Đất ñai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá ñối vớicuộc sống. Đất ñai
là tư liệu sản xuất ñặc biệt, là ñối tượng của lao ñộng ñồng thời là sản phẩm
của lao ñộng. Trong sản xuất lâm nghiệp, ñặc biệt là trồng rừng nguyên liệu
thì việc ñánh giá chính xác tiềm năng ñất ñai, xác ñịnh phân bố các loại ñất,
quy mô, chất lượng và khả năng sử dụng ñất trên bảnñồ và thực ñịa sẽ là cơ
sở khoa học cho việc quy hoạch, ñề xuất, bố trí cácloài cây trồng, xây dựng
phương án kinh doanh hợp lý.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ñấtnước, nhu cầu sử
dụng gỗ trong các ngành chế biến lâm sản, sản xuất bột giấy, ván dăm ñã tăng
lên ñáng kể, diện tích rừng trồng sản xuất ngày càng ñược mở rộng. Do ñó ñể
ñầu tư trồng rừng có hiệu quả, ñòi hỏi cần phải phân hạng ñất cho các loài cây
trồng rừng chủ yếu, dự ñoán ñược năng suất rừng trồng trên các lập ñịa khác
nhau ñể lập kế hoạch phù hợp, tính toán ñược chi phí, lợi nhuận cho cả luân
kỳ kinh doanh rừng trồng.
Cho ñến nay không ai còn nghi ngờ về giá trị kinh tế cao của cây Bạch
ñàn trong công nghiệp giấy và gỗ, củi. Là một loàicây mọc nhanh ñã ñem lại
nhiều lợi nhuận to lớn cho nhiều quốc gia, vì vậy Bạch ñàn ñã ñược trồng hầu
như khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, cây Bạch ñàn Urophylla ñược xem là
cây trồng khá phổ biến làm nguyên liệu giấy tại vùng Trung tâm, ñặc biệt là
tại tỉnh Phú Thọ. Nhiều nơi ñã trồng thành công, song một số nơi ñã gặp
không ít thất bại. Một trong những nguyên nhân thấtbại trong việc trồng bạch
ñàn là việc chọn ñất chưa ñúng, chưa có biện pháp kỹ thuật trồng và kinh
doanh hợp lý ñể tạo ra những vùng trồng tập trung và ổn ñịnh về năng suất.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiệnñề tài: “Nghiên cứu xác
ñịnh tiêu chuẩn chọn ñất và phân hạng ñất trồng rừng Bạch ñàn Urophylla
làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ”.
78 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng bạch đàn Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
_________________________
LÊ THÀNH CÔNG
“NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỌN ĐẤT VÀ PHÂN
HẠNG ĐẤT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN UROPHYLLA LÀM
NGUYÊN LIỆU GIẤY VÀ VÁN DĂM TẠI TỈNH PHÚ THỌ”
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Tây, tháng 7-2007
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
_________________________
LÊ THÀNH CÔNG
“NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỌN ĐẤT VÀ PHÂN
HẠNG ĐẤT TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN UROPHYLLA LÀM
NGUYÊN LIỆU GIẤY VÀ VÁN DĂM TẠI TỈNH PHÚ THỌ”
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Ngô Đình Quế
Hà Tây, tháng 7-2007
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường Đại học Lâm Nghiệp Việt
Nam, Khoa đào tạo sau đại học, tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
xác định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn
Urophylla làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ”.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận
tình của PGS.TS. Ngô Đình Quế- Viện KHLN Việt Nam, người trực tiếp hướng
dẫn tôi nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo giảng dạy các bộ môn tại Khoa đào tạo sau đại học, Ban giám đốc Phân
viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, Trung tâm NC Sinh thái và Môi
trường rừng- Viện KHLN Việt Nam, các Lâm trường tại ở tỉnh Phú Thọ cũng
như sự góp ý chân thành của các bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và ghi nhớ sâu sắc những sự giúp
đỡ quý báu nói trên, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp nhiều hơn
nữa, cho bản luận văn khoa học được hoàn thiện hơn.
