Ngành Xây dựng là một trong những ngành kinh tếlớn nhất của nền kinh tế
quốc dân, nó chiếm vịtrí chủchốt ởkhâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ
sởvật chất kỹthuật và tài sản cố định. Trong những năm vừa qua, nước ta đã có
nhiều cốgắng và thu được nhiều thành công trong đầu tưxây dựng cơsởhạtầng kỹ
thuật, góp phần quan trọng vào sựnghiệp phát triển kinh tếcủa đất nước.
CTXD là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bịlắp đặt vào công trình, được liên kết định vịvới đất, có thểbao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế. CTXD bao gồm CTXD công cộng, nhà ở, công
trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các loại công trình khác.
CLCT là yếu tốquyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình khi đưa
vào sửdụng và hiệu quả đầu tưcủa dựán. QLCL CTXD là khâu then chốt, được
thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dựán đầu tưXDCT đến khi dựán
hoàn thành, bàn giao đưa vào sửdụng. Kểtừkhi Chính phủban hành Nghị định số
209/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng (được Quốc hội thông qua ngày 26
tháng 11 năm 2003) vềQLCL CTXD đến nay, công tác QLCL CTXD ởnước ta đã
đi vào nềnếp. Nghị định 209/2004/NĐ-CP cùng với Nghị định số49/2008/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 209/2004/NĐ-CP và các Thông tư
hướng dẫn đã giúp các chủthểtrong HĐXD vềcơbản kiểm soát được chất lượng
từthiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu CTXD; công tác QLCL CTXD nói
chung đã đi vào nềnếp và có hiệu quảthiết thực, qua đó chất lượng các CTXD ngày
một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn. Có thể khẳng định Nghị định
209/2004/NĐ-CP đã phát huy hiệu quảtốt trong công tác QLCL CTXD trong thời
gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một sốvấn đềbất cập đòi
hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi bổsung các văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định
15/2013/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều là có sựkếthừa những nội dung ưu
điểm của Nghị định 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP, rà soát những
nội dung cần sửa đổi, làm rõ cũng nhưbổsung các quy định mới; tham khảo kinh
2
nghiệm vềQLCL CTXD của Trung Quốc, Nhật Bản.; CQQLNN vềxây dựng trực
tiếp thẩm tra thiết kế đối với các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng
nếu xảy ra sựcố
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu triển khai nghị định 15/2013/nđ-Cp, những điểm mới và những bất cập khi áp dụng vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI
NGUYỄN VŨ THANH
NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP,
NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ NHỮNG BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG
VÀO CÁC LĨNH VỰC XÂY DỰNG KHÁC NHAU
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60 - 58 - 03 - 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. VŨ THANH TE
2. PGS.TS. LÊ VĂN HÙNG
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “Nghiên cứu
triển khai nghị định 15/2013/NĐ-CP, những điểm mới và những bất cập khi áp
dụng vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau” được hoàn thành với sự giúp đỡ của
Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình - Trường Đại học Thủy
lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin gửi lời cám ơn chân thành đến Lãnh đạo Ban Quản lý Đầu tư
và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội, lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, thầy cô và cán
bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cho học viên hoàn thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến GS. TS. Vũ Thanh Te và
PGS.TS. Lê Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong
quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô
giáo, của đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2014
Tác giả
NGUYỄN VŨ THANH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá
nhân tôi. Các số liệu và kết quả trong Luận văn là hoàn toàn đúng với thực tế và
chưa được ai công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn
đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2014
Tác giả luận văn
NGUYỄN VŨ THANH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
NSNN: Ngân sách Nhà nước
QLCL CTXD: Quản lý chất lượng công trình xây dựng
CTXD: Công trình xây dựng
CLCT: Chất lượng công trình
QLNN: Quản lý Nhà nước
CQQLNN: Cơ quan Quản lý Nhà nước
TVGS: Tư vấn giám sát
CĐT: Chủ đầu tư
BQLDA: Ban Quản lý dự án
QLDA: Quản lý dự án
HTĐGCL: Hệ thống đánh giá chất lượng
XDCT: Xây dựng công trình
XDCB: Xây dựng cơ bản
CQNN: Cơ quan Nhà nước
CLSP: Chất lượng sản phẩm
HĐXD: Hoạt động xây dựng
TKCS: Thiết kế cơ sở
TKKT: Thiết kế kỹ thuật
TKBVTC: Thiết kế bản vẽ thi công
TVQLCP: Tư vấn quản lý chi phí
TW: Trung ương
GTVT: Giao thông vận tải
QLCL: Quản lý chất lượng
VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật
TĐC: Tái định cư
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG.....................................................................................................................................................3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................3
1.1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................3
1.1.2. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm..............................3
1.1.3. Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình ...............................................7
1.1.4. Công trình xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng..............8
1.1.5. Nội dung hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng theo giai
đoạn dự án ..........................................................................................................10
1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công trình xây dựng........................12
1.1.7. Vai trò và ý nghĩa của quản lý chất lượng công trình xây dựng................. 13
