Những công trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng ñã ñược một số nhà
khoa học tiến hành từ những năm ñầu của thế kỷ XX tại các nước có nền kinh
tế và lâm nghiệp phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Australia, Pháp, Canada,
Nga, Đức Ở những nước này, việc xác ñịnh mức ñộ nguy hiểm của cháy
rừng từng ngày ñã trở thành một phương thức quản lýcháy rừng không thể
thiếu ñược [5].
Tùy ở mỗi nước, trong những giai ñoạn cụ thể có những phương pháp
và hệ thống cháy rừng khác nhau, song nhìn chung các hệ thống và phương
pháp này ñều dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng với nguồn
vật liệu cháy hoặc quan hệ giữa các yếu tố khí tượng với khả năng phát sinh
cháy rừng thông qua số vụ cháy rừng xảy ra trong nhiều năm liên tục.
Ở Mỹ, từ năm 1914, E.A. Beal và C.B. Show ñã nghiên cứu và xác
ñịnh khả năng cháy rừng thông qua việc xác ñịnh ñộ ẩm của lớp thảm mục.
Các tác giả ñã nhận ñịnh rằng ñộ ẩm của lớp thảm mục thể hiện mức ñộ khô
hạn của rừng. Độ khô hạn càng cao, khả năng xuất hiện cháy rừng càng dễ
xảy ra,[5],[31].
Tiếp sau ñó, nhiều nhà khoa học khác ñã nghiên cứuvà ñưa ra những
thang cấp và mức ñộ nguy hiểm của cháy rừng trên cơsở quan sát mức ñộ ẩm
ướt của lớp thảm mục rừng và tiến hành thí nghiệm ñể ñánh giá khả năng bắt
lửa của nó.
160 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng các biện pháp phòng chống cháy rừng tại rừng trồng thông ba lá (pinus kesia r) ở huyện lăk - Tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
-----------------
NGUYỄN VIỆT ÁNH
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG TẠI RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(Pinus kesia R) Ở HUYỆN LĂK - TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 60.62.60
Buôn Ma Thuột, năm 2009
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
----------------
NGUYỄN VIỆT ÁNH
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHÁY RỪNG TẠI RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ
(Pinus kesia R) Ở HUYỆN LĂK - TỈNH ĐĂK LĂK
CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN XUÂN THANH
Buôn Ma Thuột, năm 2009
i
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý báu và có giá trị to lớn nhiều mặt đối
với nền kinh tế của đất nước. Việc quản lý bảo vệ và phát triển vốn rừng là
trách nhiệm và nghĩa vụ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội.
Những năm gần đây rừng tự nhiên nước ta nói chung, rừng trên địa bàn
tỉnh ĐăkLăk nói riêng, không những bị suy giảm về số lượng mà chất lượng
cũng bị giảm sút do việc chặt phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng bừa bãi
không theo quy hoạch, nạn cháy rừng thường xuyên xảy ra đã dẫn đến tình
trạng diện tích rừng bị thu hẹp, tình trạng hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra
đã ảnh hưởng rất lớn đến diện tích rừng.
Để nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc cần tiến hành đẩy
nhanh các biện pháp trồng rừng, quản lý bảo vệ tốt vốn rừng hiện có.
Việc đầu tư trồng rừng rất tốn kém mất nhiều thời gian và công sức,
việc chăm sóc quản lý bảo vệ, phòng chống cháy rừng lại càng khó khăn hơn.
Ở nước ta nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng hàng năm vào mùa khô
thường xảy ra các vụ cháy rừng tự nhiên, rừng trồng gây thiệt hại rất nghiêm
trọng. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 1964 - 1994 cháy rừng đã
thiêu huỷ gần một triệu ha rừng và bãi cỏ cây bụi, [31].
Thống kê của Cục Kiểm Lâm thì năm 2005 tại Đăk Lăk đã xảy ra 14
vụ làm thiệt hại 52,4ha rừng trồng; năm 2007 cháy 2,25ha rừng tự nhiên, năm
2008 đã xảy ra 2 vụ cháy rừng làm thiệt hại 21,06ha rừng tự nhiên [12].