Hà Tây, tháng 7 năm 2007
Tác giả
ii
iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
KHLN: Khoa học Lâm nghiệp
LT: Lâm trường
NC: Nghiên cứu
Nts: Nitơ tổng số
ÔTC: Ô tiêu chuẩn
P2O5dt: Phốt pho dễ tiêu
K2Odt : Kali dễ tiêu
TPCG : Thành phần cơ giới
ppm: Đơn vị phần triệu
D1,3: Đường kính ngang ngực
Hvn: Chiều cao vút ngọn
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
3.1 Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Phú Thọ 2006 31
3.2 Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ năm 2006 32
4.1 Chỉ tiêu thích hợp khí hậu của cây Bạch đàn urophylla 34
4.2 Chỉ tiêu thích hợp đất đai của cây Bạch đàn urophylla 35
4.3 Diện tích thích hợp trồng Bạch đàn urophylla tỉnh Phú Thọ 39
4.4 Mối quan hệ giữa năng suất rừng trồng Bạch đàn urophylla và lập
địa tỉnh Phú Thọ
42
4.5 Đặc điểm lý tính đất dưới rừng trồng Bạch đàn urophylla tại Phú
Thọ
45
4.6 Đặc điểm hoá tính đất dưới rừng trồng Bạch đàn urophylla tại Phú
Thọ
46
4.7 Bảng phân hạng đất vi mô cho trồng rừng Bạch đàn urophylla tại
Phú Thọ
55
4.8 Kết quả thử nghiệm phân hạng đất tại Đoan Hùng- Phú Thọ 57
4.9 Kiểm tra độ chính xác của bảng phân hạng đất vi mô cho trồng
rừng Bạch đàn urophylla
58
4.10 Doanh thu rừng trồng bạch đàn urophylla tại các điểm nghiên cứu
tỉnh Phú Thọ
59
4.11 Hiệu quả kinh tế, hiệu suất hoàn vốn của bạch đàn urophylla tại
các điểm nghiên cứu ở Phú Thọ
60
4.12 Hiệu suất đầu tư rừng trồng bạch đàn urophylla tại Phú Thọ 61
v
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
TT Tên Bản đồ Trang
4.1 Bản đồ mức độ thích hợp điều kiện khí hậu của cây Bạch đàn
Urophylla tỉnh Phú Thọ
36
4.2 Bản đồ mức độ thích hợp đất của cây Bạch đàn urophylla tỉnh
Phú Thọ
37
4.3 Bản đồ mức độ thích hợp khí hậu và đất của cây Bạch đàn
urophylla tỉnh Phú Thọ
38
4.4 Bản đồ thử nghiệm phân hạng trồng rừng Bạch đàn urophylla
tại Lâm trường Đoan Hùng- Phú Thọ.
56
vi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
TT Tên Đồ thị Trang
4.1 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla
với độ dày tầng đất
48
4.2 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla
với dung trọng của đất
49
4.3 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla
với hàm lượng sét vật lý của đất
50
4.4 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn urophylla
với pHKCl của đất
51
4.5 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn với hàm
lượng mùn trong đất
52
4.6 Đồ thị mối quan hệ giữa sinh trưởng của Bạch đàn với hàm
lượng nitơ tổng số trong đất
53
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ .............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ...........................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2
1.1.Trên thế giới ......................................................................................... 2
1.2. Trong nước ........................................................................................ 11
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về Bạch đàn urô (E.urophylla) ................. 16
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 18
2.1. Mục tiêu, đối tượng và giới hạn của đề tài. ........................................ 18
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................... 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 19
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ
TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................ 23
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ. ................................ 23
3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và tài nguyên rừng tỉnh Phú Thọ. ............ 30
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 34
4.1. Phân hạng mức độ thích hợp cây trồng cấp vĩ mô. ............................. 34
4.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng
Bạch đàn Urophylla tại Phú Thọ ............................................................... 42
4.3. Sinh trưởng của Bạch đàn Urophylla với tính chất đất. ...................... 48
4.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng Bạch đàn urophylla. .......... 59
Chương 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................... 62
5.1. Kết luận. ............................................................................................ 62
5.2. Tồn tại. .............................................................................................. 63
5.3. Kiến nghị ........................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá đối với cuộc sống. Đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của lao động đồng thời là sản phẩm
của lao động. Trong sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng nguyên liệu
thì việc đánh giá chính xác tiềm năng đất đai, xác định phân bố các loại đất,
quy mô, chất lượng và khả năng sử dụng đất trên bản đồ và thực địa sẽ là cơ
sở khoa học cho việc quy hoạch, đề xuất, bố trí các loài cây trồng, xây dựng
phương án kinh doanh hợp lý.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, nhu cầu sử
dụng gỗ trong các ngành chế biến lâm sản, sản xuất bột giấy, ván dăm đã tăng
lên đáng kể, diện tích rừng trồng sản xuất ngày càng được mở rộng. Do đó để
đầu tư trồng rừng có hiệu quả, đòi hỏi cần phải phân hạng đất cho các loài cây
trồng rừng chủ yếu, dự đoán được năng suất rừng trồng trên các lập địa khác
nhau để lập kế hoạch phù hợp, tính toán được chi phí, lợi nhuận cho cả luân
kỳ kinh doanh rừng trồng.
