Trên thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo.
Toàn cầu hóa, hội nh ập kinh tế từng bước được đẩy nhanh. Đầu tư, lưu chuyển hàng
hóa, dịch vụ lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, khoa học kỹ
thuật phát triển, nhất là sự phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu của công nghệ thông
tin và thị trường tài chính đã tác động lớn tới cơ cấu và sự phát triển của kinh tế th ế
giới, m ở ra những cơ hội m ới cho những quốc gia đang phát triển. Việt Nam c ũng
là một qu ốc gia đang phát triển, đang đứng trước những cơ hội ấy. Tuy nhiên, tình
hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều những y ếu tố phức tạp, các tranh
chấp, xung đột xảy ra thường xuyên gây mất ổn định không chỉ về mặt chính trị, mà
còn về kinh tế tới nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn, với những lợi thế cạnh
tranh nhất định,luôn tìm cách áp đặt các rào cản thương mại với các nước nghèo và
các nước đang phát triển. Đứng trước những cơ hội và thách thức ấy, đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế một cách hiệu quả và bền vững , nâng cao vị thế của mình trong khu
vực và trên trường quốc tế là mục tiêu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Có thể nói, đối với một quốc gia đang phát triển, lĩnh vực tài chính ngân
hàng được coi như là một “mạch máu” của nền kinh tế. Với các bước tiến rõ rệt
theo ba xu hướng : một là, phát triển các dịch vụ trên th ị trường tài chính; hai là ,
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại; ba là, mở rộng các dịch vụ
ngân hàng quốc tế, lĩnh vực này đã dần trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với
mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, để gặt hái được những thành công hơn
nữa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình bằng chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bao thanh toán là một sản phẩm được
đưa vào chiến lược phát triển của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam gần đây.
Mặc dù, trên thị trường tài chính ngân hàng quốc tế, bao thanh toán không còn m ới
mẻ, nhưng ở Việt Nam, dịch vụ này vẫn còn khá mới lạ và việc phát triển dịch vụ
vẫn còn gặp nhiều khó khăn với lượng doanh số còn khiêm tốn.
88 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4555 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring): Thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
Luận văn
Nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng
và giải pháp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BANG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN(FACTORING)........................................................................................... 4
1.1.Sự ra đời và phát triển của factoring. ..................................................... 4
1.2.Những nội dung cơ bản vềfactoring. ........................................................ 7
1.2.1.Khái niệm vềfactoring. ...................................................................... 7
1.2.2.Đặc điểm của factoring. .................................................................... 9
1.2.3.Sự khác nhau cơ bản giữa factoring và một số hình thức tài trợ
thương mại khác. ..................................................................................... 10
1.2.4.Chức năng của factoring. ............................................................... 11
1.2.5.Phân loại Factoring. ....................................................................... 12
1.2.6.Quy trình thực hiện nghiệp vụ factoring phổ biến trong thực tế. ... 14
1.2.7.Lợi thế của factoring trong thương mại quốc tế. ............................ 17
1.3.Rủi ro trong nghiệp vụ factoring. ........................................................... 22
1.3.1. Rủi ro từ phía đơn vị cung cấp dịch vụ factoring. ......................... 22
1.3.2. Rủi ro từ phía người mua. ............................................................. 22
1.3.3.Rủi ro từ phía ngân hàng, hay đơn vị thực hiện nghiệp vụ factoring.
