Luận văn Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị từ cống xả nguyễn biểu, quận 5, tp Hồ Chí Minh trên mô hình aeroten

Thế kỉ 21 - thế kỉ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học, kĩ thuật, kinh tế xã hội, cùng với đó là tình trạng dân số gia tăng nhanh chóng đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với nhân loại khi nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên, nhất là nước đang tăng lên một cách đáng kể. Ngày nay, nhiều đô thị lớn, các khu công nghiệp lớn đã đang và sẽ được thành lập, do đó lượng nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng. Tp.HCM - một trong những đô thị lớn nhất nước ta với sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ và với số dân khoảng 8,5 triệu người (theo thống kê năm 2007) nên nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp ít được trang bị các loại công trình xử lý nước ô nhiễm hoặc xử lý nên chưa đạt yêu cầu thải xả, nước thải sinh hoạt chủ yếu chỉ được xử lý trong các bể tự hoại ở từng hộ riêng rẽ hoặc tập trung ở bể tự hoại lớn của các khu chung cư. Như vậy, lượng nước thải đô thị phần lớn được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, các chỉ tiêu ô nhiễm ngày càng vượt xa tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Theo nghiên cứu, cứ 1 m3 nước thải bẩn khi xả ra sông, ao, hồ sẽ làm nhiễm bẩn khoảng 40 - 60 m3 nước sạch.

pdf75 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị từ cống xả nguyễn biểu, quận 5, tp Hồ Chí Minh trên mô hình aeroten, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Tố Linh NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TỪ CỐNG XẢ NGUYỄN BIỂU, QUẬN 5, TP.HCM TRÊN MÔ HÌNH AEROTEN Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã số : 60 42 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. LƯƠNG ĐỨC PHẨM Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 MỞ ĐẦU  Tính cấp thiết của đề tài Thế kỉ 21 - thế kỉ của sự phát triển mạnh mẽ khoa học, kĩ thuật, kinh tế xã hội, cùng với đó là tình trạng dân số gia tăng nhanh chóng đang trở thành một trong những thách thức lớn đối với nhân loại khi nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên, nhất là nước đang tăng lên một cách đáng kể. Ngày nay, nhiều đô thị lớn, các khu công nghiệp lớn đã đang và sẽ được thành lập, do đó lượng nước dùng cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng gia tăng. Tp.HCM - một trong những đô thị lớn nhất nước ta với sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp, dịch vụ và với số dân khoảng 8,5 triệu người (theo thống kê năm 2007) nên nhu cầu sử dụng nước rất lớn. Phần lớn các nhà máy xí nghiệp ít được trang bị các loại công trình xử lý nước ô nhiễm hoặc xử lý nên chưa đạt yêu cầu thải xả, nước thải sinh hoạt chủ yếu chỉ được xử lý trong các bể tự hoại ở từng hộ riêng rẽ hoặc tập trung ở bể tự hoại lớn của các khu chung cư. Như vậy, lượng nước thải đô thị phần lớn được xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, các chỉ tiêu ô nhiễm ngày càng vượt xa tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Theo nghiên cứu, cứ 1 m3 nước thải bẩn khi xả ra sông, ao, hồ sẽ làm nhiễm bẩn khoảng 40 - 60 m3 nước sạch. Hiện nay, công tác xử lý nước thải ở Tp.HCM đang được quan tâm đúng mức, các đề tài nghiên cứu xử lý nước thải đang được triển khai rộng rãi nhằm kiểm soát tình hình ô nhiễm nước, có rất nhiều giải pháp xử lý nước được nghiên cứu và đã ứng dụng thành công ở nhiều nơi. Một trong những giải pháp xử lý nước thải đô thị đang được áp dụng rộng rãi hiện nay là xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học trong điều kiện hiếu khí nhân tạo. Nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước thải đô thị ở địa bàn Tp.HCM, đề tài triển khai “Nghiên cứu xử lý nước thải đô thị từ cống xả Nguyễn Biểu, quận 5, Tp.HCM trên mô hình aeroten” với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc làm sạch nước thải của thành phố và làm cho môi trường sống của chúng ta trong lành hơn.  Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị từ khu dân cư thông qua các thông số môi trường. - Nghiên cứu quá trình làm sạch các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước thải sinh hoạt bằng vi sinh vật ở khu vực khu dân cư hai bên đường Nguyễn Biểu thải nước thải vào cống xả chung Nguyễn Biểu, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh và bước đầu xử lí chất bẩn chứa N và P bằng phương pháp bùn hoạt tính dựa trên mô hình aeroten. - Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lý thông qua các thông số môi trường.  Ý nghĩa của đề tài * í nghĩa khoa học Quá trình xử lý nước thải đô thị bằng phương pháp bùn hoạt tính hiếu khí trong điều kiện nhân tạo đã được nghiên cứu từ rất lâu, thích hợp với các loại nước thải có BOD < 500mg/l. Nước thải sau xử lý thường phân hủy được một lượng lớn các chất hữu cơ nhờ các vi sinh vật có sẵn trong nước thải, lượng BOD thường giảm từ 90-95%, đảm bảo đủ tiêu chuẩn thải ra môi trường tự nhiên. * Ý nghĩa thực tiễn Nước thải đô thị thường bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dễ phân hủy, do đó công nghệ xử lý nước thải bằng aeroten rất phù hợp, xử lý tốt nước thải. Hiện nay, ở nước ta nhiều nhà máy và các khu đô thị xử lý nước thải đang áp dụng công nghệ này. CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nước thải và phân loại nước thải [3, 11, 13, 23, 32] Nước thải là nước được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu. Nó chứa các loại chất bẩn như phân, rác hữu cơ, chất vô cơ và tồn tại ở những trạng thái khác nhau như hòa tan, keo, lơ lửng, rắn Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. 1.1.1 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư bao gồm nước sau khi sử dụng từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, khu vui chơi giải trí Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy (hidratcacbon, protein, lipit), các chất vô cơ sinh dưỡng (photphat, nitơ), các vi khuẩn (có cả các vi khuẩn gây bệnh), trứng giun. sán Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải. 1.1.2 Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp hay còn gọi là nước thải sản xuất. Là nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà tùy thuộc vào các quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm. Nước thải công nghiệp thường chứa một lượng lớn các chất độc hại như kim loại nặng, các hợp chất độc, các hợp chất hữu cơ bền vững khó tan và nếu các nhà máy xí nghiệp không xử lí nước thải trước khi xả vào môi trường thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước và ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch nguồn nước. 1.1.3 Nước mưa hay nước chảy tràn trên mặt đất Loại nước thải này ít bẩn nhất. Chủ yếu là nước mưa đợt đầu sau khi rơi xuống mặt đất, chứa nhiều tạp chất vô cơ, hữu cơ như cát, bụi, rác, phân súc vật trên đường phố cùng với vi sinh vật trong công trình cấp thoát nước theo nước chảy tràn. 1.1.4 Nước thải đô thị Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên, thường có khoảng 50 – 60% nước thải sinh hoạt. 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải [10, 13, 22, 23, 32 ] 1.2.1 Hàm lượng các chất rắn Tổng chất rắn trong nước thải bao gồm các chất rắn nổi, lơ lửng, keo và tan. Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu chuyển nước, làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc nuôi trồng thủy sản. Tổng chất rắn là thành phần vật lý đặc trưng quan trọng nhất của nước thải, được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho bay hơi 1lít nước trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 1030C cho đến khi trọng lượng không đổi, đơn vị tính bằng mg hoặc g/l. Chất rắn lơ lửng ở dạng huyền phù (SS): được xác định bằng trọng lượng khô của chất rắn còn lại trên giấy lọc, khi lọc 1lít mẫu nước rồi sấy khô ở 103 - 1050C tới khi trọng lượng không đổi. Đơn vị tính bằng mg hoặc g/l. Chất rắn hòa tan (DS): hàm lượng chất rắn hòa tan là hiệu số của tổng chất rắn với huyền phù: DS = TS - SS. Đơn vị tính bằng mg hoặc g/l. Chất rắn bay hơi (VS) - biểu thị cho chất hữu cơ có trong nước: hàm lượng chất rắn bay hơi là trọng lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù SS ở 5500C trong khoảng thời gian xác định, thời gian này phụ thuộc vào loại mẫu nước (nước cống, nước thải hoặc bùn). Đơn vị tính là mg/l hoặc phần trăm của SS hay TS. 1.2.2 Hàm lượng oxi hòa tan - DO Oxi hòa tan trong nước rất cần cho sinh vật hiếu khí, nó duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Bình