Đềtài gồm 3 thí nghiệm: theo dõi tuổi thành thục của lươn đồng; thử
nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bốmẹkhông được nuôi vỗthành thục
và thửnghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bốmẹ được nuôi vỗthành thục.
Lươn 5 và 6 tháng tuổi được nuôi trong bể200 lít đểtheo dõi tuổi thành thục.
Kết quảcho thấy lươn đồng thành thục ởgiai đoạn 10 tháng tuổi. Hàm lượng
vitellines tăng nhanh trong giai đoạn lươn đồng 9-10 tháng tuổi từ 1,67
(µgALP/mg protein) lên 2,72 (µgALP/mg protein). Ởlươn đồng 10 tháng tuổi
có tỷlệthành thục là 18,2% và hệsốthành thục cao nhất là 1,04%.
Thửnghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bốmẹkhông được nuôi vỗ
thành thục gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 6 lần bao gồm:
Nghiệm thức (1): đối chứng, (2): tiêm HCG, (3): tiêm LHRH-a. Lươn được bố
trí vào bểxanh 500 lít, có mô đất và lục bình làm giá thể, mỗi bểbốtrí 1 cặp
lươn bốmẹ. Kết quảcho thấy tỷlệsinh sản cao nhất ởnghiệm thức 3 (50%),
nghiệm thức đối chứng và HCG đều ởmức 33,3%. Thời gian tái sinh sản của
lươn đồng trung bình là 11,2 ngày (nghiệm thức 1). Tỷsuất lợi nhuận của thí
nghiệm 2 là -0,51.
Ởthửnghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bốmẹ được nuôi vỗthành
thục, nguồn lươn được nuôi vỗ4 tuần, tiêm HCG vào đầu mỗi tuần đểkích
thích lươn thành thục. Sau đó bốtrí tương tựthí nghiệm 2. Kết quảcho thấy tỷ
lệ sinh sản cao nhất ở nghiệm thức 2 (83,3%), tiếp theo là nghiệm thức 3
(66,7%) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (50%). Thời gian tái sinh sản
của lươn đồng trung bình từ10,6-13,9 ngày, thấp nhất là 3 ngày. Tỷsuất lợi
nhuận của thí nghiệm 3 là 3,4.
92 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4137 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu tuổi thành thục và thử nghiệm sinh sản Lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NHAN TRUNG NGHĨA
NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC VÀ THỬ NGHIỆM
SINH SẢN LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
NHAN TRUNG NGHĨA
NGHIÊN CỨU TUỔI THÀNH THỤC VÀ THỬ NGHIỆM
SINH SẢN LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. NGUYỄN ANH TUẤN
Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG
2010
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Sóc Trăng, Sở Nội Vụ
tỉnh Sóc Trăng, đề án Sóc Trăng 150 đã tạo mọi điều kiện để tôi được tham gia
học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong thời gian qua.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy và cô: PGs. Ts.
Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ; PGs. Ts. Nguyễn
Thanh Phương, Trưởng khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ, Ts. Đỗ Thị
Thanh Hương, Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, khoa Thủy
sản, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, truyền đạt những
kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như thực
hiện đề tài.
Xin cảm ơn em Nguyễn Thành Nhựt, lớp Liên thông Nuôi trồng Thủy
sản K34, chị Mai Diệu Quyên, anh Đỗ Văn Bước lớp Cao học Nuôi trồng thủy
sản khóa 15, chị Cao Thanh Tuyền lớp Cao học Nuôi trồng thủy sản k16, chị
Nguyễn Hương Thùy, bạn Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Văn Toàn Khoa
Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tận tình truyền đạt những kiến
thức quý báu trong suốt thời gian học tập, cảm ơn các cán bộ khoa Thủy sản
trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp Cao học
Nuôi trồng Thủy sản K15 và tất cả mọi người đã động viên, giúp đỡ để tôi
hoàn tất khóa học này.
Tác giả
Nhan Trung Nghĩa
ii
TÓM TẮT
Đề tài gồm 3 thí nghiệm: theo dõi tuổi thành thục của lươn đồng; thử
nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bố mẹ không được nuôi vỗ thành thục
và thử nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bố mẹ được nuôi vỗ thành thục.
Lươn 5 và 6 tháng tuổi được nuôi trong bể 200 lít để theo dõi tuổi thành thục.
Kết quả cho thấy lươn đồng thành thục ở giai đoạn 10 tháng tuổi. Hàm lượng
vitellines tăng nhanh trong giai đoạn lươn đồng 9-10 tháng tuổi từ 1,67
(µgALP/mg protein) lên 2,72 (µgALP/mg protein). Ở lươn đồng 10 tháng tuổi
có tỷ lệ thành thục là 18,2% và hệ số thành thục cao nhất là 1,04%.