................................................................................................................. 22
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển nghiệp vụ factoring. ............. 23
1.4.1. Các nhân tố khách quan. ............................................................... 23
1.4.2. Các nhân tố chủ quan. ................................................................... 23
1.5.Kinh nghiệm về hoạt động factoring trên thế giới. ................................ 24
1.5.1. Tình hình hoạt động factoring trên thế giới. ................................. 24
1.5.2. Kinh nghiệm về hoạt động factoring của một số quốc gia trên thế
giới. .......................................................................................................... 27
1.5.3.Các bài học kinh nghiệm cho hoạt động factoring tại Việt Nam. ... 30
iii
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BAO THANH TOÁN
(FACTORING) TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. ......... 32
2.1. Cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. .................................................................................. 32
2.1.1. Các văn bản pháp lý quy định về hoạt động factoring tại Việt Nam.
................................................................................................................. 32
2.1.2. Các quy định cơ bản về factoring trong các văn bản luật và dưới
luật. .......................................................................................................... 33
2.2. Thực trạng hoạt động factoring tại một số ngân hàng thương mại Việt
Nam. .............................................................................................................. 35
2.2.1. Số lượng các ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ factoring. ..... 35
2.2.2. Quy trình thực hiện factoring tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam. ......................................................................................................... 38
2.2.3. Quy mô, doanh số Factoring. ......................................................... 44
2.3. Rủi ro đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam khi thực hiện
nghiệp vụ factoring. ...................................................................................... 47
2.3.1.Rủi ro tín dụng. ............................................................................... 47
2.3.2.Rủi ro gian lận. ............................................................................... 48
2.3.3.Rủi ro thu nợ. .................................................................................. 48
2.3.4.Rủi ro thanh khoản. ........................................................................ 48
2.3.5.Rủi ro ngoại hối. ............................................................................. 48
2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển nghiệp vụ factoring tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam. ................................................................ 48
2.4.1. Kết quả đạt được. ........................................................................... 49
2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại. ............................................................ 50
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động
factoring. .................................................................................................. 52
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BAO
THANH TOÁN (FACTORING) TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM. .................................................................................................................... 55
3.1. Sự cần thiết phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam. ............................................................................................... 55
3.2. Triển vọng áp dụng nghiệp vụ factoring tại Việt Nam. ........................ 56
3.2.1. Năng lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam. ..................... 56
iv
3.2.2. Nhu cầu về dịch vụ factoring ngày càng tăng. ............................... 59
3.3. Giải pháp phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam. ....................................................................................................... 60
3.3.1. Giải pháp chủ yếu. ......................................................................... 60
3.3.2. Giải pháp hỗ trợ. ............................................................................ 73
3.4. Kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ factoring tại các ngân hàng
thương mại Việt Nam. .................................................................................. 76
3.4.1. Những kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. ................................. 76
3.4.2. Những kiến nghị với các ngân hàng thương mại Việt Nam. ......... 77
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 81
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 1.1 : Doanh số factoring trên thế giới giai đoạn 2007-2011 .......................... 24
Bảng 1.2 : Doanh số bao thanh toán của các châu lục trên thế giới giai đoạn 2007-
2011 ...................................................................................................................... 25
Bảng 1.3 : Doanh số Factoring của các quốc gia hàng đầu châu Á giai đoạn 2006-
2010. ..................................................................................................................... 26
Bảng 1.4 : Số lượng khách hàng của dịch vụ factoring tại Anh năm 2011. ............ 28
