Lịch sử giảng dạy toán ở trường phổ thông Việt Nam đã ghi nhận sự tiến triển
đáng lưu ý của các yếu tố thuộc về Phương pháp số, Tin học và thuật toán. Cụ
thể:
• Chương trình lớp 10 những năm 1990 yêu cầu đưa vào một chương nhan đề
“Một số yếu tố về phương pháp và kỹ thuật tính toán”. Mục đích chủ yếu là cung
cấp cho học sinh những hiểu biết bước đầu về phương pháp số, về thuật toán và
tin học.
Phù hợp với chương trình, cả ba bộ sách giáo khoa (SGK) của thời kỳ này đều
dành một chương để đề cập nội dung trên, nhưng dưới các tên gọi khác nhau
như: “Khái niệm sơ đẳng về tin học và thuật toán”, “Một số khái niệm về phương
pháp và kỹ thuật tính toán”, “Khoa học và kỹ thuật tính toán”. Đặc biệt, mở đầu
chương “Khoa học và kỹ thuật tính toán”, SGK của chủ biên Ngô Thúc Lanh
viết:
“Phương pháp số là một bộ môn toán học có nhiệm vụ tìm ra kết quả bằng số
của bài toán. Phương pháp số xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Ngày nay các kết
quả bằng số của các bài toán thực tiễn vẫn luôn luôn là mối quan tâm của các
nhà toán học. Những bài toán lớn như: tính toán các chỉ tiêu của nền kinh tế quốc
dân, các số liệu về dự báo thời tiết, hay về quỹ đạo của các con tàu vũ trụ v.v
đòi hỏi phải có những phương pháp và kỹ thuật tính toán rất có hiệu lực. Yêu cầu
cấp bách đó đã là nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời của máy tính điện tử (viết
tắt MTĐT). Nhờ có MTĐT nhiều phương pháp số trước đây chỉ có ý nghĩa lý
thuyết ngày nay đã có thể thực hiện được.
75 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu việc đưa vào dạy học toán ở trường phổ thông thuật toán chia đôi trong môi trường máy tính bỏ túi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------------------------
ĐỖ PHẠM ANH TÚ
NGHIÊN CỨU VIỆC ĐƯA VÀO DẠY HỌC TOÁN Ở
TRƯỜNG PHỔ THÔNG THUẬT TOÁN CHIA ĐÔI
TRONG MÔI TRƯỜNG MÁY TÍNH BỎ TÚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn toán
Mã số: 60 14 10
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Văn Tiến
Thành phố Hồ Chí Minh – 2006
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU..1
1. Lý do chọn đề tài và câu hỏi xuất phát1
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi lý thuyết tham chiếu2
3. Phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu.3
4. Tổ chức của luận văn3
Chương 1: TỔ CHỨC TOÁN HỌC (TCTH) THAM CHIẾU GẮN LIỀN VỚI
THUẬT TOÁN CHIA ĐÔI (TTCĐ)5
1.1. Sơ lược lịch sử của khái niệm thuật toán.5
1.2. TCTH tham chiếu gắn liền với TTCĐ.6
1.2.1. TTCĐ trong quyển sách “Cơ sở giải tích số” của B. Démidovitch
và I. Maron..6
1.2.2. TTCĐ trong quyển sách “Toán học và tin học” của
Arthur Engel.10
1.2.3. TCTH tham chiếu gắn liền với TTCĐ.13
1.3. Kết luận về chương 1.14
Chương 2: MỐI QUAN HỆ THỂ CHẾ VỚI TTCĐ VÀ MÁY TÍNH BỎ TÚI
(MTBT)...15
2.1. Mối quan hệ thể chế với TTCĐ..15
2.1.1. Tình huống đưa vào TTCĐ..15
2.1.2. Vết của TCTH tham chiếu..21
2.1.3. Kết luận.23
2.2. Mối quan hệ thể chế với MTBT.24
2.2.1. Tổng quan về MTBT..24
2.2.2. Một số tình huống đưa vào MTBT.26
2.2.3. Kết luận.29
2.3. Kết luận về chương 2.30
Chương 3: THỰC NGHIỆM.31
3.1. Mục đích thực nghiệm31
3.2. Phân tích tiên nghiệm31