Thử nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bố mẹ không được nuôi vỗ
thành thục gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 6 lần bao gồm:
Nghiệm thức (1): đối chứng, (2): tiêm HCG, (3): tiêm LHRH-a. Lươn được bố
trí vào bể xanh 500 lít, có mô đất và lục bình làm giá thể, mỗi bể bố trí 1 cặp
lươn bố mẹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ sinh sản cao nhất ở nghiệm thức 3 (50%),
nghiệm thức đối chứng và HCG đều ở mức 33,3%. Thời gian tái sinh sản của
lươn đồng trung bình là 11,2 ngày (nghiệm thức 1). Tỷ suất lợi nhuận của thí
nghiệm 2 là -0,51.
Ở thử nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bố mẹ được nuôi vỗ thành
thục, nguồn lươn được nuôi vỗ 4 tuần, tiêm HCG vào đầu mỗi tuần để kích
thích lươn thành thục. Sau đó bố trí tương tự thí nghiệm 2. Kết quả cho thấy tỷ
lệ sinh sản cao nhất ở nghiệm thức 2 (83,3%), tiếp theo là nghiệm thức 3
(66,7%) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (50%). Thời gian tái sinh sản
của lươn đồng trung bình từ 10,6-13,9 ngày, thấp nhất là 3 ngày. Tỷ suất lợi
nhuận của thí nghiệm 3 là 3,4.
iii
ABSTRACT
The thesis includes three experiments: Monitoring the mature age of
ricefield eels (Monopterus albus); Reproductive experiment for the ricefield
eels from the farm; Reproductive experiment for the ricefield eels with rearing
broodstock. In monitoring the maturation age of ricefield eels with the 5 and 6
month-old-ricefield eels were reared in 200 liter tanks. Results showed that the
eels matured in 10 months old. Vitellines in the plasma increased rapidly
during the period of 9-10 month-old eels from 1.67 (µgALP / mg protein) to
2.72 (µgALP / mg protein). The maturity rate of 10 months old eels was
18.2% and the highest maturity coefficient was 1.04%
In reproductive experiment for the swarm eels from the farm included
three treatments, each was repeated six times, including: (1) control treatment,
(2) HCG injection, (3) LHRH-a injection. Eels were cultured in 500 liters
green tanks with land model and water hyacinth inside, each of tanks kept an
eel parents. The Results showed the highest fertility rate in the third treatment
(50%), remaining treatments’ were 33.3%. The average time of eel
reproduction was 11.2 days (treatment 1). The profit rate of the experiment 2
was -0.51.
In reproductive experiment for the swarm eels with rearing broodstock,
ricefield eels were reared broodstock in four weeks, the eels were injected
HCG at beginning each of weeks to stimulate eels maturation. Then three
treatments were arranged similarly as the second experiment. Results showed
the highest fertility rate in the treatment 2 (83.3%), followed by treatment 3
(66.7%) and the least one in control treatment (50%). The average time of eel
reproduction was from 10.6 to 13.9 days, the lowest time was 3 days. The
profit rate of the experiment 3 was 3.4.
iv
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được thực hiện dựa trên kết quả nghiên
cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào. Nghiên cứu này được thực hiện là một phần nội dung của Đề án
Enreca số 104.Dan.8.L.207 (physCAM) “Nghiên cứu và Đào tạo về Sinh lý
động vật Thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long”. Đề án hoàn toàn có quyền
sử dụng số liệu này.