Bảng 2.1 : Số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp dịch vụ
factoring giai đoạn 2007-2011. .............................................................................. 36
Bảng 2.2 : Biểu phí/lãi suất dịch vụ bao thanh toán của ACB. ............................... 38
Bảng 2.3 : Biểu phí/lãi suất dịch vụ của Vietcombank. ......................................... 41
Bảng 2.4 : Doanh số factoring tại Việt Nam trong giai đoạn 2005– 2011. ............. 44
Bảng 2.5 : Doanh số factoring xuất nhập khẩu của Vietcombank giai đoạn 2007-
2011. ..................................................................................................................... 46
Bảng 2.6 : Doanh số nghiệp vụ factoring nội địa của ngân hàng VIB. ................... 47
Bảng 3.1 : Quy mô vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam. ....... 57
Bảng 3.2. Tỷ lệ CAR một số ngân hàng thương mại Việt Nam. ............................ 57
Bảng 3.3. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số ngân hàng
thương mại. ........................................................................................................... 58
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Doanh số bao thanh toán FCI giai đoạn 2007 - 2011. .......................... 6
Biểu đồ 1.2: Thị phần về doanh số bao thanh toán của FCI so với toàn thếgiới giai
đoạn 2007 - 2011. .................................................................................................... 7
Biểu đồ 1.3: Thị phần doanh số factoring các châu lục trên thế giới năm 2011. .... 25
Biểu đồ 1.4 : Tình hình doanh số factoring của một số nước Asean. ..................... 26
Biểu đồ 1.5 : Doanh số factoring của Anh trong năm 2011. .................................. 27
Biểu đồ 1.6 : Doanh số factoring của Ý trong giai đoạn 2007 - 2011. .................... 28
Biểu đồ 1.7 : Doanh số factoring của Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2011. ........... 29
Biểu đồ 2.2 : Doanh thu Factoring theo nhóm dịch vụ của Việt Nam trong giai đoạn
2008-2011. ............................................................................................................ 45
vi
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống một đơn vị bao
thanh toán .............................................................................................................. 15
Sơ đồ 1.2: Quy trình thực hiện nghiệp vụ Factoring theo hệ thống hai đơn vị bao
thanh toán .............................................................................................................. 16
Sơ đồ 2. 1a: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước của ACB. ................ 39
Sơ đồ 2.1b: Quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu của ACB. .................... 40
Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước của Vietcombank. ....... 42
Sơ đồ 2.3: quy trình thực hiện bao thanh toán xuất khẩu tại Vietcombank. ............ 42
Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện bao thanh toán nhập khẩu tại Vietcombank. .......... 43
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Trên thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế chủ đạo.
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế từng bước được đẩy nhanh. Đầu tư, lưu chuyển hàng
hóa, dịch vụ lao động và vốn ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, khoa học kỹ
thuật phát triển, nhất là sự phát triển mạnh mẽ theo chiều sâu của công nghệ thông
tin và thị trường tài chính đã tác động lớn tới cơ cấu và sự phát triển của kinh tế thế
giới, mở ra những cơ hội mới cho những quốc gia đang phát triển. Việt Nam cũng
là một quốc gia đang phát triển, đang đứng trước những cơ hội ấy. Tuy nhiên, tình
hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều những yếu tố phức tạp, các tranh
chấp, xung đột xảy ra thường xuyên gây mất ổn định không chỉ về mặt chính trị, mà
còn về kinh tế tới nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn, với những lợi thế cạnh
tranh nhất định,luôn tìm cách áp đặt các rào cản thương mại với các nước nghèo và
các nước đang phát triển. Đứng trước những cơ hội và thách thức ấy, đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế một cách hiệu quả và bền vững , nâng cao vị thế của mình trong khu
vực và trên trường quốc tế là mục tiêu phát triển của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Có thể nói, đối với một quốc gia đang phát triển, lĩnh vực tài chính ngân
hàng được coi như là một “mạch máu” của nền kinh tế. Với các bước tiến rõ rệt
theo ba xu hướng : một là, phát triển các dịch vụ trên thị trường tài chính; hai là ,
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại; ba là, mở rộng các dịch vụ
ngân hàng quốc tế, lĩnh vực này đã dần trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với
mục tiêu phát triển bền vững. Bên cạnh đó, để gặt hái được những thành công hơn
nữa trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện
nay luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu của mình bằng chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bao thanh toán là một sản phẩm được
đưa vào chiến lược phát triển của nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam gần đây.
Mặc dù, trên thị trường tài chính ngân hàng quốc tế, bao thanh toán không còn mới
mẻ, nhưng ở Việt Nam, dịch vụ này vẫn còn khá mới lạ và việc phát triển dịch vụ
vẫn còn gặp nhiều khó khăn với lượng doanh số còn khiêm tốn. Với mục tiêu
nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn dịch vụ bao thanh toán, em đã chọn đề tài “Nghiệp
2
vụ bao thanh toán (Factoring) – Thực trạng và giải pháp tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán
(Factoring).