3.2.1. Tình huống tổng quát31
3.2.2. Lựa chọn hàm số f(x)..31
3.2.3. Nội dung thực nghiệm.33
3.2.4. Tiến trình thực nghiệm35
3.2.5. Các biến tình huống... 36
3.2.6. Phân tích chi tiết...37
3.3. Phân tích hậu nghiệm.45
3.3.1. Các chiến lược có dùng phím nhớ của MTBT đã được sử dụng45
3.3.2. Sự hợp thức hóa tình huống tính gần đúng nghiệm.46
3.3.3. Tính thỏa đáng của giả thuyết nghiên cứu.48
3.3.4. TTCĐ đã được đưa vào dạy học ...52
3.3.5. Sự xuất hiện ngầm ẩn của yếu tố tin học.54
3.3.6. Kết luận về thực nghiệm.55
KẾT LUẬN56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤC LỤC
Các phiếu thực nghiệm
Một số lời giải tiêu biểu của các nhóm
Protocole
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Kiếm (2001), Giải một bài toán trên máy tính như thế nào?, Tập 1, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. Hoàng Xuân Sính (1977), Đại số đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Lê Thái Bảo Thiên Trung (2004), Nghiên cứu về khái niệm giới hạn hàm số
trong dạy học toán: Một công nghệ didactique trong môi trường máy tính
bỏ túi, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
4. Lê Thị Hoài Châu, Lê Văn Tiến, Nguyễn Văn Vĩnh (1999), Học tập trong
hoạt động và bằng hoạt động, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên, Trường
Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
5. Tạ Duy Phượng (2003), Giải toán trên máy tính điện tử, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
6. Trần Anh Dũng (2005), Khái niệm liên tục – Một nghiên cứu khoa học luận và
didactic, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
7. Trịnh Công Diệu (1996), Phương pháp tính, Đề cương bài giảng, Trường Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
8. Vụ Giáo dục trung học (2005), Máy tính Casio fx 500 MS – Hướng dẫn sử dụng
và giải toán, Hà Nội.
9. Vụ Trung học phổ thông (2001), Một số vấn đề về nâng cao thực hành trên
máy tính Casio, Tp. Hồ Chí Minh.
Dịch sang tiếng Việt
10. Fichtengôn G. M. (1977), Cơ sở giải tích toán học, Tập 1, Nxb Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
11. Nyhoff L., Leedstma S. (1998), Lập trình nâng cao bằng Pascal với các cấu
trúc dữ liệu, Nxb Đà Nẵng.
Tiếng Anh
12. Knuth D. E. (1997), The art of computer programming, Addison Wesley
Longman, California.
13. Rotman J. (1998), Galois Theory, Springer-Verlag, NewYork.
14. Roman S. (1995), Field Theory, Springer-Verlag, NewYork.
15. Thomas H. C., Charles E. L., Ronald L. R. (1990), Introduction to
Algoritthms, McGraw-Hill Book Company, NewYork.
Tiếng Pháp
16. Chabert J. L., Barbin E., Guilletmot M., Pajus A. M., Borowczyk J., Djebbar
A. et Martzloff J. C. (1994), Histoire d’algorithmes, Éditions Berlin.
17. Démidovitch B. et Maron I. (1979), Éléments de culcul numérique,
Traduction français, Éditions Mir. Moscou, (traduit du russe par V.
Polonski).
18. Engel A. (1985), Mathématique et informatique, Éditions Cedic, Paris.
19. Lê Văn Tiến (2001), Étude didactique de liens entre fonctions et équations
dans l’enseignement des mathématiques au lycée en France et au Viêt-nam,
Thèse, Université Joseph Fourier – Grenoble I.
