Quá trình phát triển đất nước phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng nguồn nhân
lực mà chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng của nền giáo dục ở mỗi
quốc gia. Giáo dục – Đào tạo hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của riêng nhà trường,
giáo viên và các bộ ngành liên quan mà còn nhận được sự quan tâm từ mọi tầng lớp
của xã hội. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục – Đào tạo nước ta có nhiều đổi
mới từ nội dung, phương pháp, cách đánh giá. đối với quá trình dạy học. Đối tượng
của quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT nói riêng
bao gồm: mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp dạy học Vật lí,
kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình dạy học Vật lí, tổ chức quản lý. Các thành
phần này tác động, tương tác với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy,
đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành đổi mới một cách đồng bộ từ nội
dung và phương pháp dạy học cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá không những thúc đẩy quá trình học tập, củng cố
kiến thức và đánh giá năng lực học tập của học sinh mà còn giúp giáo viên đánh giá,
điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục cũng bước đầu giúp
đánh giá được trình độ nguồn nhân lực phục vụ xã hội trong tương lai
148 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh trong dạy học chương "từ trường" – Vật lí 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Yến Nhi
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG "TỪ TRƯỜNG" – VẬT LÍ 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Yến Nhi
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA KẾT
QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG "TỪ TRƯỜNG" – VẬT LÍ 11
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ DIỆU NGA
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả
Trần Yến Nhi
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Sư phạm thành phố
Hồ Chí Minh, phòng KHCN – SĐH, Khoa Vật lí, tổ Phương pháp giảng dạy Vật lí
trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Ngô Diệu Nga, cô đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, thầy cô, bạn bè đã hết lòng
giúp đỡ cũng như động viên tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 9 năm 2014
Trần Yến Nhi
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH .................................................... 6
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ....................... 6
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh .......... 6
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh ................................................................................................................ 7
1.1.3. Yêu cầu sư phạm của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
sinh ................................................................................................................ 8
1.2. Cơ sở lý luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận ..................... 9
1.2.1. Cơ sở lý luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan ............................... 9
1.2.2. Cơ sở lý luận về phương pháp tự luận ......................................................... 17
1.3. Qui trình xây dựng một đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh .................... 19
1.3.1. Yêu cầu của việc xây dựng bài kiểm tra. ..................................................... 19
1.3.2. Qui trình xây dựng bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ..... 19
1.4. Cơ sở thực tiễn của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ......... 24
1.4.1. Tình hình hoạt động kiểm tra, đánh giá ở trường THPT ............................. 24
1.4.2. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ........ 25
Chương 2. XÂY DỰNG CÁC ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP
CHƯƠNG “TỪ TRƯỜNG” VẬT LÍ 11 NHẰM ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ........................................ 29
2.1. Phân tích nội dung chương “Từ trường” Vật lí 11 ............................................. 29
2.1.1. Vị trí chương "Từ trường" trong chương trình Vật lí phổ thông ................ 29
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức chương “Từ trường” ............................. 30
2.1.3. Sơ đồ mạch phát triển kiến thức kiến thức .................................................. 32
2.2. Mục tiêu dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11 ............................................... 35
2.2.1. Mục tiêu kiến thức ....................................................................................... 35
2.2.2. Mục tiêu kỹ năng ......................................................................................... 35
2.2.3. Mục tiêu tình cảm thái độ ............................................................................ 35
2.3. Xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập chương “Từ trường” Vật lí 11 ........ 36
2.3.1. Xây dựng hệ thống câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
chương “Từ trường” Vật lí 11 ..................................................................... 36
2.3.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi tự luận chương “Từ trường” ............................ 73
2.3.3. Xây dựng các đề kiểm tra 15 phút và đề kiểm tra 45 phút thuộc
chương “Từ trường” Vật lí 11 ..................................................................... 79