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ..........................................................................................15
1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI...................18
1.3.1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam
............................................................................................................................18
1.3.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ở một số quốc gia trong
khu vực và thế giới .............................................................................................21
1.4. SO SÁNH NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 209/2004/NĐ-
CP VÀ NGHỊ ĐỊNH 49/2008/NĐ-CP ...............................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................33
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP....................................................34
2.1. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .34
2.1.1. Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng ...........34
2.1.2. Trình tự thực hiện quản lý chất lượng công trình ....................................34
2.2. PHÂN TÍCH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG VÀO THỰC TẾ ....................50
2.3. NHỮNG ĐIỂM MỚI, CẢI TIẾN VÀ ƯU ĐIỂM CỦA NGHỊ ĐỊNH
15/2013/NĐ-CP.....................................................................................................52
2.4. NHỮNG BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP KHI
ÁP DỤNG VÀO CÁC LĨNH VỰC XÂY DỰNG KHÁC NHAU: ..................65
2.4.1. Những bất cập khi mới ban hành Nghị định ............................................65
2.4.2. Làm rõ các nội dung bất cập của Nghị định 15/2013/NĐ-CP .................69
2.5. THU THẬP, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NHỮNG BẤT CẬP TRONG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. ..............72
2.5.1. Thu thập, phân tích, đánh giá những bất cập trong quản lý chất lượng
công trình xây dựng............................................................................................72
2.5.2. Kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công trình xây
dựng....................................................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................77
CHƯƠNG 3. ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY
DỰNG KHU TĐC XUÂN LA – TÂY HỒ – HÀ NỘI PHỤC VỤ XÂY DỰNG
KHU ĐTM TÂY HỒ TÂY...........................................................................................................78
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH......................................78
3.1.1. Tên dự án:.................................................................................................78
3.1.2. Chủ đầu tư: ...............................................................................................78
3.1.3. Tổ chức lập tư vấn dự án:.........................................................................78
3.1.4. Chủ nhiệm lập dự án: ...............................................................................78
3.1.5. Mục tiêu đầu tư: .......................................................................................78
3.1.6. Địa điểm xây dựng: ..................................................................................78
3.1.7. Diện tích sử dụng đất: ..............................................................................78
3.1.8. Quy mô đầu tư: .........................................................................................79
3.1.9. Phương án xây dựng (Thiết kế cơ sở) ......................................................80
3.1.10. Phương án GPMB, tái định cư: ..............................................................81
3.1.11. Loại, cấp công trình:...............................................................................81
3.1.12. Tổng mức đầu tư của dự án:...................................................................81
3.1.13. Nguồn vốn đầu tư: ..................................................................................81
3.1.14. Hình thức Quản lý dự án: .......................................................................81
3.1.15. Thời gian thực hiện dự án: . ...................................................................81
3.2. ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
SAU KHI ÁP DỤNG NGHỊ ĐỊNH 15/2013/NĐ-CP.........................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................88
1. Kết luận .........................................................................................................88
2. Kiến nghị ........................................................................................................90
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ QLCL sản phẩm................................................................................6
Hình 1.2. Sơ đồ QLDA đầu tư xây dựng ....................................................................8
Hình 1.3. Sơ đồ QLCL CTXD ..................................................................................10
Hình 1.4. Sơ đồ hoạt động QLCL CTXD theo vòng đời dự án ................................12
H×nh 1.5. Sơ đồ QLNN về CLCT xây dựng ở nước ta .............................................18
H×nh 1.6. Sơ đồ tạo ra sản phẩm xây dựng ở nước ta ...............................................18
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành Xây dựng là một trong những ngành kinh tế lớn nhất của nền kinh tế
quốc dân, nó chiếm vị trí chủ chốt ở khâu cuối cùng trong quá trình sáng tạo nên cơ
sở vật chất kỹ thuật và tài sản cố định. Trong những năm vừa qua, nước ta đã có
nhiều cố gắng và thu được nhiều thành công trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
CTXD là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế. CTXD bao gồm CTXD công cộng, nhà ở, công
trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các loại công trình khác.
