Luận văn Nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng của cá tra Pangasianodon hypophthalamus

An Giang là một tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương dẫn đầu về giá trị xuất khẩu lúa gạo. Bên cạnh đó, An Giang còn là địa phương có thế mạnh về thủy sản và chủ yếu là nguồn cá nước ngọt khai thác trên hệ thống Sông Tiền, Sông Hậu và sản lượng cá nuôi. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hoạt động khai thác quá mức cùng với việc sử dụng nông dược và phương thức canh tác, nguồn lợi thủy sản An Giang đang giảm sút đáng kể. Sản lượng cá nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản tại địa phương. Hằng năm cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra ( Pangasius hypopthlmus ) – chiếm 75 – 80% sản lượng nghề nuôi cá. Do điều kiện thuận lợi, người nuôi cá có kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng nên nghề nuôi cá ở AnGgiang phát triển nhanh chóng. Sản lượng cá nuôi tăng từ 7.714 tấn (năm 1990) tăng lên 47.933 tấn (năm 1996).

doc35 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2308 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng của cá tra Pangasianodon hypophthalamus, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG -----(((((----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN VI, XOANG MIỆNG CỦA CÁ TRA Pangasianodon hypophthalamus Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Phong MSSV: 0853040093 Lớp: NTTS K3 Cần Thơ, 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG -----(((((----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN VI, XOANG MIỆNG CỦA CÁ TRA Pangasianodon hypophthalamus Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Minh Hậu Nguyễn Hoàng Phong MSSV: 0853040093 Lớp: NTTS K3 Cần Thơ, 2011 XÁC NHẬN Đề tài: Nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng của cá tra Pangasianodon hypophthalamus Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Phong Lớp: Nuôi trồng thủy sản K3 Luận văn đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ luận văn đại học của Khoa Sinh Học Ứng Dụng – Đại Học Tây Đô. Cần Thơ, ngày tháng năm 2011 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s Nguyễn Minh Hậu Nguyễn Hoàng Phong Chủ tịch hội đồng PGs.Ts. Nguyễn Văn Bá MỤC LỤC CHƯƠNG1 ĐẶT VẤN ĐỀ 7 1.1 Giới thiệu 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8 1.3 Nội dung nghiên cứu 8 CHƯƠNG2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 10 2.1 Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalamus) 10 2.1.1 Phân loại, phân bố, hình thái, môi trường sống 10 2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng 12 2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng 13 2.1.4 Đặc điểm sinh sản 14 2.2 Đặc điểm cua vi khuẩn 15 2.3 Đặc điểm của tác nhân gây bệnh xuất huyết trên cá tra – basa 16 2.3.1 Aeromonas 16 2.3.2 Pseudomonas 17 2.4 Dấu hiệu bệnh lý 18 2.4.1 Aeromonas 18 2.4.2 Pseudomonas 18 2.5 Phân bố và lan truyền bệnh 19 2.6 Chẩn đoán bệnh 19 2.7 Tổng quan về bênh và Tình hình nghiên cứu bệnh xuất huyết trên cá tra – basa 19 2.7.1 Tổng quan về bệnh 19 2.7.2 Tình hình nghiên cứu bệnh xuất huyết 20 2.7.2.1 Trong nước 20 2.7.2.2 Trên thế giới 22 2.7.2.3 Các nghiên cứu về bệnh do vi khuẩn Aeromonas và Pseudomonas gây ra cho động vật thủy sản 23 CHƯƠNG3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Phương