PHỤ LỤC
Các phiếu thực nghiệm
Một số lời giải tiêu biểu của các nhóm
Protocole
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Tiến. Mặc dù ù á â ø û ø á â é á â ê á ë øù á â ø û ø á â é á â ê á ë øù á â ø û ø á â é á â ê á ë ø
rất bận rộn với công tác quản lý và công tác chuyên môn, thầy vẫn dành nhiá ä ä ù â ù û ù ø â ù â â à ã øá ä ä ù â ù û ù ø â ù â â à ã øá ä ä ù â ù û ù ø â ù â â à ã ø ều công à âà âà â
sức và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.ù ø ä ù ã â ø ø ä ê øù ø ä ù ã â ø ø ä ê øù ø ä ù ã â ø ø ä ê ø
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Văn Tấn, PGS.TS. Lê Thị Hoài Châu, â â ï û à ê á â ø ââ â ï û à ê á â ø ââ â ï û à ê á â ø â
TS. Lê Văn Tiến, TS. Đoàn Hữu Hải, PGS.TS. Claude Comiti, PGS.TS. â ê á ø õ ûâ ê á ø õ ûâ ê á ø õ û
Annie Bessot, TS. Alain Birebent đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho chúng õ ä û ï à ï ùõ ä û ï à ï ùõ ä û ï à ï ù
tôi những kiến thức về Didactique toán và tạo cho tôi niềm yêu thích với chuyên â õ á ù à ù ø ï â à â ù ââ õ á ù à ù ø ï â à â ù ââ õ á ù à ù ø ï â à â ù â
ngành này; xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã tham gia giảng dạy lớp ø ø â ï û ù à â õ û ï ùø ø â ï û ù à â õ û ï ùø ø â ï û ù à â õ û ï ù
Didactique toánùùù khóa 14.ùùù
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và chuyên viên phòng Khoa học công â â ø û õ ï ø â â ø ï ââ â ø û õ ï ø â â ø ï ââ â ø û õ ï ø â â ø ï â
nghệ äää – Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Toán ï ï û ä ùï ï û ä ùï ï û ä ù – Tin trường ĐHSP tp. HCM đã ø õø õø õ
tạo thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.ï ä ï ù â ø ø ä ê øï ä ï ù â ø ø ä ê øï ä ï ù â ø ø ä ê ø
Tôi xinâââ gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Xuân Tú Huyên đã giúp đỡ tôi để luận û ø û á ã â ù â õ ù õ â å äû ø û á ã â ù â õ ù õ â å äû ø û á ã â ù â õ ù õ â å ä
văn này được dịch sang tiếng Pháp.ê ø ï á ùê ø ï á ùê ø ï á ù
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp và người thân đã động viên và á ø â û ù ï à ä ø ø â õ ä â øá ø â û ù ï à ä ø ø â õ ä â øá ø â û ù ï à ä ø ø â õ ä â ø
giúp đỡ tôi về mọi mặt.ù õ â à ï ëù õ â à ï ëù õ â à ï ë
Đỗ Phạm Thanh Tú
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và câu hỏi xuất phát
Lịch sử giảng dạy toán ở trường phổ thông Việt Nam đã ghi nhận sự tiến triển
đáng lưu ý của các yếu tố thuộc về Phương pháp số, Tin học và thuật toán. Cụ
thể:
• Chương trình lớp 10 những năm 1990 yêu cầu đưa vào một chương nhan đề
“Một số yếu tố về phương pháp và kỹ thuật tính toán”. Mục đích chủ yếu là cung
cấp cho học sinh những hiểu biết bước đầu về phương pháp số, về thuật toán và
tin học.
Phù hợp với chương trình, cả ba bộ sách giáo khoa (SGK) của thời kỳ này đều
dành một chương để đề cập nội dung trên, nhưng dưới các tên gọi khác nhau
như: “Khái niệm sơ đẳng về tin học và thuật toán”, “Một số khái niệm về phương
pháp và kỹ thuật tính toán”, “Khoa học và kỹ thuật tính toán”. Đặc biệt, mở đầu
chương “Khoa học và kỹ thuật tính toán”, SGK của chủ biên Ngô Thúc Lanh
viết:
“Phương pháp số là một bộ môn toán học có nhiệm vụ tìm ra kết quả bằng số
của bài toán. Phương pháp số xuất hiện rất sớm trong lịch sử. Ngày nay các kết
quả bằng số của các bài toán thực tiễn vẫn luôn luôn là mối quan tâm của các
nhà toán học. Những bài toán lớn như: tính toán các chỉ tiêu của nền kinh tế quốc
dân, các số liệu về dự báo thời tiết, hay về quỹ đạo của các con tàu vũ trụ v.v
đòi hỏi phải có những phương pháp và kỹ thuật tính toán rất có hiệu lực. Yêu cầu
cấp bách đó đã là nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời của máy tính điện tử (viết
tắt MTĐT). Nhờ có MTĐT nhiều phương pháp số trước đây chỉ có ý nghĩa lý
thuyết ngày nay đã có thể thực hiện được.”
