Luận văn Nghiên cứu văn bản quốc sử di biên

Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu bằng sự kiện vua Gia Long lên ngôi (1802) và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị (1945.) Trong 143 năm tồn tại, thành tựu lớn nhất mà nhà Nguyễn đạt được là đã kết thúc tình trạng phân tranh, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong đó Việt Nam thực sự là một chỉnh thể lịch sử - văn hóa thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Triều Nguyễn cũng là triều đại có số lượng sách vở, thư tịch được biên soạn và sáng tác hết sức phong phú hiện còn cho đến nay. Ngay sau khi ổn định nhà nước phong kiến, để khẳng định sự nghiệp vẻ vang của tổ tiên dòng họ Nguyễn, đồng thời muốn nhấn mạnh họ Nguyễn là dòng họ kế tục xứng đáng lịch sử dân tộc, nhà Nguyễn đã chú ý đến việc biên soạn các sách sử. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời vào năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng, thì việc sưu tầm thu thập sách vở, in lại các Quốc sử và biên soạn các bộ sử mới đã được tổ chức quy mô và hiệu quả. Cùng với các bộ sử có tính quan phương do nhà Nguyễn tổ chức biên soạn, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ.và quy mô hơn cả là bộ Đại Nam thực lục, còn có không ít bộ sử do các cá nhân biên soạn như Lịch triều tạp kỷ của Lê Cao Lãng; Nam hà tiệp lục của Lê Đản; Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng; Dương sự thủy mạt của Cao Xuân Dục.trong số đó, Quốc sử di biên (QSDB) là bộ sử đáng chú ý.

pdf285 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1871 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu văn bản quốc sử di biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------- BÙI THỊ HỒNG GIANG NGHIÊN CỨU VĂN BẢN QUỐC SỬ DI BIÊN CHUYÊN NGÀNH : HÁN NÔM MÃ SỐ: 60 22 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM Hà Nội - 2009 2 MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU ...3 1. Lý do chọn đề tài .3 2. Lịch sử vấn đề .4 2.1. Về văn bản, tác giả 5 2.2. Về giá trị và nội dung tác phẩm 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...9 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Những đóng góp của luận văn 10 6. Bố cục của luận văn 10 II. PHẦN NỘI DUNG.12 CHƢƠNG I: PHAN THÚC TRỰC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC12 1. Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời Nguyễn 12 2. Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực..19 3. Sự nghiệp sáng tác ..31 3.1. Số lượng tác phẩm .31 3.2.Tình trạng văn bản, nội dung khái quát .33 3.2.1. Cẩm Đình văn tập ..33 3.2.2. Cẩm Đình thi tuyển tập ..37 3.2.3. Cẩm Đình thi văn toàn tập 40 3.2.4. Trần Lê ngoại truyện..41 3.2.5 Quốc sử di biên........................................................42 4. Tiểu kết45 3 CHƢƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA QUỐC SỬ DI BIÊN ..47 1. Về bản chép tay QSDB (VHN) và bản in QSDB in tại Hồng Kông47 1.1. Về bản chép tay QSDB (VHN) 47 1.2. Bản in QSDB tại Hồng Kông ..49 2. Thời điểm ra đời QSDB 52 3. Nội dung các mục “Tham bổ”, “Phụ lục”, “Ngoại truyện” trong QSDB54 4. Nội dung Trần Lê ngoại truyện 58 5. Tiểu kết .64 CHƢƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA QUỐC SỬ DI BIÊN..66 1. Ý đồ và quan điểm biên soạn QSDB ..66 2. Giá trị về lịch sử ..69 2.1. Bổ sung sử liệu không có trong ĐNTL 69 2.2. Các sự kiện ghi khác ĐNTL .73 2.3. Bổ sung sử liệu sưu tầm điền dã76 2.4. Bổ sung tư liệu từ các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện 79 2.5. Phần nguyên chú .80 3. Giá trị về mặt văn học 81 3.1. Về thể loại ký trong QSDB .81 3.1.1. Ký nhân vật 82 3.1.2. Ký thế sự .88 