thường oxi hòa tan trong nước khoảng 8 - 10mg/l, độ hòa tan của oxi phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính của nước (các thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh sống trong nước). Khi thải các chất thải vào nước, môi trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dùng nhiều cho các quá trình hóa sinh làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong các nguồn nước này, có thể đe dọa sự sống của các thủy sinh vật trong nước. Phân tích chỉ số DO là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm của nước và giúp đề ra biện pháp xử lí thích hợp. 1.2.3 Chỉ số BOD - Nhu cầu oxi sinh hóa Nhu cầu oxi sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải trong nước thải của công nghiệp. Nhu cầu oxi sinh hóa là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật hoại sinh, hiếu khí (chủ yếu là vi khuẩn). Quá trình này gọi là quá trình oxi hóa sinh học. Quá trình được tóm tắt: Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định Vi khuẩn Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, các chủng giống vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, một số chất có độc tính trong nước Bình thường 70% nhu cầu oxi được sử dụng trong 5 ngày đầu, 20% trong 5 ngày tiếp theo, 99% ở ngày thứ 20 và 100% ở ngày thứ 21. Trong kĩ thuật môi trường, chỉ tiêu BOD được dùng rộng rãi để: + Tính gần đúng lượng oxi cần thiết oxi hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy có trong nước thải. + Xác định kích thước các công trình xử lí. + Xác định hiệu suất xử lí của một số quá trình + Đánh giá chất lượng nước sau khi xử lí được phép thải vào các nguồn nước. 1.2.4 Chỉ số COD - Nhu cầu oxi hóa học Nhu cầu oxi hóa học được dùng rộng rãi để biểu thị hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải và mức độ ô nhiễm nước tự nhiên. Nhu cầu oxi hóa học là tổng lượng oxi cần thiết để oxi hóa hoàn toàn các chất hữu cơ đến CO2 và H2O bằng phương pháp hóa học. Để xác định COD người ta thường sử dụng các chất oxi hóa mạnh trong môi trường axit. Chất oxi hóa hay được dùng là kalibicromat (K2Cr2O7). Thể hiện qua phản ứng : Nhu cầu COD càng cao thì mức độ ô nhiễm của nước thải càng lớn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và người ta cũng thường sử dụng chỉ tiêu BOD, COD làm những chỉ tiêu cơ bản trong việc qui định tiêu chuẩn và phân loại nước thải. CO2 + H2O + Cr3+ Hợp chất hữu cơ + Cr2O7-2 + H+ Khi kết hợp chỉ số COD và chỉ số BOD5 người ta biết được phần chất hữu cơ có thể phân hủy sinh học. i = BOD5/ COD 0<i<1 Giá trị i càng gần 0 thì phần chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học càng lớn. Ngược lại, giá trị i càng gần 1 thì phần chất hữu cơ bị phân hủy sinh học càng lớn. 1.2.5 Hàm lượng nitơ (N) Trong nước thải, các hợp chất chứa N thường là các hợp chất protein và các sản phẩm phân hủy: amon, nitrat, nitrit. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước, đặc biệt là trong nước thải, mối quan hệ giữa BOD5 với N và P có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và khả năng oxi hóa của bùn hoạt tính. Vì vậy, trong xử lí nước thải người ta cần xác định chỉ số N tổng. Ngoài ra, người ta còn xác định các chỉ số N- NH3, NO3- và NO2- để đánh giá mức độ và giai đoạn phân hủy chất hữu cơ chứa Nitơ trong nước thải, đồng thời đề ra các biện pháp khử nitrat nếu quá lượng cho phép và tạo điều kiện cho vi khuẩn nitrat hóa hoạt động chuyển về dạng Nitơ phân tử. 1.2.6 Hàm lượng photpho (P) Phospho tồn tại trong nước ở các dạng H2PO-4, HPO4-2, PO4-3, các olyphosphate và phosphor hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực. Trong nước thải người ta thường xác định hàm lượng P - tổng số để xác định tỉ số BOD5: N: P nhằm chọn kĩ thuật bùn hoạt tính thích hợp cho quá trình xử lí. 1.2.7 Độ pH Độ pH là một trong những chỉ tiêu để xác định chất lượng đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cho thấy có cần thiết phải trung hòa hay không và cho phép tính lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý đông tụ, khử khuẩn Sự thay đổi giá trị pH làm thay đổi các quá trình hòa tan hoặc keo tụ, làm tăng, giảm vận tốc các phản ứng hóa sinh xảy ra trong nước. 1.2.8 Các chỉ tiêu vi