Luận văn Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chơng "chất rắn và chất lỏng. sự chuyển thể"

Nền giáodụccủanước ta hiện nay tuy đã đạt được những thành quả đángkể nhưngvẫn chưa đáp ứng được yêucầucủasự nghiệp đổimới. Chất lượng và hiệu quả giáodục - đàotạo còn thấp, trình độ kiến thức,kỹnăng thực hành, phương pháptư duy khoahọccủa đại đasốhọc sinh cònyếu. Nhiềuhọc sinh ra trường, khảnăngvậndụng kiến thức vào đờisống vàsả n xuất còn nhiềuhạn chế. .Một trong những nguyên nhândẫn đến tình trạng trên là do phương pháp giáodục - đàotạo chậm đốimới. Phương pháp giảng dạy hiện nay chưa phát huy được tính tíchcực chủ động sángtạocủahọc sinh.Học sinh chưa cóhứng thú say mêhọctập. Trong giờhọchọc sinh chỉ thụ động tiếp thu tri thứcmới , ít cócơhội tham gia vào quá trình xâydựng kiến thức. Vìvậy chúng tacần đổimớimạnhmẽ phương phápdạyhọc, khắc phục lối truyền thụmột chiều, rèn luyệnnếptư duy sángtạocủa ngườihọc,bảo đảm điều kiện và thời giantựhọc,tự nghiêncứucủahọcsinh, đồng thờităng cườngsửdụng phương tiệndạyhọc. Để làm được điều đó thìmột trong những biện pháp quan trọng là nghiêncứu và địnhhướng hoạt động nhậ n thứccủahọc sinh trong giờhọc. Tronglĩnhvực này đã cómộtsố tác giả nghiêncứu, như: Luậnvăn thạcsĩcủa Trịnh ThịHảiYếnvới đề tài:"Sửdụng phương pháp nhận thức (phương pháp mô hình) trongdạyhọcvật lí phổ thông nhằ m phát triểntư duyhọc sinh". Luậnvăn thạcsỹcủa Nguyễn Thị Thanh Hà thực hiện "Nghiêncứusửdụngmộtsố phương phápdạyhọc nhằm tíchcực hoá hoạt động nhận thứccủahọc sinh trong quá trìnhdạyhọc phầndụngcụ quang học, tánsắc và giao thoa ánh sáng ở trường THPT nhằm nghiêncứu đầy đủ sâusắcsự phốihợp các phương phápdạyhọc ở THPT.

pdf116 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4648 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chơng "chất rắn và chất lỏng. sự chuyển thể", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TRANG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ" (VẬT LÍ 10 CƠ BẢN) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2009 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ TRANG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP KHI DẠY HỌC VỀ CHƯƠNG "CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ" (VẬT LÍ 10 CƠ BẢN) Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔ VĂN BÌNH THÁI NGUYÊN - 2009 - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền giáo dục của nước ta hiện nay tuy đã đạt được những thành quả đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo còn thấp, trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành, phương pháp tư duy khoa học của đại đa số học sinh còn yếu. Nhiều học sinh ra trường, khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống và sản xuất còn nhiều hạn chế.... .Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do phương pháp giáo dục - đào tạo chậm đối mới. Phương pháp giảng dạy hiện nay chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh chưa có hứng thú say mê học tập. Trong giờ học học sinh chỉ thụ động tiếp thu tri thức mới , ít có cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng kiến thức. Vì vậy chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, đồng thời tăng cường sử dụng phương tiện dạy học. Để làm được điều đó thì một trong những biện pháp quan trọng là nghiên cứu và định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong giờ học. Trong lĩnh vực này đã có một số tác giả nghiên cứu, như: Luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hải Yến với đề tài:"Sử dụng phương pháp nhận thức (phương pháp mô hình) trong dạy học vật lí phổ thông nhằm phát triển tư duy học sinh". Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thanh Hà thực hiện "Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học phần dụng cụ quang học, tán sắc và giao thoa ánh sáng ở trường THPT nhằm nghiên cứu đầy đủ sâu sắc sự phối hợp các phương pháp dạy học ở THPT. Luận văn thạc sĩ của - 2 - Trần Văn Nguyệt đi sâu nghiên cứu về các tình huống có vấn đề, các kiểu hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi dạy học chương "Áp suất của chất lỏng và chất khí" v.v. Tuy nhiên chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể", phần kiến thức có nhiều ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật và trong cuộc sống hàng ngày thì còn ít được nghiên cứu. Từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học một số kiến thức chương " Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể ".(Vật lý 10 cơ bản) 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lý luận dạy học hiện đại và phương pháp dạy học vật lý để xây dựng hệ thống tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong tiến trình xây dựng một số kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể "(Vật lý 10 cơ bản) nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường phổ thông. 3. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy - học của giáo viên và học sinh trong giờ học Vật lý. 4. Giả thuyết khoa học Nếu biết khai thác vốn kiến thức và khả năng sẵn có của học sinh, biết vận dụng các quan điểm lý luận dạy học hiện đại và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học vật lý thì có thể xây dựng được những tình huống học tập và giúp học sinh giải quyết tình huống học tập. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận dạy học hiện đại và các phương pháp dạy học vật lý. - 3 - - Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập. - Tìm hiểu thực tế dạy học phần kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" ở trường trung học phổ thông, để nhận biết trình độ xuất phát, quan niệm của học sinh trước khi học phần kiến thức này, phát hiện những khó khăn, sai lầm phổ biến khi dạy học phần kiến thức đó. - Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học Vật lý. - Thiết kế tiến trình dạy - học trên cơ sở xây dựng các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập, khi dạy học một số kiến thức chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể" (Vật lý lớp 10 cơ bản). - Thực nghiệm sư phạm. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận. - Khảo sát thực tế. - Thực nghiệm sư phạm. 7. Đóng góp của đề tài 1) Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về lí luận dạy học hiện đại. Đề xuất các biện pháp xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập trong giờ học, vận dụng vào việc dạy học kiến thức Vật lý 10 cơ bản. 2) Kết quả thiết kế các bài dạy như trên có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. - 4 - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng tình huống học tập và giải quyết tình huống học tập. Chương 2: Nghiên cứu xây dựng tình huống học tập và hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống học tập khi dạy học về chương "Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể". Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. - 5 - Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG HỌC TẬP VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1.1. Quan điểm hiện đại về dạy học 1.1.1. Một số điểm cơ bản về quá trình dạy học hiện đại Quan tâm, nghiên cứu đến việc đổi mới quá trình dạy học là phải quan tâm đến bản thân hoạt hoạt động học. Học là lý do tồn tại của dạy là mục đích của dạy. Dạy học là con đường thuận lợi nhất để con người trong một khoảng thời gian ngắn nhất để có thể tiếp thu tri thức theo yêu cầu của xã hội hay theo yêu cầu của mỗi cá nhân. Đồng thời đây cũng là con đường giúp học sinh phát triển năng lực tri tuệ, kỹ năng thực hành và khả năng tư duy một cách sáng tạo nhất. Cũng chính từ đây nhân cách con người được hình thành. Dạy học là hoạt động cơ bản của việc giáo dục - đào tạo trong các nhà trường. Đây là con đường chủ yếu để thực hiện mục đích Giáo dục - Đào đạo đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. - Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chỉ đạo của người giáo viên là một quá trình thống nhất giữa mục đích, nội dung, phương pháp là hình thức tổ chức dạy học do nhiệm vụ và tính chất của nhà trường quy định nhằm đạt được các nhiệm vụ dạy học, đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. - Dạy là quá trình tổ chức nhận thức cho học sinh của người giáo viên, bản chất của dạy học là tổ chức các tình huống học tập, các tình huống trong đó học sinh sẽ hoạt động tích cực dưới sự hướng dẫn ít nhiều của giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học