Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính
thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và
đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi
nhiều yếu tố: Cảnh quan rất đẹp, truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phú trong
đó có Vĩnh Long là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL giữa sông Tiền -
sông Hậu với các cù lao An Bình, cù lao Dài, cù lao Mây Trên các cù lao sông
rạch chằng chịt, quanh co, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, được
phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn trái với chủng loại phong phú và hương vị đặc biệt.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ,
nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như: Nhãn, bưởi, cam
sành, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá
trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra, Các vườn cây
phát triển tươi tốt quanh năm, tạo sự hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch
sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch trang trại mang nét độc đáo của vùng sông
nước. Không chỉ có những vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông,
rạch nhiều tôm cá, các cù lao ở Vĩnh Long còn được biết đến với các di tích lịch sử
văn hóa, các đình làng, chùa chiền, các giá trị văn hoá khó “trộn lẫn” với bất kỳ đâu
về những truyền thuyết, những câu hò, điệu lý, những bài ca vọng cổ chắc chắn sẽ
mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến
tham quan vùng đất “chín rồng” này
261 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4021 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao thuộc tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thanh Vũ
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC XÃ CÙ LAO
THUỘC TỈNH VĨNH LONG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
nhiều tổ chức tập thể và cá nhân. Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài, cảm ơn cô đã không quản công khó khăn, dành nhiều thời gian và
công sức chỉ bảo cho tôi.
TS. Phạm Văn Ngọt cùng các Thầy cô Khoa Sinh trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các giảng viên thỉnh giảng đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức khoa học quý báu trong suốt khóa học.
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài.
Phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi theo học và làm luận văn.
Phòng Thống kê, phòng Tài nguyên môi trường các huyện Long Hồ, Trà Ôn
và Vũng Liêm. Ủy ban nhân dân các xã An Bình, Đồng Phú, Hòa Ninh, Bình Hòa
Phước, Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Thanh Bình, Quới Thiện. Sở văn hóa, thể thao và
du lịch, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Long. Các chủ hộ nhà vườn, các cơ sở
dịch vụ du lịch trên các cù lao nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ, và cung cấp những
số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài này.
Các tác giả của những tài liệu mà tôi dùng tham khảo hoặc trích dẫn trong
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2009
Nguyễn Thanh Vũ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu, hình ảnh
thu thập và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào. Các số liệu và tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn
trong luận văn tôi đều chú thích nguồn rõ ràng, chính xác.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 06 năm 2009
Học viên thực hiện
Nguyễn Thanh Vũ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B : Hướng Bắc.
B.H.Phước : Bình Hòa Phước.
DLST : Du lịch sinh thái.
ĐV : Động vật.
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long.
GAP : Good Agricultural Practices (Thực hành nông nghiệp tốt).
HST : Hệ sinh thái.
H/P : Họ phụ.
IBA : Indol butiric axit.
IUCN : International Union for Conservation of Nature (Tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới).
NAA : α- Napthyl axêtic axit.
NN : Nông Nghiệp
NQ – BCT : Nghị Quyết – Bộ Chính Trị
PBZ : Paclobutrazol
PE : Polyethylene.
QĐ/UBT : Quyết định/Ủy Ban Tỉnh.
THPT : Trung học phổ thông.
Tmax : Nhiệt độ cao nhất.
Tmin : Nhiệt độ thấp nhất.
Ttb : Nhiệt độ trung bình
TNDLST : Tài nguyên du lịch sinh thái.
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh.
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp.
TV : Thực vật.
UBND : Ủy Ban Nhân Dân.
WTTC : World Travel and Tourism Council (Hội đồng Du lịch và Lữ hành
Thế giới).
WTO : World Tourism Organisation (Tổ chức Du lịch Thế giới).
WTO : World Trade Organisation (Tổ chức Thương mại Thế giới).
X : Thu nhập/Diện tích đất canh tác.