pháp thu thập số liệu 26 3.2 Thời gian và địa điểm thu mẫu 26 3.2.1 Thời gian 26 3.2.2 Địa điểm thu mẫu 26 3.3 Phương pháp kiểm tra tổng thể mẫu cá 26 3.4 Phương pháp thu, bảo quản, vận chuyển, xử lý sơ bộ cá 26 3.4.1 Phương pháp thu 26 3.4.2 Bảo quản, vận chuyển, xử lý sơ bộ cá. 27 3.5 Phương pháp phân lập, nuôi cấy và định danh vi khuẩn 27 3.5.1 xử lý mẫu phân tích định tính 27 3.5.2 Phương pháp lập kháng sinh đồ 28 3.5.3 Xử lý mẫu định lượng vi khuẩn 28 3.6 Phương pháp gây nhiễm trở lại 29 3.6.1 Xác định mật độ vi khuẩn 29 3.6.2 Ương cá để thí nghiệm 29 3.6.2.1 Chuẩn bị bể ương 29 3.6.2.2 Nguồn cá thí nghiệm 29 3.6.2.3 Bố trí thí nghiệm 29 3.6.2.4 Thức ăn và phương pháp cho ăn 29 3.6.2.5 Chăm sóc và quản lý 29 3.6.3 Phương pháp gây cảm nhiễm 29 3.6.4 Chăm sóc theo dõi cá 30 3.7 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu 30 CHƯƠNG4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ 31 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 32 DỰ TRÙ KINH PHÍ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Cá tra 10 Hình 2.2 Aeromonas 17 Hình 2.3 Pseudomonas 18 Hình 2.4 Đặc điểm của các chủng vi khuẩn phân lập từ cá tra – basa 25 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1 Sản lượng cá nuôi tại An Giang từ 1990 – 1997 7 Bảng 2 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên 13 Bảng 3 Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10kg thức ăn) 13 Bảng 4 Bố trí thí nghiệm gây nhiễm khuẩn trên cá tra 30 CHƯƠNG1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu An Giang là một tỉnh trọng điểm về sản xuất lương thực vùng đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương dẫn đầu về giá trị xuất khẩu lúa gạo. Bên cạnh đó, An Giang còn là địa phương có thế mạnh về thủy sản và chủ yếu là nguồn cá nước ngọt khai thác trên hệ thống Sông Tiền, Sông Hậu và sản lượng cá nuôi. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là hoạt động khai thác quá mức cùng với việc sử dụng nông dược và phương thức canh tác, nguồn lợi thủy sản An Giang đang giảm sút đáng kể. Sản lượng cá nuôi chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng sản lượng thủy sản tại địa phương. Hằng năm cung cấp một lượng lớn nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra ( Pangasius hypopthlmus ) – chiếm 75 – 80% sản lượng nghề nuôi cá. Do điều kiện thuận lợi, người nuôi cá có kinh nghiệm và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng nên nghề nuôi cá ở AnGgiang phát triển nhanh chóng. Sản lượng cá nuôi tăng từ 7.714 tấn (năm 1990) tăng lên 47.933 tấn (năm 1996). Chỉ tiêu  Năm    1990  1991  1992  1993  1994  1995  1996  1997   Tổng sản lượng  7.714  8.165  17.222  21.670  31.475  35.060  47.933  41.579   Sản lượng cá nuôi   5.677  12.550  17.000  27.419  20.454  25.903  19.302   Bảng 1 Sản lượng cá nuôi tại An Giang từ 1990 – 1997 Việc phát triển nghề nuôi cá trong những năm qua tại An Giang đã thiết thực góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, tạo nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện đời sống kinh tế xã hội nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nghề nuôi cá tại An Giang đã và đang gặp nhiều khó khăn. Trước hết là nguồn cá giống thu vớt từ tự nhiên ngày càng giảm, không đảm bảo chất lượng và số lượng, đồng thời giá cá giống ngày