Luận văn Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước

Bệnh sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây nên và muỗi Anopheles (An.)là véc tơ truyền bệnh, hậu quả của nó gây nên những thiệt hại to lớn về sức khỏe và tính mạng của con người, là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của một ñất nước. Sự lan truyền bệnh SR phụ thuộc vào 3 yếu tố: KSTSR, muỗi truyền bệnh và con người, diễn ra trong một môi trường phù hợp, quan hệ tương hỗ với các ñiều kiện của môi trường và ñược mô tả là một hệ sinh thái tự nhiên [41]. Theo số liệu thống kê, sau giai ñoạn bùng nổ SR (1991-1992) ñến nay, tình hình SR ở Việt Nam ñã ñược cải thiện ñáng kể. Năm 2010, cả nước có 21 người chết do SR, giảm 48,7% so với năm 2006; tỷ lệmắc SR năm 2010 giảm 42,6% và số người có KSTSR giảm 22,63% so với năm 2006. Trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước ñã có 59 tỉnh, thành phố không có dịch SR; 39 tỉnh, thành phố không có người chết do SR [37]. Trong chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay, biện pháp chính PCSR là “ñi hai chân” diệt véc tơ và ñiều trị diệt KSTSR, phối hợp với biện pháp “bền vững” khác như truyền thông giáo dục sức khỏe, ñã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, diễn biến bệnh SR ở các ñịa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng rừng núi cónhiều nhóm dân ñến khai thác lâm sản, làm rừng, rẫy ngủ lại qua ñêm vẫn cònlà vấn ñề dai dẳng, phức tạp. Do ñó, việc PCSR ngoài những khó khăn về ñịa bàn, về chuyên môn kỹ thuật như KSTSR kháng thuốc ñiều trị, muỗi kháng hoá chất diệt, thì PCSR cho các ñối tượng ñi rừng, rẫy ngủ lại qua ñêm hiện naylà vấn ñề nan giải, thách thức. Xã Đak Nhau là một xã miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng của tỉnh Bình Phước, hội ñủ các ñặc trưng về tình hình SR, về ñịa bàn và 2 về di biến ñộng dân vào vùng SR, hơn nữa ñây là ñiểm lần ñầu tiên phát hiện KSTSR kháng thuốc ñiều trị ñặc hiệu hiện nay [36]. Với mong muốn ñược tìm hiểu tất cả các thông tin về tình hình bệnh sốt rét (BNSR, KSTSR, muỗi SR ) và các yếu tố kinh tế, xã hội, hiểu biết và tham gia PCSR của cộng ñồng về PCSR, ñồng thời qua ñó ñóng góp thêm ý kiến có cơ sở khoa học cho ñịa phương, cho chương trình PCSR một cách thực tế, cụ thể hơn, chúng tôi ñề xuất tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan ñến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”. Mục tiêu: 1) Xác ñịnh tỷ lệ mắc SR của cộng ñồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. 2) Mô tả một số yếu tố liên quan ñến mắc SR của người dân tại xã nghiên cứu.

pdf80 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4065 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN VŨ VĂN HIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐẮK LẮK - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN -----  ----- VŨ VĂN HIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG – CÔN TRÙNG MÃ SỐ: 607265 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THÀNH ĐỒNG ĐẮK LẮK - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. VŨ VĂN HIỆP LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn: Trường Đại học Tây Nguyên, Ban lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: TS. Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, là người Thầy trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn. PGS.TS. Nguyễn Xuân Thao, GS.TS. Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Hồ Văn Hoàng, TS. Phan Văn Trọng, TS. Đào Mai Luyến, TS. Thân Trọng Quang đã đóng góp những ý kiến quí báu giúp em hoàn thành luận văn này. Các anh chị đồng nghiệp Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM, Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung tâm Phòng chống sốt rét tỉnh Bình Phước, Trung tâm Y tế huyện Bù Đăng, Trạm Y tế xã Đak Nhau huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước cùng bạn bè, gia đình đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. VŨ VĂN HIỆP DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT An. Anopheles BNSR Bệnh nhân sốt rét c/đ/đ Con/ đèn/ đêm c/g/n Con/ giờ/ người c/n/đ Con/người/ đêm CBVC Cán bộ viên chức CS Cộng sự DSC Dân số chung DTSR Dịch tễ sốt rét ĐNB Đông Nam Bộ KAP Kiến thức, thái độ và thực hành (K: knowledge, A: attitude, P: practice) KSTSR Ký sinh trùng sốt rét KTV Kỹ thuật viên NXB Nhà xuất bản PCSR Phòng chống sốt rét SR Sốt rét SRLH Sốt rét lưu hành SRLS Sốt rét lâm sàng TB Trung bình TVSR Tử vong sốt rét TTSR Thanh toán sốt rét TDSR Tiêu diệt sốt rét WHO World Health Organiration (Tổ chức Y tế thế giới) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Diễn biến sốt rét và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 3 1.1.1. Tình hình bệnh sốt rét trên thế giới. 3 1.1.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 3 1.2. Tình hình sốt rét và PCSR ở Việt Nam. 5 1.2.1. Giai đoạn 1958-1975. 5 1.2.2. Giai đoạn 1976 – 1990. 5 1.2.3. Giai đoạn 1991 – 2000. 5 1.2.4. Giai đoạn 2001 – 2005. 6 1.2.5. Mục tiêu chung PCSR 2006 – 2010. 6 1.3. Tình hình sốt rét ở Bình Phước. 7 1.4. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. 8 1.4.1. Đối tượng nguy cơ. 9 1.4.2. Yếu tố nguy cơ. 9 1.5. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 10 1.5.1. Nghiên cứu về dịch tễ sốt rét. 10 1.5.2. Nghiên cứu vector truyền bệnh sốt rét. 11 1.5.3. Nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. 12 1.5.4. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh SR . 12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Địa điểm, đối tượng, thời gian nghiên cứu. 15 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu. 15 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. 17 2.1.3. Thời gian nghiên cứu. 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 17 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 17 2.2.2. Cỡ mẫu. 17 2.3. Các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu. 18 2.3.1. Kỹ thuật và phương pháp điều tra KSTSR. 18 2.3.2. Kỹ thuật điều tra và định loại muỗi Anopheles. 20 2.3.3. Khám lâm sàng phát hiện bệnh nhân có sốt và lách to 20 2.3.4. Điều tra KAP và một số quy định về thuật ngữ. 20 2.3.5. Khái niệm biết đúng, thái độ đúng và hành vi đúng trong điều tra KAP. 21 2.4. Các chỉ số đánh giá. 22 2.4.1. Sốt rét lâm sàng. 22 2.4.2. Ký sinh trùng sốt rét. 22 2.4.3. Muỗi truyền bệnh sốt rét. 23 2.5. Các biến số và phương pháp thu thập. 24 2.6. Công cụ thu thập số liệu. 25 2.7. Phân tích, xử lý số liệu. 25 2.