1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ một doanh nghiệp ,tổ chức ,đơn vị nào bước vào kinh doanh thì luôn hướng tới mục tiêu tồn tại , phát triển và đạt được lợi nhuận cao nhất.Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nghĩ tới việc gắn hoạt động của mình với biến động của thị trường và việc không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có được vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo đó là tiêu thụ .Qúa trình tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Vấn đề đặt ra là làm sao có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm ,hàng hoá.Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại để làm được điều đó thì cần phải nghiên cứu thị trường , từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh , chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Vật liệu xây dựng là nguyên liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng .Không có vật liệu xây dựng chúng ta không thể xây dựng lên những ngôi nhà khang trang ,trường học ,công viên v.v .Năm vừa qua thị trường vật liệu xây dựng không ngừng biến động .Ở thời điểm đầu năm giá vật liệu xây dựng nói chung tăng quá cao khiến cho nhiều công trình xây dựng phải bỏ dở dang nhiều chủ đầu tư phải chịu lỗ.Việc tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước cũng gặp không ít khó khăn cho dù giá vật liệu xây dựng những tháng cuối năm có giảm.
Để thấy rõ hơn về việc tiêu thụ sản phẩm mà cụ thể là về vật liệu xây dựng, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu Tuấn Khanh tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài :“Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá lý luận về tiêu thụ
- Phản ánh được thực trạng tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu :
- Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh
- Nghiên cứu các tài liệu của công ty trong 3 năm ( từ năm 2006-2008)
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7937 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
------( ( (------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TUẤN KHANH
NGƯỜI THỰC HIỆN:
SV. NGUYỄN THỊ BÍCH HIỀN
Lớp: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP B - K50
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
ThS. ĐẶNG VĂN TIẾN
HÀ NỘI - 2009
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là quá trình sinh viên có thể vận dụng kiến thức về lý thuyết đã học vào vận dụng thực tế .Nó còn tạo điều kiện để sinh viên củng cố lại các kiến thức cũ từ các môn học có liên quan đến chuyên ngành của mình và tạo điều kiện để hiểu sâu hơn và đúng hơn kiến thức mình đã có.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh,em được tìm hiểu về thực tế hoạt động kinh doanh của công ty ,được vận dụng kiến thức mình học .Được sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy Đặng Văn Tiến và các cô chú ,anh chị trong công ty em đã hoàn thành đề tài của mình .Để có kết quả này em xin chân thành cảm ơn thầy Tiến và các cô chú ,anh chị trong công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Bích Hiền
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng iv
Danh mục sơ đồ v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài : 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: 1
1.2.1 Mục tiêu chung: 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu : 2
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Tổng quan tài liệu: 3
2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài: 3
2.1.1.1 Một số lý luận về thị trường: 3
2.1.1.2 Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm: 6
2.1.2 Cơ sở thực tiễn về tiêu thụ vật liệu xây dựng: 15
2.1.2.1 Vai trò của vật liệu xây dựng: 15
2.1.2.2 Đặc điểm của vậi liệu xây dựng: 16
2.1.2.3 Tình hình cung cầu vật liệu xây dựng ở Việt Nam thời gian qua: 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 19
2.2.1 Thu thập số liệu: 19
2.2.2 Xử lý số liệu: 19
2.2.3 Phương pháp cụ thể : 20
PHẦN III : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu : 21
3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty: 21
3.1.2 Bộ máy tố chức quản lý và kế toán của công ty: 22
3.1.3 Tình hình lao động: 23
3.1.4 Vốn và nguồn vốn của công ty : 25
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty: 26
3.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty : 28
3.2.1 Chủng loại sản phẩm tiêu thụ : 28
3.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty: 30
3.2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng: 30
3.2.2.2 Tình hình tiêu thụ qua kênh phân phối sản phẩm của công ty: 34
3.2.2.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng: 35
3.2.3 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty : 39
3.2.4 Kết quả ,hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty: 42
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty: 44