càng cao. Mặt khác, thị trường xuất khẩu trong những năm gần đây biến động lớn theo chiều hướng không thuận lợi dẫn đến giá thu mua nguyên liệu của các cơ sở chế biến xuất khẩu không ổn định, ảnh hưởng đến tâm lý và phương hướng đầu tư sản xuất của người nuôi cá. Đồng thời, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, cá bị bệnh sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp và thường bị hạ phẩm loại tại các cơ sở thu mua thủy sản chế biến xuất khẩu gây tổn thất lớn cho người nuôi cá. Trong các trở ngại nói trên, yếu tố về dịch bệnh là một trong những trở ngại nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nuôi cá tại An Giang. Tỷ lệ cá hao hụt do dịch bệnh trong quá trình ương nuôi cá giống cá tra đạt 30%, trong quá trình nuôi cá thương phẩm từ 5 – 10% (Phan Văn Ninh và cộng tác viên, 1991). Theo báo cáo số: 06/CV/TS ngày 01/4/1997 của Công ty Thủy sản An Giang (AGIFISH), gần 100% bè cá thu hoạch trong cá tháng 2 và 3 năm 1997 đều có cá nhiễm bệnh với cường độ cảm nhiễm khác nhau. Cá nuôi bè nhiễm các loại bệnh như: phù đẩu xuất huyết, đốm trắng, nấm thủy mi,… ngày càng nhiều. Tại các cơ sở thu mua, cá bệnh thường bị hạ phẩm (cá dạt). Tỷ lệ cá dạt trong quá trình chế biến trung bình là 20%, có thời điểm lên tới 30% lượng cá thu mua. Trường hợp cá tra-basa cung ứng cho các cơ sở chế biến sản phẩm đông lạnh xuất khẩu, khi xẻ cá để philê nếu phát hiện những đốm đỏ tụ huyết trong thịt cá, tùy theo mức độ nghiêm trọng có thể bị loại hoặc trả lại toàn bộ nguyên liệu cho người nuôi. Nhằm khắc phục tác hại của bệnh đối với nghể nuôi cá ở An Giang, ngành thủy sản đã phối hợp với nhiều cơ quan nghiên cứu ở trung ương và địa phương tiến hành nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh và đề xuất các biện pháp khắc phục. Kết quả các công trình nghiên cứu này đã từng bước được ứng dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, ảnh hưởng của bệnh đặc biệt là bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng của cá tra-basa vẫn chưa được khắc phục triệt để và tiếp tục gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá tại An Giang. Vì vậy, việc nghiên cứu về bệnh cá nuôi, tìm hiểu tác nhân và xác định phương hướng phòng trị hữu hiệu là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần ổn định và phát triển nghề nuôi cá ở An Giang. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Nghiên cứu về bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng của cá tra Pangasianodon hypophthalamus” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu về tác nhân gây bệnh phù đầu xuất huyết trên cá Tra – Basa, đặc điểm sinh học và tính chất gây bệnh của tác nhân, từ đó ứng dụng vào việc xây dựng phương thức phòng trị có hiệu quả, nhằm ổn định và nâng cao năng suất cá nuôi tại địa phuơng. Đồng thời góp phần hiểu biết về bệnh thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu long. 