Nói cách khác, việc giải quyết các bài toán thuộc phạm vi Phương pháp số là
một trong những yếu tố thúc đẩy sự ra đời và phát triển của MTĐT nói riêng và
tin học nói chung.
Như vậy, dù mức độ và cấu trúc khác nhau, nhưng nội dung “Phương pháp và
kỹ thuật tính toán” trong cả ba SGK lớp 10 đều xoay quanh ba đối tượng cơ bản,
đó là: Thuật toán, Phương pháp tính và Máy tính điện tử (máy vi tính). Điều này
làm chúng tôi tự hỏi: Phải chăng ẩn đằng sau 3 đối tượng này là ý đồ nối khớp
toán học và tin học thông qua thuật toán?
• Tuy nhiên, chương trình chỉnh lý hợp nhất năm 2000 và chương trình thí
điểm phân ban năm 20031 lại loại bỏ hoàn toàn nội dung nêu trên.
1 Thí điểm lớp 10 từ năm học 2003-2004.
2
Đặc biệt, trong chương trình thí điểm phân ban, tin học bắt đầu lấy vị trí của
một môn học độc lập. Nhưng việc sử dụng máy tính bỏ túi (MTBT) lại được
nhấn mạnh trong nhiều môn học, nhất là ở môn toán. Về phương diện thuật toán
và phương pháp số, cả hai SGK toán thí điểm lớp 11 (sách Đại số và Giải tích,
bộ 1 và bộ 2, ban Khoa học tự nhiên) đều đề cập Phương pháp chia đôi trong
việc tính gần đúng nghiệm của phương trình.
Những sự kiện nêu trên thể hiện ý định và cả sự lưỡng lự của những người
soạn thảo chương trình và SGK Việt Nam trong việc tính đến các yếu tố của
phương pháp số và tin học trong dạy học toán ở trường phổ thông. Nhưng, điều
đặc biệt là đằng sau Phương pháp số và Tin học luôn có dấu vết của Thuật toán.
Nói cách khác, câu hỏi về việc sử dụng thuật toán như đối tượng ưu tiên trong
việc nối khớp toán học và tin học trong chương trình và SGK toán của các thời
kỳ vẫn là một vấn đề cần thiết được làm sáng tỏ.
Câu hỏi này lôi cuốn sự chú ý đặc biệt của chúng tôi. Tuy nhiên, trong phạm
vi của một luận văn thạc sĩ, để đảm bảo tính khả thi của chủ đề nghiên cứu,
chúng tôi giới hạn vào một đối tượng cụ thể, đó là thuật toán chia đôi (TTCĐ).
Việc lựa chọn thuật toán này xuất phát từ hai lý do sau đây:
- TTCĐ luôn được ưu tiên đề cập trong nhiều quyển sách về Phương pháp số
(hay Giải tích số),
- Nó xuất hiện tường minh trong bài đọc thêm của cả hai SGK toán lớp 11 thí
điểm phân ban.
2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi lý thuyết tham chiếu
Mục đích tổng quát của luận văn này là nghiên cứu về vị trí, vai trò của
TTCĐ trong mối quan hệ Toán học – Tin học.
Để làm được điều đó, chúng tôi đặt nghiên cứu của mình trong phạm vi của
didactique toán. Cụ thể, chúng tôi sẽ vận dụng một số khái niệm công cụ của lý
thuyết nhân chủng học (lý thuyết chuyển đổi didactique, tổ chức toán học, mối
quan hệ thể chế, mối quan hệ cá nhân, cách đặt vấn đề sinh thái học) và của lý
thuyết tình huống (đồ án didactique).