Cho đến nay không ai còn nghi ngờ về giá trị kinh tế cao của cây Bạch
đàn trong công nghiệp giấy và gỗ, củi. Là một loài cây mọc nhanh đã đem lại
nhiều lợi nhuận to lớn cho nhiều quốc gia, vì vậy Bạch đàn đã được trồng hầu
như khắp nơi trên thế giới. Hiện nay, cây Bạch đàn Urophylla được xem là
cây trồng khá phổ biến làm nguyên liệu giấy tại vùng Trung tâm, đặc biệt là
tại tỉnh Phú Thọ. Nhiều nơi đã trồng thành công, song một số nơi đã gặp
không ít thất bại. Một trong những nguyên nhân thất bại trong việc trồng bạch
đàn là việc chọn đất chưa đúng, chưa có biện pháp kỹ thuật trồng và kinh
doanh hợp lý để tạo ra những vùng trồng tập trung và ổn định về năng suất.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xác
định tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng rừng Bạch đàn Urophylla
làm nguyên liệu giấy và ván dăm tại tỉnh Phú Thọ”.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Trên thế giới
Phân hạng đất đai là một dạng của việc đánh giá đất đai. Phương pháp
áp dụng phổ biến ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũ, chủ yếu với cây
trồng nông nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa
đặc điểm, tính chất đất đai với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các
cấp khác nhau ứng với loài cây trồng khác nhau. Trên cơ sở phân hạng đất có
thể dự đoán được năng suất cây trồng.
Trong lâm nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, độ
pH, thành phần cơ giới, độ dầy tầng đất, thực bì chỉ thị cho độ phì đất hoặc
mức độ thoái hoá đất.
Điều quan trọng đối với phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về
năng suất cây trồng và tìm mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai.
* Đánh giá đất đai của FAO
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến. Các khái niệm trình
bày trên được sử dụng rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đã được
tổ chức FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất
đai để áp dụng rộng rãi. Ví dụ năm 1979, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn
"Đánh giá đất đai cho lâm nghiệp". Trên cơ sở đó một số nội dung hoặc khái
niệm được xác định cụ thể như sau:
• Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đó là việc phân
chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay
hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn,
úng ngập, khô hạn, mặn hoá... Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử
dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên
3
qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá
tiềm năng đất được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố
hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi được như độ dốc, độ dày
tầng đất, khí hậu. Ở Mỹ đất đai toàn quốc được phân thành 8 nhóm với yếu tố
hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất
trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm VIII là nhóm có nhiều hạn chế
nhất trong sử dụng.
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability): Là quá trình xác
định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị
đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng
đất với đặc điểm các đơn vị đất đai.
Hệ thống đánh giá được thể hiện theo 4 cấp:
• Phân thành 2 cấp lớn: Kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng thích hợp
(Viết tắt là S - Suitable) hay không thích hợp (Viết tắt là N - Not suitable) với
điều kiện đất đai.
• Mức độ thích hợp (S) phân chia thành 3 mức:
- Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực
hiện canh tác.
- Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng
suất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây
trồng hoặc kiểu sử dụng đất.
- Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng
suất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể.
Việc phân hạng và đánh giá đất đai đã được thực hiện từ khá lâu ở
nhiều nước trên thế giới. Tuỳ theo mục đích cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội
dung, phương pháp đánh giá đất của mình [27].
4
Khoa học đất ra đời sớm nhất ở nước Nga, các nhà khoa học Nga đã có
cơ sở khoa học về đất và những phương pháp cơ bản về nghiên cứu đất. Nhờ
các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học V.V Docuchaev, P.A.
Kostưsev và N.M Sibirsev mà thổ nhưỡng học đã trở thành bộ môn khoa học.
[10].
V. V Docuchaev đã đưa ra lý thuyết về phát sinh đất và được thừa
nhận trên toàn thế giới. Qua nghiên cứu đất đen làm ví dụ, ông cho rằng: đất
là một thể tự nhiên độc lập cũng giống như khoáng vật, thực vật, động vật, đất
không ngừng thay đổi theo không gian và thời gian. Trong công trình này lần
đầu tiên ông đã xác định mối quan hệ có tính qui luật giữa đất và điều kiện tự
nhiên, môi trường và đã chỉ ra việc hình thành đất là một quá trình phức tạp
do tác động của 5 yếu tố tự nhiên là: khoáng vật, thực vật, động vật, không
gian và thời gian.[10]
Ở Mỹ, ý đồ xây dựng một chương trình nghiên cứu phân loại đất đã
có từ năm 1832 do E. Ruffin khởi xướng, đến năm 1860 W. Hilgard xây dựng
bảng phân loại đất và bản đồ đất đầu tiên cho nước Mỹ, trên cơ sở nhận thức:
đất là một vật thể tự nhiên, tính chất đất có quan hệ đến thực vật và khí
hậu.[50].
Đại hội Khoa học đất Quốc tế lần thứ 4 được tổ chức vào năm 1950 ở
Amsterdam Hà Lan và lần thứ 5 vào năm 1954 ở Conggo đã thúc đẩy sự ra
đời của 2 trung tâm nghiên cứu phân loai đất có tính chất Quốc tế là: Trung
tâm phân loại Soil Taxonomy và Trung tâm phân loại FAO-UNESCO. Hai
Trung tâm này cùng có một quan điểm nghiên cứu giống nhau, đó là quan
điểm định lượng, và đã tiến hành xây dựng hệ thống chỉ tiêu định lượng trong
các cấp phân loại. Với quan điểm phân loại mới là dựa vào định lượng hoá
tính chất, thì chỉ có những tính chất mà có thể xác định định lượng mới được
sử dụng trong phân loại đất. [10]
5
Hiện nay ở Hoa kỳ việc nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ đất
sử dụng hệ thống phân loại Soil Taxonomy với hệ thống thuật ngữ riêng.
FAO- UNESCO đã vận dụng phương pháp định lượng trong phân loại đất
của Soil Taxonomy xây dựng hệ thống phân vị mang tính chú dẫn bản đồ, hệ
thống phân loại và thuật ngữ mang tính hoà hợp, có mối quan hệ lãnh thổ
nhằm sử dụng cho ngôi nhà chung toàn cầu. Năm 1961, Bản đồ đất thế giới,
tỷ lệ 1/5.000.000 được Trung tâm FAO- UNESCO xuất bản. Việc phân loại
đất và xây dựng bản đồ này dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp định lượng
trong phân loại đất của của Soil Taxonomy. [52]
Từ những năm 1950, việc đánh giá khả năng sử dụng đất đã được nhiều
nhà khoa học và các tổ chức Quốc tế quan tâm. Đây được xem như là bước
nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Ngày nay công việc
này đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các nhà quy hoạch,
hoạch định chính sách và người sử dụng.[10]
Năm 1976 FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai như sau:
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt đất
cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu
phải có. Đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét một cách
toàn diện các yếu tố đất đai với cây trồng để phân định ra mức độ thích hợp
cao hay thấp. [52]
Ở Mỹ, 2 phương pháp đánh giá đất đai được ứng dụng khá rộng rãi là:
Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và
phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì là đối
tượng chính và Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên,
kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc 100%) để làm mốc
so sánh với các đất khác. [10][53]
6
Nhiều nước Châu Âu việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực
hiện theo 2 hướng là:
1- Phân hạng định tính: dựa trên các kết quả nghiên cứu các yếu tố tự
nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai.
