Luận văn Nghiên cứu về tộc người ở đại học đà lạt (1982 - 2012): những kết quả bước đầu

Từ tháng 8/1982, Trường Đại học Đà Lạt bắt đầu thành lập Khoa Văn - Sử trên cơ sở điều chuyển các ngành thuộc khối Khoa học Xã hội - Nhân văn thuộc Khoa Sư phạm - Trường Đại học Tây Nguyên và vị Chủ nhiệm Khoa đầu tiên là một nhà Dân tộc học quen thuộc trong làng Dân tộc học Việt Nam - PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng. Từ đó đến nay đã 20 năm, Khoa Văn - Sử năm nào đã được tách ra thành các Khoa Ngữ Văn và Văn hóa học, Khoa Lịch sử và Khoa Đông phương học (trong đó 3 các chuyên ngành đào tạo - Việt Nam học, Hàn Quốc học và Nhật Bản học). Từ một đội ngũ giảng viên trẻ năm nào (trừ PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng, còn lại hơn 20 cán bộ giảng dạy khác đều là cử nhân mới tốt nghiệp hoặc có thâm niên từ 1 đến 4 năm), tới nay chỉ riêng đội ngũ nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học đã lên tới hàng chục; trong đó, có 2 giảng viên đã là Phó giáo sư, 6 giảng viên là Tiến sĩ, còn phần đông cán bộ trẻ cũng đều là Thạc sĩ. Trong từng ấy năm, các khoa thuộc khối Khoa học Xã hội - Nhân văn của Trường cũng đã đào tạo được hàng trăm sinh viên theo đuổi lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học. Ngoài ra, từ năm 2000, Trường Đại học Đà Lạt còn mở thêm bậc đào tạo cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Từ đó tới nay đã có hàng chục học viên đã chọn, được hướng dẫn và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học, trong đó các đề tài chủ yếu đề cập tới các phương diện khác nhau trong văn hóa tộc người của người Việt và các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên cũng như một số cư dân thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Hmông - Dao, Hán - Tạng di cư vào Tây Nguyên từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) và nhất là từ sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975)

pdf7 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu về tộc người ở đại học đà lạt (1982 - 2012): những kết quả bước đầu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Dân tộc học năm 2012 239 NGHIÊN CỨU VỀ TỘC NGƯỜI Ở ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT (1982 - 2012): NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAO THẾ TRÌNH Đại học Đà Lạt Từ tháng 8/1982, Trường Đại học Đà Lạt bắt đầu thành lập Khoa Văn - Sử trên cơ sở điều chuyển các ngành thuộc khối Khoa học Xã hội - Nhân văn thuộc Khoa Sư phạm - Trường Đại học Tây Nguyên và vị Chủ nhiệm Khoa đầu tiên là một nhà Dân tộc học quen thuộc trong làng Dân tộc học Việt Nam - PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng. Từ đó đến nay đã 20 năm, Khoa Văn - Sử năm nào đã được tách ra thành các Khoa Ngữ Văn và Văn hóa học, Khoa Lịch sử và Khoa Đông phương học (trong đó 3 các chuyên ngành đào tạo - Việt Nam học, Hàn Quốc học và Nhật Bản học). Từ một đội ngũ giảng viên trẻ năm nào (trừ PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng, còn lại hơn 20 cán bộ giảng dạy khác đều là cử nhân mới tốt nghiệp hoặc có thâm niên từ 1 đến 4 năm), tới nay chỉ riêng đội ngũ nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học đã lên tới hàng chục; trong đó, có 2 giảng viên đã là Phó giáo sư, 6 giảng viên là Tiến sĩ, còn phần đông cán bộ trẻ cũng đều là Thạc sĩ. Trong từng ấy năm, các khoa thuộc khối Khoa học Xã hội - Nhân văn của Trường cũng đã đào tạo được hàng trăm sinh viên theo đuổi lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học. Ngoài ra, từ năm 2000, Trường Đại học Đà Lạt còn mở thêm bậc đào tạo cao học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Từ đó tới nay đã có hàng chục học viên đã chọn, được hướng dẫn và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về lĩnh vực Dân tộc học/Nhân học, trong đó các đề tài chủ yếu đề cập tới các phương diện khác nhau trong văn hóa tộc người của người