Luận văn Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã đối với các xã viên - Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội”. Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững và phát triển. Đa Tốn là một xã nông nghiệp thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Kể từ khi chuyển sang mô hình kiểu mới hoạt động theo Luật HTX (2003), cán bộ và xã viên HTX dịch vụ tổng hợp (HTXDVTH) Đa Tốn đã gặt hái được rất nhiều thành tựu, đóng góp rất lớn cho đời sống văn hóa xã hội của người dân. Tuy nhiên, hoạt động của HTX còn gặp phải rất nhiều những khó khăn, chưa phát huy hết được vai trò “bà đỡ” của mình đối với các xã viên. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã đối với các xã viên - Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Để bước vào nghiên cứu thực tế, tôi đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về những vấn đề có liên quan đến HTX và vai trò của nó đối với các xã viên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động và những lợi ích mà HTXDVTH Đa Tốn mang lại cho người dân trên tất cả các khía cạnh sản xuất, cũng như đời sống văn hóa xã hội. Từ đó, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò, chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với người dân. Với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để nhằm mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX, những vai trò của HTX đối với xã viên cũng như so sánh kết quả hoạt động của HTX qua các năm, so sánh lợi ích mà người dân nhận được khi tham gia HTX cũng như những lợi ích nhận được so với tư nhân như thế nào? Đặc biệt thu thập thông tin với phương pháp điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm thông qua bảng câu hỏi với 50 hộ xã viên được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ các hộ khá giàu, trung bình, nghèo và cận nghèo tại xã. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong việc phát huy vai trò của mình đối với các xã viên của HTX, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp để nâng cao vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với xã viên. Hầu hết, những nội dung phân tích của khóa luận đều được đánh giá trên khía cạnh từ xã viên của HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động của HTXDVTH Đa Tốn mang lại cho người dân rất nhiều lợi ích từ lĩnh vực sản xuất cho đến đời sống văn hóa xã hội. Đó là các vai trò trong việc định hướng mô hình sản xuất, vai trò trong việc hỗ trợ các khâu sản xuất cho người dân, tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ cũng như tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho họ. Ngoài ra, HTXDVTH Đa Tốn không ngừng quan tâm, hỗ trợ đến đời sống văn hóa của họ thông qua việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ thể thao giữa các thôn đội, thăm hỏi những trường hợp ốm đau, thai sản, cưới hỏi,.trong xã. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của bà con xã viên, hoạt động của HTXDVTH Đa Tốn còn gặp phải một số khó khăn như: Vốn ít, đất làm trụ sở của HTX chưa được cấp bìa đỏ, đó cũng là một trong những hạn chế để HTX thế chấp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; trình độ chuyên môn của các cán bộ còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh; cơ sở vật chất của HTX còn thiếu và chưa đồng bộ,. Phân tích cho thấy, đa số các xã viên đều hài lòng với hoạt động và những lợi ích mà HTX mang lại cho họ, tuy nhiên cũng có một số ý kiến còn cho rằng giá cả, chất lượng cũng như thời gian cung ứng một số dịch vụ của HTX còn chưa đảm bảo. Việc quan tâm đến đời sống của xã viên chưa được quan tâm đúng mức và chưa đồng bộ. Tuy nhiên, họ cũng rất tin tưởng và ủng hộ hoạt động của HTX.

