Luận văn Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại họ khoa học xã hội và nhân văn

Đất nước ta đang trong quá trìnhđổi mới,thực hiện quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả cáctầnglớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Namđóng vai trò tiên phong. Sinh viênlà lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên đã được khẳng định trong cácvăn bản của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡngđào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyếtviệc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; tr.126]. Thời gian qua, chất lượng đào tạo sinh viên ởTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănnói chung, Khoa Tâm lý học nói riêngđã có những tiến bộđáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu,đòi hỏi của thị trường lao động thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học còn thiếu nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân, trong đósinh viên còn thiếu ý chí khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quanvươn lên chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiếtđáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thựctiễnlà một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Để sinh viên có thể đóng góp được nhiềunhất sức lực và trí tuệvào quá trìnhcông nghiệp hoá-hiện đại hoá của đất nướcthì trước hết sinh viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái độphù hợpthông qua hoạt động học tập. Tuy nhiên, hoạt động học tập ở bậc đại học là hoạt động -3 -đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn mà không phải sinh viên nào cũng có được. Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiên nay còn chưa cao. Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạngý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học;các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của sinh viên; trên cơ sở đó đềxuất các kiếnnghị nhằm phát triển ý chí của sinh viêntrong hoạt động học tậplà việc làm có ý nghĩa thiết thực. Về mặt lý luận,những nghiên cứu về ý chí đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, những nghiên cứu về ý chícủa sinh viên, đặc biệt là ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập còn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tậpcủa sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV” là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

pdf117 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8471 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại họ khoa học xã hội và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ================= NGUYỄN VĂN LƯỢT NGHIÊN CỨU Ý CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA TÂM LÝ HỌC ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC Mã số: 60.31.80 HÀ NỘI- 2007 - 2 - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, thực hiện quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để quá trình này diễn ra thành công đòi hỏi có sự đóng góp của tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó thế hệ trẻ Việt Nam đóng vai trò tiên phong. Sinh viên là lớp người trẻ và là lực lượng đi đầu trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên, sinh viên đã được khẳng định trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định: “đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [6; tr.126]. Thời gian qua, chất lượng đào tạo sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung, Khoa Tâm lý học nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu, đòi hỏi của thị trường lao động thì sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học còn thiếu nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội. Sự bất cập đó do nhiều nguyên nhân, trong đó sinh viên còn thiếu ý chí khắc phục những khó khăn khách quan, chủ quan vươn lên chiếm lĩnh những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thực tiễn là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Để sinh viên có thể đóng góp được nhiều nhất sức lực và trí tuệ vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước thì trước hết sinh viên phải tự trang bị cho mình những tri thức, kỹ năng, thái độ phù hợp thông qua hoạt động học tập. Tuy nhiên, hoạt động học tập ở bậc đại học là hoạt động - 3 - đòi hỏi sự tự chủ và nỗ lực ý chí rất lớn mà không phải sinh viên nào cũng có được. Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học hiên nay còn chưa cao. Việc nghiên cứu chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học; các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập là việc làm có ý nghĩa thiết thực. Về mặt lý luận, những nghiên cứu về ý chí đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, những nghiên cứu về ý chí của sinh viên, đặc biệt là ý chí của sinh viên trong hoạt động học tập còn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách có hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi cho rằng việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường ĐHKHXH&NV” là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Đối tượng nghiên cứu Ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự nỗ lực ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên; trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ý chí của sinh viên, giúp họ đạt được thành tích cao hơn trong học tập. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - 4 - - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. - Điều tra thực trạng ý chí trong hoạt động học tập đã hình thành ở sinh viên. - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển ý chí trong hoạt động học tập của SV Khoa Tâm lý học. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nhìn chung, ý chí trong hoạt động học tập đã được hình thành ở sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn còn ở mức độ thấp, trong đó, có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên chuyên ngành TLHLS và sinh viên chuyên ngành TLHXH, cũng như giữa sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ tư. 6. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 6.1. Khách thể nghiên cứu - 245 sinh viên hệ chính qui đang học tập tại Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 6.2. Phạm vi nghiên cứu - Do thời gian và điều kiện có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học được biểu hiện ở 05 hành động học tập cụ thể: hành động nghe giảng trên lớp; hành động tham gia các buổi xêmina; hành động đọc tài liệu chuyên ngành; hành động NCKH; hành động thực hành/thực tập thực tế của sinh viên. - Chỉ nghiên cứu sinh viên hệ chính quy của Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. - 5 - 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích tài liệu. - Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp thảo luận nhóm. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Phương pháp thống kê toán học. - 6 - CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề ý chí, phẩm chất ý chí đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Tác giả John Kennedy, trong cuốn “Làm thế nào để phát triển được sức mạnh của ý chí”, đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về sức mạnh của ý chí, nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa ý chí- lý tưởng và lòng tự trọng. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy sức mạnh của ý chí, cách thức rèn luyện để có một ý chí kiên cường [18]. Vấn đề ý chí cũng được quan tâm nghiên cứu ở Liên Xô (cũ): - Tác giả Stogdill khi nghiên cứu về những phẩm chất của người lãnh đạo đã tổng kết 7 phẩm chất của người lãnh đạo cần phải có bao gồm: sự thông minh; hiểu biết nhu cầu của người khác; hiểu biết nhiệm vụ; tự tin; mong muốn có trách nhiệm; mong muốn nắm giữ vị trí thống trị và kiểm soát; kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề. Trong 7 phẩm chất trên thì phẩm chất “kiên trì trong việc giải quyết các vấn đề” là phẩm chất biểu hiện ý chí của người lãnh đạo [19; tr.66]. - Ph.N.Gônôbôlin nghiên cứu về những phẩm chất tâm lý của người giáo viên đã nêu lên các phẩm chất tâm lý phù hợp với công việc giảng dạy và giáo dục học sinh của người giáo viên bao gồm: đạo đức, chí hướng, hứng thú, năng lực, quá trình nhận thức, hoạt động trí tuệ, tình cảm và phẩm chất ý chí [10]. - Trong hoạt động thiết kế kỹ thuật có một số tác giả của trường Đại học tổng hợp Lêningrat (Liên Xô) đã đưa ra 109 yêu cầu về phẩm chất tâm lý của người kỹ sư thiết kế. Tính độc lập của người kỹ sư trong hoạt động - 7 - thiết kế được qui về phẩm chất đặc trưng cho phong cách chung của hành vi [dẫn theo 30; tr.14]. - Tác giả A.V.