Thực tế cho thấy, cháy rừng rất nguy hiểm, đặc biệt là những khu rừng
trồng thuần loài với những loài cây có chứa dầu như: Thông, Keo lá tràm,
Bạch đàn, tre nứa
Thông ba lá là loài cây được trồng thuần loài phổ biến tại Đăk Lăk.
Thông là loài cây chứa nhiều hàm lượng nhựa, do đó rất dễ bị cháy, lửa lan rất
nhanh, ngọn lửa bùng cao khó dập tắt nên gây nhiều thiệt hại. Từ đó cho thấy
2
phòng cháy chữa cháy rừng là vấn đề đặc biệt quan trọng trong công tác quản
lý bảo vệ rừng Thông tại địa bàn Đăk Lăk.
Tại huyện Lăk, tổng diện tích rừng hiện có trên toàn huyện là:
95.695ha, trong đó: rừng đặc dụng là 58.095,5ha, rừng phòng hộ là
15.194,7ha, rừng sản xuất là 22.404,8ha. Rừng sản xuất bao gồm 19.802,9 ha
là rừng tự nhiên sản xuất, 2.601,9 ha rừng trồng các loại. Trong số 2.601,9ha
rừng trồng thì diện tích rừng Thông là 1.945,9ha, tập trung chủ yếu tại 03 khu
vực là Liên Sơn 310,5ha, Đăk Phơi 60ha, Krông Nô 1.575,4ha và 656ha là
rừng Keo các loại. Rừng Thông xã Krông Nô chiếm 60,54% diện tích rừng
trồng của toàn huyện, Đăk Phơi chiếm 2.31%, Liên Sơn 11,93%.
[1],[16],[26].
Tình hình cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện Lăk những năm gần
đây rất nghiêm trọng, gây thiệt hại vốn đầu tư và ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường sinh thái. Cụ thể như sau: Khu vực rừng Thông ba lá của Xí nghiệp
nguyên liệu giấy Đăk Lăk tại xã Krông Nô năm 2003 đã xảy ra cháy rừng gây
thiệt hại hoàn toàn 3,6ha rừng Thông trồng năm 2001. Nguyên nhân xảy ra
cháy là do trẻ em chăn trâu đốt lửa nướng cá đã làm cháy lan từ rừng tự nhiên
vào rừng trồng. Năm 2004, một số hộ dân đồng bào dân tộc sống gần khu vực
rừng trồng đốt nương làm rẫy đã làm cháy lan từ rẫy vào rừng trồng làm thiệt
hại hoàn toàn 1,8ha rừng Thông trồng năm 2002. Từ năm 2005 đến nay liên
tục xảy ra các vụ cháy rừng tự nhiên giáp khu vực rừng trồng của Xí nghiệp
nguyên liệu giấy Đăk Lăk nhưng đã được cán bộ và lực lượng bảo vệ rừng
của Xí nghiệp phát hiện và dập tắt kịp thời không cháy lan vào rừng trồng.
Theo hồ sơ cháy rừng Hạt kiểm lâm huyện Lăk thì các vụ cháy rừng xảy ra
trên địa bàn của huyện nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng đốt nương làm
rẫy làm cháy rừng tự nhiên và cháy lan vào các khu rừng trồng, ngoài ra một
số vụ cháy rừng có nguyên nhân gây ra cháy là do trẻ em, học sinh khi chăn
3
trâu đã đốt lửa bắt chim, lấy ong mật gây cháy rừng. Cháy rừng là do nhận
thức của người dân trong việc phòng chống cháy rừng chưa cao, như trẻ em
chăn trâu, đốt củi lấy than... làm cháy lan vào rừng trồng. Hiện tại, trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk nói chung và huyện Lăk nói riêng chưa có công trình nào
nghiên cứu các biện pháp phòng chống cháy rừng cho các đối tượng cây trồng
một cách đầy đủ và có hiệu quả, đặc biệt là rừng Thông trồng thuần loài. Vì
vậy, nghiên cứu các yếu tố có liên quan nhiều đến cháy rừng để từ đó xây
dựng các biện pháp phòng chống cháy rừng có một ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc quản lý bảo vệ và phòng chống cháy rừng. Xuất phát từ các ý nghĩa
trên, đồng thời để giúp cho các đơn vị trồng rừng trên địa bàn huyện chủ động
trong công tác phòng chống cháy rừng, hạn chế số vụ cháy và thiệt hại do
cháy rừng gây ra, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các biện
pháp phòng chống cháy rừng tại rừng trồng Thông ba lá (Pinus kesia R) ở
huyện Lăk - tỉnh Đăk Lăk”.