3.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp : 44
3.3.2 Nhân tố bên ngoài : 50
3.4 Thuận lợi và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm : 56
3.4.1 Thuận lợi: 56
3.4.2 Khó khăn : 57
3.5 Phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty : 58
3.5.1 Phương hướng : 58
3.5.2 Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty 61
PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
4.1 Kết luận: 67
4.2 Kiến nghị : 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1 .Một số chỉ tiêu về lao động 24
Biểu 2: Vốn và nguồn vốn của công ty 25
Biểu 3: Kết quả sản xuất kinh doanh 27
Biểu 5 :Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khách hàng 32
Biểu 6: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 36
Biểu 7 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo các mặt hàng 40
Biểu 8 : Hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty 43
Biểu 10 : Tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng hàng hoá cho công ty 51
Biểu 11 : Đánh giá của khách hàng về sản phẩm và hình ảnh của công ty 53
Biểu 12 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo quý 56
Biểu 13 : Mục tiêu kế hoạch phát triển của công ty cổ phần vật liệu xây dựng (2009-2011) 61
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các loại kênh phân phối 10
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 22
Sơ đồ 1.3 Mô hình bộ máy kế toán 23
Sơ đồ 1.4: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty 35
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất kỳ một doanh nghiệp ,tổ chức ,đơn vị nào bước vào kinh doanh thì luôn hướng tới mục tiêu tồn tại , phát triển và đạt được lợi nhuận cao nhất.Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn nghĩ tới việc gắn hoạt động của mình với biến động của thị trường và việc không thể thiếu để giúp doanh nghiệp có được vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo đó là tiêu thụ .Qúa trình tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.Vấn đề đặt ra là làm sao có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm ,hàng hoá.Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại để làm được điều đó thì cần phải nghiên cứu thị trường , từ đó có thể định ra chiến lược kinh doanh , chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Vật liệu xây dựng là nguyên liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng .Không có vật liệu xây dựng chúng ta không thể xây dựng lên những ngôi nhà khang trang ,trường học ,công viên…v.v .Năm vừa qua thị trường vật liệu xây dựng không ngừng biến động .Ở thời điểm đầu năm giá vật liệu xây dựng nói chung tăng quá cao khiến cho nhiều công trình xây dựng phải bỏ dở dang nhiều chủ đầu tư phải chịu lỗ.Việc tiêu thụ vật liệu xây dựng trong nước cũng gặp không ít khó khăn cho dù giá vật liệu xây dựng những tháng cuối năm có giảm.
Để thấy rõ hơn về việc tiêu thụ sản phẩm mà cụ thể là về vật liệu xây dựng, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần vật liệu Tuấn Khanh tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài :“Nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty để thấy được những nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá lý luận về tiêu thụ
- Phản ánh được thực trạng tiêu thụ của công ty trong những năm gần đây
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
- Đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu :
- Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tuấn Khanh
- Nghiên cứu các tài liệu của công ty trong 3 năm ( từ năm 2006-2008)
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu:
2.1.1 Cơ sở lý luận của đề tài:
2.1.1.1 Một số lý luận về thị trường:
a. Khái niệm về thị trường:
Thị trường nói chung:
Thị trường là phạm trù kinh tế tổng hợp gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Thừa nhận sản xuất hàng hoá không thể phủ định sự tồn tại khách quan của thị trường
Thị trường và kinh tế thị trường là những vấn đề phức tạp. Từ những nghiên cứu sơ lược, cổ xưa cho đến những nghiên cứu quy mô khoa học ngày nay phạm trù thị trường luôn được đưa thêm những nội dung mới. Tuỳ từng điều kiện và giác độ nghiên cứu mà người ta đưa ra các khái niệm thị trường khác nhau :
- Khái niệm cổ điển cho rằng: Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất thị trường với chợ và những địa điểm mua bán hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này.
- Khái niệm hiện đại về thị trường rất nhiều:
+ Theo sự tương tác của các chủ thể trên thị trường người ta cho rằng:thị trường là quá trình người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành thị trường là một quá trình không thể chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể.
+Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy, thị trường vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của thị trường là giải quýết các quan hệ.