Đulôv trong tác phẩm “Tâm lý học tư pháp” trên cơ sở phân tích những đặc điểm đặc trưng trong hoạt động điều tra của điều tra viên đã nêu ra các tiêu chuẩn về phẩm chất tâm lý của điều tra viên, đó là: tư tưởng vững vàng; đạo đức tốt; khả năng tư duy tốt; tính kiên định, tính cương quyết; tình kiềm chế…Những phẩm chất như tính kiên định, tính cương quyết, tính kiềm chế là những biểu hiện ý chí của điều tra viên [dẫn theo 30; tr.15]. - A.G.Côvaliôv trong cuốn “những cơ sở tâm lý học của việc cải tạo phạm nhân” đã nêu lên những đòi hỏi đối với cán bộ quản giáo. Bên cạnh việc nhấn mạnh các phẩm chất chính trị tư tưởng, chủ nghĩa nhân văn đối với con người, thái độ nhân văn đối với phạm nhân; sự tế nhị, khéo léo trong đối xử; năng lực sư phạm thì một trong những phẩm chất quan trọng góp phần vào thành công của người cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải tạo phạm nhân là phải có ý chí cứng rắn [dẫn theo 30; tr.16]. Tóm lại, qua nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Liên Xô (cũ) chúng tôi nhận thấy, vấn đề ý chí đã được nghiên cứu với các mức độ sáng tỏ khác nhau. Các nghiên cứu đều khẳng định, ý chí là một trong những phẩm chất quan trọng góp phần vào sự thành công của chủ thể hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định. Nghề càng khó khăn, gian khổ (điều tra viên, cán bộ quản giáo) đòi hỏi sự cần có của ý chí càng cao. 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, vấn đề ý chí được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Có thể nhận thấy, các nghiên cứu tập trung nhiều theo hướng ý chí như là một phẩm chất cần thiết cho sự thành công của một nghề nghiệp cụ thể. - 8 - Tác giả Nguyễn Thị Phương Anh (1966) trong nghiên cứu: “một số đặc điểm tâm lý - xã hội của nhà doanh nghiệp” trên cơ sở phân tích các đặc điểm của hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã chỉ ra 14 đặc điểm tâm lý của nhà doanh nghiệp. Trong số 14 phẩm chất tâm lý cần có của nhà doanh nghiệp có những phẩm chất ý chí của nhà doanh nghiệp như: tính bền bỉ, tính quyết đoán…[2]. Trong bài “Bàn về phẩm chất nhân cách của người sỹ quan chỉ huy theo tư tưởng Hồ Chí Minh” (1998), tác giả Lê Anh Chiến cho rằng nhân cách người sỹ quan chỉ huy được hợp thành bởi các phẩm chất: chính trị- đạo đức; trí tuệ; lòng dũng cảm; ý chí vững mạnh; phẩm chất thể lực; năng lực nghề nghiệp [3]. Tác giả Lê Đức Phúc (1998) cho rằng cấu trúc nhân cách của quân nhân bao gồm các mặt: nhận thức, xúc cảm, thái độ, động cơ, ý chí. Những mặt này được thể hiện trong các hoạt động quân sự như: làm chủ khoa học quân sự, hiểu rõ những yêu cầu đối với nhân cách của bản thân; tin tưởng và kiên quyết bảo vệ các lý tưởng cao đẹp của quân đội nhân dân; luôn sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Tổ quốc…[29]. Trong cuốn “Tâm lý học thể dục thể thao” (1999), vấn đề ý chí của vận động viên cũng được tác giả Nguyễn Mậu Loan nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu về sự nỗ lực ý chí trong hoạt động thể thao. Tác giả chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của hoạt động thể thao; chức năng của hành động ý chí trong hoạt động thể thao là động viên và tổ chức. Ông cho rằng, nỗ lực ý chí phụ thuộc vào tính chất và mức độ các khó khăn gặp phải trong hoạt động thể thao. Tác giả khẳng định: “muốn giáo dục ý chí cho vận động viên, một mặt trong quá trình huấn luyện phải tạo ra các tình huống khó khăn với yêu cầu và mức độ khác nhau buộc họ phải vượt qua, mặt khác chỉ có tham gia - 9 - vào các hoạt động thực tiễn thi đấu thể thao thì ý chí của vận động viên mới được tôi luyện và thử thách” [22; 37- 39]. Tác giả Nguyễn Mai Lan (2000) trong Luận án tiến sĩ Tâm lý học mang tên: “Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của mã dịch viên” đã nghiên cứu chỉ ra 22 phẩm chất tâm lý đặc trưng ở người làm nghề mã dịch ở nước ta. Trong số 22 phẩm chất tâm lý đó có những phẩm chất thể hiện ý chí của con người như: tính độc lập trong công việc; khả năng kiềm chế không tiết lộ bí mật thông tin nghề nghiệp… Trong cuốn “Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm” (2001) các tác giả đã nghiên cứu chỉ ra 5 phẩm