Đề tài sẽ góp phần làm cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác phòng
chống cháy rừng Thông ba lá trồng thuần loài tại huyện Lăk và một số nơi có
điều kiện tương tự. Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các đơn vị
trồng rừng sản xuất nói chung và rừng Thông nói riêng.
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nguyên nhân cháy
rừng Thông ba lá và xây dựng các biện pháp phòng chống cháy rừng tại các
khu vực rừng Thông ba lá thuần loài trồng tập trung với diện tích lớn tại 03
đơn vị trên địa bàn huyện đó là rừng Thông của Xí nghiệp nguyên liệu giấy
Đăk Lăk tại xã Krông Nô, Công ty Lâm nghiệp huyện Lăk tại xã Đăk Phơi và
Ban Quản lý rừng Văn Hóa - Lịch Sử - Môi Trường hồ Lăk thị trấn Liên Sơn
huyện Lăk - Đăk Lăk.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Những công trình nghiên cứu về dự báo cháy rừng đã được một số nhà
khoa học tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ XX tại các nước có nền kinh
tế và lâm nghiệp phát triển như Mỹ, Thụy Điển, Australia, Pháp, Canada,
Nga, ĐứcỞ những nước này, việc xác định mức độ nguy hiểm của cháy
rừng từng ngày đã trở thành một phương thức quản lý cháy rừng không thể
thiếu được [5].
Tùy ở mỗi nước, trong những giai đoạn cụ thể có những phương pháp
và hệ thống cháy rừng khác nhau, song nhìn chung các hệ thống và phương
pháp này đều dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng với nguồn
vật liệu cháy hoặc quan hệ giữa các yếu tố khí tượng với khả năng phát sinh
cháy rừng thông qua số vụ cháy rừng xảy ra trong nhiều năm liên tục.
Ở Mỹ, từ năm 1914, E.A. Beal và C.B. Show đã nghiên cứu và xác
định khả năng cháy rừng thông qua việc xác định độ ẩm của lớp thảm mục.
Các tác giả đã nhận định rằng độ ẩm của lớp thảm mục thể hiện mức độ khô
hạn của rừng. Độ khô hạn càng cao, khả năng xuất hiện cháy rừng càng dễ
xảy ra,[5],[31].
Tiếp sau đó, nhiều nhà khoa học khác đã nghiên cứu và đưa ra những
thang cấp và mức độ nguy hiểm của cháy rừng trên cơ sở quan sát mức độ ẩm
ướt của lớp thảm mục rừng và tiến hành thí nghiệm để đánh giá khả năng bắt
lửa của nó.
Từ năm 1978 đến nay, qua nhiều nghiên cứu cải tiến, các nhà khoa học
Mỹ đã đưa ra được hệ thống dự báo cháy rừng tương đối hoàn thiện. Theo hệ
thống này có thể dự báo cháy rừng cho nhiều loại vật liệu cháy khác nhau trên
cơ sở phân ra các mô hình vật liệu, đồng thời căn cứ vào số liệu quan trắc các
5
yếu tố thời tiết, độ ẩm vật liệu cháy ở các cấp, kết hợp với yếu tố địa hình để
dự báo khả năng xảy ra cháy rừng và dự đoán mức độ nguy hiểm của các đám
cháy nếu xảy ra [31].