2- Phân hạng định lượng: dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố kinh
tế, để xác định sức sản xuất thực tế của đất đai.[10]
Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng
phương pháp tham biến để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai và
cây trồng. Các mối quan hệ này được biểu thị dưới dạng phương trình toán
học. Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng % hoặc điểm. [20]
Bản dự thảo đầu tiên về tiêu chuẩn hoá việc đánh giá đất đai đã được
thống nhất do 2 Uỷ ban nghiên cứu ở Hà Lan và FAO- Roma thực hiện vào
năm 1972 và phương pháp đánh giá đất đai đầu tiên của FAO được công bố
vào năm 1976 và được chỉnh lý vào năm 1983. [20]
Học thuyết về loại sử dụng đất đã được Duddlry (thế kỷ 19) xây dựng,
sau này được Kostrowiky và các đồng sự của ông phát triển. Gần đây Beek và
Bennerma đã hoàn chỉnh và được Brickman và Smyth sử dụng trong đề
cương đánh giá đất đai năm 1976.[51]
Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
đặc tính của đất đai với sinh trưởng của cây trồng. Từ các kết quả nghiên cứu
này nhiều nhà khoa học đã cho rằng: Đối với các vùng ôn đới, phản ứng của
đất, hàm lượng CaCO3 và các chất Bazơ khác, thành phần cấp hạt và điện thế
ôxy hoá khử (Eh) của đất là những yếu tố quan trọng nhất, quan điểm này đã
xem các yếu tố hoá học đất quan trọng hơn yếu tố vật lý. Còn ở vùng nhiệt
đới thì các tác giả cho rằng: các yếu tố khả năng giữ nước, độ sâu của đất và
độ thoáng khí là những yếu tố giữ vai trò chủ đạo, điều này có nghĩa là: yếu tố
7
vật lý đất quan trọng hơn yếu tố hoá học đất [20]. Tuy nhiên các kết quả này
là dựa trên các nghiên cứu về đất đồi núi, đất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã
tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở
các nước nhiệt đới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Conggo,
Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và
các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất, cân
bằng nước sự phân huỷ thảm mục và chu trình dưỡng khoáng. [40], [41].
Đánh giá đất đai đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định độ
phì nhiêu của đất và là cơ sở cho việc đề xuất cây trồng cũng như các giải
pháp duy trì và bảo vệ độ phì đất.
Ngay từ đầu những năm 50, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được
xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất.
tuỳ từng trình độ phát triển của từng quốc gia riêng lẻ, phương pháp đánh giá
đất đai được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên thế giới và các tổ chức Quốc tế
quan tâm. Do vậy nó trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan
trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định chính
sách đất đai và người sử dụng. Những nghiên cứu và các hệ thống đánh giá
đất đai sau đây được sử dụng tương đối phổ biến;
* Phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation Land Suitability
Classification) của Cục cải tạo đất đai - Bộ nông nghiệp Mỹ (USBR) xuất bản
năm 1951. Phân loại này dựa vào độ phì của đất để đánh giá. Phân loại này
gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể canh tác được (arable) đến lớp có thể trồng
trọt một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non
arable). trong phân loại này, nhiều đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế
định lượng cũng được đề cập nhưng giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi.
8
* Bên cạnh đó, năm 1964, Clingebiel và Naontgomery thuộc Vụ Bảo tồn
đất đai - Bộ nông nghiệp cũng đưa ra khái niệm " Khả năng đất đai" (Land
Capability) trong công tác đánh giá đất đai ở hoa Kỳ. trong việc đánh giá này,
các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units) được nhóm lại dựa vào khả
năng sản xuất một loại cây thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chung là các hạn
chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị. Hệ thống
đánh giá đất đai này mang tính chất sơ lược, gắn đất với hiện trạng sử dụng
đất hay còn gọi là " Loại hình