3.1.3. Ký thần kỳ ..91 3.2. Giá trị về ngôn ngữ 94 4. Một số hạn chế ....99 5. Tiểu kết 101 KẾT LUẬN 103 Danh mục tài liệu tham khảo 104 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu bằng sự kiện vua Gia Long lên ngôi (1802) và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị (1945.) Trong 143 năm tồn tại, thành tựu lớn nhất mà nhà Nguyễn đạt được là đã kết thúc tình trạng phân tranh, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong đó Việt Nam thực sự là một chỉnh thể lịch sử - văn hóa thống nhất từ Mục Nam Quan đến mũi Cà Mau. Triều Nguyễn cũng là triều đại có số lượng sách vở, thư tịch được biên soạn và sáng tác hết sức phong phú hiện còn cho đến nay. Ngay sau khi ổn định nhà nước phong kiến, để khẳng định sự nghiệp vẻ vang của tổ tiên dòng họ Nguyễn, đồng thời muốn nhấn mạnh họ Nguyễn là dòng họ kế tục xứng đáng lịch sử dân tộc, nhà Nguyễn đã chú ý đến việc biên soạn các sách sử. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời vào năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng, thì việc sưu tầm thu thập sách vở, in lại các Quốc sử và biên soạn các bộ sử mới đã được tổ chức quy mô và hiệu quả. Cùng với các bộ sử có tính quan phương do nhà Nguyễn tổ chức biên soạn, như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ...và quy mô hơn cả là bộ Đại Nam thực lục, còn có không ít bộ sử do các cá nhân biên soạn như Lịch triều tạp kỷ của Lê Cao Lãng; Nam hà tiệp lục của Lê Đản; Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng; Dương sự thủy mạt của Cao Xuân Dục...trong số đó, Quốc sử di biên (QSDB) là bộ sử đáng chú ý. 5 Quốc sử di biên 國史遺編 là bộ sử viết theo lối biên niên, được biên soạn dưới triều Nguyễn, ghi chép các sự kiên xảy ra trong 3 đời vua: Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Đúng như tên gọi, QSDB là bộ sử do cá nhân sưu tầm, ghi chép những sự kiện lịch sử còn sót lại (di biên) mà "Quốc sử" tức bộ Đại Nam thực lục (ĐNTL) vì nhiều lý do bỏ trống hoặc tránh không ghi chép. Ngoài những tư liệu mà nếu không ở vị trí quan trọng không thể có được, còn không ít tư liệu do tác giả sưu tầm từ bên ngoài qua các chuyến đ i tìm kiếm sách vở ở các địa phương, vì thế, đây là nguồn "dã sử" đáng được chú ý. QSDB ghi chép các sự kiện lịch sử, nhưng do lối kể chuyện sinh động, xen lẫn nhiều thơ văn nên hấp dẫn người đọc. Tuy có giá trị về nhiều mặt, nhưng bộ sử này mới được Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch và xuất bản tập Thượng vào năm 1973, từ bản in do Phòng nghiên cứu Đông Nam Á, viện Nghiên cứu Tân Á thực hiện tại Hồng Kông vào năm 1965. Tiếp đó, Cử nhân Nguyễn Tô Lan cũng đã dịch và giới thiệu QSDB (tập Hạ) trong khóa luận thực tập nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Từ năm 2006 đến 2007, phòng Nghiên cứu văn bản Lịch sử - Địa lý đã tổ chức biên dịch và đến nay, bản dịch toàn bộ tác phẩm đã hoàn thành. Trong khi bản dịch của Viện Hán Nôm còn đang chỉnh sửa để xuất bản, tháng 9 năm 2009, cuốn Quốc sử di biên của dịch giả Đỗ Mộng Khương (Viện Sử học) dịch dựa trên cuốn Quốc sử di biên xuất bản tại Hồng Kông đã ra mắt bạn đọc. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho học viên đi sâu nghiên cứu văn bản tác phẩm, nhằm làm rõ một số vấn đề về văn bản, tác giả và giá trị nội dung tác phẩm mà các học giả và nhà nghiên cứu đi trước chưa có điều kiện đi sâu và đề cập tới. 2. Lịch sử vấn đề 6 2.1. Về văn bản, tác giả Từ bài khảo cứu công phu về "Tác giả và nội dung của Quốc sử di biên” 國史遺編的編者與內容 (Quốc sử di biên đích biên giả dữ nội dung) đăng ở phần đầu của bản in 1965, GS. Trần Kinh Hòa được coi là người đầu tiên đưa ra quan điểm tác giả của QSDB là Phan Thúc Trực (1808- 1852). Đồng tình với nhận định này của ông, tiếp sau đó là các học giả Trần Văn Giáp, Hoa Bằng, Ngô Đức Thọ, các tác giả của bộ Thư mục Hán Nôm - Mục lục tác giả, bản in roneo... Có thể thấy, nhiều học giả trong và ngoài nước từ trước đến nay vẫn coi Phan Thúc Trực là tác giả của QSDB , cho dù vẫn còn vài ý kiến khác. Trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12 năm 2005, tác giả Nguyễn Tô Lan đã đặt ra nghi vấn " Phan Thúc Trực có phải là tác giả của Quốc sử di biên ". Lý do dẫn đến việc tác giả bài viết nghi ngờ Phan Thúc Trực không phải là tác giả của QSDB bắt nguồn từ cách hiểu dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên" đăng ở tờ bìa ngoài của bộ sách. Căn cứ vào những ghi chép về Phan Thúc Trực trong sách Đại Nam liệt truyện (ĐNLT) 大单列傳, tác giả cho rằng tại thời điểm năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7, người ta vẫn thấy ghi tên ông là Phan Dưỡng Hạo. Việc đổi tên từ Phan Dưỡng Hạo thành Phan Thúc Trực muộn nhất cũng là vào khoảng tháng 10 năm Thiệu Trị thứ 7 (tức tháng 11 năm 1847) khi lệnh kiêng húy chữ "Hạo" (tên khác của bà Từ Dụ Hoàng Thái hậu) được ban hành. Từ năm 1847 đến năm 1852 (năm Phan Thúc Trực mất) là khoảng thời gian chữ Hạo kiêng húy nên ít có lý do để lấy tên hiệu của mình là Dưỡng Hạo Hiên. Điều này dẫn đến suy đoán có lẽ Phan Thúc Trực không có tên hiệu là Dưỡng Hạo Hiên. Hơn nữa trong ĐNLT, mục Phan Thúc Trực không có tác phẩm QSDB. Lý do 7 thứ hai là hai chữ "đỉnh tập" với nghĩa "biên tập sâu rộng". Các tác gia phong kiến khi biên soạn sách vở thường có ý khiêm tốn, hạ công việc của mình xuống, chỉ gọi là "biên tập", "toản tập" v.v... ít có ai tự nhận là "biên tập sâu rộng". Nếu Dưỡng Hạo Hiên là tác giả của QSDB thì lý giải thể nào khi người xưa luôn có ý khiêm nhường ? Bằng những lập luận và khảo sát qua một số tư liệu có liên quan, tác giả đã đưa ra kết luận " Phan Thúc Trực không phải là tác giả của QSDB". Đến năm 2007 cũng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4 năm 2007, phản hồi lại ý kiến của tác giả Nguyễn Tô Lan, T.S Nguyễn Thị Oanh đã viết bài: " Vài suy nghĩ về bài viết Phan Thúc Trực có phải là tác giả của Quốc sử di biên". Qua phân tích dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên" - điểm xuất phát dẫn đến nghi ngờ Phan Thúc Trực không phải là tác giả của QSDB, cùng với việc đi sâu phân tích quan điểm của GS. Trần Kinh Hòa về tác giả và nội dung bộ sách, cùng với việc dẫn ra một số thí dụ về việc con cháu đời sau biên soạn lại di cảo của người thân thường thấy trong lịch sử, tác giả bài viết cho rằng dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên" là của con cháu họ Phan ghi vào khi biên tập, chỉnh lý di cảo của Phan Thúc Trực. Việc thiếu khuyết QSDB trong danh mục tác phẩm của Phan Thúc Trực ở sách Đại Nam liệt truyện cũng được tác giả bài viết giải thích là do không được con cháu họ Phan công bố rộng rãi. Qua đối chiếu các mục "Tham bổ", "Ngoại truyện"...giữa QSDB và Trần Lê ngoại truyện, tác giả bài viết cũng cho rằng QSDB không khai thác tư liệu từ Trần Lê ngoại truyện như các nhà nghiên cứu đi trước nhận định. Tóm lại, từ trước tới nay các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng tác giả QSDB là Phan Thúc Trực. Do chưa xác định được hai chữ "đỉnh tập" và chữ húy 8 "Hạo" trong dòng chữ "Dưỡng Hạo Hiên đỉnh tập Quốc sử di biên " dẫn dến ý kiến nghi ngờ về tác giả Phan Thúc Trực, song, mọi nghi vấn về tác giả tác phẩm cũng đã được các nhà nghiên cứu đi trước giải quyết tương đối ổn thỏa khi chứng minh QSDB là do con cháu họ Phan biên tập lại. 2.2 Về giá trị và nội dung tác phẩm Giáo sư