CLCT là yếu tố quyết định đảm bảo công năng, an toàn công trình khi đưa
vào sử dụng và hiệu quả đầu tư của dự án. QLCL CTXD là khâu then chốt, được
thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai dự án đầu tư XDCT đến khi dự án
hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số
209/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xây dựng (được Quốc hội thông qua ngày 26
tháng 11 năm 2003) về QLCL CTXD đến nay, công tác QLCL CTXD ở nước ta đã
đi vào nề nếp. Nghị định 209/2004/NĐ-CP cùng với Nghị định số 49/2008/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 209/2004/NĐ-CP và các Thông tư
hướng dẫn đã giúp các chủ thể trong HĐXD về cơ bản kiểm soát được chất lượng
từ thiết kế, khảo sát đến thi công và nghiệm thu CTXD; công tác QLCL CTXD nói
chung đã đi vào nề nếp và có hiệu quả thiết thực, qua đó chất lượng các CTXD ngày
một nâng cao và được kiểm soát tốt hơn. Có thể khẳng định Nghị định
209/2004/NĐ-CP đã phát huy hiệu quả tốt trong công tác QLCL CTXD trong thời
gian qua.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xuất hiện một số vấn đề bất cập đòi
hỏi phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định
15/2013/NĐ-CP bao gồm 8 chương, 48 điều là có sự kế thừa những nội dung ưu
điểm của Nghị định 209/2004/NĐ-CP và Nghị định 49/2008/NĐ-CP, rà soát những
nội dung cần sửa đổi, làm rõ cũng như bổ sung các quy định mới; tham khảo kinh
2
nghiệm về QLCL CTXD của Trung Quốc, Nhật Bản...; CQQLNN về xây dựng trực
tiếp thẩm tra thiết kế đối với các công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng
nếu xảy ra sự cố….
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu triển khai những điểm mới của nghị định
15/2013/NĐ-CP, đề xuất những điểm còn bất cập khi ứng dụng vào một số lĩnh vực
xây dựng khác nhau.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Cách tiếp cận:
- Tiếp cận lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu;
- Tiếp cận thực tế ở Việt Nam;
Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về công tác QLCL CTXD;
- Tham khảo tài liệu, kinh nghiệm các quốc gia thực hiện tốt công tác QLCL
CTXD.
- Điều tra thu thập, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục, nâng
cao chất lượng quản lý CTXD.
4. Kết quả dự kiến đạt được:
Đề xuất được một số giải pháp khắc phục những bất cập và nâng cao chất
lượng CTXD khi áp dụng nghị định 15/2013/NĐ-CP.
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Đặt vấn đề
Thực tế chứng minh rằng, sự phát triển của nhiều quốc gia đã cho thấy không
một nền kinh tế nào có thể phát triển toàn diện khi không có một nền tảng cơ sở hạ
tầng vững chắc. Bên cạnh đó cũng không ai phủ nhận đầu tư XDCB là tác nhân
chính quyết định tới chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng cho một nền kinh tế.
Chính bởi lý do đó mà việc nghiên cứu và phân tích công tác thực hiện đầu tư
XDCB nhằm đề ra giải pháp nâng cao CLCT xây dựng và kết quả đầu tư luôn là
vấn đề đáng được quan tâm đối với mọi quốc gia.
Để nâng cao hiệu quả QLNN về chất lượng các CTXD, cần tăng cường kiểm
tra, kiểm soát của các CQQLNN đối với chủ thể tham gia HĐXD, quy trình, quy
phạm trong thiết kế, thi công xây dựng và nghiệm thu. Phân giao quyền và trách
nhiệm đầy đủ, cụ thể, rõ ràng cho các CQQLNN về CLCT xây dựng từ cấp TW đến
địa phương. Làm rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia HĐXD trong công tác
QLDA, QLCL và an toàn xây dựng. CQQLNN không thể làm thay toàn bộ CĐT
hay các nhà thầu để kiểm soát CLCT xây dựng. Tuy nhiên cần phải tăng cường
kiểm soát CLCT thông qua hoạt động kiểm tra thường xuyên hơn nữa đối với các
CTXD chứ không chỉ kiểm tra vào các thời điểm, giai đoạn nhất định hay khi có sự
cố đặc biệt hoặc dư luận lên tiếng, nhằm phát hiện, ngăn ngừa kịp thời những sự cố
ảnh hưởng CLCT xây dựng. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao hiệu quả QLCL
CTXD đang là câu hỏi mang tính cấp bách, là yêu cầu hết sức quan trọng trong giai
đoạn hiện nay.
1.1.2. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm
1.1.2.1. Chất lượng sản phẩm
Khái niệm về chất lượng sản phẩm
Theo tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO: “Chất lượng là khả
năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”.
