Muối ăn” là tên thông dụng của “muối” NaCl, là một hóa chất quan trọng cho
nhiều ngành công nghiệp. Riêng ngành chế bíến thực phẩm, muối ăn được đánh giá
là một trong các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể người.
Ở nước ta, muối ăn nội địa được sản xuất trực tiếp từ nguồn nước biển tự nhiên
bằng phương pháp phơi nắng kết tinh phân đoạn. Bằng cách này có thể thu được sản
phẩm “khá sạch và an toàn” chừng nào nước biển chưa bị ô nhiễm.
Tuy nhiên, do quá trình phát triển công nghiệp chưa quan tâm thích đáng các
biện pháp bảo vệ môi trường nên gây ra nguy cơ ô nhiễm nước biển tại một số vùng
sản xuất muối ăn nội địa, đặc biệt là ô nhiễm một số kim loại độc hại như chì (Pb)
và cadmi (Cd). Tình hình sẽ càng tồi tệ hơn mỗi khi xảy ra sự cố thất thu muối ăn
nội địa do biến đổi khí hậu và phải thay bằng muối ăn ngoại nhập được sản xuất từ
nguồn “muối mỏ” thường có mức Pb và Cd cao hơn.
Nay đã đến lúc cần phải kiểm soát hàm lượng Pb và Cd trongtất cả các lọai
muối ăn dù là nội địa hay ngoại nhập. Để thực thi sự kiểm soát này thì phải nghiên
cứu quy trình xác định vi lượng Pb và Cd trong muối ăn. Đó chính là nội dung
nghiên cứu mà bản luận án này đã lựa chọn. Được biết hiện nay chưa có quy trình
tiêu chu ẩn TCVN cho đối tượng Pb và Cd trong muối ăn.
Lựa chọn kỹ thuật phân tích Pb và Cd trong muối ăn.
Những kết quả khảo sát thực nghiệm ban đầu cho thấy hàm lượng Pb và Cd
trong muối ăn có thể thay đổi trong khoảng rộng kể từ mức ppb trở lên. Tanên chọn
một kỹ thuật phân tích phổ nguyên tử để đồng thời định danh đúng và định lượng
chính xác Pb và Cd trong muối ăn.
Có thể có ba phương án lựa chọn :
-Thứ nhất, có thể chọn kỹ thuật phổ phát xạ nguyên tử ghép cặp cảm ứng
plasma (ICP-AES). Nhận xét: cho phép xác định trực tiếp, nhanh, đúng và chính
xác hàm lượng Pb và Cd trong muối ăn mà không cần một biện pháp tách nào. Tuy
nhiên thiết bị ICP-AES khá đắt, điều kiện bảo trì kh ắt khe, ít phổ cập trong nước.
-Thứ hai, có thể chọn kỹ thuật phổ hấp thu nguyên tử lò graphite (GF-AAS).
Nhận xét: cho phép xác đ ịnh đúng và chính xác hàm lượng Pb và Cd với điều kiện
phải dùng biện pháp tách trước các kim loại này ra khỏi nền clorur của muối ăn vì
nền này làm giảm đảng kể tuổi thọ của lò graphite.
-Thứ ba, có thể chọn kỹ thuật phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa (Flame-AAS). Nhận xét: Cho phép xác định nhanh, đúng và chính xác hàm lượng Pb và Cd
với điều kiện phải dùng biện pháp tách chiết Pb và Cd để làm giầu.
Như vậy phương án thứ hai và thứ ba đều phải dùngbiện pháp tách nhưng mục
đích tách là khác nhau.
Luận án này chọn phương án thứ ba vì thiết bị Flame-AAS rất phổ biến ở nước
ta , cung ứng vật tư khá sẵn sàng. Hơn nữa, biện pháp tách chiết làm giầu Pb và Cd
cũng dễ kiếm thuốc thử.
Ngoài ra, nhân việcáp dụng quy họach yếu tố để đánh giá ảnh hưởng các yếu
tố thực nghiệm đến hiệu quả của biện pháp tách chíết làm giầu ta có cơ hôi đánh giá
“sức khỏe” (robustness) của quy trình phân tích Pb và Cd trong muối ăn.
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Những điều trình bày kểtrên là cơ sở cho đề tài nghiên cứu của luận án :
“Nghiên cứu xác định vi lượng Pb,Cd trong muối ăn
bằng phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa
Thử đánh giá “sức khỏe” quy trình
theo quy hoạchyếu tố”
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề ra được một quy trình khả thi cho nhiều phòng kiểm nghiệm trong
nước phục vụ việc kiểm soát hàm lượng Pb và Cd trong các lọai muối ăn
Thử đưa ra cách đánh giá “sức khỏe” quy trình phân tích dựa theo
quy họach yếu tố *)
3 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2927 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu xác định vi lượng pb, cd trong muối ăn bằng phổ hấp thu nguyên tử ngọn lửa Thử đánh giá sức khỏe quy trình theo quy hoạch yếu tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ Pb VÀ Cd
1.1. Sơ lược về Pb và Cd
Bảng 1: Một vài đặc tính của Pb và Cd [1]
Chì (Pb) Cadmi(Cd)
Số hiệu nguyên tử 82 48
Khối lượng nguyên
tử
207.2 112.411
Cấu hình electron [Xe]4f145d106s26p2 [Kr] 5s2 4d10
Ứng dụng -Là thành phần chủ yếu trong
pin chì-acid
-Nguyên tố màu trong men
gốm
-Được sử dụng trong nhựa
PVC (lớp bọc dây điện)…
-3/4 Cd được sử dụng
trong pin nikel-cadmium
-Sử dụng dưới dạng các
pigment Cd
-Sử dụng trong nữ trang.