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 87
3.1. Mục đích của việc thực nghiệm sư phạm ........................................................... 87
3.2. Ý nghĩa của việc thực nghiệm sư phạm ............................................................. 87
3.3. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................................... 87
3.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................. 87
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 88
3.5.1. Phân tích câu trắc nghiệm ............................................................................ 88
3.5.2. Phân tích đề kiểm tra ................................................................................. 103
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 114
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 116
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ Viết tắt
Giáo viên GV
Giáo dục – Đào tạo GD – ĐT
Học sinh HS
Nam châm NC
Nhà xuất bản Nxb
Trung học phổ thông THPT
Trắc nghiệm khách quan TNKQ
Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn TNKQNLC
Sách giáo khoa SGK
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng so sánh ưu thế của phương pháp trắc nghiệm và tự luận..................... 19
Bảng 1.2. Ma trận hai chiều mô tả mối liên hệ giữa nội dung kiến thức và cấp độ
nhận thức ...................................................................................................... 22
Bảng 1.3. Bảng phân bố câu hỏi trắc nghiệm ................................................................ 23
Bảng 2.1. Ma trận hai chiều giữa nội dung kiến thức và cấp độ nhận thức .................. 38
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Sơ đồ chương trình Vật lí phổ thông ............................................................. 30
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức chương "Từ trường" ............................... 31
Hình 2.3. Sơ đồ biểu diễn mạch phát triển kiến thức về từ trường ............................... 35
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển đất nước phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng nguồn nhân
lực mà chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng của nền giáo dục ở mỗi
quốc gia. Giáo dục – Đào tạo hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của riêng nhà trường,
giáo viên và các bộ ngành liên quan mà còn nhận được sự quan tâm từ mọi tầng lớp
của xã hội. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục – Đào tạo nước ta có nhiều đổi
mới từ nội dung, phương pháp, cách đánh giá... đối với quá trình dạy học. Đối tượng
của quá trình dạy học nói chung và quá trình dạy học Vật lí ở trường THPT nói riêng
bao gồm: mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện, phương pháp dạy học Vật lí,
kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình dạy học Vật lí, tổ chức quản lý. Các thành
phần này tác động, tương tác với nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy,
đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi phải tiến hành đổi mới một cách đồng bộ từ nội
dung và phương pháp dạy học cũng như phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Kiểm tra, đánh giá không những thúc đẩy quá trình học tập, củng cố
kiến thức và đánh giá năng lực học tập của học sinh mà còn giúp giáo viên đánh giá,
điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợp với các đối tượng học sinh
khác nhau. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục cũng bước đầu giúp
đánh giá được trình độ nguồn nhân lực phục vụ xã hội trong tương lai.
Dạy học là một quá trình bao gồm hai mặt có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung
cho nhau một cách thống nhất, đó là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của
học sinh. Đây là một quá trình khép kín đòi hỏi cả học sinh lẫn giáo viên phải không
ngừng tiếp thu những thông tin ngược từ việc kiểm tra, đánh giá để có thể điều chỉnh
quá trình dạy học nhằm đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. Thông qua kiểm tra, học
sinh sẽ hạn chế được việc quên kiến thức và nắm kiến thức vững vàng hơn; mặt khác
từ kết quả kiểm tra giáo viên có thể hình thành kế hoạch bổ khuyết trước khi tiến đến
phần kiến thức tiếp theo của chương trình dạy học. Việc tiến hành kiểm tra thường
xuyên giúp giáo viên và học sinh kiểm soát tốt hơn quá trình dạy học, mức độ tiếp thu,
lĩnh hội kiến thức và mức độ đạt được mục tiêu của chương trình học. Khi sách giáo
khoa một lần nữa được đổi mới sau năm 2015 theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
2
thì việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận nội
dung mà còn cần được đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục.
Trên thế giới, phương pháp trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng từ rất
sớm. Vào những năm đầu của thế kỷ XIX, Mỹ đã sử dụng trắc nghiệm để phát hiện thế
mạnh của học sinh ở các bộ môn năng khiếu cũng như xu hướng nghề nghiệp trong
tương lai của các em. Đến đầu thế kỷ XIX, người ta tiếp tục sử dụng phương pháp trắc
nghiệm để đo trình độ kiến thức của học sinh trong môn Số học. Tính đến năm 1961,
Mỹ đã xây dựng được khoảng 2000 chương trình trắc nghiệm chuẩn. Và cùng thời
gian này ở Anh cũng quyết định áp dụng phương pháp trắc nghiệm vào các trường
trung học. Đầu thế kỷ XX, ở Nga cũng đã có một số người sử dụng phương pháp này
để đánh giá thành tích học tập của học sinh, tuy nhiên họ gặp phải nhiều sự phản đối.