doc124 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã đối với các xã viên - Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Phan Thị Hà Châm LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa KT & PTNT - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Quyền Đình Hà đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí ban lãnh đạo, cán bộ, xã viên của Ủy ban nhân dân xã cũng như của Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã khích lệ, cổ vũ giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Sinh viên Phan Thị Hà Châm TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã (HTX) là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội”. Thực tế cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ bao cấp hay đổi mới nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng thì HTX vẫn là nền tảng của nền kinh tế bền vững và phát triển. Đa Tốn là một xã nông nghiệp thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Kể từ khi chuyển sang mô hình kiểu mới hoạt động theo Luật HTX (2003), cán bộ và xã viên HTX dịch vụ tổng hợp (HTXDVTH) Đa Tốn đã gặt hái được rất nhiều thành tựu, đóng góp rất lớn cho đời sống văn hóa xã hội của người dân. Tuy nhiên, hoạt động của HTX còn gặp phải rất nhiều những khó khăn, chưa phát huy hết được vai trò “bà đỡ” của mình đối với các xã viên. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã đối với các xã viên - Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. Để bước vào nghiên cứu thực tế, tôi đã tìm hiểu và góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về những vấn đề có liên quan đến HTX và vai trò của nó đối với các xã viên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng hoạt động và những lợi ích mà HTXDVTH Đa Tốn mang lại cho người dân trên tất cả các khía cạnh sản xuất, cũng như đời sống văn hóa xã hội. Từ đó, nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò, chỉ ra những kết quả đã đạt được, tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với người dân. Với việc sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để nhằm mô tả thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX, những vai trò của HTX đối với xã viên cũng như so sánh kết quả hoạt động của HTX qua các năm, so sánh lợi ích mà người dân nhận được khi tham gia HTX cũng như những lợi ích nhận được so với tư nhân như thế nào? Đặc biệt thu thập thông tin với phương pháp điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm thông qua bảng câu hỏi với 50 hộ xã viên được chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ các hộ khá giàu, trung bình, nghèo và cận nghèo tại xã. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức trong việc phát huy vai trò của mình đối với các xã viên của HTX, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp để nâng cao vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với xã viên. Hầu hết, những nội dung phân tích của khóa luận đều được đánh giá trên khía cạnh từ xã viên của HTX. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động của HTXDVTH Đa Tốn mang lại cho người dân rất nhiều lợi ích từ lĩnh vực sản xuất cho đến đời sống văn hóa xã hội. Đó là các vai trò trong việc định hướng mô hình sản xuất, vai trò trong việc hỗ trợ các khâu sản xuất cho người dân, tập huấn kỹ thuật nâng cao trình độ cũng như tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho họ. Ngoài ra, HTXDVTH Đa Tốn không ngừng quan tâm, hỗ trợ đến đời sống văn hóa của họ thông qua việc tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ thể thao giữa các thôn đội, thăm hỏi những trường hợp ốm đau, thai sản, cưới hỏi,...trong xã. Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của bà con xã viên, hoạt động của HTXDVTH Đa Tốn còn gặp phải một số khó khăn như: Vốn ít, đất làm trụ sở của HTX chưa được cấp bìa đỏ, đó cũng là một trong những hạn chế để HTX thế chấp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh; trình độ chuyên môn của các cán bộ còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong thời buổi kinh tế thị trường đầy cạnh tranh; cơ sở vật chất của HTX còn thiếu và chưa đồng bộ,... Phân tích cho thấy, đa số các xã viên đều hài lòng với hoạt động và những lợi ích mà HTX mang lại cho họ, tuy nhiên cũng có một số ý kiến còn cho rằng giá cả, chất lượng cũng như thời gian cung ứng một số dịch vụ của HTX còn chưa đảm bảo. Việc quan tâm đến đời sống của xã viên chưa được quan tâm đúng mức và chưa đồng bộ. Tuy nhiên, họ cũng rất tin tưởng và ủng hộ hoạt động của HTX. Trên cơ sở phân tích thực trạng, nghiên cứu đã đi tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX đối với các xã viên, trong đó bao gồm các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong HTX như: Yếu tố thuộc môi trường tự nhiên; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nguồn vốn; trình độ và năng lực của các cán bộ HTX; quy mô hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như khả năng nhận thức của bản thân xã viên HTX. Theo đánh giá của các