sinh Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn ở trong phân người và phân súc vật. Trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa như tả, lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngô độc thực phẩm. Trong ruột người, động vật có vú khác không kể lứa tuổi có những nhóm vi sinh vật cư trú, chủ yếu là vi khuẩn. Các vi khuẩn này thường có ở trong phân. Vi khuẩn đường ruột gồm 3 nhóm: - Nhóm Coliform đặc trưng là Escherichia coli ( E.coli). - Nhóm Streptococcus đặc trưng là Streptococcus faecalis. - Nhóm Clostridium đặc trưng là Clostridium perfringens. Trong các nhóm vi sinh vật ở trong phân người ta thường chọn E.coli làm vi sinh vật chỉ thị cho chỉ tiêu vệ sinh với lí do: - E.coli đại diện nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức độ vệ sinh và nó có đủ các tiêu chuẩn lí tưởng cho vi sinh vật chỉ thị. - Nó có thể được xác định theo các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông thường ở các phòng thí nghiệm. Việc xác định coliform dễ dàng hơn các nhóm vi sinh vật khác vì việc xác định các nhóm vi sinh vật khác phức tạp hơn. 1.3 Nước thải đô thị Tính gần đúng, nước thải đô thị thường gồm khoảng 50 - 60% là nước thải sinh hoạt, 14% là các loại nước thấm (nước mưa hay hay nước vệ sinh đường phố) và 26 - 36% là nước thải sản xuất. Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các tính chất đặc trưng của thành phố. 1.3.1 Đặc điểm của nước thải đô thị [ 3, 5, 13, 25, 32] Nước thải đô thị là hỗn hợp phức tạp thành phần các chất, trong đó chất bẩn hữu cơ thường tồn tại dưới dạng không hòa tan, dạng keo và dạng hòa tan. Thành phần, tính chất nước thải đô thị phụ thuộc vào nhiều yếu tố (điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt, mức sống, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp) và được xác định bằng các chỉ tiêu hóa lí vi sinh nước thải. Các chất bẩn trong nước thải được chia thành các chất không hòa tan dạng lơ lửng, huyền phù, nhũ tương hoặc dạng sợi; các tạp chất bẩn dạng keo với kích thước hạt; các chất bẩn dạng tan. Nồng độ các chất bẩn trong nước thải có thể đậm đặc hoặc loãng tùy thuộc lượng nước thải sinh hoạt được dùng và lượng nước thải công nghiệp lẫn vào. Nước thải thường chứa các hợp chất hóa học dạng vô cơ (Fe, Mg, Ca, Si), nhiều chất hữu cơ sinh hoạt (phân, nước tiểu), các chất thải khác (cát, sét, dầu mỡ). Các chất hữu cơ trong nước thải có thể chia thành các chất chứa nitơ (urê, protein, axit amin) và các chất chứa cacbon (mỡ, xà phòng, hydrocacbon, xenlulozơ). Nước thải sinh hoạt chứa lượng lớn vi sinh vật từ 105 - 106 tế bào/1ml. Nguồn chủ yếu đưa vi sinh vật vào nước là phân, nước tiểu và đất cát. Các vi sinh vật hoạt động, tăng trưởng để phân hủy phần hữu cơ còn lại của nước thải. Vi sinh vật xử lí nước thải có thể phân thành 3 nhóm: vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh. Thức ăn chính của nguyên sinh động vật là vi khuẩn, do đó nguyên sinh động vật là chất chỉ thị quan trọng thể hiện hiệu quả xử lí của các công trình xử lí sinh học nước thải. 1.3.2 Hiện trạng nước thải đô thị ở Việt Nam và Tp.HCM [1, 2, 18, 24] 1.3.2.1. Ở Việt Nam Hầu hết các đô thị lớn ở nước ta những năm gần đây có tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, gia tăng dân số rất mạnh mẽ. Do đó, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng lượng nước thải ở các thành phố. Tình trạng ô nhiễm nước rõ ràng nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế, Nam Định, Hải Dương và một số thành phố lớn khác. Ở các thành phố này, hệ thống thoát nước dùng chung cho thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, rác thải nhưng không có các hệ thống xử lý nước thải tập trung nên đa số lượng nước thải được xả thẳng ra kênh rạch, sông ngòi mà không qua xử lý. Thêm vào đó, hệ thống thoát nước được xây dựng qua các thời kì đã cũ kĩ, lại không được tu sửa đồng bộ mà chỉ mang tính chắp vá nên cứ vào mùa mưa là lượng nước bẩn lại tràn lên đường phố ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân. Theo thống kê, chỉ khoảng 50% -60% dân số thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng các hệ thống thoát nước, tỷ lệ này ở Hà Nội và Hải Phòng là 35% - 40% và còn thấp hơn nữa ở các thành phố khác. Nước thải của thành phố Hà Nội mới