Có thể tổng hợp lại rằng, người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên thị trường. Đó cũng là hình ảnh cụ thể nhất của 2 yếu tố cung-cầu của thị trường. Trong hệ thống thị trường, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá trị của hàng hoá và dịch vụ được tính bằng tiền.
Thị trường tư liệu sản xuất : Là tập hợp những cá nhân hay tổ chức mua các sản phẩm là những tư liệu sản xuất : các loại máy móc , thiết bị nguyên vật liệu, nhiên liệu, hoá chất , dụng cụ để sử dụng vào việc sản xuất ra các sản phẩm khác hay dịch vụ khác để bán ra thị trường.
Thị trường vật liệu xây dựng : Là nơi diễn ra các hoạt động mua bán sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện.
b. Đặc điểm của thị trường tư liệu sản xuất và thị trường vật liệu xây dựng:
- Đặc điểm của thị trường tư liệu sản xuất :
Ít người mua hơn : người hoạt động trên thị trường này thông thường có quan hệ với ít người mua hơn so với những người hoạt động trên thị trường tiêu dùng.
Sản phẩm của quá trình mua bán này có thể là tư liệu sản xuất cho quá trình sản xuất khác
Người mua ít nhưng có quy mô lớn hơn : nhiều thị trường tư liệu sản xuất có đặc điểm là tỉ lệ tập trung người mua rất cao : một vài người mua tầm cỡ chiếm hầu hết khối lượng mua.
Người mua tập trung theo vùng địa lý
Nhu cầu phát sinh : nhu cầu về hàng tư liệu sản xuất đều bắt nguồn từ nhu cầu hàng tiêu dùng .Khi nhu cầu về hàng tiêu dùng giảm thì nhu cầu về tất cả những thứ hàng tư liệu sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất ra chúng cũng giảm.
Nhu cầu ít hoặc không co giãn : tổng nhu cầu có khả năng thanh toán về nhiều mặt hàng tư liệu sản xuất và dịch vụ không chịu tác động nhiều của biến động giá cả .Nhu cầu đặc biệt không co giãn trong những khoảng thời gian ngắn vì những người sản xuất không thể thay đổi nhanh các phương án sản xuất của mình.
Người đi mua hàng là những người chuyên nghiệp : hàng tư liệu sản xuất đều do nhân viên cung ứng được đào tạo đi mua .Họ là những người có năng lực để đánh giá về các thông tin kỹ thuật nên họ sẽ giúp cho việc mua hàng có hiệu quả về chi phí
- Đặc điểm thị trường vật liệu xây dựng :
+ Thị trường vật liệu xây dựng được phát triển tương ứng cùng với thị trường xây dựng.Thị trường vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tiến lên hiện đại hoá, cung ứng cho thị trường xây dựng các vật liệu cần thiết như sắt thép, xi măng, đá ốp lát, gốm sứ vệ sinh, gạch men kính, kính nổi, tấm lợp kim loại, kết cấu thép, sơn nước...
+ Thị trường vật liệu xây dựng nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng .Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
+Sự phát triển của thị trường vật liệu xây dựng bị tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển của thị trường bất động sản.
+ Chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế (quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh).
+ Một người mua nhiều người bán
c. Hành vi mua hàng của khách hàng mua tư liệu sản xuất:
Những người mua tư liệu sản xuất có thể mua sắm theo hình thức trực tiếp , có đi có lại hay đi thuê. Khi mua sắm, người mua tư liệu sản xuất phải thông qua nhiều quyết định .Số quyết định tuỳ thuộc vào dạng tình huống mua.