chất của người thầy giáo bao gồm: thế giới quan khoa học; lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; lòng yêu trẻ; lòng yêu nghề; một số phẩm chất đạo đức - ý chí của người thầy giáo. Theo các tác giả đối với người thầy giáo thì những phẩm chất đạo đức - ý chí không thể thiếu bao gồm: tinh thần nghĩa vụ; thái độ công bằng, thái độ chính trực, tính tình ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn. tính tự kiềm chế, biết tự chiến thắng với những thói hư tật xấu…Những phẩm chất ý chí là sức mạnh để làm cho những phẩm chất và năng lực của người thầy giáo được hiện thực hoá và tác động sâu sắc đến học sinh [16; 208- 209]. Tác giả Nguyễn Hồi Loan - Đặng Thanh Nga (2004) trong giáo trình “Tâm lý học pháp lý” khi đề cập đến các phẩm chất của thẩm phán đã cho rằng: “để người thẩm phán ra được những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì ngoài những phẩm chất đạo đức, chuyên môn, người thẩm phán phải có phẩm chất ý chí. Phẩm chất ý chí của người thẩm phán được thể hiện thông qua tính độc lập, tính kiên định, tính tự chủ” [23; tr.161]. Tác giả Nguyễn Văn Tập (2004) trong Luận án Tiến sĩ tâm lý học “Những phẩm chất tâm lý của cán bộ quản giáo trong hoạt động quản lý cải - 10 - tạo phạm nhân” đã nghiên cứu chỉ ra 28 phẩm chất tâm lý cần có ở người cán bộ quản giáo. Tác giả chia 28 phẩm chất tâm lý thành 5 nhóm: nhóm phẩm chất chính trị- tư tưởng; nhóm phẩm chất ý chí; nhóm phẩm chất tính cách; nhóm phẩm chất phong cách và nhóm phẩm chất năng lực. Nhóm phẩm chất thuộc về ý chí có 6 phẩm chất cụ thể sau: 1. tính cương quyết; 2. tính kiên trì; 3. tính dũng cảm; 4. tính nghị lực; 5. tính tự chủ; 6. tính quyết đoán [30; tr.87]. Tác giả Đỗ Văn Thọ (2004) trong Luận án Tiến sĩ Tâm lý học “Những phẩm chất tâm lý cơ bản của cảnh sát hình sự” đã chỉ ra 22 phẩm chất tâm lý cơ bản của cảnh sát hình sự và xếp vào 3 nhóm: nhóm phẩm chất chính trị- đạo đức; nhóm phẩm chất trí tuệ- năng lực; nhóm phẩm chất ý chí- tính cách. Trong đó, nhóm phẩm chất ý chí- tính cách gồm có 9 phẩm chất cụ thể như sau: 1. lòng dũng cảm; 2. tính kỷ luật; 3. tính quyết đoán; 4. tính kiên quyết; 5. tính trung thực; 6. tính tự chủ; 7. tính thận trọng; 8. tính kiên trì; 9. tính độc lập [32; tr.83- 84]. Nhận xét chung: Qua việc điểm qua các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy: 1. Vấn đề ý chí, phẩm chất ý chí đã được các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khách thể khác nhau: nhà doanh nghiệp, người sĩ quan chỉ huy, quân nhân, vận động viên thể thao, giáo viên, thẩm phán, cán bộ quản giáo, cảnh sát hình sự….những kết quả nghiên cứu từ những công trình này đã cung cấp những thông tin bổ ích giúp chúng tôi triển khai đề tài của mình. 2. Các nghiên cứu đều khẳng định, ý chí là một trong những bộ phận hợp thành quan trọng trong cấu trúc nhân cách của các nhóm khách thể, là yếu tố đảm bảo sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Ý chí được điểm đến với tư cách là một trong những phẩm chất tâm lý cần thiết - 11 - cho một hoạt động nghề nghiệp nào đó, chưa được coi là đối tượng nghiên cứu chính. Trong công trình nghiên cứu của chúng tôi lấy ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm đối tượng nghiên cứu chính. 3. Tóm lại, trong những công trình nghiên cứu đã điểm qua chưa có công trình nào nghiên cứu về ý chí trong hoạt động học tập của sinh viên. 1. 2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm ý chí Trước khi xem xét quan điểm của các nhà Tâm lý học về ý chí, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem các nhà triết học quan niệm như thế nào về ý chí. 1.2.1.1. Khái niệm ý chí trong triết học 1.2.1.1.1. Quan niệm của trường phái ý chí luận trong Triết học (chủ nghĩa duy tâm) Ý chí luận phủ nhận quy luật khách quan và tính tất yếu trong tự nhiên cũng như trong xã hội. Trường phái này cho rằng ý chí con người quyết định tất cả. Khuynh hướng ý chí luận có từ thời trung cổ, các đại diện tiêu biểu của trường phái này là Saint Augustin, Duns Scotus và Schopenhauer. + Saint Augustin (354- 430) khẳng định, thượng đế có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối. Vậy ý chí con người có tự do trước ý chí và hành động của thượng đế không? Trên thực tế nếu con người có tự