có khoảng 5% được xử lý. Trong số 82 khu công nghiệp mới trên toàn quốc, chỉ có khoảng 20 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung như các khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Nội Bài ở Hà Nội; khu công nghiệp Nomura ở Hải Phòng; khu công nghiệp Việt Nam - Singapore ở Bình Dương Theo khảo sát năm 2002, 90% doanh nghiệp không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn nước thải xả ra môi trường, 73% doanh nghiệp không có các hệ thống xử lý nước thải, 60% số công trình xử lý nước thải hoạt động vận hành nhưng không đạt tiêu chuẩn cho phép thải xả. Đa số các cơ sở sản xuất nhỏ tự phát và các làng nghề đều không có hệ thống xử lý nước thải mà thải xả trực tiếp ra mương, rạch, ao hồ, sông ngòi gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Thêm nữa, nước thải bệnh viện là loại nước thải đặc biệt, thường ô nhiễm nặng gấp tiêu chuẩn thải nhiều lần, nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh. Trên cả nước cũng chỉ có 1/3 số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải nhưng chủ yếu tập trung ở trung ương, tỉnh còn các bệnh viện huyện hầu như không có hệ thống xử lý nước thải. Các dòng sông trên khắp cả nước, nhất là những nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp, đang quằn quại do nước thải. Sông Thị Vải với nước thải của Vedan và các xí nghiệp bên dòng sông đang làm cho dòng sông “chết”, sông Cầu,sông Đáy, sông Nhuệ và nhiều dòng sông khác đang kêu cứu! Như vậy, vấn đề sử dụng nước, tiêu thoát nước và xử lý nước thải hiện nay đang trở nên hết sức cấp bách. 1.3.2.2. Ở Tp.HCM Khu vực Tp.HCM có tổng lượng nước thải lên đến khoảng 1,5 - 1,7 triệu m3/ngày. Mỗi ngày các hệ thống kênh rạch và sông Sài Gòn phải hứng chịu trên 1 triệu m3 nước thải sinh hoạt, trên 500.000m3 nước thải công nghiệp, trong tổng lượng nước thải đó hầu hết đều không qua xử lý hoặc có xử lý nhưng không đạt yêu cầu thải xả. Theo báo cáo của Sở Giao thông công chính Tp.HCM, hệ thống thoát nước là chung cho tất cả các loại nước mưa và nước thải, tổng chiều dài cống thoát nước cấp 2, 3 là 777km và xả ra hệ thống 27 kênh chính và 16 kênh nhánh bằng 412 cửa xả. Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành Tp.HCM có tổng chiều dài khoảng 76 km với 5 lưu vực chính, gồm hệ thống các kênh: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hủ - Kênh Đôi, Kênh Tẻ - Bến Nghé, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật. Với tốc độ phát triển đô thị rất nhanh chóng thì các hệ thống thoát nước này không đủ để phục vụ thoát nước cho Tp.HCM, do đó vào mùa mưa thường gây ra ngập úng trên diện rộng. Theo thống kê, có khoảng 60 - 70% chiều dài của các tuyến kênh rạch trong nội thành đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nhiều kênh rạch đang dần biến thành “kênh chết” như kênh Rạch Dừa ( Q. Gò Vấp), kênh Nước Đen ( Q.Bình Tân) Tp.HCM là nơi tập trung rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất với qui mô lớn, bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, lượng nước thải do các cơ sở này thải ra hệ thống kênh rạch mà đã qua xử lý chỉ chiếm 20%. Một số lượng lớn nước thải từ các hệ thống kênh rạch này sẽ đổ vào sông Sài Gòn ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho thành phố. Nhóm nghiên cứu thuộc khoa môi trường, trường Đại học Bách khoa TP.HCM và khoa kỹ thuật đô thị, trường Đại học Kỹ thuật Tokyo (Nhật Bản) mới đây có khảo sát đánh giá về tình hình ô nhiễm do Mn, sắt và Coliforms trên sông Sài Gòn, với kết luận nồng độ Mn tổng và sắt tổng vượt quá tiêu chuẩn dành cho nước mặt loại A, pH đạt tiêu chuẩn nước loại B (5,5 - 9), chỉ tiêu vi sinh cao vượt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt sử dụng làm nước cấp. Với tình hình như hiện nay, nếu không có những biện pháp mạnh mẽ thì chất lượng nước sông Sài Gòn sẽ ngày càng ô nhiễm nặng. 1.3.3 Số liệu phân tích thành phần nước thải đô thị [3, 4] Bảng 1.1. Đặc tính của nước thải sinh hoạt Nồng độ (mg/l) Chỉ tiêu Cao Trung bình Thấp BOD5 400 220 110 COD 1000 500 250 Đạm hữu cơ 35 15 8 Đạm amôn 50 25 12 Đạm tổng số 85 40 20 Lân tổng số 15 8 4 Tổng số chất rắn 1200 720 350 Chất rắn lơ lửng 350 220 100 (Nguồn: Metcalf and Eddy, 1979, trích bởi Chongrak 1989) Lê
Luận văn liên quan