Trần Kinh Hòa trong bài "Tác giả và nội dung của Quốc sử di biên" (bản tiếng Trung Quốc, do Hồng Liên Lê Xuân Giáo dịch ra tiếng Việt, đăng trong sách Quốc sử di biên, Tủ sách cổ văn, Ủy ban dịch thuật Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, 1973, từ trang21-48) đã trình bày một số vấn đề như: bối cảnh lịch sử triều Nguyễn; về tác giả Phan Thúc Trực; nội dung tác phẩm QSDB. Sau khi điểm lại nội dung tác phẩm và đối chiếu với bộ ĐNTL, GS. Trần Kinh Hòa đã đưa ra nhận xét về quan điểm của tác giả bộ sử và đánh giá những giá trị mà tác phẩm đem lại. Về thời điểm ra đời của tác phẩm QSDB, GS. Trần Kinh Hòa cũng cho rằng, QSDB hoàn thành vào khoảng năm 1851-1852, thời gian Phan Thúc Trực ra Bắc Thành tìm kiếm sách vở và mất đột ngột tại Thanh Hóa. Song cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ thời điểm ra đời của tác phẩm vì không thể trong 1 năm Phan Thúc Trực có thể hoàn thành sách này. Tóm lại, do khuôn khổ của bài giới thiệu tác giả và tác phẩm QSDB đăng ở đầu sách, nên nhiều vấn đề liên quan đến văn bản, tác giả, đến sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực bao gồm Cẩm đình văn tập; Cẩm đình thi văn toàn tập, Trần Lê ngoại truyện chưa được tác giả giới thiệu. Việc so sánh QSDB với ĐNTL cũng mới chỉ dừng ở vài thí dụ, chưa có thống kê cụ thể về sự khác nhau giữa hai bộ sử này. 9 Năm 2002, Cử nhân Nguyễn Tô Lan trong khóa luận thực tập tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng đã đi sâu nghiên cứu tập Hạ của QSDB. Khác với GS.Trần Kinh Hòa, từ việc thống kê cụ thể các sự kiện tương đồng với ĐNTL Nguyễn Tô Lan đã đưa ra một số nhận xét khá thuyết phục. Tuy nhiên, do khuôn khổ hạn chế của khóa luận thực tập, cử nhân Nguyễn Tô Lan cũng chưa có dịp đi sâu nghiên cứu toàn diện tác phẩm, cũng không có điều kiện giới thiệu chi tiết cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực trong đó có Trần Lê ngoại truyện - tác phẩm được coi có liên quan đến QSDB nên đưa ra những nhận xét có phần chủ quan về tác phẩm này. Năm 2009, TS. Nguyễn Thị Oanh trong bài viết giới thiệu QSDB cho tác phẩm dịch QSDB - công trình cấp Viện, nghiệm thu ngày 15 tháng 7 năm 2009 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đã đi sâu phân tích một số nội dung của QSDB. Từ việc so sánh đối chiếu một số mục "Tham bổ", "Ngoại truyện" trong QSDB với phần chính văn của tác phẩm này, tác giả bài viết đã đưa ra nhận định từ những căn cứ tương đối xác đáng rằng Trần Lê ngoại truyện không liên quan đến QSDB . Đồng thời, qua việc đi sâu phân tích, đánh giá nội dung của QSDB, tác giả bài viết cũng đã nhấn mạnh một số giá trị mà tác phẩm đem lại. Đây là những gợi ý hữu ích cho tác giả luận văn trong việc thực hiện những mục tiêu mà luận văn đặt ra. Tuy nhiên, do giới hạn của bài giới thiệu QSDB nên tác giả bài viết cũng chưa có điều kiện giới thiệu tỉ mỉ về tác giả Phan Thúc Trực và những trước tác của ông. Tác phẩm Trần Lê ngoại truyện đã được tác giả bài viết giới thiệu khái quát, song nội dung chi tiết của tác phẩm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Việc so sánh QSDB bản chép tay ký hiệu A.1045/1-2 (VHN) với sách QSDB xuất bản tại Hồng Kông cũng chưa được thực hiện. Việc so sánh QSDB với ĐNTL cũng mới dừng ở một số sự kiện, chưa có thống kê tỷ mỉ các sự kiện không xuất hiện trong ĐNTL, hay những sự kiện có sự xuất nhập giữa hai tác phẩm... 10 Tóm lại các nhà nghiên cứu đi trước đã đạt nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu QSDB. Những thành tựu này chúng tôi xin kế thừa và tiếp tục triển khai những vấn đề các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện thực hiện, theo giới hạn mà luận văn đặt ra. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: - Quốc sử di biên, bản chữ Hán, ký hiệu A.1045/1-2 (VHN) (bản chữ Hán và bản dịch Quốc sử di biên của Phòng Nghiên cứu văn bản Lịch sử - Địa lý do TS.Nguyễn Thị Oanh chủ biên). - Trần Lê ngoại truyện, bản chữ Hán, ký hiệu A.1069 (VHN). - Quốc sử di biên , bản chữ Hán do Viện nghiên cứu Tân Á, Trường Đại học Trung văn Hồng Kông xuất bản năm 1965. Bản này do Phó tiến sĩ Onishi Kazuhiko (Nhật Bản) cung cấp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là tác phẩm QSDB và một số tác phẩm có liên quan như Trần Lê ngoại truyện, nhằm làm sáng tỏ một số một số vấn đề văn bản, giá trị tác phẩm. Ngoài ra, để làm sáng tỏ cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực, tác giả luận văn sẽ lần lượt giới thiệu các tác phẩm thơ văn còn lại của Phan Thúc Trực như Cẩm đình văn tập, Cẩm đình thi tập và Cẩm đình thi văn toàn tập hiện lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Do chưa có điều kiện sưu tầm các tác phẩm của Phan Thúc Trực ở các thư viện khác, xin ghi nhận ở đây sự khiếm khuyết về mặt tư liệu. Chúng tôi sẽ bổ sung số tư liệu này (nếu có) trong công trình nghiên cứu toàn diện hơn về Phan Thúc Trực. 11 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp văn bản học: Thu thập tư liệu, đối chiếu để nghiên cứu văn bản, so sánh phân loại, tìm các chữ húy, tìm hiểu một số quy định khi sao chép văn bản - Phương pháp thống kê định lượng: Thống kê, phân biệt sự xuất nhập các sự kiện giữa bản QSDB và Trần Lê ngoại truyện, giữa QSDB và ĐNTL. - Phương pháp luận sử học: Tìm hiểu phân biệt các sự kiện lịch sử, những tác động của lịch sử trong quá trình hình thành văn bản. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Vận dụng phương pháp nghiên cứu của văn học, lịch sử, ngôn ngữ để đi sâu xem xét phân tích tác phẩm. 5. Những đóng góp của luận văn - Làm sáng tỏ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực. - Làm rõ vấn đề về văn bản QSDB qua việc so sánh đối chiếu với Trần Lê ngoại truyện - tác phẩm được các nhà nghiên cứu đi trước nhận định có liên quan đến QSDB và tác giả của nó là Phan Thúc Trực. - Làm rõ những sai sót không tránh khỏi của bản QSDB in tại Hồng Kông . - Làm sáng tỏ thời điềm ra đời của Quốc sử di biên. - Làm nổi bật những giá trị về lịch sử, văn học, ngôn ngữ của tác phẩm Quốc sử di biên. 6. Bố cục của Luận văn Phần mở đầu 1. Lý do lựa chọn đề tài 12 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Những đóng góp của Luận văn Phần nội dung Chƣơng 1: Phan Thúc Trực - cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1. Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời nhà Nguyễn 2. Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực 3. Sự nghiệp sáng tác Chƣơng 2: Một số vấn đề văn bản học của Quốc sử di biên 1. Về bản chép tay QSDB ở Viện Hán Nôm và QSDB in tại Hồng Kông. 2. Về thời điểm ra đời của QSDB 3. Về nội dung các mục "Tham bổ", "Phụ lục", "Ngoại truyện" trong QSDB 4. Về Trần Lê ngoại truyện Chƣơng 3: Giá trị của Quốc sử di biên 1. Ý đồ và quan điểm biên soạn QSDB 2. Giá trị về sử học 3. Giá trị về văn học, ngôn ngữ 4. Một số hạn chế Phần Kết luận 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I PHAN THÚC TRỰC - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC Trong chương này, chúng tôi xin giới thiệu khái quát về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời Nguyễn (từ 1802-1841) - thời kỳ gắn bó với tác phẩm QSDB và tác giả Phan Thúc Trực [1808-1852]. Tiếp đó, xin giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phan Thúc Trực, nhằm làm sáng tỏ nhân cách và tài năng của ông trên lĩnh vực sáng tác thơ ca và biên soạn sách lịch sử. 1. Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời nhà Nguyễn Năm 1802 sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng trong và Đàng ngoài, Nguyễn Ánh tự đặt niên hiệu là Gia Long lập ra nhà Nguyễn. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long (1802-1819), Minh Mạng (1820-1840) đến Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883) kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỷ tồn tại dưới triều Nguyễn, xã hội Việt Nam gần như không phát triển lên được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn xã hội gay gắt làm bùng nổ lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân, của các dân tộc ít người và cuối cùng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Thành lập và thống trị trong thế kỷ XIX, nhà Nguyễn thừa hưởng được những thành quả to lớn của phong trào nông dân Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước, làm chủ một lãnh thổ trải dài từ ải Nam Quan đến mũi 14 Cà Mau. Để thể hiện vị trí của mình, năm 1803, Gia Long cử sứ bộ do Lê Quang Định đứng đầu, sang nhà Thanh xin quốc hiệu và đầu năm 1804 chính thức công bố tên là nước Việt Nam. Năm 1838, Minh Mạng bất bình đã khẳng định lại quốc hiệu là Đại Nam, kinh đô đóng ở Phú Xuân. Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại không những trong một bối cảnh đặc biệt của đất nước mà còn trong tình hình thế giới có nhiều biến chuyển lớn. Thắng lợi của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu đã kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa thực dân và của sự giao lưu buôn bán quốc tế. Hàng loạt nước châu Á lần lượt rơi vào ách đô hộ của thực dân, và Việt Nam không tránh khỏi mối đe dọa đó. Về tổ chức chính quyền, từ sớm Nguyễn Ánh đã đặt quan, phong tướng cho những người phò tá. Sau khi lấy được toàn bộ Bắc Hà, Nguyễn Ánh xưng vương, kiểm lại hệ thống các đơn vị hành chính cũ, đặt quan chức cai quản. Đương thời Gia Long giữ nguyên cách tổ chức cũ , ở Đàng Ngoài vẫn là trấn, phủ, huyện, xã, ở Đàng Trong thì là trấn, dinh, huyện, xã. Về chính quyền trung ương, Gia Long, Minh Mạng giữ nguyên hệ thống cơ quan cũ của các triều đại trước, vua nắm mọi quyền hành một cách độc đoán, bên dưới là 6 bộ. Để đề cao hơn nữa uy quyền của nhà vua , Gia Long đặt lệ “tứ bất” (nhưng không ghi thành văn bản), tức là không đặt tể tướng, không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên trong thi cử, không phong tước vương cho người ngoài họ vua. Bộ máy quan lại thời Nguyễn không cồng kềnh cũng không đông đảo, song khong vì thế mà bớt tệ tham nhũng, năm 1807 Senhô đã nhận xét: “ Dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc lột thậm tệ. Công lý là một món hàng mua bán, kẻ giàu có thể công khai sát hại người nghèo và tin chắc rằng với thế lực của đồng tiền, lẽ phải sẽ về tay chúng”. Do ý thức về sự mâu thuẫn của nhà nước và nhân dân, các vua Gia Long, Minh Mạng đã xử rất nghiêm hàng loạt những viên quan to, trong đó ít nhất là 11 Trấn thủ và Hiệp trấn tham nhũng bị cách chức hoặc xử tử. Mặc dù vậy tệ tham lại hàng loạt 15 vẫn không ngăn chặn được. Sự bất chính của quan trên đã tạo điều kiện cho bọ cường hào hoành hànhNăm 1855,Tự Đức vẫn còn thừa nhận: “ bọn tổng lý hương hào, nhà nào cũng giàu có, có kẻ tôi tớ hoặc một trăm người, hoặc sáu bảy mươi người, chiêu tập côn đồ, chứa ngầm binh khí, người trong một tổng, một làng hễ chúng hơi nhếch mép hất hàm là phải theo”. Trong nhưng năm đầu của triều đại, hành động đáng phê phán nhất của nhà Nguyễn là sự trả thù Tây Sơn, năm 1802 trước khi hành hình Nguyễn Quang Toản, Gia Long phả
Luận văn liên quan