do ý chí và hành động theo lý trí và tình cảm của mình thì có nghĩa là thượng đế không thống trị được con người. Saint Augustin không chấp nhận quan điểm đó, ông cho rằng “ý chí con người là tự do, nhưng chỉ trong giới hạn tiền định của thượng đế” [37; 220]. Mỗi người đều có thể hành động tuỳ thuộc vào mình, nhưng cái gì con người làm thì Chúa cũng làm. + Duns Scotus (1270- 1308) cho rằng: “ý chí mạnh hơn lý tính, con người phải phục tùng ý chí của thần thánh”[36; 360]. “Sự tự do của ý chí - 12 - không phải là một hậu quả hợp lý của lý trí, trái lại nó là một tác động duy nhất, độc đáo trong số các tác động nằm trong bản tính tự nhiên của con người” [04; 315]. Ý chí theo quan niệm của Duns Scotus mang tính hai cực: “ý chí có thể có hai thái độ phản ứng tích cực đối với một sự vật cụ thể hay hoàn cảnh cụ thể, nghĩa là nó có thể yêu hay tìm kiếm điều gì tốt, hoặc nó có thể ghét hay xa lánh điều gì xấu” [04; 315]. + Schopenhauer (1788- 1860) là một đại diện tiêu biểu của trường phái ý chí luận. Ông cho rằng: “thế giới là ý chí và tưởng tượng”. Schopenhauer cho rằng: “con người dường như được kéo về phía trước, nhưng thực ra thì nó được đẩy từ phía sau, từ một nơi bí hiểm sâu thẳm. Sức mạnh ấy chính là ý chí sống vô thức, nó không hề biến đổi, tồn tại trong mọi mạch tư duy và hành vi con người. Cả trí nhớ cũng chỉ là cô hầu gái của ý chí. Những gì con người gọi là tính cách hay nhân cách đều do ý chí quyết định. Mọi chức năng hữu thức đều thấm mệt và cần đến giấc ngủ, duy chỉ có ý chí là vĩnh viễn tỉnh táo, giống như sự hô hấp, như hoạt động của trái tim, không ngừng và không bao giờ mệt mỏi, vì tất cả đều diễn ra một cách vô thức” [04; 100- 101]. Theo ông, “mọi sự vật đều là một sự biểu đạt, một sự hiện thực hoá của ý chí ngự trị trong nó. Sức mạnh của ý chí ngự trị khắp nơi. Sức mạnh ấy khiến cho cỏ cây đâm chồi nẩy lộc và úa tàn, khiến cho nam châm quay về hướng bắc cực, khiến viên đá rơi xuống trái đất, khiến trái đất hướng về mặt trời…nghĩa là cả thế giới đều là sự khách thể hoá của ý chí, thế giới là ý chí” [04; 101]. Schopenhauer cho rằng: “sự biểu đạt mạnh mẽ nhất của ý chí sống là động lực duy trì nòi giống. Động lực này mạnh tới mức khiến cho con người phớt lờ cả cái chết của cá nhân” [04; 101]. - 13 - Tóm lại, ý chí luận là quan điểm duy tâm trong Triết học về ý chí của con người. Ý chí luận đã phủ nhận tính khách quan trong việc hình thành và phát triển các đặc điểm tâm lý của con người nói chung, ý chí nói riêng. Đó là thứ quan điểm triết học duy ý chí và vô lý trong cách nhìn nhận mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Phủ nhận quy luật khách quan và điều kiện thực tế trong việc hình thành ý chí của con người. 1.2.1.1.2. Quan niệm của các nhà triết học Macxít về ý chí “Chủ nghĩa duy vật triết học Macxít phản đối ý chí luận. Cái quyết định tiến trình của lịch sử không phải là “ý chí”, là một nhân vật kiệt xuất mà là những quy luật xã hội khách quan. Chỉ có dựa vào sự hiểu biết những quy luật phát triển khách quan và hành động không trái lại mà phù hợp với những quy luật ấy thì ý chí con người mới có tự do chân chính, con người mới có tự do hoạt động” [21; 360]. “Triết học Mác xít khẳng định rằng: cũng như các năng lực tinh thần khác, con người ta sinh ra không phải đã có sẵn ý chí kiên cường hay bạc nhược. Ý chí con người chịu sự qui định của những nguyên nhân được xác định và ý chí được phát triển trong đời sống xã hội và trong hoạt động của cá nhân” [27; 229]. Trong cuốn Lênin toàn tập, tập 18, khi bàn về tự do và tính tất yếu, Lênin cho rằng: “tự do ý chí không phải là cái gì khác hơn là năng lực quyết định trên cơ sở hiểu biết rõ sự việc” [21; 226]. “Ănghen chỉ nói đơn giản rằng tính tất yếu của giới tự nhiên là cái có trước, còn ý chí và ý thức của con người là cái có sau” [21; 227]. “Khi chúng ta đã biết được quy luật đó, quy luật tác động không lệ thuộc vào ý chí và ý thức của chúng ta, thì chúng ta trở thành người chủ của giới tự nhiên” [21; 229]. - 14 - Tóm lại, các nhà Triết học duy vật Macxít quan niệm rằng: ý chí thực chất là “năng lực quyết định” trên cơ sở hiểu rõ sự việc; ý chí là cái có sau còn “tính tất yếu của giới tự nhiên” là cái có trước. Những quan niệm đúng đắn của các
Luận văn liên quan