4
Đặc điểm của chất lượng sản phẩm
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, nếu một sản phầm vì lý do nào
đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình
độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, cần xem xét đặc tính của đối
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
Phân loại chất lượng sản phẩm
CLSP được phân ra 6 loại như sau:
- Chất lượng thiết kế
- Chất lượng chuẩn
- Chất lượng thực tế
- Chất lượng cho phép
- Chất lượng tối ưu
- Chất lượng toàn phần
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
CLSP bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng có thể chia thành hai nhóm yếu
tố chủ yếu bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong.
* Nhóm yếu tố bên ngoài:
- Ảnh hưởng của nhu cầu nền kinh tế. Ở bất cứ trình độ nào và mục đích sử
dụng khác nhau, CLSP luôn bị chi phối, rằng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện nhất
định của nền kinh tế và được thể hiện ở các mặt:
+ Nhu cầu của thị trường: là xuất phát điểm của quá trình QLCL;
+ Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất
+ Chính sách kinh tế
- Ảnh hưởng của sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Xu hướng chính của
việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay là:
+ Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế;
+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ;
+ Cải tiến sản cũ và chế thử sản phẩm mới.
5
- Ảnh hưởng của hiệu lực của cơ chế quản lý: có thể nói khả năng cải tiến,
nâng cao CLSP của mỗi tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý. Hiệu lực
QLNN là đòn bẩy quan trọng trong việc QLCL sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển
ổn định của sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Mặt khác, nó còn góp phần tạo tính tự chủ, độc lập, sáng tạo trong cải tiến
CLSP của các tổ chức, hình thành môi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn
lực, các công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp QLCL hiện đại.
* Nhóm yếu tố bên trong tổ chức: trong phạm vi một tổ chức có 4 yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến CLSP (theo tiếng Anh được biểu thị bằng quy tắc 4M), đó là:
Con người (men): đây là lực lượng lao động trong tổ chức, bao gồm tất cả
thành viên trong tổ chức, từ cán bộ lãnh đạo đến người thực hiện. Năng lực, phẩm
chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng.
Phương pháp (methods): phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức quản lý
và tổ chức sản xuất của tổ chức. Với phương pháp công nghệ thích hợp, trình độ
quản lý và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức có thể khai thác cao nhất
khả năng nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao SLSP.
Máy móc thiết bị (machines): đó là khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị
của tổ chức. Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trong việc
nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.
Nguyên vật liệu (materials): vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ chức đảm
bảo vật tư, nguyên nhiên liệu của tổ chức. Nguồn vật tư, nguyên nhiên liệu được đảm
bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng số lượng, đúng thời hạn sẽ tạo
điều kiện đảm bảo và nâng cao CLSP
1.1.2.2. Quản lý chất lượng sản phẩm
Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm
Theo TCVN 8402-1994 “QLCL là tập hợp những hoạt động chức năng quản lý
chung nhằm xác định chính sách chất lượng, mục đích chất lượng và thực hiện chúng
bằng những phương tiện như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đảm bảo chất lượng và cải
tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống”.
6
Theo định nghĩa của tiêu
chuẩn ISO: QLCL là "hoạt
động tương tác và phối hợp
lẫn nhau nhằm định hướng và
kiểm soát một tổ chức về chất
lượng".
Hình 1.1. Sơ đồ QLCL sản phẩm
Các nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm
a. Nguyên tắc thứ nhất là định hướng bởi khách hàng
b. Nguyên tắc thứ 2 là sự lãnh đạo
c. Nguyên tắc thứ 3 là sự tham gia của mọi người
d. Nguyên tắc thứ tư là quan điểm quá trình
e. Nguyên tắc thứ 5 là tính hệ thống
f. Nguyên tắc thứ 6 là cải tiến liên tục
g. Nguyên tắc thứ 7 là quyết định dựa trên sự kiện
h. Nguyên tắc thứ 8 là quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Các phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm
a. Kiểm tra chất lượng
b. Kiểm soát chất lượng
c. Kiểm soát chất lượng toàn diện
d. Quản lý chất lượng toàn diện
QLCL toàn diện được định nghĩa là phương pháp quản lý của một tổ chức,
định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem
lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng và lợi ích của các
thành viên của đơn vị và của xã hội.
Mục tiêu của QLCL toàn diện là cải tiến CLSP và thỏa mãn khách hàng ở mức
tốt nhất cho phép
7
1.1.3. Dự án và dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.3.1. Khái niệm về dự án
Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (con
người, tài chính, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian
và chất lượng định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng
và công việc cụ thể cần thực hiện, có nguồn kinh phí bị hạn chế và là sự kế