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển, nhất là từ khi Việt Nam chính
thức là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Phát triển du lịch đã và
đang là một lợi thế to lớn và góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, nhất là miền sông nước Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bởi
nhiều yếu tố: Cảnh quan rất đẹp, truyền thống văn hóa, ẩm thực phong phútrong
đó có Vĩnh Long là vùng đất nằm ở trung tâm châu thổ ĐBSCL giữa sông Tiền -
sông Hậu với các cù lao An Bình, cù lao Dài, cù lao MâyTrên các cù lao sông
rạch chằng chịt, quanh co, hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, được
phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn trái với chủng loại phong phú và hương vị đặc biệt.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ,
nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều loại cây trồng đặc sản như: Nhãn, bưởi, cam
sành, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, xoài và các loại thuỷ sản nước ngọt có giá
trị kinh tế cao như cá tai tượng, cá điêu hồng, tôm càng xanh, cá tra,Các vườn cây
phát triển tươi tốt quanh năm, tạo sự hấp dẫn cho du khách bằng hình thức du lịch
sinh thái (DLST) miệt vườn, du lịch trang trại mang nét độc đáo của vùng sông
nước. Không chỉ có những vườn cây xanh mướt, đầy trái ngọt và hệ thống sông,
rạch nhiều tôm cá, các cù lao ở Vĩnh Long còn được biết đến với các di tích lịch sử
văn hóa, các đình làng, chùa chiền, các giá trị văn hoá khó “trộn lẫn” với bất kỳ đâu
về những truyền thuyết, những câu hò, điệu lý, những bài ca vọng cổchắc chắn sẽ
mang lại những điều lý thú và bổ ích đối với du khách trong và ngoài nước khi đến
tham quan vùng đất “chín rồng” này.
Phát triển du lịch sinh thái vườn không chỉ góp phần giúp nông dân tăng thêm
nguồn thu nhập mà còn là giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. Đây
cũng là động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng bền vững, đặc biệt là phong trào cải tạo vườn tạp thay thế những vườn cây ăn
trái đặc sản, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Ngoài ra,
ngành du lịch còn có kế hoạch phối hợp với ngành công nghiệp đưa các chủng loại
gốm mỹ nghệ và các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp khác của Vĩnh Long trưng bày
và bán tại các điểm vườn, nhằm góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch và giúp
người dân thêm thu nhập nhờ xuất khẩu các mặt hàng tại chỗ.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch ở các xã cù lao chưa tương xứng với
tiềm năng vốn có. Đặc biệt, chưa phát huy hết vai trò của hệ sinh thái (HST) vườn
cây ăn trái trong hoạt động phát triển du lịch, cho nên việc nghiên cứu tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái ở các xã cù lao là một bước đi cần thiết để vạch cơ sở
khoa học cho các chính sách quản lý, quy hoạch, đảm bảo cho sự phát triển du lịch
bền vững, là một hành động tham gia thực hiện định hướng của chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 là: “Phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn
hóa khi bước vào thế kỉ XXI, góp phần tích cực để nước ta trở thành “Việt Nam
xanh” trên bản đồ thế giới”, và cũng để góp phần thực hiện Nghị quyết số 21/NQ -
BCT giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành ĐBSCL đến năm 2010 - 2015 phải tập trung
khai thác mọi nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; đưa ĐBSCL
thành vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, nâng mức sống của nhân dân trong vùng
ngang bằng mức bình quân cả nước, giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững
cho hoạt động DLST ở các xã cù lao. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn kiến thức,
thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Vĩnh Long nói chung, các xã cù
lao nói riêng, điều chỉnh các hoạt động du lịch ở địa phương, nhằm thỏa mãn nhu
cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng
đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
+ Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST ở các xã
cù lao. Đặc biệt, chú trọng nghiên cứu hệ sinh thái vườn cây ăn trái, có phân tích
hiệu quả kinh tế các mô hình vườn cây ăn trái, trong đó chú trọng hiệu quả kinh tế
vườn kết hợp dịch vụ du lịch sinh thái.