Đến khoảng năm 1963 thì phương pháp này được phục hồi sử dụng ở Nga.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, phương pháp kiểm tra sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan đã được đưa vào sử dụng ở hầu hết các môn học và các kỳ kiểm
tra, thi cử của học sinh THPT. Tuy nhiên, chỉ sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan
trong việc kiểm tra đối với bộ môn Vật lí không thể giúp giáo viên phát hiện được
những sai lầm của học sinh trong quá trình tìm hiểu và thu nhận kiến thức. Thực tiễn
cho thấy, việc áp dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá kết quả học tập
của học sinh ở Việt Nam còn vướng phải nhiều khó khăn và khuyết điểm. Mặt khác,
mỗi phương pháp kiểm tra, đánh giá đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, không có
bất kỳ hình thức kiểm tra, đánh giá nào là tối ưu. Trong một môn học bất kỳ cũng
không thể áp dụng một hình thức để kiểm tra mà cần phối hợp các hình thức để có thể
sử dụng đến mức tối đa ưu điểm và triệt để khắc phục những nhược điểm của các
phương pháp.
Ở nước ta, các bài thi, bài kiểm tra thường sử dụng hai hình thức trắc nghiệm
khách quan và trắc nghiệm chủ quan (tự luận). Cũng như những hình thức khác, cả hai
hình thức này đều mang những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trắc nghiệm khách
quan có ưu điểm là có thể khảo sát trên diện rộng với kết quả nhanh chóng, chính xác
nhờ được hỗ trợ sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin, tránh được tình trạng
3
học tủ của học sinh tuy nhiên việc biên soạn và thử nghiệm bộ câu hỏi cần nhiều thời
gian, học sinh có thể đoán mò đáp án, giáo viên không biết được diễn biến quá trình tư
duy của học sinh. Tự luận là hình thức kiểm tra truyền thống có ưu điểm lớn nhất là
mỗi đề kiểm tra có ít câu hỏi nên dễ dàng cho việc biên soạn đề, bên cạnh đó còn tạo
cơ hội để học sinh được tự do phân tích, lập luận và trình bày ý kiến cá nhân, sáng tạo
trong cách giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức tự luận là chỉ khảo
sát được một lượng nhỏ kiến thức trong thời gian nhất định. Kết quả thu được từ bài
kiểm tra dưới hình thức tự luận bị chi phối bởi người chấm bài, do đó thiếu khách
quan. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng đề kiểm tra kết quả
học tập của học sinh trong dạy học chương “Từ trường” – Vật lý 11 THPT”. Trong
đó, các đề kiểm tra được xây dựng bao gồm những câu hỏi, bài tập phối hợp cả hai
dạng: Trắc nghiệm khách quan và tự luận.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng được các đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh
chương “Từ trường” Vật lí 11 bám sát nội dung kiến thức, mục tiêu dạy học của
chương “Từ trường” Vật lí 11, theo qui trình soạn thảo đề kiểm tra với các câu hỏi
soạn thảo đúng kỹ thuật nhằm cho phép đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một bộ đề kiểm tra bám sát nội dung kiến thức, mục tiêu
dạy học của chương “Từ trường” Vật lý 11 theo qui trình soạn đề kiểm tra với các câu
hỏi soạn thảo đúng kỹ thuật thì cho phép đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh,
đồng thời đánh giá được mức độ đạt được mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho việc tự
điều chỉnh hoạt động học của HS, hoạt động dạy của GV .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp trắc nghiệm khách quan, kỹ thuật xây
dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp trắc nghiệm tự luận, kỹ thuật xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm tự luận.
- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung, mục tiêu dạy học chương “Từ trường” Vật lý 11.
4
- Xây dựng đề kiểm tra kết quả học tập của học sinh chương “Từ trường” Vật lí 11.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khoa học, tính khả thi của các đề kiểm tra
đã xây dựng.