Trong phạm vi didactique với các khái niệm công cụ lý thuyết đã chọn, mục
đích nghiên cứu cụ thể của chúng tôi là tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:
1) TTCĐ xuất hiện như thế nào trong các quyển sách đề cập đến phạm vi
phương pháp số? Nó gắn liền với tổ chức toán học (TCTH) nào? Với những đặc
trưng gì? Nó có mối quan hệ như thế nào với các công cụ tin học như máy vi tính
(MVT), MTBT? Nó có phải là một trong các yếu tố cho phép nối khớp toán học
và tin học?
3
2) TTCĐ hiện diện như thế nào trong chương trình và SGK? Đặc trưng của
TCTH gắn liền với nó? Nó có quan hệ gì với các đối tượng MTBT và MVT nói
riêng và các yếu tố tin học nói chung? TTCĐ và các đối tượng liên quan phải
chịu những điều kiện và ràng buộc nào của thể chế?
3) Làm thế nào xây dựng một tiểu đồ án didactique để đưa TTCĐ vào dạy
học toán ở trường phổ thông với sự hỗ trợ của MTBT?
3. Phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu mà chúng tôi áp dụng trong luận văn này là
thực hiện đồng thời việc nghiên cứu ở hai cấp độ: cấp độ tri thức khoa học và
cấp độ tri thức cần giảng dạy. Nghiên cứu ở cấp độ thứ nhất sẽ là yếu tố tham
chiếu cho nghiên cứu mối quan hệ thể chế ở cấp độ thứ hai.
Tổng hợp kết quả hai nghiên cứu này sẽ là cơ sở để đề xuất các câu hỏi và
đặc biệt là giả thuyết nghiên cứu mà chúng tôi sẽ tìm cách trả lời hay hợp thức
hóa bằng thực nghiệm.
Dựa vào phương pháp luận nghiên cứu nêu trên, có thể trình bày tổ chức
nghiên cứu của chúng tôi như sau:
• Làm rõ TCTH gắn liền với TTCĐ trong một số quyển sách bàn về phương
pháp số để chỉ ra TCTH tham chiếu.
• Phân tích chương trình và SGK toán phổ thông thí điểm để làm rõ mối quan
hệ thể chế đối với TTCĐ và các đối tượng có liên quan; tìm vết của TCTH tham
chiếu.
• Tổng hợp kết quả của hai phân tích trên để đề xuất các câu hỏi mới hay giả
thuyết nghiên cứu.
• Xây dựng đồ án didactique cho phép tìm câu trả lời cho một số trong các
câu hỏi mới hay đưa vào thử nghiệm giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra ở trên.
4. Tổ chức của luận văn
Luận văn gồm 5 phần: mở đầu, chương 1, chương 2, chương 3 và kết luận.
• Phần mở đầu trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi xuất phát, mục đích của đề
tài, phạm vi lý thuyết tham chiếu, phương pháp và tổ chức nghiên cứu cũng như
tổ chức của luận văn.
• Trong chương 1, chúng tôi nghiên cứu TTCĐ ở cấp độ tri thức khoa học. Cụ
thể, chúng tôi nghiên cứu TTCĐ trong hai quyển sách bàn về phương pháp số để
chỉ ra TCTH tham chiếu gắn liền với TTCĐ.
• Trong chương 2, chúng tôi thực hiện phân tích chương trình và SGK thí điểm
để làm rõ mối quan hệ thể chế với TTCĐ và MTBT, đề xuất câu hỏi mới và giả
4
thuyết nghiên cứu. Chúng tôi chỉ rõ vết mà TCTH tham chiếu để lại trong bài
đọc thêm và giải thích sự chênh lệch giữa TCTH tham chiếu và bài đọc thêm.
• Trong chương 3, chúng tôi xây dựng và đưa vào thực nghiệm một tiểu đồ án
didactique nhằm kiểm tra tính thỏa đáng của giả thuyết nghiên cứu, tìm câu trả
lời cho câu hỏi mới và đưa vào dạy học ở trường phổ thông TTCĐ.
• Phần kết luận tóm tắt những kết quả đạt được ở các chương 1, 2, 3 và nêu
một số hướng nghiên cứu mới mở ra từ luận văn.