+ Do vị trí địa lý của các cù lao nằm trên hai dòng sông lớn của ĐBSCL là
sông Hậu và sông Cổ Chiên một nhánh của sông Tiền, tạo nên thế tam giác trong
địa bàn của tỉnh Vĩnh Long có thể hình thành các tua DLST, đồng thời do thời gian
và kinh phí có hạn nên đề tài chỉ tập trung khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch,
thực trạng phát triển du lịch và nghiên cứu một số nét chính, cơ bản về hệ sinh thái
vườn cây ăn trái ở cù lao Dài (huyện Vũng Liêm), cù lao Mây (huyện Trà Ôn) và cù
lao An Bình (huyện Long Hồ) có liên quan đến phát triển loại hình du lịch sinh thái
miệt vườn đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long.
4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
+ Thời gian:
Việc tiến hành nghiên cứu để thực hiện đề tài từ tháng 11 năm 2008 đến
tháng 7 năm 2009.
+ Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu gồm 08 xã thuộc 03 cù lao của Vĩnh Long, trong đó
cù lao An Bình có 4 xã An Bình, Hòa Ninh, Bình Hòa Phước (B.H.Phước), Đồng
Phú, cù lao Dài có 2 xã Thanh Bình, Quới Thiện và cù lao Mây có 2 xã Phú Thành,
Lục Sĩ Thành.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Những vấn đề về du lịch và hệ sinh thái vườn đã và đang được các nhà khoa
học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu về mô
hình vườn, các mô hình vườn kết hợp du lịch sinh thái còn hạn chế so với các tài
liệu khoa học khác. Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến hệ
sinh thái vườn và du lịch.
1.1. Tài liệu ngoài nước
- Soemarwoto và các cộng tác viên, 1975, đã khảo sát vườn nhà. Tác giả nhấn
mạnh sự phân biệt vườn nhà và sự kết hợp vườn nhà với trồng trọt, chăn nuôi.[4]
- Karyono,1990, đã khảo sát cấu trúc vườn nhà trên đất nông thôn của lưu vực
Citarum của Indonesia. Tác giả mô tả sự phân bố các loài thực vật, sự phân tầng
trong không gian, hệ thống canh tác... Ông đã nêu lên ba kiểu canh tác nông lâm cổ
truyền là: Vườn, vườn nhà và vườn rừng.[74]
- Long, Chun Lin, 1990, đã khảo sát về hệ sinh thái nông nghiệp và các dạng
vườn nhà ở Xishuangbana của Trung Quốc. Tác giả đã nghiên cứu và giới thiệu,
mô tả vườn nhà dựa trên thành phần, cấu trúc và những thay đổi đã xãy ra của vườn
nhà.[75]
- Inskeep, 1991, nhấn mạnh vai trò của các hoạt động du lịch đối với môi
trường và kinh tế. Tác giả đề ra những mục đích phải đạt được để phát triển du lịch
bền vững: Tối ưu hóa các lợi ích kinh tế xã hội, bảo tồn môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, văn hóa, xã hội và khai thác có hiệu quả các tài nguyên này, bảo vệ và
khai thác có hiệu quả các giá trị bản địa truyền thống.[73]
- Geoffey Wall, 1993, đã đề ra một số chỉ tiêu đánh giá cho sự phát triển du
lịch bền vững. Có thể xem là các tiêu chuẩn chung cho sự đánh giá thành công của
sự phát triển du lịch bền vững.[31]
- M.Mowforth và I.Munt, 1998, đề cập đến phát triển du lịch bền vững và đưa
ra một số nguyên tắc bền vững trong du lịch như: Bền vững sinh thái, bền vững văn
hóa, bền vững kinh tế, có sự tham gia của cộng đồng địa phương.[76]
Các công trình nghiên cứu về vườn chủ yếu mô tả, chưa đi sâu phân tích cấu
trúc, chức năng, hiệu quả kinh tế của vườn cũng như tiềm năng của vườn cây ăn trái
trong hoạt động du lịch. Chưa có nghiên cứu đề cập kết hợp vườn với phát triển du
lịch sinh thái để tăng nguồn thu nhập cho người dân nông thôn.