- Phân tích kết quả học tập HS khi GV sử dụng các đề kiểm tra đã xây dựng.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Nội dung, mục tiêu dạy học của chương “Từ trường” Vật lí 11.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập chương “Từ trường”
Vật lý 11theo 3 cấp độ nhận thức: nhận biết, hiểu, vận dụng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
+ Nghiên cứu phương pháp và kỹ thuật soạn thảo câu TNKQ, trắc nghiệm tự luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra để điều tra hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá trong
dạy học Vật lí THPT.
+ Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp Thống kê toán học để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của đề tài
7.1. Đóng góp về mặt lý luận
Đề tài nghiên cứu, hệ thống lại các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Đặc biệt chú ý đến kỹ thuật soạn thảo câu TNKQNLC, trắc nghiệm
tự luận và qui trình xây dựng đề kiểm tra kết quả học tập theo 3 cấp độ nhận thức.
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Làm tài liệu tham khảo về kiểm tra, đánh giá trong dạy học Vật lí ở THPT.
5
- Mặt khác, bộ câu hỏi TNKQNLC và trắc nghiệm tự luận được soạn thảo có
thể xem như là một hệ thống bài tập mà thông qua đó người học có thể tự kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của mình và giáo viên có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong việc sử dụng bài tập trong dạy học chương “Từ trường” Vật lí 11.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
học sinh
- Chương 2. Xây dựng các đề kiểm tra kết quả học tập chương “Từ trường” Vật lí
11 nhằm đánh giá năng lực nhận thức của học sinh
- Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1.1. Cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh
Kiểm tra (testing): Theo từ điển Tiếng Việt, kiểm tra nghĩa là xem xét tình hình
thực tế để đánh giá, nhận xét. Trong giáo dục, kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoạt
động của người dạy sử dụng thông tin về những biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái
độ của người học trong học tập làm cơ sở cho việc đánh giá. Kiểm tra trong giáo dục
có thể được hiểu như là việc theo dõi quá trình học tập của người học, cũng có thể hiểu
như là một công cụ kiểm tra hay một bài kiểm tra.
Đánh giá (evaluation): Theo từ điển Tiếng Việt, đánh giá là nhận xét bình phẩm
về giá trị, là nhận thức cho rõ giá trị của một người hoặc một vật.
Đánh giá cũng có thể hiểu là quá trình thu thập, xử lý thông tin để xác nhận
mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc...
Trong giáo dục, theo thầy Dương Thiệu Tống, đánh giá là quá trình thu thập và
xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào
mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp, hành động trong giáo
dục tiếp theo. Có thể nói rằng, đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích
thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục.
Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính [8]. Như vậy,
đánh giá nghĩa là thu thập các thông tin, đo lường và phân tích các thông tin đó một
cách hệ thống để đưa ra những nhận định, những phán đoán về kết quả của công việc.
Từ đó điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp hoặc đưa ra những chủ trương, kế hoạch
mới, xác định những mục tiêu mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong dạy học,
đánh giá là quá trình đo lường và đưa ra những nhận định về mức độ đạt được của
người học so với các mục tiêu đã đề ra của quá trình dạy học.
Kiểm tra và đánh giá là hai việc có nội dung và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
nhưng có mối quan hệ mật thiết, khắng khít với nhau, bổ sung cho nhau và là một
phần không thể tách rời của quá trình dạy học. Kiểm tra cung cấp thông tin cho việc
7
đánh giá và đánh giá sử dụng các thông tin, kết quả thu được từ kiểm tra để đưa ra
những nhận định.
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng tất yếu không
thể bỏ qua trong dạy học, giáo dục. Mục đích của giáo dục chính là sự tiến bộ của học
sinh [10], kết quả cuối cùng của quá trình dạy học chính là hướng tới những thay đổi
hành vi của học sinh.
*Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm các mục đích :
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình
trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình,
phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều
chỉnh hoạt động học tập của mình. Như vậy, kiểm tra, đánh giá cho biết khả năng lĩnh
hội kiến thức của HS, mức độ hoàn thành mục tiêu của môn học và xác định được
điểm mạnh, điểm yếu của từng học sinh.
- Công khai hóa các nhận định về năng lực [10], kết quả học tập của mỗi HS và
tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kỹ năng tự đánh giá, giúp các em biết được khả
năng lĩnh hội kiến thức của mình so với mục tiêu đề ra và với yêu cầu của chương