cao nhất. Trong quá trình này học sinh đang phải hoạt động tích cực, phải được tăng cường củng cố khen thưởng động viên. Vậy dạy học là dạy cho học sinh biết hành động, trong cái gọi là hành động mà học sinh cần biết bao gồm hành động chiếm lĩnh tri thức - 6 - và cả hành động vận dụng tri thức do vậy việc tổ chức các tình huống học tập của giáo viên đảm bảo sự đòi hỏi thích ứng của học sinh qua đó học sinh chiếm lĩnh tri thức đồng thời phát triển trí tuệ và nhân cách của mình. - Học (hoạt động học tập) của học sinh là hoạt động của chủ thể (người học) thích ứng với tình huống, qua đó chủ thể chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành năng lực thể chất và năng lực tinh thần của cá nhân hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Nói cách khác học là một quá trình hoạt động tự giác, tích cực của học sinh nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ sảo, phát triển được trí tuệ thể chất và hình thành nhân cách của bản thân. Mỗi tri thức mà người học tiếp nhận được phải là kết quả của sự thích ứng của người học với những tình huống mới nhất định. Như vậy học là một hoạt động nhằm thay đổi và phát triển bản thân mình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Biến yêu cầu của xã hội thành những phẩm chất và năng lực của cá nhân. Tóm lại dạy học về bản chất là một quá trình thiết kế và góp phần thi công của người giáo viên và học tập về bản chất là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của người học sinh có sự tổ chức, hướng dẫn của người giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả dạy học. - Giữa dạy và học có mối liên hệ chặt chẽ và hữu cơ. Toàn bộ quá trình dạy học diễn ra trong một môi trường kinh tế xã hội và môi trường giáo dục nhất định. Thực chất trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh luôn tồn tại song song gắn bó với nhau và hoà nhập với nhau thành một quá trình thống nhất, mối liên hệ này được diễn tả bằng sơ đồ: - 7 - Hình 1.1. Sự tượng tác trong hoạt động dạy học Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứng của ba thành phần trong hệ dạy học: - Giáo viên. - Học sinh. - Tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) trong sự vận hành của hệ tương tác dạy học gồm ba thành phần trên đây thì thầy giáo là người tổ chức, kiểm tra định hướng hành động của học sinh theo một chiến lược hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức cho mình theo một chiến lược hợp lý từ đó để học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức cho mình do đó năng lực trí tuệ và nhân cách toàn diện của họ từng bước được phát triển. Hoạt động của giáo viên với tư liệu hoạt động dạy học (môi trường) là sự tổ chức tư liệu qua đó cung cấp tư liệu và tạo tình huống hoạt động của học sinh. Tác động trực tiếp của giáo viên tới học sinh là sự định hướng của giáo viên đối với hành động của học sinh với tư liệu là sự định hướng của giáo viên đối với sự tương tác trao đổi giữa học sinh với nhau và qua đó đồng thời còn định hướng cả sự cung cấp những thông tin liên hệ ngược từ phía học Giáo viên Học sinh Tư liệu hoạt động dạy học - 8 - sinh cho giáo viên. Đó là những thông tin cần thiết cho sự tổ chức và định hướng của giáo viên với hành động của học sinh. Hoạt động của học sinh với tư liệu hoạt động dạy học là sự thích ứng của học sinh đối với tình huống học tập đồng thời là hoạt động chiếm lĩnh, xây dựng tri thức cho bản thân mình và sự tương tác đó của học sinh với tư liệu đem lại cho giáo viên những thông tin liên hệ ngược cần thiết cho sự chỉ đạo của giáo viên với học sinh. Tương tác trực tiếp giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với giáo viên là sự trao đổi, tranh luận giữa các cá nhân và từng cá nhân học sinh tranh thủ sự hỗ trợ từ phía giáo viên và tập thể học sinh trong quá trình chiễm lĩnh xây dựng tri thức. Trong sự vận hành của hệ tương tác dạy học có mối liên hệ ngược: - Giữa tư liệu hoạt động dạy học với giáo viên. - Giữa học sinh với giáo viên. - Giữa tư liệu hoạt động dạy học với học sinh. Trong quá trình dạy học học sinh cần phải chú trọng tới hai mối liên hệ ngược này. Có như vậy giáo viên mới đủ điều kiện để tổ chức tốt các tình huống học tập, chuyển bị tiến trình xây dựng tri thức mới một cách tốt nhất, hợp lý nhất, đưa ra những phương án dự phòng uốn nắn kịp thời những sai sót mà học sinh thường mắc phải. Như vậy trong quá trình dạy học là một quá trình thống nhất bao gồm quá trình dạy và quá trình học thông qua tư liệu dạy học, là hệ thống tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh. Trong hệ thống đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có chức năng và vai trò của mình. 1.1.2. Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học Giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình nhận biết học - dạy và đặc trưng trong việc định hướng giáo dục. Giáo viên không phải chỉ là người truyền đạt kiến thức mà phải là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh để trở thành chủ thể hoạt động. Thầy là người khởi xướng và tổ chức quan hệ - 9 - "thầy - trò; trò - trò", tổ chức cho người học hợp tác và học hỏi lẫn nhau trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự lực chủ động tham gia hoạt động của tập thể người học. Học sinh là chủ thể của quá trình học tập, chỉ thực sự đạt kết quả cao nếu học sinh là người có ý thức chủ động tích cực và sáng tạo. 1.2. Phương pháp dạy học 1.2.1. Chức năng và đặc điểm của phương pháp dạy học Theo nghĩa triết học phương pháp (hay còn gọi là thách thức, thủ thuật) là sự vận động của nội dung tới mục đích. Quá trình dạy học ở phổ thông bao gồm hoạt động dạy (Tổ chức, điều khiển) của giáo viên và hoạt động của học sinh. Chức năng của giáo viên là dạy, chức năng của học sinh là học và dạy như thế nào, học như thế nào để đạt hiệu quả cao đó là phương pháp dạy học. * Chức năng cơ bản của phương pháp dạy học. + Chức năng nhận thức. + Chức năng phát triển trí tuệ. + Chức năng giáo dục. Như vậy khái niệm phương pháp dạy học phổ thông là tổng hợp các hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho các em bước chân vào ngưỡng cửa của các trường Đại Học, Cao Đẳng và đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. * Đặc điểm của phương pháp dạy học. - Phương pháp dạy học mang tính mục đích, để đạt được mục đích phải có phương pháp dạy học nào đó. Nói cách khác phương pháp dạy học phải gắn liền với các yêu cầu của xã hội. Ngoài việc trang bị tri thức khoa học còn phải rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp cho học sinh. Phương pháp dạy học phải có tính kế thừa và phát huy các phương pháp dạy học mới. - 10 - - Phương pháp dạy học ở phổ thông phải tạo được tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến của học sinh, tổ chức điều khiển họ tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và giải quyết các tình huống có vấn đề trong học tập. - Phương pháp dạy học ở phổ thông phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống, gắn với sự phát triển của khoa học và công nghệ. - Phương pháp dạy học phổ thông phải thay đổi tuỳ thuộc vào từng trường, đặc điểm nội dung của bộ môn, chuyên đề, điều kiện và phương tiện dạy học. - Phương pháp dạy học phổ thông gắn bó hữu cơ với các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, video,cáp tivi...). Các đặc điểm của phương pháp dạy học phổ thông nêu trên liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau giúp cho giáo viên có quá trình giảng dạy lựa chọn phương pháp phù hợp và khi lựa chọn phương pháp dạy học phải đặc biệt quan tâm tới mục tiêu và nội dung dạy học, các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó và ảnh hưởng lẫn nhau. Phương pháp dạy học được quy định bởi nội dung dạy học, nó chịu sự tác dụng của sự định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ dạy học. Ngược lại phương pháp dạy học phổ thông cũng góp phần hoàn thiện nhiệm vụ, mục đích dạy học. Vận dụng hợp lí phướng pháp dạy học sẽ làm phong phú nội dung dạy học.Vì vậy tuỳ từng trường, từng môn học khác nhau mà có nội dung và mục tiêu đào tạo khác nhau, cần thiết lựa chọn các phương pháp cho phù hợp. 1.2.2. Các kiểu phương pháp dạy học cơ bản trong giờ học vật lí Dạy học là quá trình thống nhất biện chứng của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong quá trình đó thống nhất cách thức dạy, cách học là phương pháp dạy học. - 11 - Việc phân