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế. 25 2.9. Y đức trong nghiên cứu. 26 2.10. Liệt kê và định nghĩa biến số. 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của cộng đồng dân cư tại xã Đak Nhau. 30 3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu. 30 3.1.2. Tỷ lệ mắc sốt rét. 31 3.2. Kết quả điều tra KAP. 36 3.2.1. Đặc điểm đối tượng điều tra KAP. 36 3.2.2. Hiểu biết về bệnh sốt rét. 38 3.2.3. Thái độ của người dân về bệnh sốt rét. 41 3.2.4. Thực hành phòng chống sốt rét. 44 3.3. Một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét. 48 3.3.1. Yếu tố nguy cơ đi rừng, ngủ rẫy và mắc sốt rét. 48 3.3.2. Yếu tố nguy cơ ngủ màn và mắc sốt rét. 48 3.3.3. Vector truyền bệnh sốt rét. 49 Chương 4: BÀN LUẬN 50 4.1. Tỷ lệ mắc sốt rét. 50 4.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét. 51 4.2.1. Vector truyền bệnh sốt rét. 51 4.2.2. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét đối với người đi rừng, rẫy và ngủ lại. 51 4.2.3. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét đối với ngủ màn không thường xuyên. 52 4.2.4. Những yếu tố sinh địa cảnh. 52 4.3. Kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt rét. 53 4.3.1. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh sốt rét. 53 4.3.2. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt rét. 53 4.3.3. Kiến thức về phòng chống bệnh sốt rét. 53 4.3.4. Thái độ phòng chống sốt rét của người dân. 54 4.3.5. Thực hành về phòng chống sốt rét. 54 KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ mắc sốt rét ở người dân tại xã nghiên cứu. 56 2. Một số yếu tố nguy cơ đến mắc sốt rét ở xã nghiên cứu. 56 KHUYẾN NGHỊ 58 Tài liệu tham khảo. Phụ lục. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu 30 Bảng 3.2. Thành phần dân tộc của đối tượng nghiên cứu 30 Bảng 3.3. Bệnh nhân sốt rét tại xã nghiên cứu 31 Bảng 3.4. Độ tuổi bệnh nhân sốt rét nghiên cứu 31 Bảng 3.5. Giới tính của bệnh nhân sốt rét nghiên cứu 32 Bảng 3.6. Nghề nghiệp của bệnh nhân sốt rét 32 Bảng 3.7. Thành phần dân tộc của bệnh nhân sốt rét 33 Bảng 3.8. Tỷ lệ KSTSR/lam chung và theo dân tộc 33 Bảng 3.9. Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét nghiên cứu 34 Bảng 3.10. Tỷ lệ lách to ở các dân tộc nghiên cứu 34 Bảng 3.11. Diễn biến sốt rét ở xã Đak Nhau trong các năm gần đây 35 Bảng 3.12. Tình hình bệnh sốt rét tại huyện Bù Đăng 35 Bảng 3.13. Đối tượng điều tra KAP theo giới tính và dân tộc 36 Bảng 3.14. Trình độ học vấn của đối tượng điều tra KAP 36 Bảng 3.15. Kết quả nguồn thông tin mà người dân tiếp nhận được 37 Bảng 3.16. Hình thức truyền thông người dân ưa thích nhất 38 Bảng 3.17. Tỷ lệ biết đúng về nguyên nhân gây bệnh sốt rét 38 Bảng 3.18. Tỷ lệ người biết bệnh sốt rét có lây truyền 39 Bảng 3.19. Tỷ lệ biết đúng triệu chứng bệnh sốt rét trong nghiên cứu 39 Bảng 3.20. Tỷ lệ biết đúng về thuốc điều trị bệnh sốt rét 40 Bảng 3.21. Tỷ lệ biết đúng về các biện pháp phòng chống sốt rét 40 Bảng 3.22. Tỷ lệ biết đúng cần phải xét nghiệm máu khi mắc sốt rét 41 Bảng 3.23. Tỷ lệ người có thái độ đúng về sự nguy hiểm của bệnh sốt rét 41 Bảng 3.24. Tỷ lệ người có thái độ đúng về bệnh sốt rét điều trị khỏi 