Ở Canada, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá mức độ nguy
hiểm của cháy rừng được tiến hành từ những năm 20 của thế kỷ XX. Những
nghiên cứu về mối quan hệ giữa thời tiết và độ ẩm vật liệu cháy nhằm phát
triển một phương pháp dự báo mức độ nguy hiểm của lửa rừng đã được bắt
đầu năm 1929 tại khu thực nghiệm rừng ở thung lũng Offarra do T.G.Wright
thực hiện. Ông đã cho xuất bản hệ thống bảng biểu đầu tiên để dự báo mức độ
nguy hiểm của lửa rừng cho Canada năm 1933. Hệ thống bảng biểu này được
xây dựng dựa trên cơ sở kết quả của những nghiên cứu về mối quan hệ giữa
các yếu tố thời tiết với độ ẩm của vật liệu trong mùa cháy rừng và mức độ
thiệt hại do lửa rừng gây nên. Các số liệu được thu thập trong nhiều mùa
cháy. Hệ thống đó đã được một số nước khác như Tây Ban Nha, Mêhicô,
Veneduela, Achentina, Chilê triển khai thực hiện [31].
Ở Australia, hiện đang tồn tại một số hệ thống xác định mức độ nguy
hiểm của cháy rừng, nhưng hệ thống do Mc.Arthur xây dựng (1966, 1979)
được sử dụng là phổ biến nhất. Hệ thống này được xây dựng dựa trên số liệu
thu thập qua nhiều lần đốt thử nghiệm các loại vật liệu cháy trong những điều
kiện thời tiết khác nhau và trên cơ sở tổng kết những kinh nghiệm thực tế.
Ở Thụy điển, công tác dự báo cháy rừng cũng dựa trên cơ sở các chỉ
tiêu khí tượng, thông qua chỉ số Angstrom (I) [31].
I = ( )
10
27
20
TR +
+ (1.1)
Trong đó:
I: là chỉ số Angstrom để xác định mức độ nguy hiểm của cháy rừng.
R: là Độ ẩm không khí thấp nhất trong ngày (%).
6
T: nhiệt độ không khí cao nhất trong ngày (0C).
Sau khi tính toán được chỉ số I theo công thức trên, tiến hành phân mức
nguy cơ cháy rừng theo các cấp như bảng 1.1.
Phương pháp dự báo này không tính tới ảnh hưởng của nhân tố lượng
mưa, thời gian mưa và gió, chưa phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa độ ẩm
không khí với độ ẩm của vật liệu cháy. Tuy nhiên, do cách sử dụng đơn giản
nên phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ số Angstrom vẫn được sử dụng
rộng rãi ở các nước thuộc bán đảo Scandinavia, Bồ Đào Nha và một số nước
từng là thuộc địa của Bồ Đào Nha.
Bảng 1.1. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo chỉ số I
Cấp cháy Chỉ số I Mức nguy cơ cháy rừng
I I > 4,0 Không có khả năng cháy rừng
II 2,5 ≤ I < 4,0 Ít có khả năng cháy rừng
III 2,0 ≤ I < 2,5 Khả năng cháy rừng trung bình
IV I < 2,0 Có nhiều khả năng cháy rừng
Ở Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, vấn đề dự báo cháy rừng cũng
được bắt đầu từ rất sớm. Nhiều phương pháp dự báo đã được nghiên cứu, thử
nghiệm và áp dụng. Điển hình là những công trình nghiên cứu của các nhà
khoa học như: E.V.Valendic (1924), V.G.Nesterov (1939), I.C.Melekhov
(1948), C.P.Arxubasev (1957). Song được sử dụng rộng rãi nhất là phương
pháp dự báo cháy rừng thông qua chỉ tiêu tổng hợp P do V.G.Nesterov đưa ra
từ năm 1939 [31].
Theo V.G. Nesterov, chỉ tiêu tổng hợp P là tổng của tích số giữa nhiệt
độ không khí và độ chênh lệch bảo hòa độ ẩm không khí lúc 13h (giờ địa
phương) của tất cả những ngày không mưa hoặc có mưa dưới 3mm kể từ sau
ngày mưa cuối cùng mà có lượng mưa lớn hơn 3mm.