loại phương pháp dạy học dựa trên luận điểm cơ bản về cấu trúc bên ngoài và bên trong của phương pháp, căn cứ vào nguồn kiến thức và đặc trưng của sự truyền nhận thông tin (bên ngoài), căn cứ vào lôgic trong quá trình dạy học (cấu trúc bên trong), dựa vào phương pháp dạy học phổ thông, phân tích bản chất của quá trình dạy học, căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của lý luận dạy học. Người ta có thể phân ra thành các kiểu phương pháp dạy học cơ bản sau: - Kiểu thông báo, thu nhận, tái hiện của học sinh. - Kiểu giải thích tìm kiếm bộ phận. - Kiểu trình bày nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, nghiên cứu. Tuy nhiên cách phân loại như vậy chưa đặc trưng đầy đủ cho các phương pháp điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, điều kiện dạy học, tình hình đặc điểm của học sinh... mà có sự lựa chọn và phân phối chúng trong quá trình giảng dạy cho phù hợp. Điều quan trọng đối giáo viên phải luôn tự trả lời câu hỏi: Dạy cái gì? Người học phải biết gì? Hoặc biết làm gì trước trong và sau khi học? Thực tế người học biết gì? Dạy như thế nào? Để trả lời câu hỏi thứ tư đòi hỏi phải biết lựa chon các phương pháp và thủ pháp dạy học thích hợp. Để làm rõ cách thức và những ưu nhược điểm của từng phương pháp đã nêu ở trên, chúng ta nghiên cứu chi tiết cách thức, các bước của từng phương pháp từ đó có cơ sở lựa chọn và áp dụng vào bài giảng cụ thể. 1.2.2.1. Kiểu phương pháp thông báo giáo viên thu nhận, tái hiện của học sinh Đây là kiểu phương pháp mà giáo viên là trọng tâm, giáo viên thông báo cho học sinh những tri thức khoa học và biểu cách thức hành động - 12 - cần thiết, còn học sinh lĩnh hội kiến thức, tái hiện những điều đã học, dưới sự tổ chức của giáo viên và điều khiển của giáo viên. Ở kiểu phương pháp này giáo viên thông báo đơn thuần các sự kiện khoa học, các kết luận khoa học, không cần phải giải thích kết quả hoá và hệ thống hoá những kiến thức cần truyền đạt.Hoặc cao hơn nữa giáo viên nêu các sự kiện khoa học có giải thích rõ bản chất của các sự kiện và các khái niệm mới. Cao hơn giáo viên thông báo thông tin khoa học, có kết hợp gởi mở nêu vấn đề, phát vấn, nêu câu hỏi nhằm gợi mở tính tò mò kích thích sự tìm tòi trong học tập của học sinh. Sử dụng phương pháp này phương tiện chủ yếu là lời nói và chữ viết, với các phương pháp cu thể như thuyết trình nội dung, vấn đáp và sử dụng các tài liệu giảng dạy. * Đặc điểm cơ bản của phương pháp Giáo viên truyền đạt kiến thức là chính, học sinh tiếp thu thụ động, giáo viên độc thoại phát vấn, học sinh trả lời thiếu chủ động, giáo viên áp đặt kiến thức sẵn có cho học sinh thuộc lòng, học máy móc, học suông. Giáo viên độc quyền đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Ưu điểm của phương pháp này: + Giúp học sinh nắm vững những phần lý thuyết một cách thuận lợi trong thời gian hạn hẹp, học sinh được cung cấp một lượng thông tin lớn. + Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phát hiện, nảy sinh các thắc mắc,hoài nghi khoa học rèn luyện phần nào óc phê phán, nắm được các mâu thuẫn hành động nói chung * Nhược điểm của phương pháp Hạn chế việc học kết hợp với hành, dễ để học sinh thụ động tiếp thu tri thức khoa học, ít gắn liền học tập với lao động sản xuất. - 13 - 1.2.2.2. Kiểu phương pháp giải thích, tìm kiếm từng bộ phận (Phương pháp trực quan) Thực chất của kiểu giải thích, tìm kiếm từng bộ phận là kiểu phương pháp dạy học,trong đó có sự kết hợp giữa giải thích của giáo viên về một phần tài liệu học tập,phần còn lại của tài liệu đó do các hoạt động tìm kiếm của học sinh dưới các hình thức giải các bài tập nhận thức có vấn đề và những câu hỏi có vấn đề. Khi vận dụng phương pháp này có thể áp dụng nhóm phương pháp dạy học trực quan với các phương pháp cụ thể là trình bày mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát, tổ chức cho học sinh tham quan, phương pháp luyện tập, phương pháp ôn tập và phương pháp trình bày thí nghiệm . Trong kiểu phương pháp này người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, là người hướng dẫn, học sinh là người học đóng vai trò trung tâm. * Ưu điểm của phương pháp này: + Gây được sự hứng thú cho học sinh ,t
Luận văn liên quan