm bởi trứng giun đũa. Điều tra của
bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y khoa Hà Nội cho thấy, xét nghiệm 60
mẫu đất ở nội thành Hà Nội thì 15 mẫu có nhiễm trứng giun đũa, chiếm 25%,
với mật độ 10 - 20 trứng/100g đất; kết quả xét nghiệm 60 mẫu đất ở một số
vùng ngoại thành thấy 26 mẫu có trứng giun đũa, chiếm 43,3%, với mật độ 25
- 35 trứng/100g đất.
Số lượng trứng giun trong các mẫu xét nghiệm phụ thuộc vào tình trạng
vệ sinh, môi trường của từng vùng. Kết quả nghiên cứu của Viện sốt rét KST-
CT trong những năm gần đây ở nhiều khu vực trên miền Bắc thấy số lượng
dao động từ 14 - 127 trứng/100g đất [14].
1.1.2. Giun tóc (Trichuris trichiura)
Giun tóc có vòng đời đơn giản, giun đực và cái ký sinh ở manh tràng, đại
tràng và đôi khi ở ruột thừa. Khi ký sinh giun cắm đầu vào thành ruột để hút
máu, phần đuôi ở ngoài lòng ruột. Giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại
cảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi trứng sẽ phát triển đến giai đoạn trứng có ấu
trùng lúc đó mới có khả năng lây nhiễm vào người theo đường tiêu hoá. Thời
gian phát triển ở ngoại cảnh trung bình khoảng 2 tuần. Khi người nuốt phải
trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng thoát vỏ ở ruột non rồi đi dần xuống đại
tràng, manh tràng phát triển thành giun trưởng thành và ký sinh ở đó. Thời
gian từ khi nhiễm phải trứng tới khi giun tóc bắt đầu đẻ trứng khoảng 1 tháng.
Giun sống trong người 5 - 6 năm. Như vậy, giun tóc chỉ có một vật chủ và cần
giai đoạn phát triển trứng ở ngoại cảnh.
Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm
là 25
0
C - 30
0C, thời gian phát triển là 17 - 30 ngày. Nếu nhiệt độ quá 500C phần
lớn trứng sẽ bị hỏng, nhiệt độ trên 300C kéo dài thì trứng sẽ chết sau 1 tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1.1.3. Giun móc(Ancylostoma duoenale)
- Giun móc trưởng thành sống ký sinh ở tá tràng và có thể ở phần đầu
của ruột non. Chúng dùng mỏ ngoạm vào niêm mạc ruột để chiếm thức ăn.
Một ngày giun cái đẻ khoảng 3000 trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh, gặp
điều kiện thuận lợi sau 24 giờ trứng nở ra ấu trùng sinh sống và tồn tại trong
đất. Ấu trùng có khả năng di chuyển và xâm nhập qua da vào cơ thể người.
Sau khi chui qua da ấu trùng vào hệ thống tuần hoàn về tim, lên phổi và chui
vào phế nang theo khí quản lên họng, đến thực quản xuống tá tràng, ruột non
phát triển thành giun trưởng thành. Từ khi ấu trùng chui qua da đến giun
trưởng thành mất khoảng từ 5 - 7 tuần. Đặc biệt, trong quá trình chu du trong
cơ thể người ấu trùng giun móc có thể tạm dừng ở tổ chức (giai đoạn ngủ), giai
đoạn này có thể kéo dài tới 8 tháng, thời gian này ấu trùng có khả năng kháng
lại thuốc điều trị giun. Hiện tượng ngủ của ấu trùng cũng có thể xảy ra ở động
vật có vú, cho nên có thể nhiễm ấu trùng giun móc khi ăn thịt động vật ở dạng
chưa nấu chín. Giun trưởng thành có thể sống trong cơ thể người từ 5 - 7 năm.
- Giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh rất quan trọng đối với vòng đời của
giun móc, điều kiện thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng là nhiệt độ từ
25
0
C - 30
0
C, có đủ oxy, độ ẩm.
Do đặc điểm vòng đời sinh học của các loại giun có khác nhau, nên bệnh
lý do chúng gây nên cũng rất đa dạng và phức tạp, ở nhiều cơ quan, tổ chức
khác nhau mà ấu trùng chu du đi qua hoặc tại nơi giun cư trú.
1.2. Tác hại của giun đũa, tóc, móc đối với sức khoẻ và bệnh tật trẻ em
- Phổi là cơ quan hay bị tổn thương nhất do ấu trùng giun đũa (hội chứng
Loeffler) [45] với biểu hiện của một viêm phổi không điển hình. Giun đũa còn
gây tổn thương do kích thích cơ học hoặc tính chất gây độc và dị ứng bởi độc
tố của giun. Thường gặp nhất là tắc ruột, viêm ruột hoại tử, giun chui ống
mật, viêm đường mật, áp xe gan, viêm ruột thừa... [32]. Nhưng tác hại chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
yếu của nó là chiếm chất dinh dưỡng, gây rối loạn hấp thu và chuyển hoá mỡ,
protein, vitamin của ruột. Robert J. E. và CS [50] cho thấy tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở nhóm trẻ nhiễm giun đũa là 49%, nhóm trẻ không nhiễm giun là
32%. Theo Thein Hlaing và CS [46], sau khi tẩy giun chiều cao và cân nặng
của trẻ thay đổi có ý nghĩa so với nhóm chứng. Theo Watkins W. E. [47], 6
tháng sau tẩy giun cân nặng trẻ tăng 0,18kg so với nhóm chứng nhưng chiều
cao và vòng cánh tay không thay đổi. Stephenson L.S cho thấy giun đũa gây
rối loạn hấp thu vitamin A, vitamin D, sắt... Giun đũa còn gây ảnh hưởng
đến sự phát triển tinh thần của trẻ nhỏ, nhưng vấn đề này chưa được đánh
giá đầy đủ.
- Tác hại chính của giun móc trưởng thành là gây thiếu máu khó hồi phục
do mất máu, nếu bệnh nhân nhiễm trên 50 con giun móc thì sẽ gây thiếu máu.
Theo Pawlowski Z. X. [43] giun móc hút 0,16 - 0,34ml/con/ngày. Nghiên cứu
của tác giả Trần Minh Hậu [7] thấy tỷ lệ