42 Bảng 3.25. Tỷ lệ người có thái độ đúng về nơi điều trị khi mắc sốt rét 42 Bảng 3.26. Tỷ lệ người có thái độ đúng về việc phòng bệnh khi mắc sốt rét 43 Bảng 3.27. Tỷ lệ người có thái độ đúng về việc ngủ màn phòng bệnh sốt rét 43 Bảng 3.28. Dịch vụ y tế được người dân tiếp cận khi mắc sốt rét 44 Bảng 3.29. Tỷ lệ người dân có hành vi đúng đến nơi điều trị sốt rét 45 Bảng 3.30. Loại thuốc người dân sử dụng để điều trị sốt rét 46 Bảng 3.31. Tỷ lệ ngủ màn thường xuyên 47 Bảng 3.32. Tỷ lệ đi rừng, rẫy; ngủ lại trong rừng, rẫy 47 Bảng 3.33. Nguy cơ mắc sốt rét của người có hoạt động đi rừng, ngủ rẫy 48 Bảng 3.34. Yếu tố nguy cơ mắc sốt rét đối với người ngủ màn và không ngủ màn thường xuyên 48 Bảng 3.35. Thành phần và mật độ loài Anopheles xã Đak Nhau 49 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Nội dung Trang Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước 16 Hình 3.1. Tỷ lệ trình độ học vấn của đối tượng điều tra KAP 37 Hình 3.2. Tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ y tế khi mắc sốt rét 44 Hình 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng thuốc khi mắc sốt rét 46 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) gây nên và muỗi Anopheles (An.) là véc tơ truyền bệnh, hậu quả của nó gây nên những thiệt hại to lớn về sức khỏe và tính mạng của con người, là yếu tố kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của một đất nước. Sự lan truyền bệnh SR phụ thuộc vào 3 yếu tố: KSTSR, muỗi truyền bệnh và con người, diễn ra trong một môi trường phù hợp, quan hệ tương hỗ với các điều kiện của môi trường và được mô tả là một hệ sinh thái tự nhiên [41]. Theo số liệu thống kê, sau giai đoạn bùng nổ SR (1991-1992) đến nay, tình hình SR ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2010, cả nước có 21 người chết do SR, giảm 48,7% so với năm 2006; tỷ lệ mắc SR năm 2010 giảm 42,6% và số người có KSTSR giảm 22,63% so với năm 2006. Trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước đã có 59 tỉnh, thành phố không có dịch SR; 39 tỉnh, thành phố không có người chết do SR [37]. Trong chương trình Phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay, biện pháp chính PCSR là “đi hai chân” diệt véc tơ và điều trị diệt KSTSR, phối hợp với biện pháp “bền vững” khác như truyền thông giáo dục sức khỏe, đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, diễn biến bệnh SR ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng rừng núi có nhiều nhóm dân đến khai thác lâm sản, làm rừng, rẫy ngủ lại qua đêm vẫn còn là vấn đề dai dẳng, phức tạp. Do đó, việc PCSR ngoài những khó khăn về địa bàn, về chuyên môn kỹ thuật như KSTSR kháng thuốc điều trị, muỗi kháng hoá chất diệt, thì PCSR cho các đối tượng đi rừng, rẫy ngủ lại qua đêm hiện nay là vấn đề nan giải, thách thức. Xã Đak Nhau là một xã miền núi thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng của tỉnh Bình Phước, hội đủ các đặc trưng về tình hình SR, về địa bàn và 2 về di biến động dân vào vùng SR, hơn nữa đây là điểm lần đầu tiên phát hiện KSTSR kháng thuốc điều trị đặc hiệu hiện nay [36]. Với mong muốn được tìm hiểu tất cả các thông tin về tình hình bệnh sốt rét (BNSR, KSTSR, muỗi SR) và các yếu tố kinh tế, xã hội, hiểu biết và tham gia PCSR của cộng đồng về PCSR, đồng thời qua đó đóng góp thêm ý kiến có cơ sở khoa học cho địa phương, cho chương trình PCSR một cách thực tế, cụ thể hơn, chúng tôi đề xuất tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến mắc sốt rét tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước”. Mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ mắc SR của cộng đồng dân cư tại xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. 2) Mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc SR của người dân tại xã nghiên cứu. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Diễn biến SR và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 1.1.1. Tình hình bệnh SR trên thế giới Trên thế giới, bệnh SR phân bố từ 640 vĩ độ bắc đến 320 vĩ độ nam. Bệnh SR đã gây nhiều vụ dịch làm thiệt hại lớn về kinh tế và giết hại nhiều người của nhiều quốc gia trên thế giới. Những vụ dịch lớn đã xảy ra trong những năm qua đã được ghi nhận: Vụ dịch tại Pengiáp Ấn Độ (1898) giết hại 307.000 người. Vụ dịch ở Srilanka và Ceylon (1934 - 1935) giết hại 82.000 người. Vụ dịch ở Brazil (1938) số BNSR là 100.000 người, số chết do SR là 14.000 người. Những năm 1950, trên thế giới số người mắc SR hàng năm khoảng 150 triệu người, chết vì SR khoảng 2,5 triệu người. Năm 1960 WHO cho biết: Trên thế giới có trên 2 tỷ người đang sống trong vùng SR bao gồm 133 nước, hàng năm có trên 200 triệu người mắc SR, hàng triệu người chết vì SR. Năm 1991 WHO công bố: Sau 36 năm tiến hành TDSR và PCSR từ 1955 đến 1991, trên toàn thế giới vẫn còn trên 2 tỷ người sống trong vùng SR (gần 50% dân số thế giới) ở 100 nước, tử vong do SR hàng năm từ 1 đến 2 triệu người, số mắc SR mới hàng năm 110 triệu người. Trong 2 năm 1995-1996 ở 7 nước gồm Thailand, Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh, Srilanca, Nepal, Myanmar có 776.008 người mang KSTSR và chết 3.387 người [44]. 1.1.2. Chương trình tiêu diệt và phòng chống bệnh SR trên thế giới. 1.1.2.1. Chương trình PCSR trên thế giới 1955-1968 Nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, những năm 1950 con người đã hiểu biết cơ bản về bệnh SR. Năm 1955 cuộc họp lần thứ XIV của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đề ra chương trình TDSR trên toàn thế giới có thời hạn (10 - 12 năm) với 4 giai đoạn: 4 - Chuẩn bị: 2 năm; - Tấn công: 4 năm; - Củng cố: 3 năm; - Bảo vệ: nhiều năm [13]. 1.1.2.2. Chương trình PCSR trên thế giới từ 1969 đến nay Ở kỳ họp lần 22 (1969) WHO đã xét lại tình hình và đưa ra chiến lược mới, một chương trình chống SR không có hạn định về thời gian và mục tiêu lâu dài là tiến tới tiêu diệt SR trên phạm vi toàn thế giới. Tuỳ theo từng bước đề ra chương trình phòng chống hay thanh toán SR cho phù hợp. Từ 1969-1979, mỗi nước có chiến lược khác nhau, nhưng thực tế khách quan đã chứng minh là những nước ở vùng nhiệt đới (Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ) việc tiêu diệt bệnh SR trong thời gian có hạn định là không thực hiện được [42]. Từ 1979 WHO đã chuyển sang chiến lược mới xác định 4 loại hình mục tiêu: - Loại hình mục tiêu 1: Giảm và đề phòng tử vong do SR. - Loại hình mục tiêu 2: Giảm và đề phòng tử vong và giảm mắc ở những tập thể