Cần Thơ, ngày 24 tháng 09 năm 2010
Tác giả
Nhan Trung Nghĩa
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... I
TÓM TẮT.........................................................................................................II
ABSTRACT .................................................................................................... III
CAM KẾT KẾT QUẢ ..................................................................................... IV
MỤC LỤC ........................................................................................................ V
DANH SÁCH BẢNG.....................................................................................VII
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................... VIII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... IX
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài...................................................................................... 2
1.3 Nội dung của đề tài ..................................................................................... 2
1.4 Thời gian thực hiện đề tài: .......................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 3
2.1 Đặc điểm sinh học ...................................................................................... 3
2.1.1 Hệ thống phân loại................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố .................................................................................................... 3
2.1.3 Hình thái cấu tạo...................................................................................... 4
2.2 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng ......................................................... 5
2.2.1 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................. 5
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng .............................................................................. 5
2.3 Đặc điểm sinh sản....................................................................................... 5
2.3.1 Mùa vụ và tập tính sinh sản .................................................................... 5
2.3.2 Tỷ lệ giới tính và sức sinh sản ................................................................. 6
2.3.3 Sự chuyển đổi giới tính............................................................................ 7
3.3.4 Sự phát triển của noãn sào ....................................................................... 7
2.4 Cơ sở khoa học của việc sinh sản lươn đồng.............................................. 8
2.4.1 Yêu cầu về mặt sinh thái.......................................................................... 8
2.4.2 Yêu cầu về mặt dinh dưỡng..................................................................... 9
2.4.3 Kích thích tố HCG và LHRH-a ............................................................... 9
2.5 Những nghiên cứu về sản xuất giống lươn đồng...................................... 10
2.5.1 Cho sinh sản tự nhiên ............................................................................ 10
2.5.2 Sản xuất giống nhân tạo......................................................................... 10
2.5.3 Những nghiên cứu về Vitellogenin (protein tạo noãn hoàng) ............... 12
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................... 13
3.1 Thời gian nghiên cứu................................................................................ 13
3.2 Địa điểm nghiên cứu................................................................................. 13
vi
3.3 Vật liệu nghiên cứu................................................................................... 13
3.4 Bố trí thí nghiệm....................................................................................... 13
3.4.1 Xác định tuổi thành thục của lươn (thí nghiệm 1).................................. 13
3.4.2 Thử nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bố mẹ được nuôi vỗ thành
thục (thí nghiệm 2)......................................................................................... 155
3.4.3 Thử nghiệm sinh sản lươn đồng với nguồn bố mẹ không qua nuôi vỗ
thành thục (thí nghiệm 3)............................................................................... 177
3.5. Phương pháp phân tích Vitellines........................................................... 188
3.6. Phương pháp mô học .............................................................................. 211
3.7. Xử lý số liệu............................................................................................ 222
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN .................................................... 233
4.1. Xác định tuổi thành thục của lươn.......................................................... 233
4.1.1. Các yếu tố môi trường ......................................................................... 233
4.1.2. Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của lươn đồng........................ 24
4.1.3. Giai đoạn thành thục của lươn đồng.................................................... 255
4.1.4. Hàm lượng vitellines trong huyết tương.............................................. 288
4.2 Ảnh hưởng của các kích dục tố đến sự sinh sản của lươn đồng............... 30
4.2.1. Các yếu tố môi trường ........................................................................... 30
4.2.2. Tỷ lệ sinh sản ....................................................................................... 322
4.2.3. Tỷ lệ thụ tinh........................................................................................ 344
4.2.4. Tỷ lệ nở ................................................................................................ 355
4.2.5. Tỷ lệ sống sau 1 tháng ......................................................................... 366
4.2.5. Chu kỳ tái thành thục........................................................................... 366
4.2.6. Hoạch toán kinh tế ............................................................................... 377
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................... 40
5.1. Kết luận..................................................................................................... 40
5.2. Đề xuất...................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 411
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 455
vii
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Các bước phân tích protein ............................................................. 19
Bảng 3.2. Các bước phân tích phosphor.......................................................... 21
Bảng 4.1. Các yếu tố môi trường..................................................................... 23
Bảng 4.2. Tăng trưởng về khối lượng của lươn đồng...................................... 24
Bảng 4.3. Tăng trưởng về chiều dài của lươn đồng ........................................ 25
Bảng 4.4. Hệ số thành thục của lươn đồng...................................................... 26
Bảng 4.5. Các yếu tố môi trường..................................................................... 31
Bảng 4.6. Tỷ lệ thụ tinh của lươn đồng ở các thí nghiệm ............................... 34
Bảng 4.7. Tỷ lệ nở của lươn đồng ở các thí nghiệm........................................ 35
Bảng 4.8. Thời gian tái sinh sản của lươn đồng .............................................. 37
Bảng 4.9. Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của thí nghiệm 2 và 3 .................... 38
viii
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài lươn đồng (monopterus albus, zuiew, 1793) .... 3
Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm 1 ............................................................. 143
Hình 3.2: Hệ thống bể thí nghiệm của thí nghiệm 2 và 3................................ 15
Hình 4.1: Giai đoạn 1 (x10)............................................................................. 27
Hình 4.2: Giai đoạn 2 (x10)............................................................................. 27
Hình 4.3: Giai đoạn 3 (x30)............................................................................. 27
Hình 4.4: Giai đoạn 4 (x20)............................................................................. 27
Hình 4.5: Tỷ lệ các giai đoạn thành thục của lươn đồng................................. 28
Hình 4.6: Hàm lượng vitellines trong huyết tương lươn đồng ........................ 29
Hình 4.7: Hàm lượng vitellines ở các giai đoạn thành thục khác nhau........... 30
Hình 4.8: Tỷ lệ sinh sản của lươn đồng ở các nghiệm thức sử dụng kích dục tố
khác nhau ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3....................................................... 32
Hình 4.9: Tổ bọt của lươn................................................................................ 33
Hình 4.10: Trứng lươn..................................................................................... 33
Hình 4.11: Trứng lươn sắp nở ....................................................................... 343
Hình 4.12: Lươn con mới nở ......................................................................... 343
Hình 4.13: Lươn giống 1 tuần tuổi .................................................................. 35
Hình 4.14: Lươn giống 1 tháng tuổi ................................................................ 35
Hình 4.15: Tỷ lệ sống của lươn bột của các nghiệm thức khác nhau
ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3...................................................................... 365
Hình 4.16: Tỷ suất lợi nhuận của các nghiệm thức ở thí nghiệm 3................. 39
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C Buổi chiều
DO Oxy hòa tan trong nước
GĐ Giai đoạn
NT Nghiệm thức
S Buổi sáng
T Tuần
TN Thí nghiệm
TSD Tuyến sinh dục
ĐC Đối chứng
1
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt
đang phát triển rất nhanh, diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng với
quy mô ngày càng lớn. Trong các giống loài nuôi thì cá tra là một đối tượng
nuôi chủ lực của vùng. Sản lượng cá tra thu hoạch và xuất khẩu luôn đứng đầu
so với các loài khác đem lại thu nhập cao cho bà con và mang về nguồn ngoại
tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân trong nhiều năm. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây hiệu quả kinh tế của đối tượng này không đảm bảo do sự kiện áp dụng
thuế chống phá giá của Mỹ cũng như khủng hoảng thừa nguyên liệu vào năm
2008. Điều này dẫn đến sự chuyển hướng sang nuôi các loài khác, trong đó
lươn đồng (Monopterus albus) là một đối tượng kinh tế rất tiềm năng.