Công thức để xác định chỉ tiêu tổng hợp P như sau:
7
P = 13
1
13 .diti
n
t
∑
=
(1.2)
Trong đó:
P – chỉ tiêu tổng hợp đánh giá mức nguy cơ xảy ra cháy rừng;
ti13 – nhiệt độ không khí lúc 13h (
0C);
di13 – độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí lúc 13h (mb);
n – số ngày không mưa hoặc mưa dưới 3mm
Từ chỉ tiêu P có thể xây dựng được các cấp dự báo mức độ nguy hiểm
cháy rừng cho các địa phương khác nhau. Cơ sở của việc phân cấp cháy này
là dựa vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu P với số vụ cháy rừng ở địa phương đó
trong nhiều năm (10 đến 15 năm liên tục).
Năm 1973, T.O. Stoliartsuk đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương
pháp dự báo cháy rừng của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Liên Xô
và đề nghị xác định hệ số K theo lượng mưa trong ngày, cụ thể là:
Lượng mưa (mm): 0 0,1–0,9 1–2,9 3–5,9 6–14,9 15–19,9 >20
Hệ số K: 1 0,8 0,6 0,4 0,2 0,1 0
Với hệ số K xác định theo lượng mưa ngày và áp dụng công thức tính
được chỉ tiêu P, từ đó phân mức nguy hiểm của cháy rừng thành 5 cấp như
bảng 1.2.
Bảng 1.2. Phân cấp mức độ nguy hiểm của cháy rừng theo chỉ tiêu P
Cấp Chỉ tiêu tổng hợp P Mức độ nguy hiểm
của cháy rừng DBCR Theo Nesterov Theo TMU
I ≤ 300 ≤ 200 Không nguy hiểm
II 301 – 500 201 – 450 Ít nguy hiểm
III 501 – 1000 451 – 900 Nguy hiểm
IV 1001 – 4000 901 – 2000 Rất nguy hiểm
V > 4000 > 2000 Cực kỳ nguy hiểm
8
Phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp P được áp dụng
ở các nước như Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc từ những năm 60. Khi áp dụng
cũng có những cải tiến để phù hợp với điều kiện khí hậu và loại hình rừng của
mỗi nước.
Năm 1918, Weitmann đã xác định được mối quan hệ chặt chẽ giữa hàm
lượng nước trong vật liệu cháy là thảm khô, thảm mục và cỏ dại với khả năng
phát sinh cháy rừng. Trên cơ sở đó đã đưa ra bảng phân cấp mức độ nguy
hiểm của nạn cháy rừng theo hàm lượng nước chứa trong vật liệu cháy như
bảng 1.3,[5],[31].
Bảng1.3: Hàm lượng nước trong vật liệu cháy và mức độ nguy hiểm cháy
rừng:
Cấp cháy Hàm lượng nước(%)
Mức độ nguy hiểm
của cháy rừng
I >25 Không phát sinh
II 15 - 25 Khó phát sinh
III 13 – 15 Dễ phát sinh
IV 10 - 13 Nguy hiểm
V <10 Cực kỳ nguy hiểm
Ở Trung quốc, phần lớn những nghiên cứu về dự báo cháy rừng được
bắt đầu vào thập kỷ 60 và mới thật sự được chú trọng từ những năm 80,
nhưng đến nay đã đạt được kết quả tốt. Trên cơ sở tham khảo một số mô hình
dự báo cháy rừng của Nga, Mỹ, Nhật Bản và một số nước khác, kết hợp với
những nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia đã tiến hành lập biểu cấp cháy cho
từng địa phương dựa trên chỉ tiêu bén lửa và chỉ tiêu lan tràn [5].
Đặc biệt, để có cơ sở khoa học cho việc xác định cấp cháy rừng ở vùng
Đông Trung Quốc, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mỗi quan hệ
9
giữa hàm lượng nước của vật liệu cháy với các yếu tố khí tượng. Vật liệu
cháy được phân làm hai loại khô và tươi với các kích cỡ khác nhau. Nghiên
cứu được tiến hành ở một số loại hình rừng chủ yếu tại khu vực Đông Bắc.