Việt và các dân tộc khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên cũng như một số cư dân thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Hmông - Dao, Hán - Tạng di cư vào Tây Nguyên từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) và nhất là từ sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975). Cụ thể như sau: 1. Nghiên cứu theo tộc người 1.1. Nhóm Việt - Mường Cho tới nay đã có hàng chục luận văn (từ năm 2008 về sau gọi là khóa luận) tốt nghiệp của sinh viên đề cập tới người Việt, hay nói đúng hơn là các phương diện khác nhau trong văn hóa của dân tộc Việt trên khắp mọi miền đất nước, chủ yếu là các cộng đồng Việt gắn với những địa phương mà sinh viên sinh ra, lớn lên ở đó (với mục đích giảm bớt chi phí điền dã cho sinh viên). Cũng có một số học viên cao học bảo vệ luận văn tốt nghiệp với đề tài về đời sống tâm linh ở người Việt như Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Đà Lạt, Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Ninh Thuận, Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Cao Thế Trình 240 Đồng Riêng người Mường, cho tới nay chỉ mới có 1 sinh viên và 1 học viên cao học (đều người Mường) ở Thanh Hóa giới thiệu về dân tộc mình, tại quê mình - nhóm người Mường (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) trong khóa luận/luận văn tốt nghiệp. Nhóm người Sách thuộc dân tộc Chứt ở Tuyên Hóa, Quảng Bình, cũng được 1 sinh viên chọn làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Các nhóm Môn - Khơ-me và Nam Đảo Các cư dân bản địa Trường Sơn - Tây Nguyên dành được sự quan tâm nhiều nhất, bởi nó gắn chặt với địa bàn trường đóng và cũng là một hướng ưu tiên trong nghiên cứu của nhà trường. Số lượng đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên lên tới trên dưới một trăm (vì khâu bảo quản kém nên không thể thống kê chính xác số lượng của luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên). Đề tài luận văn tốt nghiệp cao học cũng có tới hàng chục. Chẳng hạn các đề tài tìm hiểu về nhóm người Chu-ru ở Lâm Đồng, nhóm Chăm Hroi ở miền Tây các tỉnh Bình Định - Phú Yên, Luật tục của người Cơ-ho Lạch, Văn hóa ứng xử với rừng của người Ê-đê Đặc biệt, liên quan tới các dân tộc tại chỗ Trường Sơn - Tây Nguyên, có 4 giảng viên chọn làm đề tài luận án tiến sĩ và cũng đã có 5 đề tài khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu. 1.3. Các nhóm Hán - Tạng, Tày - Thái và Hmông - Dao Trong các dân tộc phía Bắc di cư vào Tây Nguyên từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) và đặc biệt là từ sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975) thuộc các nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Hmông - Dao, Hán - Tạng, có 3 dân tộc được các học viên cao học chọn làm đề tài nghiên cứu là người Thái (1 luận văn), người Hmông (2) luận văn, người Hoa (1 luận văn về người Hoa ở Lâm Đồng). Riêng về người Hoa còn có 1 đề tài về người Hoa ở Ninh Thuận. 2. Nghiên cứu theo vùng Như trên đã đề cập, ngoại trừ dân tộc Việt được quan tâm trên một địa bàn rộng lớn với những địa bàn khảo sát từ Bắc chí Nam, còn lại việc nghiên cứu theo vùng chủ yếu gắn với địa bàn Tây Nguyên - địa phương trường đóng và gắn với mục tiêu của nhà trường là cung cấp nguồn nhân lực có trình độ đại học cho khu vực này. 3. Nghiên cứu theo vấn đề Nhìn chung, các lĩnh vực nghiên cứu của giảng viên Trường Đại học Đà Lạt khá phong phú từ văn hóa vật thể đến văn hóa phi vật thể, trong đó nổi lên là các đề tài nghiên cứu về văn hóa dân gian của các dân tộc ở Tây Nguyên, đời sống tâm linh của người Việt và một số dân tộc thiểu số. Mảng đề tài liên quan tới văn hóa tâm linh của người Việt cũng được nhiều giảng viên khai thác, nhất là các phong tục liên quan tới thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành Thông báo Dân tộc học năm 2012 241 hoàng, tục thờ mẫu cũng như quá trình truyền bá các tôn giáo lớn (Phật giáo, Ki-tô giáo, Tin