Lươn đồng là loài nuôi khá phổ biến trên thế giới, trong đó Đông Nam
Á là một trong những vùng nuôi lươn quan trọng (Lee và Degani, 2000). Lươn
đồng (Monopterus albus) là loài có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, rất
được ưa chuộng trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra thịt lươn
còn chứa nhiều DHA, EPA, vitamin B1, B2 có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng
trí thông minh, hạn chế các khối u, chống viêm (Nguyễn Chung, 2008). Theo
Razak và ctv (2001), hàm lượng arachidonic acid là 10,17% và DHA chiếm
7,16% lipid cơ thể.
Trung Quốc, Singapore, Hồng Công, Nhật Bản, có nhu cầu tiêu thụ
lươn rất lớn. Mặt dù họ đã chú trọng phát triển đối tượng này nhưng vẫn
không đáp ứng được nhu cầu của thị trường nên phải nhập khẩu từ nhiều nước
khác, chủ yếu là các nước Đông Nam Á. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu
lươn sống sang Trung Quốc, lươn đông lạnh và tẩm dầu hun khói sang các
nước Singapore, Hồng Công, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU…, tuy nhiên số lượng rất
hạn chế và giảm dần do nguồn hoan dã bị cạn kiệt (Nguyễn Chung, 2008).
Ở Việt Nam lươn đồng (Monopterus albus) phân bố rất rộng trong tự
nhiên do có đặc tính sinh lý, sinh thái phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng.
Từ lâu, đối tượng này được người dân nuôi phổ biến với nhiều mô hình khác
nhau. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, lươn đồng (Monopterus albus) đang được
nuôi bước đầu đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao (Đỗ Thị Thanh Hương và
ctv, 2008). Lươn là đối tượng rất kinh tế có tiềm năng phát triển nghề nuôi
theo quy mô công nghiệp để cải thiện đời giống người dân cũng như quy
hoạch phát triển đại trà. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống đang là rào cản
2
chính làm trì hoãn sự phát triển của nghề nuôi, do đó nghiên cứu sản xuất
giống nhân tạo là một nhu cầu lớn, cấp thiết. Hiện nay, trên thế giới và Việt
Nam những nghiên cứu về lươn đồng còn rất ít. Nghiên cứu về sản xuất giống
nhân tạo cũng được thực hiện và cho kết quả khả quan như: nghiên cứu đặc
điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng (Nguyễn Thị
Hồng Thắm, 2007), thử nghiệm nuôi vỗ thành thục và sinh sản lươn đồng
(Nguyễn Thị Lệ Hoa, 2008). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn những
hạn chế nhất định và chưa thể áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất.
Nhằm cung cấp những kiến thức cơ sở cho việc nghiên cứu sản xuất
giống lươn đồng để đáp ứng nhu cầu con giống hiện nay và tìm hiểu một số
thông tin về đặc điểm sinh lý sinh sản cần thiết về lươn đồng (Monopterus
albus) đề tài: “Nghiên cứu tuổi thành thục và thử nghiệm sinh sản lươn
đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm sinh học sinh sản và hiệu quả
sinh sản của lươn đồng trong điều kiện có và không nuôi vỗ, làm cơ sở cho
những giải pháp nghiên cứu và thực hành sản xuất giống thương phẩm.
1.3 Nội dung của đề tài
- Thí nghiệm xác định tuổi