bị đe doạ (trẻ em, phụ nữ có thai, khách du lịch...). - Loại hình mục tiêu 3: Giống như mục tiêu 2, thêm giảm mức nhiễm SR ở từng thời điểm. - Loại hình mục tiêu 4: Có chương trình PCSR trong cả nước với mục tiêu cuối cùng là thanh toán từng bước bệnh SR. Từ năm 1979 trở đi tình hình SR trên thế giới đã thay đổi rất ít, những khó khăn trên vẫn còn là trở ngại lớn đối với chương trình PCSR. Từ 1985, WHO đưa chương trình PCSR vào nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Trước tình hình SR trên thế giới có xu hướng tăng lên, tại hội nghị Bộ trưởng Y tế các nước SR họp tại Amsterdam tháng 10/1992 đã khẳng định lại 5 chiến lược PCSR trên toàn cầu trước kia với mục tiêu: Giảm chết, giảm mắc và giảm thiệt hại do SR [43]. 1.2. Tình hình SR và PCSR ở Việt Nam 1.2.1. Giai đoạn 1958 - 1975 Cả nước chia làm hai miền (miền Bắc và miền Nam) vì vậy Chương trình TDSR thực hiện riêng biệt ở hai miền: - Miền Bắc đến năm 1975 bệnh SR đã giảm thấp, tỷ lệ KSTSR chỉ còn 5/100.000 dân số chung. - Miền Nam tình hình SR tăng ở nhiều nơi. 1.2.2. Giai đoạn 1976 - 1990 Chương trình TDSR chuyển sang thanh toán sốt rét (TTSR) trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên do hậu quả của chiến tranh và khó khăn về nguồn lực, từ năm 1987 bệnh SR quay trở lại trên phạm vi cả nước với tốc độ nhanh và ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt vào năm 1981 có 144 vụ dịch SR, làm 4.646 người chết và hơn 1 triệu người mắc SR. Bệnh SR hoành hành ở hầu hết các vùng rừng núi và ven biển nước ta, chiếm gần 80% dân số cả nước (57/67 triệu dân) [13]. 1.2.3. Giai đoạn 1991 - 2000 Trước tình hình SR nghiêm trọng như đã nêu ở trên, với sự quan tâm đầu tư chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình TTSR đã chuyển thành chương trình Quốc gia PCSR. Chương trình đã đề ra mục tiêu: Khống chế tốc độ tăng, giảm tỷ lệ chết, giảm dịch SR, tiến tới ổn định tình hình SR và bắt đầu giảm SR trở lại vào năm 2000. Kết quả PCSR giai đoạn này đã đạt được các mục tiêu nêu trên: năm 2000 so với năm 1991: Tỷ lệ chết SR/100.000 dân giảm 97%. Tỷ lệ chết SR/10.000 dân giảm 77%. Tỷ lệ chết SR/1.000 dân giảm 64,9%. Số vụ dịch SR giảm 98,6% [37]. 6 1.2.4. Giai đoạn 2001 - 2005 Đến năm 2005: - Tỷ lệ chết SR/100.000 dân là 0,02 (mục tiêu là đề ra dưới 0,17) và giảm 89,5% so với năm 2000. - Tỷ lệ mắc SR/1000 dân là 1,19 (mục tiêu đề ra dưới 3,5) và giảm 69% so với năm 2000. - Số KSTSR giảm 73,8% và tỷ lệ KSTSR/1000 dân giảm 76,3% so với những năm có dịch SR nhỏ ( 2001: 1 vụ; 2003: 2 vụ; 2005: 5 vụ ) quy mô dịch ở phạm vi thôn bản, đã được dập tắt kịp thời, không có bệnh nhân chết SR trong các vụ dịch [37]. Tình hình SR từ 2000 - 2005 Chỉ số 2000 2001 2002 2003 2004 2005 % giảm so 2000 Số chết SR 148 91 50 50 24 18 - 87,8 Chết SR/100.000 0,19 0,12 0,06 0,06 0,03 0,02 - 89,5 Số BNSR 293.016 257.793 185.529 164.706 128.622 99.275 - 66,1 Mắc SR/1000 3,84 3,27 2,32 2,04 1,57 1,19 - 69,0 Số KSTSR 74.329 68.699 47.807 38.79 24.909 19.496 - 73,8 KSTSR/1000 0,97 0,87 0,60 0,48 0,30 0,23 - 76,3 Vụ dịch SR 2 1 0 2 0 5 Tăng 3 vụ 1.2.5. Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 Mục tiêu chung. - Tiếp tục đẩy lùi SR và phát triển các yếu tố bền vững trong PCSR. - Phấn đấu đến năm 2010 bệnh SR không còn là một vấn đề sức khoẻ quan trọng trong cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Mục tiêu cụ thể. - Đến năm 2010 giảm mắc SR 30%, tỷ lệ mắc SR/1.000 dân dưới 0,8/1.000 (Năm 2005: l,19/1.000), không còn tỉnh có tỷ lệ mắc SR trên 4/1.000 dân. - Đến năm 2010 giảm chết SR 25%, tỷ lệ chết SR 11000.000 dân dưới 0,015 (Năm 2005 = 0,02/100.000), không còn tỉnh có tỷ lệ chết SR trên 7 0,3/100.000 dân. - Không có dịch SR lớn xẩy ra [38]. 1.3. Tình hình sốt rét ở Bình Phước: Bình Phước là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Tây của vùng Đông Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và Campuchia. Là tỉnh nằm trong vùng mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Bình Phước được tái lập từ năm 1997. Đến nay, toàn tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (có 07 huyện, 03 thị xã), 111 đơn vị hành chính cấp xã. Đến 31/12/2009 toàn tỉnh Bình Phước có khoảng 220.540 hộ dân với 887.441 khẩu. Trong đó, khoảng 18% là dân tộc thiểu số, chiếm đa số là dân tộc S’tiêng, Nùng, Tày, Khơ me [40]. Theo thông báo của Trung tâm PCSR tỉnh Bình Phước thì tình hình bệnh SR trong 5 năm qua có xu hướng gia tăng, mặc dù chỉ số BNSR giảm nhưng các chỉ số về KSTSR, SRAT, tử vong do SR đều không ổn định và có xu hướng gia tăng; trong năm 2010 tình hình SR tại tỉnh Bình Phước có nhiều diễn biến phức tạp; mặc dù số trường hợp mắc SR giảm 1,3%, tử vong sốt rét (TVSR) giảm 1 trường hợp, nhưng số trường hợp mắc SR lại chiếm 42,8%; trong 6 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn tỉnh có số người mắc SR là 2.040 người, tăng 26,94% so với cùng kỳ. Ngoài ra SR tập trung chủ yếu thuộc 3 xã có số người mắc SR tăng cao như xã Đak Ơ (huyện Bù Gia Mập) với 496 trường hợp và 1 cas tử vong, xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) là 158 trường hợp và xã Đak Nhau (huyện Bù Đăng) là 101 người mắc SR [35]. Đặc điểm tình hình của xã Đak Nhau. Đak Nhau là một xã nằm ở phía Bắc huyện Bù Đăng, có 8 thôn và 11.295 nhân khẩu với 17 dân tộc khác nhau bao gồm: Dân tộc Kinh, bản địa (S′tiêng) và dân tộc khác như M’nông, Tày, Dao, Nùng, Mường... 8 Dân sống bằng nghề nông nghiệp là chủ yếu: 60% sống nhờ vào thu hoạch điều, 10% cây cao su và 15% cây củ (sắn..). Xã có đường giao thông thuận tiện đặc biệt là đường liên huyện chạy qua. Di biến động dân: Rất phức tạp về giao lưu và di biến động, đặc biệt là nhóm dân khai thác gỗ, lâm sản, nương rẫy [39]. Dịch vụ y tế của xã Đak Nhau. Trạm Y tế xã: 8 nhân viên: 1 BS, 2 YS, 2 nữ HS, 2 điều dưỡng và 1 Dược trung cấp. Có 1 KHV, có 2 cán bộ soi kính. Xã có 8 thôn và 8 y tế thôn. Trong đó có 5 nhân viên được đào tạo, 3 nhân viên là người có uy tín trong thôn hoặc đã tham gia công tác xã. Nhân viên y tế thôn được hưởng trợ cấp 0,5 lương cơ bản của ngân sách (từ 1/7/2009). Có 11 cửa hàng thuốc tư nhân (8 cửa hàng ở 2 thôn trung tâm là Đak Xuyên và Thống Nhất), có bán thuốc SR. 1.4. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét. Một số yếu tố nguy cơ nhiễm KSTSR Sự lưu hành của bệnh SR có tính chất địa phương và biến đổi theo thời gian. Đó là tác động tương tác của KSTSR, muỗi truyền bệnh,
Luận văn liên quan