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định tác nhân chủ yếu và cơ hội gây bệnh phù đầu xuất huyết trên cá tra – basa và đặc điểm sinh học của chúng. Xây dựng phương thức phòng trị bệnh phù đầu xuất huyết trên cá tra – basa nhằm nâng cao năng suất. CHƯƠNG2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1Sơ lược đặc điểm sinh học của cá tra (Pangasianodon hypophthalamus) Phân loại, phân bố, hình thái, môi trường sống Phân loại Hình 2.1 Cá Tra (Pangasius hyppothalmus ) Ngành: Chordata Lớp: Actinopterigii Bộ: Siluriformes Họ: Pangasiidae Giống: Pangasius Loài: Pangasius hyppothalmus  Theo Mai Đình Yên và ctv, (1992) cá tra là loài cá có kích thước tương đối lớn thuộc nhóm cá da trơn, có thân dài, dẹp ngang, màu xám, hơi xanh ở trên lưng, hai bên hông và bụng nhạt. Đầu nhỏ vừa phải, mắt tương đối to, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Vây lưng và vây ngực là gai cứng, có vây mỡ nhỏ (Trích bởi Nguyễn Thị Phương Linh, 2008). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, (1982) giai đoạn cá nhỏ có sọc màu xanh lục chạy theo chiều dọc của thân, sọc thứ nhất chạy thoe dọc đường bên từ lỗ mang đến vi đuôi, sọc thứ hai ở bên dưới đường bên và chạy từ lỗ mang đến khởi điểm vi hậu môn. Các sọc này lợt dần và biến mất khi cá lớn. Ở cá lớn, mặt lưng của thân và đầu có màu xanh xá, hoặc nâu đen và lợt dần xuống bụng, bụng có màu trắng bạc. Gốc vi lưng và vi hậu môn cá màu vàng. Màng da giữa các tia phân nhánh vi đuôi có màu xanh đen nổi bật giữa các tia phân nhánh có màu trắng. Phân bố Cá tra và ba sa phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam, Cămpuchia và Thái lan. Ở Thái Lan còn gặp cá tra ở lưu vực sông Mekloong và Chao Phraya, cá ba sa có ở sông Chaophraya. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân tạo, cá bột và cá giống tra và ba sa được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt nam, do cá có tập tính di cư ngược dòng sông Mê kông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Khảo sát chu kỳ di cư của cá tra ở địa phận Campuchia cho thấy cá ngược dòng từ tháng 10 đến tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. (Nguyễn Tuần, 2000) Hình thái Cá tra là cá da trơn (không vẩy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 ), có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy của cá tra thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng. (Nguyển Tuần, 2000). Môi trường sống Theo Lê Như Xuân và ctv, (1994) nhìn chung 3 loài cá tra, cá vồ đém, cá basa hiện đang nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm giống nhau: Chúng phân bố ở sông, hồ, kinh, mương, rạch vùng nước ngọt, sống ở các thủy vực nước tĩnh và nước chảy. Cá cũng nuôi được nơi vùng nước lợ có nồng độ muối thấp. Ngưỡng oxy thấp (cá basa có ngưỡng oxy cao hơn cá tra và vồ đém) nên sống được ở ao tù bẩn. Cơ quan hô hấp phụ của cá tra là bóng khí, nhờ cơ quan này mà cá có thể sống được nơi có hàm lượng oxy thấp. Nhiệt độ thích hợp để cá phát triển là 26-30oC. Theo Từ Thanh Dung và ctv, (2005) môi trường sống cho cá tra rất quan trọng. Môi trường nước ổn định, mồi ăn đầy đủ, cá có sức đề kháng cao, ký sinh trùng và mầm bệnh khó xâm nhập, cá khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh. Trong nuôi trồng thủy sản, phần lớn nguyên nhân gây bệnh đầu tiên là những biến đổi về môi trường, gây sốc và tổn thương đến cơ thể làm giảm khả năng kháng bệnh của cá, cá dễ bệnh và chết. Theo Đoàn Khắc Độ, (2008) cá tra là loài cá tượng đối dễ nuôi, sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng cũng có thể sống được vùng nước lợ (nồng độ muối 7-10 ‰). Cá có thể chịu đựng được phèn với pH>5, có thể sống được ở nhiệt độ 39oC, nhưng không chịu đưỡc nhiệt độ thấp hơn 15oC. Đặc điểm dinh dưỡng