1.2. Tài liệu trong nước
- Lâm Quang Huyên, 1985, đã nêu một số khía cạnh về kinh tế xã hội của
vườn nhà.[23]
- Lê Công Kiệt, 1987, khảo sát kiểu vườn nhà tiêu biểu vùng Bảy Núi, An
Giang. Tác giả giới thiệu tầm quan trọng, lợi ích của vườn nhà và công dụng của
một số loài cây.[31]
- Hoàng Hòe, 1987, mô tả các mô hình nông lâm kết hợp ở Việt Nam. Tác giả
đã điều tra, nhận xét đánh giá tổng quát về vườn, rừng. Tuy nhiên, công trình quan
tâm nhiều về rừng hơn vườn.[4]
- Nguyễn Đăng, 1990, đã cho biết kinh tế vườn gần đây phát triển nhanh ở
miền Trung, miền Nam, và tác giả đã tập trung phân tích các vườn chuyên canh cây
rau, cây ăn quả[17]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 1992, nghiên cứu hệ sinh thái vườn nhà Đồng bằng
sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt chú trọng về vườn cây ăn trái
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã phân tích một số nét đặc tưng cơ bản
của hệ sinh thái vườn nhà.[1]
- Trần Thế Tục, 1995, đã nêu hiện trạng vườn gia đình, phương pháp cải tạo
hợp lí, đầu tư đúng mức, khai thác tốt mảnh vườn nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho
xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.[47]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn,1996, nghiên cứu một số mô hình vườn nhà ở Đồng
bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt phân tích đặc điểm kinh
tế xã hội, hiệu quả kinh tế và điều kiện tự nhiên nhằm có cơ sở đề xuất một số biện
pháp xử lý và phương hướng phát triển mô hình vườn cho thích hợp.[3]
- Trần Hợp, Phạm Tạo, Lê Minh, 1997, khi nghiên cứu vườn nhà đã tập trung
chính vào cây cảnh trong kiến trúc gia thất.[22]
- Nguyễn Văn Hoan, 1997, đã nêu lên giá trị dinh dưỡng của rau, cách trồng và
thu hoạch trong vườn của gia đình, tác giả cũng nêu lên lịch thời vụ và thu hoạch
của cây rau.[18]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2000, tác giả đã trình bày các biện pháp khảo sát các
mô hình vườn, đặc biệt là các vườn rau cùng với môi trường nước, các dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật tồn động trên rau.[5]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2004, đã trình bày một cách chi tiết những kiến thức
cơ bản về đa dạng sinh học cũng như những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học,
nguyên tắc bảo tồn ở cấp loài, cấp quần thể, quần xã, trong đó có nêu một số nét
liên quan đến vườn.[6]
- Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2006, đã nêu lên khái niệm, cấu trúc, hệ sinh thái
vườn, tầm quan trọng và vai trò của vườn đối với đời sống con người.[9]
- Sở thương mại – du lịch Vĩnh Long, 1999, Với đề tài “xây dựng quần thể du
lịch sinh thái khu tam giác giai đoạn 1999 – 2010”, đã khảo sát, đánh giá hiện trạng và
tiềm năng du lịch và nhân văn của Vĩnh Long và khu vực. Đề tài chưa chú trọng
nhiều đến hệ sinh thái vườn trên các cù lao, cũng như không đi sâu phân tích cấu
trúc, chức năng và hiệu quả kinh tế của mô hình vườn kết hợp với DLST.[36]
- Phạm Trung Lương, Đăng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình,
Nguyễn Ngọc Khánh, 2000, đã nghiên cứu những vấn đề về tài nguyên và môi
trường du lịch Việt Nam, phát triển du lịch bền vững trong mối quan hệ tài nguyên
và môi trường.[27]
- Trần Văn Mậu, 2001, cung cấp những khái niệm cơ bản và nghiên cứu về văn
minh du lịch, nội dung và phương pháp tổ chức cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ
cho du khách.[29]
- Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn
Lanh, Đỗ Quốc Thông, 2002, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiển về phát
triển du lịch sinh thái, đã trình bày tiềm năng, hiện trạng cùng với một số giải pháp
phát triển DLST ở Việt Nam, nhưng chú ý nhiều đến các vườn quốc gia, các hệ sinh
thái rừng nhiệt đới và ven biển.[28]
- Thế Đạt, 2003, giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản nói chung và các loại
hình du lịch ở Việt Nam trong đó có đề cập đến đặc điểm, nhiệm vụ của DLST.[16]
- Lê Huy Bá, Thái Nguyên Lê, 2006, đã trình bày những vấn đề như: ô nhiễm
môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái, tài nguyên cảnh quan, sử dụng hợp lý
và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch sinh thái, thực trạng và giải
pháp phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam.[13]
- Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, 2007, đã cung cấp những vấn đề lý luận