-Sử dụng trong mạ, chất ổn
định trong nhựa
Tác hại - Làm rối loạn tổng hợp hồng
cầu máu, ảnh hưởng hình thái
tế bào…
-Làm suy giảm trí thông minh
ở trẻ em
-Chì hủy hoại thần kinh, thận,
não và gây tử vong
-Có thể gây suy gan, suy
thận.
-Có khả năng gây ung thư
vú
-Có thể giải phóng canxi ra
khỏi xương…
Nguồn nhiễm -Từ môi trường, không khí.
-Từ thực phẩm, nước uống,
ấm nấu bằng chì, hệ thống ống
dẫn nước…
-Từ môi trường, không
khí.
-Từ thực phẩm, nước
uống, nữ trang…
5
Muối là thực phẩm vô cùng quí giá, vì nó chiếm vai trò cực kỳ quan trọng đối
với sự sống của con người. Toàn bộ cơ thể chỗ nào cũng có muối để hằng định nội
môi. Hàng ngày qua hoạt động, cơ thể mất muối (qua mồ hôi, nước tiểu, nước
mắt…) nên cần phải ăn muối để bù đắp số đã mất đi. Để giữ lượng muối trong cơ
thể hàng ngày ổn định chỉ cần 5g/người lớn/ngày. Theo khuyến cáo mới nhất của
Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, người khoẻ mạnh chỉ nên giới hạn 2,3g/ngày, người
Mỹ gốc Phi, người trung niên, người già và bệnh nhân cao huyết áp không nên dùng
quá 1,5g/ngày. Ở Việt Nam, theo công bố của Viện Dinh Dưỡng hiện nay, mức sử
dụng muối trung bình của người Việt Nam lên đến 18-22g muối/người/ngày. Do đó,
hằng ngày mọi người đều tiêu thụ một lượng muối rất lớn, và một lượng kim loại
độc hại có trong muối cũng theo đó mà đi vào cơ thể nên những kim loại này phải
được kiểm soát hết sức chặt chẽ, trong đó đặc biệt phải kể đến kim loại độc hại là
chì và cadmi.[2]
Chì và Cadmi là những nguyên tố không có ích cho cơ thể. Nguyên tố này và
các dung dịch các hợp chất của nó là những chất cực độc thậm chí chỉ với nồng độ
thấp. Chì có thể đi vào cơ thể qua đường ăn uống, hô hấp hoặc hấp phụ qua da, liên
kết lỏng lẻo với hồng cầu và chỉ một phần nhỏ được thải ra trong nước tiểu, chì chủ
yếu tích lũy ở xương. Cadmi tích lũy sinh học trong cơ thể, can thiệp vào các phản
ứng của các enzym chứa kẽm. Hít thở phải bụi có chứa cadmi nhanh chóng dẫn đến
các vấn đề đối với hệ hô hấp và thận, có thể dẫn đến tử vong (thông thường là do
hỏng thận). Nuốt phải một lượng nhỏ cadmi có thể phát sinh ngộ độc tức thì vì tổn
thương gan và thận. Các hợp chất chứa cadmi cũng là chất gây ung thư.
Việc xác định kim loại nặng trong mẫu muối rất phức tạp do nồng độ kim loại
này thấp và nồng độ muối cao, nên bị ảnh hưởng rất lớn của nền hơn nữa khi phun
trực tiếp nước muối sẽ xảy ra hiện tượng đóng muối trên đầu đốt do hàm lượng
muối cao, đòi hỏi phải sử dụng phương pháp rất nhạy hoặc tách khỏi nền trước khi
xác định.
Dithizone là tác nhân tạo phức mạnh, tạo phức màu đỏ hoặc cam với rất nhiều
ion kim loại. Chloroform hoặc cacbon tetracloride thường được sử dụng như dung
6
môi cho sự chiết của dithizone, tuy nhiên dung môi có chứa clo này không phù hợp
trong phổ hấp thu nguyên tử do nó cháy không hoàn toàn trong ngọn lửa và sản
phẩm phân hủy độc như phosgene.
Đề tài này, xác định Pb và Cd trong nền muối bằng phương pháp phổ hấp thu
nguyên tử sau khi tạo phức với dithizone và chiết bằng MIBK.
1.2. Cấu trúc vạch phổ của Pb và Cd.[5],[11],[12]
Mỗi electron riêng lẻ trong hệ nguyên tử đa electron được đặc trưng bởi 4 số
lượng tử n, l, ml, ms
Pb (z=82): [Xe] 4f145d106s26p2
Trạng thái nền Bước chuyển (nm) f Aij(108cm-1)
[Xe] 4f145d106s26p2 6p26p7s 283.31 0.21 (D) 0.58
368.35 0.10 (D) 1.5
363.96 0.34
405.78 0.13 (D) 0.89
6p26p6d 217.00 1.5
Cd (z=48): [Kr] 5s2 4d10
Trạng thái nền Mức chuyển dời (nm) f Aij(108cm-1)
[Kr] 5s2 4d10 5s25s5p 228.80 1.4(C ) 5.3
Cường độ vạch phổ của Pb và Cd:
Ta có biểu thức giữa xác xuất chuyển dời và lực dao động tử:
ij
i
j
ij Ag
g
Af )(104492.1 0216 (1)
Nguyên tố Vạch phổ(nm) Bước chuyển Aij(108cm-1)
Pb 283.306 6p26p7s 0.58
217.00 6p26p6d 1.5
Cd 228.802 5s25s5p 5.3