Theo Trần Thanh Xuân và Trần Văn Anh, (1977) cơ quan tiêu hóa của cá tra gồm miệng, răng hàm, gai mang, dạ dày to hình chữ U, cơ rất phát triển. Túi mật lớn, ruột ngắn, không gấp khúc lên nhau và dính vào màng treo ruột. Tỷ lệ chiều dài ruột so với chiều dài thân Li/L = 1,04 đối với cá tự nhiên và Li/L = 1,18-2,24 đối với cá nuôi ao (Trích bởi Lê Như Xuân và ctv, 1994). Sau khi nở được 18-22 giờ cá tra không có khả năng sử dụng thức ăn bên ngoài vì những lý do sau: + Khối noãn hoàng (tương tự như lòng đỏ của trứng) và nó là nguồn thức ăn của cá trong 2-3 ngày sau khi nở. + Miệng cá chưa thể cử động được và luôn ở trạng thái mở + Ống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh và là dạng ống thẳng Sau khi nở được 24-36 giờ, miệng cá đã có răng (dạng răng chó), hàm đã có thể cử động được. Khối noãn hoàng đã được cá sử dụng hết và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài. Thức ăn của cá lúc này là động vật phù du trong nước và có kích thước nhỏ như luân trùng, trứng nước (Nghiêm Thi Nguyệt Thu, 2010). Ở giai đoạn cá bột cá thích ăn mồi tươi sống và ăn liên tục các loại như luân trùng, trứng nước và các loại động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước. Đến ngày thứ 8, cá ăn được lăng quăng, ấu trùng muỗi đỏ, trùng chỉ, mùn bã hữu cơ. Cá bắt đầu xuống đáy tìm thức ăn từ ngày thứ 11, kể từ ngày thứ 25 cá chuyển sang ăn tạp và tính ăn giống cá trưởng thành (Dương Nhựt Long, 2003). Theo Lê Thanh Hùng, (2008) ở điều kiện ương trong bể, cá tra có thể sử dụng nhiều loại thức ăn như: artemia, trùng chỉ, rotifer, thức ăn chế biến…. Nhưng ấu trùng artemia và trùng chỉ chỉ cho tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt nhất (Trích bởi Dương Thúy Yên, 2003) Theo Menon và Cheko, (2005) khi phân tích thức ăn trong ruột cá ngoài tữ nhiên như sau: Loại thức ăn  Tỉ lệ (%)   Nhuyễn thể  35.4   Cá nhỏ  31,8   Côn trùng  18,2   Thực vật thượng đẳng  10,7   Thực vật đa bào  1,6   Giáp xác  2,3   Bảng 2 Thành phần thức ăn trong ruột cá tra ngoài tự nhiên (Trích bởi Phạm Văn Khánh, 2000) Thức ăn trong ương cá tra trong giai đoạn 1 tháng tuổi cần hàm lượng đạm khoảng 28-32% (Thành phần thức ăn trong Bảng 2.2). Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc trộn thêm cám. Lượng thức ăn cho cá dao động từ 10-20kg/100kg cá, cho cá ăn 2-4 lẩn trong ngày (Dương Nhựt Long, 2003) Nguyên liệu  Tháng thứ 1 (kg)  Tháng thứ 2 (kg)   Bột cá  4,5  3,0   Cám  2,8  4,3   Tấm  0,8  0,8   Bột đậu nành  1,5  1,5   Premix  0,2  0,2   Chất kết dính  0,2  0,2   Bảng 3 Công thức thức ăn cho cá tra bột (tính cho 10kg thức ăn) Đặc điểm sinh trưởng Theo Trần Như Xuân, (1994) đã công bố thì cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Khi hết noãn hoàng cá có chiều dài trung bình từ 1,0-1,1 cm, sau 14 ngày ương đạt 2,0-2,3 cm và trọng lượng 520mg. Sau 1 năm cá đạt 0,7-1,5 kg, đến 3-4 tuổi đạt 3-4 kg. Cá còn nhỏ sẽ tăng trưởng nhanh về chiều dài, khi cá đạt 2,5 kg thì bước vào thời kỳ tích mỡ, cần có chế độ nuôi dưỡng thích hợp để cá phát dục tốt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn phụ thuộc vào mật độ nuôi, chất lượng và số lượng thức ăn cung cấp. Độ béo cũng tăng dần theo sự phát triển của cá, ở những năm đầu tiên, độ béo tăng nhanh, qua những năm sau thì độ béo tăng không đáng kể. Cá có trọng lượng 11,2 kg có