lành, Cao Đài) và cộng đồng người Việt và các tộc người thiểu số ở các tỉnh thuộc địa bàn Tây Nguyên. Mảng đề tài về sưu tầm, đánh giá về truyện cổ các dân tộc Mạ, Cơ-ho, sử thi ở người Ba-na đã được các giảng viên Lê Hồng Phong, Phan Thị Hồng dành một sự quan tâm đặc biệt. Công trình Truyện cổ Tây Nguyên - trường Mạ - K’ho1 của Lê Hồng Phong đã nhận được giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian. Giảng viên Phan Thị Hồng cũng đã sưu tầm, biên dịch và giới thiệu một loạt sử thi của người Ba-na như Giông nghèo tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông Một trong những mảng đề tài được nhiều sinh viên, học viên cao học và giảng viên quan tâm là vấn đề hôn nhân và gia đình ở các cộng đồng cư dân tại chỗ như các nhóm Chil, Lạch thuộc tộc Cơ-ho, trong đó, luật tục liên quan tới hôn nhân và gia đình đã được chú tâm khai thác. Đặc biệt, từ năm 2004, khi Trường Đại học mở Khoa Đông phương học trên cơ sở mở rộng quy mô đào tạo của ngành Việt Nam học trước đây, có thêm 2 lĩnh vực đào tạo mới là Hàn Quốc học và Nhật Bản học. Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo mới đã mở rộng và trên cơ sở các nguồn tư liệu mới bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, các khuynh hướng nghiên cứu mới đã được mở ra - so sánh văn hóa truyền thống của người Việt với văn hóa truyền thống các dân tộc Hàn và Nhật để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt cũng như lý giải nguyên nhân của những tương đồng và dị biệt đó. Đã có một đề tài cấp Bộ “So sánh những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn” (do PGS. TS. Cao Thế Trình làm Chủ nhiệm đề tài) được tiến hành trong hai năm 2008 - 2009 và đã nghiệm thu đạt loại giỏi; 1 luận văn thạc sĩ với đề tài “So sánh truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc” bảo vệ thành công năm 2010, và hàng chục bài báo khoa học so sánh văn hóa truyền thống giữa dân tộc Việt và các dân tộc Hàn, Nhật được công bố trên các tạp chí Dân tộc học, Văn hóa dân gian, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Văn hóa và Nghệ thuật, Khoa học xã hội miền Trung, Tạp chí khoa học (của Trường Đại học Đà Lạt); trong đó, có 2 bài của PGS. TS. Cao Thế Trình được Ban biên tập Tạp chí Dân tộc học bầu chọn là một trong 5 bài hay nhất trong các năm 2008 và 2010. Như vậy, việc nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học ở Đại học Đà Lạt chủ yếu là nghiên cứu theo vấn đề. 4. Đánh giá về nghiên cứu tộc người Nhìn chung, đội ngũ nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học ở Đại học Đà Lạt vẫn còn rất mỏng so với tiềm năng to lớn của địa bàn trường đóng. Đã thế, nhiệm vụ hàng đầu của nhà 1 K’ho trong nghiên cứu này được hiểu là Cơ-ho (BTV). Cao Thế Trình 242 trường là đào tạo, nên nhìn chung giảng viên phải dành nhiều thời gian cho giảng dạy, nhất là có năm số lượng sinh viên lên tới hàng ngàn em/khóa. Một số cán bộ đã trưởng thành (có học hàm, học vị) thường phải gánh thêm trách nhiệm quản lý, cho nên việc nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học vẫn còn phụ thuộc vào hứng thú của mỗi cá nhân mà chưa lên kế hoạch thành một chương trình nghiên cứu dài hạn. Phần lớn các công trình đã công bố, các luận văn đã được bảo vệ thường được tiến hành một cách gấp gáp cho kịp tiến độ mà chưa thật đào sâu cho thấu đáo. Trừ một số học viên cao học bản thân họ là người dân tộc thiểu số, còn phần đông vẫn là những học viên người Kinh không biết tiếng các dân tộc thiểu số nên không hiểu thấu đáo vấn đề. Nhà trường vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho các giảng viên trẻ học tiếng Cơ-ho, Chu-ru hay ngôn ngữ của các dân tộc khác ở Tây Nguyên; song nếu có quan tâm, cũng chưa chắc đã được hưởng ứng, vì phần đông giảng viên nếu có thời gian thì tranh thủ học thêm tiếng Anh để đáp ứng cho các kỳ thi chuyển ngạch công chức hay thi đầu vào các bậc tiến sĩ, thạc sĩ2. Đó cũng là lý do, chí