Những người mua tư liệu sản xuất phải chịu nhiều ảnh hưởng khi họ thông qua các quyết định mua sắm của mình .Thực tế người mua tư liệu sản xuất nhạy cảm với cả yếu tố kinh tế và cá nhân .Trong trường hợp hàng hoá của người cung ứng về cơ bản tương tự như nhau, người mua tư liệu sản xuất có ít cơ sở để lựa chọn hợp lý .Vì mua của bất cứ cung ứng nào cũng đáp ứng nhu cầu mua sắm,nên những người mua này sẽ xem cách cư sử cá nhân mà họ nhận được .Trong trường hợp ,các hàng hoá cạnh tranh nhau có sự khác biệt rất cơ bản thì người mua tư liệu sản xuất chú ý nhiều hơn đến việc lựa chọn và coi trọng hơn những yếu tố kinh tế.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua hàng tư liệu sản xuất:
Các yếu tố môi trường : những người mua tư liệu sản xuất chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố trong môi trường kinh tế hiện tại và sắp tới như mức cầu chủ yếu ,quan điểm kinh tế và giá trị của đồng tiền .Trong một nền kinh tế suy thoái , những người mua tư liệu sản xuất giảm bớt việc đầu tư vào nhà máy , thiết bị và dự trữ.Những người mua tư liệu sản xuất cũng chịu sự tác động của những sự phát triển về công nghệ ,chính trị và cạnh tranh trong môi trường
Tiềm lực kinh tế : Các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế sẽ chọn được các phương hướng kinh doanh có lợi và họ sẵn sàng mua các tư liệu sản xuất có chất lượng cao và quy trình công nghệ tốt.
Phương hướng kinh doanh : phương hướng kinh doanh sẽ quyết định sự lựa chọn tư liệu sản xuất ,lựa chọn công nghệ sản xuất
Điều kiện tự nhiên : điều kiện đát đai ,khí hậu ,thuỷ văn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc quyết định mua tư liệu sản xuất của các nhà sản xuất .Tư liệu sản xuất được mua phải thoả mãn các yêu cầu đặt ra của điều kiện tự nhiên.
2.1.1.2 Một số lý luận về tiêu thụ sản phẩm:
a. khái niệm tiêu thụ sản phẩm :
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất .Để thực hiện giá trị sản phẩm ,hàng hoá lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hoá sản phẩm , hoặc cung cấp lao vụ ,dịch vụ cho khách hàng ,được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán , quá trình này được gọi là quá trình tiêu thụ.
Tiêu thụ hàng hoá theo nghĩa đầy đủ là quá trình gồm nhiều hoạt động :nghiên cứu thị trường , nghiên cứu người tiêu dùng,lựa chọn ,xác lập các kênh phân phối,các chính sách và hình thức bán hàng,tiến hành quảng cáo, các hoạt động xúc tiến và cuối cùng thực hiện các công việc tại bán hàng tại địa điểm bán.
Trong doanh nghiệp thương mại tiêu thụ hàng hoá được hiểu là hoạt động bán hàng .Hoạt động bán hàng trong doanh nghiệp là một quá trình thực hiện chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho khách hàng và thu tiền về hay được quyền thu tiền về do bán hàng.
b. Vị trí, vai trò của tiêu thụ:
Trong quá trình tái sản xuất ,vốn của các tổ chức sản xuất –kinh doanh vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau .Qua mỗi giai đoạn vận động ,vốn thay đổi hình thái cả về vật chất và giá trị .Do đó việc quan sát và nắm bắt các quá trình kinh doanh trong các doanh nghiệp sẽ góp phần cung cấp những thông tin cần thiết ,kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc tìm ra biện pháp quản lý nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Tuy nhiên để đánh giá chính xác chất lượng công tác của doanh nghiệp trên toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng khâu ,từng giai đoạn ,từng hoạt động của nó thì cần phải tiến hành phân chia các hoạt động kinh doanh thành các giai đoạn khác nhau . Do tính chất và đặc điểm kinh doanh khác nhau nên việc phân chia quá trình kinh doanh trong các đơn vị cũng khác nhau:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất , quá trình kinh doanh được chia làm ba giai đoạn : giai đoạn cung cấp ,giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hoá( doanh nghiệp thương mại )thì quá trình kinh doanh gồm 2 giai đạon : giai đoạn cung cấp (thu mua) và giai đọan tiêu thụ.