5
Chương 1
TCTH THAM CHIẾU GẮN LIỀN VỚI TTCĐ
Chúng tôi nhắc lại rằng, mục tiêu của chương này là nghiên cứu TTCĐ ở cấp
độ tri thức khoa học và qua đó tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong phần
mở đầu:
TTCĐ xuất hiện như thế nào trong các quyển sách đề cập đến phạm vi phương
pháp số? Nó gắn liền với TCTH nào? Với những đặc trưng gì? Nó có mối quan hệ
như thế nào với các công cụ tin học như MVT, MTBT? Nó có phải là một trong
các yếu tố cho phép nối khớp toán học và tin học?
Hai quyển sách mà chúng tôi chọn phân tích là:
- “Cơ sở giải tích số” của B. Démidovitch và I. Maron,
- “Toán học và tin học” của Arthur Engel.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc phân tích hai quyển sách nêu trên, chúng
tôi sẽ trình bày sơ lược lịch sử của khái niệm thuật toán, nhằm làm rõ cách sử
dụng thuật ngữ “thuật toán” trong luận văn này.
1.1. Sơ lược lịch sử của khái niệm thuật toán
Kết quả trong mục này được rút ra từ công trình của Lê Văn Tiến [19] và từ
việc phân tích phần mở đầu của tài liệu “Histoire d’algorithmes” [16].
Trước khi xuất hiện thuật ngữ đặc biệt để chỉ thuật toán thì thuật toán đã tồn
tại ở người Babilon và người Hy Lạp. Nó xuất hiện ở các lĩnh vực pháp lý, toán
học Khi đó, người ta nói đến trình tự, quy tắc, kỹ thuật, quy trình, phương
pháp.
Cách dùng từ “thuật toán” ở phương Tây gắn với tên " "al Khwarizmi− , tên
của nhà toán học nửa đầu thế kỷ thứ IX Muhammad ibn M usa
al K hw arizm i− .
Trong những cuốn sách La tinh thời Trung đại, người ta dùng những từ
algorisme, algorismus hoặc algorithmus để chỉ những phương pháp tính.
D’Alembert đã mô tả từ thuật toán như sau: “[] Nói chung, dùng cùng một từ
để chỉ phương pháp và ký hiệu của tất cả các kiểu tính. Khi đó, người ta nói đến
thuật toán tính tích phân, thuật toán tính luỹ thừa, thuật toán sin, v.v” (Bách
khoa toàn thư, 1992).
Cuối cùng, từ thuật toán dùng để chỉ tất cả những phương pháp tính có tính hệ
thống, thậm chí là tự động. Đặc biệt, với sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin,
thuật ngữ này đã có một định nghĩa rõ ràng hơn nhờ vào đặc trưng “hữu hạn” và
nó cho phép phân biệt từ thuật toán với những từ có nghĩa rộng hơn như phương
pháp, quy trình, kỹ thuật:
6
“Thuật toán là một dãy hữu hạn các quy tắc cần thực hiện theo một thứ
tự trên một số hữu hạn các dữ liệu đã cho để sau một số hữu hạn bước sẽ
đạt tới kết quả, và điều đó độc lập với các dữ liệu.” (Encyclopaedia
Universalis).
Sự xuất hiện của khái niệm thuật toán là một bước chuyển trong lịch sử thuật
toán:
“Với việc đưa vào khái niệm thuật toán, lịch sử của các thuật toán đã
chuyển đổi thành lịch sử của một lĩnh vực khoa học mới: đó là thuật toán.
Lĩnh vực khoa học này không phải tìm một thuật toán để giải một vấn đề
đặc biệt, mà tìm cách giải các vấn đề được đặt ra bằng việc nghiên cứu
một cách tổng quát các thuật toán. Nghiên cứu này được đặc biệt phát triển
với sự trợ giúp của các máy vi tính và việc khám phá ra các ngôn ngữ lập
trình.” [16, tr.534].
Trong tin học, để mô tả một số thuật toán, người ta thường dùng phép gán và
vòng lặp.
Tóm lại, thuật toán xuất hiện ở nhiều lĩnh vực, trong đó có toán học và tin
học. Trong lịch sử, thuật toán là một đặc trưng của toán học và nó thường lấy
nghĩa là phương pháp, quy tắc, quy trình, kỹ thuật. Tin học ra đời, thuật toán có
định nghĩa rõ ràng và nó là một yếu tố của tin học.