Các nhân tố được nghiên cứu bao gồm: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí,
tốc độ gió, lượng mưa, số ngày không mưa và lượng bốc hơi. Qua nghiên cứu
các tác giả đi đến kết luận hàm lượng nước của vật liệu cháy cỡ nhỏ (đường
kính < 0,6cm) có mối quan hệ chặt chẽ nhất với các nhân tố khí tượng và họ
cho rằng để dự báo cấp nguy hiểm của cháy rừng, trước hết cần phải tiến hành
dự báo độ ẩm của vật liệu cháy ở trong rừng.
Từ những tài liệu nêu trên có thể thấy rằng những nghiên cứu về dự báo
cháy rừng được bắt đầu và từng bước hoàn thiện chủ yếu ở các nước châu Âu,
Mỹ, Canada và Australia. Nhìn chung trong những năm đầu, nhiều nghiên
cứu còn mang tính chất định tính và mới chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, mô
tả một số yếu tố thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm không khí, từ đó đưa ra những
nhận xét về khả năng có thể xảy ra cháy rừng. Tuy chưa đưa ra các công thức
toán học để dự báo cháy rừng một cách định lượng, nhưng các nghiên cứu
trên cũng đã góp phần mở đường cho những phương pháp dự báo được xây
dựng sau này hoàn chỉnh hơn.
Từ những năm thuộc thập kỷ 20, lĩnh vực dự báo cháy rừng có chuyển
biến mạnh. Các công trình nghiên cứu về phương pháp dự báo cháy rừng của
nhiều nước đã đưa ra được các thang cấp dự báo khả năng xuất hiện cháy
rừng trong mối quan hệ giữa độ ẩm vật liệu cháy với các yếu tố khí tượng có
ảnh hưởng tới quá trình cháy rừng. Trong đó, một số phương pháp đã được
nghiên cứu để áp dụng cho từng loại rừng, từng loại vật liệu cháy cụ thể, đồng
thời có tính đến ảnh hưởng của yếu tố địa hình.
Đặc biệt trong những năm gần đây, cùng với sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật, các mô hình của dự báo cháy rừng được đưa vào lập trình trên máy
10
vi tính, việc sử dụng chúng trở nên đơn giản và tiện lợi, góp phần dự báo cháy
rừng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
1.2 Trong nước
Những nghiên cứu về dự báo cháy rừng ở nước ta bắt đầu được tiến
hành từ năm 1981 và chủ yếu theo hướng nghiên cứu áp dụng phương pháp
dự báo theo chỉ tiêu tổng hợp của V.G.Nesterov [31].
Năm 1988, Phạm Ngọc Hưng đã áp dụng phương pháp này trên cơ sở
nghiên cứu cải tiến hệ số điều chỉnh K theo lượng mưa ngày a để tính toán
xây dựng cấp dự báo cháy rừng thông cho tỉnh Quảng Ninh [31],[34] với
công thức như sau:
P = k. 13
1
13 .diti
n
t
∑
=
(1.3)
Trong đó: P- Chỉ tiêu tổng hợp đánh giá nguy cơ cháy rừng;
Ti - Nhiệt độ không khí lúc 13h (0C);
di – Độ chênh lệch bão hòa độ ẩm không khí lúc 13 giờ(mb);
n – Số ngày không mưa hoặc mưa < 5mm;
k – hệ số điều chỉnh theo lượng mưa ngày a, k có hai giá trị:
k = 0 khi a > 5mm
k = 1 khi a < 5mm.
Sau đó tác giả căn cứ vào số vụ cháy rừng thống kê trong nhiều năm để
chỉnh lý phân cấp cháy rừng ở Quảng Ninh như bảng 1.4.