Đối với đơn vị kinh doanh tiền tệ (các tổ chức tín dụng ,tổ chức tài chính, ngân hàng ) quá trình kinh doanh có thể chia làm 2 giai đoạn : giai đoạn cung cấp ( huy động vốn nhàn rỗi ) và giai đoạn tiêu thụ(cho vay)
Tóm lại dù là loại doanh nghiệp nào thì quá trình kinh doanh cũng đều phải có giai đoạn tiêu thụ ,nó giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất.Nhờ có tiêu thụ mà giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, hàng hoá được thực hiện thông qua việc chuyển giao khối lượng sản phẩm hoàn thành hoặc cung cấp các lao vụ , dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng theo giá thoả thuận.Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị phần ,thu lợi nhuận tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thị trường ,thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp cũng như đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng xã hội .Mở rộng tiêu thụ hàng hoá là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
c. Nội dung tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp:
c.1) Nghiên cứu thị trường :
Mục đích của nghiên cứu thị trường:
- Xác định khả năng bán một mặt hàng ( về khối lượng) hoặc một nhóm mặt hàng trên địa bàn xác định.
- Nâng cao khả năng cung ứng ,phục vụ khách hàng.
- Xác định thị phần của doanh nghiệp trên địa bàn đã đang và sẽ hoạt động
- Xác định các nhóm khách hàng tương lai của doanh nghiệp
ứng dụng của nghiên cứu thị trường :
Thu thập thông tin thị trường
Nghiên cứu nhu cầu thị trường
Nghiên cứu kênh phân phối
Đánh giá mức độ nhận biết của một thương hiệu và hình ảnh của thường hiệu
Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh
Nghiên cứu giá và định vị giá
Đánh giá thái độ của khách hàng đối với một sản phẩm ,thương hiệu
Định vị thương hiệu.
c.2)Lựa chọn sản phẩm ,tổ chức sản xuất:
- Về lượng phải thích ứng với quy mô thị trường, dung lượng thị trường.
- Về chất lượng phải phù hợp với yêu cầu, tương xứng với trình độ tiêu dùng.
- Thích ứng về mặt giá cả: được người tiêu dùng chấp nhận và tối đa hóa được lợi ích người bán.
c.3) Định giá :
Trên thị trường ,các doanh nghiệp,tổ chức trung gian và người tiêu dùng khi tham gia quá trình trao đổi để thoả mãn nhu cầu mong muốn của họ thì giá cả là thước đo cơ bản quyết định cho sự lựa chọn của họ
ViÖc ®Þnh gÝa trong kinh doanh lµ rÊt phøc t¹p ®ßi hái doanh nghiÖp ph¶i nghiªn cøu c¸c yÕu tè kh¶ n¨ng n¾m b¾t th«ng tin kh¶o s¸t thùc tÕ ®Ó cã quyÕt ®Þnh ®óng ®¾n gi¸ c¶ cho mét hµng ho¸ trong mét kho¶ng thêi gian nµo ®ã.
Mục tiêu định giá của doanh nghiệp bao gồm:
Tăng khối lượng sản phẩm bán ra ,từ đó giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm để tăng lợi nhuận và giữ được thế đứng của doanh nghiệp trên thị trường.
Bảo đảm cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường và đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được những bất lợi từ phía đối thủ cạnh tranh.
Khi ®Þnh gÝa doanh nghiÖp cÊn ph¶i c©n nh¾c nh÷ng vÊn ®Ò sau:
- Phải bù đắp chi phí sản xuất (giá thành sản phẩm) và đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận cho DN
- Cần nắm chắc thông tin để biết rõ sản phẩm nào cần phải bán được với mức giá nào.
Các căn cứ cho việc định giá :
- Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh : định giá nhằm đạt được một số tập hợp các mục tiêu nào đó .Các mục tiêu phải phù hợp với nhau ,phải rõ ràng phù hợp với mục tiêu của chiến lược tiêu thụ .ở những giai đoạn khác nhau mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau .Vì vậy giá bán sản phẩm của doanh nghiệp cũng khác nhau.
- Căn cứ vào cầu thị trường của doanh nghiệp : ở mỗi mức giá khác nhau cầu thị trường khác nhau có ảnh hưởng đến doanh số bán .Sự thay đổi của cầu theo giá được biểu hiện bằng độ co giãn của cầu theo giá.
- Căn cứ vào chi ph