ít vẫn còn một dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa được giới thiệu dưới dạng monography (sách chuyên khảo) - dân tộc Chu-ru, mặc dù đã có kế hoạch, song cho tới nay chúng tôi vẫn chưa thực hiện được. Ngoài lý do khó khăn về kinh phí, điều quan trọng hơn là vẫn chưa thu xếp được thời gian để khảo sát điền dã chu đáo. Tóm lại, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song việc nghiên cứu Dân tộc học/Nhân học ở Đại học Đà Lạt vẫn chưa xứng đáng với lợi thế địa bàn của mình. Những kết quả nghiên cứu đã công bố, nhìn chung, vẫn còn rất khiêm tốn và vẫn chưa thể xem tất cả đã là những sản phẩm khoa học có chất lượng cao, vẫn còn nhiều khoảng trống cần được khỏa lấp, nhất là những nghiên cứu chuyên sâu. Trong nhiều lý do của tình trạng bất cập nói trên, nguyên nhân chủ yếu nhất là vẫn chưa có những giảng viên thật sự có tâm huyết với Dân tộc học/Nhân học về các tộc người bản địa Tây Nguyên, hoặc nếu có thì cũng đang ở dạng tiềm năng. Hy vọng, trong một tương lai không xa, thực trạng trên đây sẽ được cải thiện. (Tham khảo thêm Phụ lục 10) 2 Ngoại trừ trường hợp một giảng viên trẻ đã mua đất làm nhà tại thôn Măng Lin cách xa trường 15km, sống giữa cộng đồng Chil, Lạch ở đây và hiện đã khá thành thạo ngôn ngữ của họ là một tấm gương rất đáng khích lệ. oại trừ trường hợp một giảng viên trẻ đã mua đất làm nhà tại thôn Măng Lin cách xa trường 15km, sống giữa cộng đồng Cil, Lạch ở đây và hiện đã khá thành thạo ngôn ngữ của họ là một tấm gương rất đáng khích lệ. Thông báo Dân tộc học năm 2012 243 PHỤ LỤC 10 Danh mục các đề tài khoa học và các công trình đã công bố 1.1. Đề tài khoa học cấp Bộ - Cơ tầng văn hóa Đông Nam Á trong văn hóa truyền thống các dân tộc Trường Sơn – Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số: B96.29.07. Chủ nhiệm đề tài: TS. Cao Thế Trình, nhiệm thu năm 1998. - So sánh những điểm tương đồng và dị biệt trong văn hóa dân gian giữa dân tộc Việt và dân tộc Hàn. Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số: B 2007- 14-12, Chủ nhiệm đề tài: PGS, TS. Cao Thế Trình, nghiệm thu năm 2009. - So sánh văn hóa mẫu hệ các dân tộc bản địa ở xã Rô men (huyện Đăm rông và xã Ka Đơn (huyện Đơn Dương), tỉnh Lâm Đồng. Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã số: B2010-14-39. Chủ nhiệm đề tài: PGS,TS. Phan Thị Hồng. - Vai trò của người phụ nữ Chu ru trong đời sống xã hội tộc người, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Mã số: B2010-14-40. Chủ nhiệm đề tài: TS. Võ Tấn Tú. 1.2. Các đề tài khoa học cấp tỉnh - Văn hóa cổ truyền Cơ ho- Mạ, Đề tài khoa học cấp tỉnh (Lâm Đồng), Chủ nhiệm đề tài: PTS. Cao Thế Trình, nghiệm thu 1997. - Dân số học tộc người các dân tộc tỉnh Lâm Đồng, Đề tài khoa học cấp tỉnh (Lâm Đồng), Chủ nhiệm đề tài: PTS. Cao Thế Trình, nghiệm thu 1998. - Thiết chế thôn buôn tự quản ở Lâm Đồng. Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Bạn, Quyền trưởng ban Dân vậy tỉnh Lâm Đồng, nghiệm thu 1998. 1.3. Các luận văn tiến sỹ - Cao Thế Trình (1991), Nhà cửa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên. Luận án tiến sỹ Dân tộc học, Viện Dân tộc học và Nhân chủng học – Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga. - Phan Thị Hồng (2003), Đặc điểm nhóm sử thi dân tộc Ban a (Kon Tum). Luận án tiến sỹ Ngữ văn, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. - Lê Hồng Phong (2004), Đặc điểm truyện cổ Mạ - K’ho, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. - Võ Tấn Tú (2010), Hôn nhân và gia đình ở người Chu ru ở tỉnh Lâm Đồng, Luận án tiến sỹ Sử học, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Cao Thế Trình 244 1.4. Các công trình đã xuất bản: - Cao Thế Trình (1994), Nhà cửa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên, Nxb, Viện Dân tộc học và Nhân chủng học – Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Matxcơva. - Giông nghèo tám vợ, Tre vắt ghen ghét Giông, Phan Thị Hồng sưu tầm biên soạn và dịch, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996. - Phan Thị Hồng (2006), Đặc điểm nhóm sử thi dân tộc Ba na (Kon Tum). Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh. - Lê Hồng Phong (2006), Truyện cổ Tây Nguyên, Trường hợp Mạ - K’ho, Nxb, Văn học, TP. HCM,. - Nhiều tác giả (2011), So sánh Folkkore, NXB Thanh Niên, Đà Lạt  Ngoài ra, các giảng viên trong Trường còn tham gia biên soạn các công trình của tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Đà Lạt, trong đó có các phần về dân cư, dân tộc, văn hóa, như:  Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt (1993), Đà Lạt – Thành phố cao nguyên, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt; - Ủy ban nhân tỉnh Lâm Đồng (2001), Địa chí Lâm Đồng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội; - Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Lạt (2008), Địa chí Đà Lạt. Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 1.5. Các luận văn thạc sỹ - Phùng Thị Vải (2001). Tìm hiểu tín ngưỡng Thành Hoàng ở Đà Lạt. Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Cao Đại Trí (2006), Sự chuyển biến kinh tế -xã hội của người Chu ru ở Lâm Đồng từ năm 1986 đến nay, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt.. - Bùi Thị Thoa (2007), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Lưu Thị Hồng Việt (2007), So sánh chuyện cổ tích Việt và cổ tịch Hàn, Luận văn Thạc sỹ Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt. - Lê Thị Huyền (2008), Sự chuyển biến kinh tế -xã hội của người Ba na ở huyện K’bang, tỉnh Gia Lai từ năm 1986 đến nay. Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Mai Minh Nhật (2008), Người Chăm H’roi ở Bình Định và Phú Yên, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. Thông báo Dân tộc học năm 2012 245 - Lê Thị Nhuấn (2008), Người Hoa ở Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Thân Tuấn (2008), Quá trình truyền bà và phát triển các tôn giáo ở huyện Đức Trọng, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Ngô Thành Vinh (2008), Người Thái ở Lâm Đồng. Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Nguyễn Thị Dung (2010), Sự chuyển biến kinh tế -xã hội của người Mnông ở huyện Đăm rông, tỉnh Lâm Đồng (từ 1986 – 2009). Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Trần Minh Đức (2010), Người H’mông ở Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2011). Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Ninh Thuận. Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Tạ Thị Hoàng Hà (2010), Sự chuyển biến kinh tế -xã hội của người Cơ ho ở huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng (1986 – 2000). Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Phạm Thúc Sơn (2010), Phong tục tang ma, cưới hỏi truyền thống trong nghi lễ vòng đời của người Mường, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Phạm Thị Thái Hà (2011), Quá trình du nhập và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đồng bào dân tộc Cơ ho ở Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2011). Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Ninh Thuận. Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Trương Thị Hạnh (2011), Văn hóa ứng xử với rừng của người Ê-đê, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2011). Tín ngưỡng Thành Hoàng ở Ninh Thuận. Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Nguyễn Ngọc Gia Lăng (2011) , Cộng đồng người Hoa ở Ninh Thuận, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Đoàn Khoa Viễn (2011), Đạo công giáo ở Bình Phước, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt. - Cao Thị Thanh Tâm (2012), Luật tục của người Lạch ở huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng và ảnh hưởng của nó trong đời sống hiện đại, Luận văn Thạc sỹ ngành Việt Nam học, Việt Việt Nam học và khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Luận văn liên quan