độ béo là 0,99%, cá nặng 560g có độ béo là 1,6% nhưng cá 3 tuổi nặng 3,62 kg có độ béo 1,62% (Trích bởi Nguyễn Thị Phương Linh, 2008) Ở thời kỳ cá giống, cá lớn rất nhanh. Sau 35 ngày ương cá đạt chiều dài 5,01cm; nặng 1,28g. Ở thời kỳ cá nuôi thịt thì tốc độ tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào phương thức và mật độ nuôi (Lê Như Xuân và ctv, 1994). Cá tra lớn nhanh khi nuôi trong ao, sau 6 tháng nuôi đạt trọng lượng 1-1,2kg/con, những năm sau cá lớn nhanh hơn. Cá nuôi trong ao có thể đạt đến 25kg sau 10 năm (Dương Nhựt Long, 2003). Cá tra có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong tự nhiên cá có thể sống trên 20 năm. Và người ta cũng gặp nhiều con cá trong tự nhiên có trọng lượng cỡ 18-20kg dài từ 1,8 đến 2m (Đoàn Khắc Độ, 2008). Đặc điểm sinh sản Khi nuôi vỗ để cá phát triển và có sản phẩm sinh dục tốt cần cung cấp thức ăn đầy đủ về chất và lượng, cân đối thành phần dinh dưỡng. Đặc biệt là hàm lượng protein phải đảm bảo từ 30% trở lên. Theo Trương Tấn Hoàn, (1985) cá tra sẽ thành thục tốt khi thức ăn có hàm lượng protein 30-50% (Trích bởi Nguyễn Thị Phương Linh, 2008). Tuổi thành thục của cá ngoài tự nhiên chưa xác định rõ, vì khó xác định tuổi của chúng. Tuy nhiên, cá thành thục sớm hay muộn còn tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng và môi trường sống của chúng. Trong các ao nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long bất gặp cá tra thành thục ở 3 tuổi, song cá thành thục và sinh sản tốt 7-8 tuổi (Lê Như Xuân và ctv,1994). Tuổi thành thục cá tra khi đạt độ tuổi thuần thục thì mới có khả năng tham gia sinh sản. Cá tra đực phải đạt 2 năm tuổi mới thành thục, còn đối với cá tra cái thì phải 3 năm. Trọng lượng cá thành thục lần đầu khoảng 2,5-3kg (Đoàn Khắc Độ, 2008). Theo Cacot, (1998) cá tra đực thành thục ở tuổi thứ 2, cá tra cái tuổi thứ 3 trở lên (Trích bởi Nguyễn Thị Phương Linh, 2008). Theo Trần Thanh Xuân và Trần Minh Anh, (1977) sức sinh sản tưởng đối ở cá có trọng lượng 3,2 kg là 139,69 trứng/g cá cái, sức sinh sản phụ thuộc vào trọng lượng cá và điều kiện dinh dưỡng (Trích bởi Lê Như Xuân và ctv, 1994) bên cạnh đó thì sức sinh sản tùy thuộc vào tuổi cá. Trung bình 1 con cá tra đẻ mỗi lần khoảng 30.000-40.000 trứng. Trứng cá tra khá nhỏ, có tính dính. Đường kính trung bình 1mm. Trứng đẻ ra và trương nước với đường kính là 1.5-1.6mm (Đoàn Khắc Độ, 2008). Đặc điểm chung của vi khuẩn Vi khuẩn (Bacteria từ tiếng Hy lạp Baktron có nghĩa là cái gậy) được hiều theo hai nghĩa: Nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, vi khuẩn bao gồm tất cá vi sinh vật được xếp trong lớp Schizomycetes. Theo nghĩa hẹp, vi khuẩn không bao gồm các nhóm niêm vi khuẩn (Myxobacteriales), xạ khuẩn (Actiromycetales) và xoắn thể (Sporochaetales). Vi khuẩn có một số đặc điểm sau (Theo Bergey, 1957): Hình thái cấu tạo: Vi khuẩn chia làm 3 loại: Cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn. Cầu khuẩn: Không có tiên mao, không có khả năng di động. Ở động vật thủy sản gặp: Streptococcus và Staphylococcus. Kích thước 0.5 – 1um. Trực khuẩn: Có hình que. Động vật thủy sản gặp: Pseudomonas, Aeromonas, Virio. Kích thước 0.5 – 1um. Xoắn khuẩn: Có một hoặc nhiều vòng xoắn. Ít gặp ở động vật thủy sản. Kích thước (0.5 – 0.3) x (5 – 10) um ít gây bệnh trên động vật thủy sản.
Luận văn liên quan