Bảng 1.4. Phân cấp cháy rừng Thông theo chỉ tiêu P (Quảng Ninh)
Cấp cháy Chỉ tiêu tổng hợp P Khả năng cháy rừng
I < 1000 Ít có khả năng cháy rừng
II 1001- 2500 Có khả năng cháy rừng
III 2501- 5000 Có khả năng cháy rừng nhiều
IV 5001- 10000 Nguy hiểm về cháy rừng
V >10000 Cực kỳ nguy hiểm đối với cháy rừng
11
Phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp hiện nay đang
được áp dụng rộng rãi trên quy mô cả nước [ 31].
Qua nghiên cứu, tác giả cũng nhận thấy rằng giữa chỉ tiêu tổng hợp P
và số ngày không mưa (hoặc có mưa dưới 5mm) liên tục có mối quan hệ chặt
chẽ với hệ số tương quan > 0,9. Do đó có thể giúp cho việc dự báo ở cơ sở
được tiện lợi hơn, tác giả đã đưa ra phương pháp dự báo cháy rừng dựa vào số
ngày khô hạn liên tục với công thức như sau:
Hi = K. (Hi-1+1) (1.4)
Hoặc Hi = K. (Hi-1+n) (1.5)
Trong đó: Hi – Số ngày khô hạn liên tục tính đến ngày dự báo;
Hi-1 - Số ngày khô hạn liên tục tính đến trước ngày dự báo;
n - Số ngày liên tục không mưa hoặc mưa <5mm của đợt dự báo;
K - Hệ số điều chỉnh theo ngày mưa ngày như ở công thức 1.5.
Công thức (4) dùng để dự báo cháy rừng cho từng ngày, còn công thức
(5) có thể dự báo cháy rừng cho nhiều ngày (thường trong khoảng 5-10 ngày).
Sau khi tính được giá trị Hi, tiến hành phân cấp dự báo cháy rừng theo
bảng đã lập sẵn cho địa phương trong 6 tháng mùa cháy.
Từ 1989 đến 1991, tổ chức UNDP đã hỗ trợ dự án tăng cường khả năng
phòng cháy chữa cháy rừng tại Việt Nam. A.N.Cooper, chuyên gia về đánh
giá mức độ nguy hiểm cháy rừng của FAO đã cùng các chuyên gia Việt Nam
nghiên cứu, soạn thảo phương pháp dự báo cháy rừng theo chỉ tiêu tổng hợp
của V.G.Nesterov nhưng có bổ sung thêm yếu tố gió [5],[31]. A.N.Cooper
cho rằng, đối với nhiều vùng ở Việt Nam, gió có ảnh hưởng lớn đến sự hình
thành và phát triển của đám cháy rừng. Do vậy, ông đã đề nghị sử dụng
phương pháp của V.G.Nesterov nhưng cần phải tính tới tốc độ gió. Tốc độ gió
được đo vào thời điểm 13 giờ ở độ cao 10-12m so với mặt đất.
Sau khi tính chỉ tiêu P, tiến hành nhân thêm với hệ số gió như sau:
12
Khi tốc độ gió là 0 - 4km/h Px 1
Khi tốc độ gió từ 5 - 15km/h Px 1,5
Khi tốc độ gió từ 16 - 25km/h Px 2
Khi tốc độ gió lớn hơn 25km/h Px 3
Theo tính toán của Cooper thì giá trị P mới (Pm) cho Việt Nam sẽ có
giá trị thấp hơn là 4000, giá trị cao nhất trên 30 000 và ông phân cấp dự báo
cháy rừng ở Việt Nam thành 4 cấp như ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Phân cấp cháy rừng theo chỉ tiêu Pm
Cấp
cháy
Đặc trưng của cấp cháy Chỉ số Pm
Chỉ thị theo
màu
I Có nguy hiểm cháy thấp 0-4000 Xanh
II Có nguy hiểm cháy trung bình 4001-12000 Vàng
III Có nguy hiểm cháy cao 12001-30000 Da cam
IV Có nguy hiểm cháy rất cao >30000 Đỏ
Tuy nhiên cho đến nay đề nghị này vẫn còn đang được nghiên cứu và
tiếp tục thử nghiệm.
Ở Bình Thuận, sau 3 năm (1991-1993) áp dụn