và bức tranh chung về tài nguyên du lịch Việt Nam, giới thiệu tiềm năng du lịch
sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam.[70]
- Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu, 2008, nêu lên những mối quan
hệ giữa du lịch và môi trường, tầm quan trọng của tài nguyên môi trường tự nhiên
và xã hội đối với sự hình thành và phát triển du lịch, cùng với những quan điểm về
du lịch và phát triển bền vững.[40]
Như trên đã có các công trình nghiên cứu về vườn, về du lịch và du lịch sinh
thái, nhưng nhìn chung, các tác giả ít chú ý đến hệ sinh thái vườn cây ăn trái trên
các cù lao, và chưa có công trình nào nghiên cứu mô hình vườn kết hợp với các dịch
vụ du lịch sinh thái.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận chung
2.1.1. Những quan điểm cơ bản
* Khái niệm về du lịch sinh thái
Từ những năm 1990 – 1991 ở một số nước đã phát triển dần loại hình du lịch
sinh thái (Ecotourism) như ở các nước Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp,
Thụy Điển, Đan MạchỞ Việt Nam loại hình DLST này tuy có muộn hơn, từ
những năm 1995 – 1996 mới bắt đầu ở một số tỉnh, thành như: Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM), thành phố Huế, Thủ đô Hà Nội, Quảng Nam, Bà Rịa – Vũng
TàuNhưng loại hình du lịch này luôn được chú ý, và trong kế hoạch từ năm 2001
đến năm 2010 nhiều nơi đã có quy hoạch mở rộng loại hình DLST này.[16]
“Du lịch sinh thái” là một khái niệm tương đối mới và rộng, cho đến nay vẫn
còn được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau. Khái niệm tương đối hoàn
chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được Hector Ceballos – Lascurain đưa ra năm
1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi,
với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới
hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”[28]
Năm 1991, Tổ chức Du lịch Sinh thái Quốc tế có khái niệm: “Du lịch sinh thái
là loại du lịch lữ hành có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên, bảo tồn được môi
trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương”[40]
Allen Koszowski năm 1993 đưa ra khái niệm: “DLST được phân biệt với các
loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi
trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề.
DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức
được giáo dục để bản thân du khách trở thành những người đi đầu trong công tác
bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch
đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài
chính do du khách mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc
bảo tồn thiên nhiên”.[28]
Buckley năm 1994 quan niệm: “Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản
lý bền vững, hổ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST”
Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) năm 1996: “Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường tại những khu thiên nhiên
còn tương đối hoang sơ với mục đích để thưởng ngoạn thiên nhiên và các giá trị văn
hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho nhân
dân địa phương”.[40].
Theo Hiệp hội du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998 “Du lịch sinh thái là du lịch có
mục đích với các khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên
của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ
hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính
cho cộng đồng địa phương”[13].
Như vậy, các khái niệm đều có chung nội dung cơ bản: “Du lịch sinh thái là
loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục cao về tự nhiên, có
đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương”.
Ở Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tổ chức,
các nhà khoa học trong và ngoài nước về du lịch sinh thái và các lĩnh vực liên quan.
Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 tháng 9 đến ngày 9 tháng 9 năm 1999
và đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình
du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương”.[13]
Theo Lê Huy Bá năm 2000 “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các
hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch
yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du
lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền
và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vữn