hộ thì yếu tố vốn có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất, theo sau đó là trình độ và năng lực của các cán bộ HTX. Những phân tích trên là căn cứ đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với người dân. Muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp sau: Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý HTX và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, có năng lực và trình độ; tăng cường học tập các HTX điển hình tiên tiến để phát triển thêm một số loại hình dịch vụ mới; tổ chức tốt các dịch vụ và nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý các hoạt động dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất của xã viên; huy động nguồn vốn, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng HTX và có cả những biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của xã viên. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Đa Tốn (2010 - 2012) 30 Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Đa Tốn (2010 - 2012) 32 Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất của xã Đa Tốn (2010 - 2012) 34 Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Đa Tốn (2010 - 2012) 36 Bảng 3.5: Danh mục thông tin và nguồn cung cấp các thông tin 38 Bảng 4.1: Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt HTXDVTH Đa Tốn 45 Bảng 4.2: Tình hình vốn - tài sản của HTXDVTH Đa Tốn 46 Bảng 4.3: Tình hình cơ sở vật chất của HTXDVTH Đa Tốn năm 2012 47 Bảng 4.4: Hệ thống các trạm bơm tưới do HTX quản lí năm 2012 48 Bảng 4.5: Kết quả kinh doanh theo từng loại hình dịch vụ của HTXDVTH Đa Tốn 52 Bảng 4.6: So sánh kết quả kinh doanh theo từng loại hình dịch vụ của HTXDVTH Đa Tốn 53 Bảng 4.7: Kết quả kinh doanh của HTXDVTH Đa Tốn qua 3 năm (2010 - 2012) 54 Bảng 4.8: Hiệu quả kinh doanh của HTXDVTH Đa Tốn 56 Bảng 4.9: Kết quả điều tra sử dụng dịch vụ của các xã viên HTXDVTH Đa Tốn 57 Bảng 4.10: Đánh giá tính kịp thời của dịch vụ bảo vệ thực vật của xã viên HTX 60 Bảng 4.11: Đánh giá của xã viên về giá cả của các dịch vụ HTXDVTH Đa Tốn 62 Bảng 4.12: Đánh giá của xã viên về chất lượng của các dịch vụ của HTX 64 Bảng 4.13: Đánh giá của xã viên về thời gian cung ứng dịch vụ của HTX 65 Bảng 4.14: Mức độ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của xã viên HTX 66 Bảng 4.15: Mức độ tham gia làm việc cho HTX của các xã viên 67 Bảng 4.16: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho xã viên 69 Bảng 4.17: Các hoạt động hỗ trợ đối với đời sống văn hóa xã hội của HTX 71 Bảng 4.18: Sự hỗ trợ của HTXDVTH Đa Tốn đối với xã viên 71 Bảng 4.19: Đánh giá mức độ hài lòng của xã viên về HTXDVTH Đa Tốn 72 Bảng 4.20: Nhu cầu sử dụng các dịch vụ của xã viên HTXDVTH Đa Tốn 73 Bảng 4.21: Trình độ học vấn của các chủ hộ xã viên HTXDVTH Đa Tốn 77 Bảng 4.22: Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTXDVTH Đa Tốn 79 Bảng 4.23: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức trong việc nâng cao vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với xã viên 84 Bảng 4.24: Nhu cầu của xã viên về mở rộng các hoạt động dịch vụ của HTXTH Đa Tốn 89 Bảng 4.25: Đánh giá của xã viên về những việc họ nên làm hỗ trợ HTX 92 DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Sơ đồ 4.1: Bộ máy quản lý HTXDVTH Đa tốn 43 Hình 4.1: Các mô hình sản xuất chính tại HTXDVTH Đa Tốn 58 Hình 4.2: Đánh giá về các lợi ích HTX mang lại cho xã viên 69 Hình 4.3: Đánh giá mức độ hài lòng của xã viên về HTXDVTH Đa Tốn 72 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTX Hợp tác xã DV Dịch vụ HTXDVNN Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp HTXDVTH Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ĐVT Đơn vị tính DT Diện tích CC Cơ cấu SL Số lượng GTSX Giá trị sản xuất TB Trung bình BQ Bình quân TT Thị trường KHKT Khoa học kỹ thuật UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa BVTV Bảo vệ thực vật BHXH Bảo hiểm xã hội PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở nông thôn. Cuộc sống nông dân chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún, tập quán sản xuất còn mang tính tự phát, tự cung tự cấp. Sản xuất nông nghiệp chưa thực sự phát huy được lợi thế cạnh tranh của mình đặc biệt là chưa phát huy được lợi thế của khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì thế, công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước. Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà Nước đã đề ra những chủ trương, đường lối mới trong việc liên kết các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua mô hình HTX. Cái mới ở đây được thể hiện thông qua việc ban hành Luật HTX (1996), sửa đổi bổ sung (2003) và dự thảo Luật (2012) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2013 với việc chuyển đổi mô hình HTX kiểu cũ sang mô hình HTX kiểu mới với những đặc trưng cơ bản như: quy mô, phạm vi hoạt động và thành viên tham gia HTX không còn giới hạn như trước, mục tiêu của tổ chức HTX kiểu mới đó là trước mắt đáp ứng được nhu cầu chung về kinh tế - văn hóa - xã hội cho các thành viên, sở hữu tập thể và sở hữu cá nhân của các thành viên được phân định rõ ràng, Thực tế đã cho thấy rằng kể từ khi Luật HTX ban hành (3/1996), khu vực kinh tế HTX đã có những thay đổi rõ nét cả về lượng và chất. Số lượng HTX tuy tăng không nhiều nhưng đã từng bước cải thiện được về chất, nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín cũng như vai trò đối với các xã viên và cộng đồng. Theo số liệu của Liên minh HTX Việt Nam (2009) cho thấy cả nước có 18.104 HTX trong đó có 8.828 HTX nông nghiệp. Hà Nội là thành phố chiếm số lượng HTX cao nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng với 952 HTX nông nghiệp trên tổng số 1.587 HTX. Ngày nay, HTX đã và đang tồn tại như một hình thức rất phổ biến, đóng vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đồng thời, nó được coi là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong việc hợp tác, phát triển nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng. Khác với những loại hình tổ chức kinh tế khác, HTX còn giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về kinh tế - văn hóa - xã hội cho các xã viên theo nguyên tắc tương trợ nhằm giúp họ trong quá trình tổ chức sản xuất sao cho có lợi nhất, cung cấp đầu vào cho những hộ chưa sản xuất hàng hóa và giúp đỡ thêm về các dịch vụ đầu ra cho các hộ sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống, tăng phúc lợi... Tuy nhiên, một số HTX hiện nay hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao như mong đợi của các xã viên. Quy mô các HTX còn nhỏ, hoạt động còn mang tính phong trào, hình thức, trình độ và năng lực quản lý còn yếu chưa phát huy được hết vai trò và trách nhiệm đối với các xã viên thuộc HTX của mình. Đa Tốn là một xã nông nghiệp, nằm ở phần đất phía đông nam của huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên là 716,04 ha, đất nông nghiệp là 449,08 ha với tổng số 13.256 nhân khẩu, trong đó có 9045 khẩu là nông nghiệp. Trong những năm qua với việc thực hiện nghiêm chỉnh các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và HTX, thì xã Đa Tốn đã có những bước tiến về củng cố và phát triển HTX và đã từng bước chuyển giao được khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhờ đó, Đảng bộ và nhân dân HTXDVTH Đa Tốn đã đạt được những thành tựu đáng kể như tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các xã viên, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã. Và đến nay giá trị sản xuất nông nghiệp đã chiếm 62,25% nền kinh tế chung toàn xã. Tuy nhiên việc phát triển và hoạt động của HTX vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu kém: Mặc dù Nhà nước đã ban hành Nghị định 181/NĐ-CP về thực hiện Luật đất đai, Nghị định 88/2005 NĐ-CP về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX, nhưng HTX vẫn chưa được giải quyết cấp quyền sử dụng đất thuộc tài sản của HTX, từ đó gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của HTX, nhất là trong việc thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhận thức về mô hình HTX kiểu mới đối với xã viên và một số cán bộ nhìn chung chưa được quán triệt đầy đủ. Việc chuyển đổi và thành lập HTX kiểu mới còn mang nặng tính hình thức, tư duy vẫn còn quen với lối hoạt động cũ. Cơ sở vật chất còn cũ và thiếu, trình độ cán bộ quản lý HTX bất cập so với cơ chế quản lí mới, năng lực nắm bắt thông tin và khả năng dự báo thị trường, sự nhạy bén và linh hoạt để đáp ứng trước những yêu cầu đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế. Từ đó, chưa phát huy được tối đa sự tham gia của người dân vào quá trình hoạt động phát triển của HTX cũng như chưa phát huy được hết vai trò của mình đối với các xã viên. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu vai trò của hợp tác xã đối với các xã viên - Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hoạt động của HTXDVTH xã Đa Tốn, nghiên cứu vai trò của HTX đối với các xã viên - Tiếp cận trên quan điểm của xã viên. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với các xã viên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của HTX đối với xã viên. - Đánh giá thực trạng vai trò của HTX đối với các xã viên - Tiếp cận từ phía xã viên HTXDVTH Đa Tốn. - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HTX đối với các xã viên. - Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của HTX đối với các xã viên ở HTXDVTH Đa Tốn trong những năm tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu hoạt động và vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với các xã viên trên quan điểm của các xã viên HTX. - Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với xã viên. - Các tác nhân liên quan đến vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với xã viên. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung Nghiên cứu vai trò của HTXDVTH Đa Tốn đối với các xã viên – Tiếp cận từ phía xã viên ở HTXDVTH Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. - Phạm vi về không gian Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. - Phạm vi về thời gian + Đề tài thu thập số liệu trong vòng 3 năm 2010 – 2012. + Đề tài được triển khai nghiên cứu từ 23/01/2013 đến 23/05/2013. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận nào liên quan đến vai trò của HTX đối với xã viên? - Hoạt động của HTX đã mang lại những lợi ích gì đối với xã viên? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò của HTX đối với các xã viên? - Giải pháp nào được đưa ra để nâng cao vai trò của HTX đối với các xã viên? PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về vai trò của HTX đối với xã viên 2.1.1 Khái niệm HTX, HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX dịch vụ tổng hợp Theo định nghĩa của liên minh HTX quốc tế (ICA): “ HTX là một tổ chức chính trị của những người tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”. Định nghĩa này còn được hiểu: “ HTX dựa trên ý nghĩa tự cứu mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng và đoàn kết, theo truyền thống của những người sáng lập ra HTX, các xã viên tin tưởng vào ý nghĩa đạo đức của tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc người khác”. Theo điều 1 Luật HTX sửa đổi ( 26/11/2003): “ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Khái niệm về hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn. HTX dịch vụ tổng hợp (HTXDVTH) là một loại hình của HTXDVNN chịu trách nhiệm đảm nhiệm dịch vụ nhiều khâu cho sản xuất nông nghiệp như cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm (đầu ra), dịch vụ giống, bảo vệ thực vật, tưới tiêu, làm đất, Tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện, trình độ sản xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của nông hộ đối với từng loại hình dịch vụ có khác nhau. 2.1.2 Đặc trưng và nguyên tắc hoạt động của HTXDVNN 2.1.2.1 Đặc trưng của HTXDVNN Những đặc trưng cơ bản của HTXDVNN gắn liền với những đặc điểm của các hoạt động dịch vụ nông nghiệp: - HTXDVNN ra đời và phát triển gắn với quá trình phát triển của đời sống nhân dân, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Hoạt động dịch vụ của HTXDVNN phát triển nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển. HTXDVNN thực hiện những hoạt động mà hộ xã viên không thể làm hoặc làm nhưng không có hiệu quả. Đó là những hộ xã viên nhỏ lẻ, tài chính yếu, không đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. - Hoạt động dịch vụ của HTXDVNN cũng như các hoạt động kinh tế khác đều chịu sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, cạnh tranh về vốn, về thị phần, về nguồn hàng, Vì vậy HTXDVNN có hoạt động dịch vụ hiệu quả cần phải nắm bắt rõ quy luật của thị trường, tiếp cận được với thị trường, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường. - HTXDVNN còn chịu tác động sâu sắc của mô hình kinh tế. Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, việc tổ chức các hoạt động dịch vụ của HTX được thể hiện bằng các chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Ngày nay trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, việc tổ chức hoạt động
Luận văn liên quan