Thứ hai, nghiên cứu về thực trạng nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring) tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá chung về tình hình phát triển, những
thành tựu đạt được, cũng như những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện
phát triển nghiệp vụ bao thanh toán (Factoring).
Thứ ba, đề xuất một số những giải pháp và đưa ra một số những kiến nghị
nhằm phát triển dịch vụ bao thanh toán (Factoring) tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Dịch vụ bao thanh toán được phổ biến dưới hai hình thức : Factoring và
Forfaiting. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ tập trung vào một hình
thức của hoạt động bao thanh toán : Factoring trong giai đoạn 2007 - 2011. Vì vậy,
thuật ngữ “Bao thanh toán”được sử dụng trong khóa luận đồng nghĩa với
“Factoring” và thuật ngữ “Factor” sẽ được hiểu là các đơn vị bao thanh toán cung
cấp dịch vụ Factoring.
Phương pháp nghiên cứu :
Khóa luận được nghiên cứu dựa trên các phương pháp thống kê, tổng hợp, so
sánh, phân tích, đối chiếu kết hợp với việc minh họa bằng sơ đổ, bảng biểu nhằm
mục đích làm vấn đề trở nên rõ ràng hơn, trực quan hơn.
Bên cạnh đó, dựa trên việc tham khảo, trao đổi ý kiến với cán bộ tác nghiệp
tài trợ thương mại tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, nên
những số liệu nghiên cứu được tập hợp chính xác hơn.
Kết cấu của khóa luận :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
luận được thể hiện qua ba chương như sau:
Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán của các ngân hàng thương mại
Việt Nam.
3
Chương II : Thực trạng về nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam giai đoạn 2007 - 2011.
Chương III : Các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bao thanh toán tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
Với thời gian và kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi
được những thiếu sót về nội dung, cũng như về hình thức. Kính mong được sự góp
ý, chỉ dẫn của các thầy cô giáo, để đề tài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới PGS.TS Nguyễn Thị
Quy, cô đã góp ý cho em rất nhiều về mặt kết cấu, nội dung đề tài, và những kiến
thức cần thiết để em có thể hoàn thành được khóa luận này.
Em xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Hải Ly
4
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BAO THANH
TOÁN(FACTORING)
1.1.Sự ra đời và phát triển của factoring.
Một số học giả cho rằng nghiệp vụ bao thanh toán bắt nguồn từ khoảng 2000
năm về trước dưới thời đế chế La Mã, xuất phát từ hoạt động đại lý hưởng hoa hồng.
Bên cạnh đó, một số ý kiến khác lại cho rằng Factoring bắt đầu hình thành từ nền
văn minh Mesopotamia cách đây 4000 năm, một nền văn minh đầu tiên phát minh
ra chữ viết, hình thành các luật lệ thương mại, cũng như các quy tắc nhà nước. Khái
niệm factor xuất phát từ động từ tiếng Latin facio, có nghĩa là “he who does thing”.
Hầu hết các quốc gia văn minh thời bấy giờ coi trọng buôn bán, đều đã ứng dụng
một số những phương thức tương tự như phương thức bao thanh toán hiện giờ, ví
dụ điển hình là người Roman đã từng bán giảm giá tờ thương phiếu. Tuy có hai
luồng ý kiến về lịch sử hình thành của bao thanh toán, nhưng hầu hết các học giả
đều thống nhất ở quan điểm Factoring có nguồn gốc từ sự phát triển thương mại
quốc tế, trong đó, hình thức sơ khai ban đầu là việc sử dụng các đại lý thương mại ở
nước ngoài làm factor.
Vào thế kỷ 15, bao thanh toán phát triền mạnh ở Anh dưới hình thức ứng trả
trước một phần cho người ủy nhiệm (hay còn gọi là người cung ứng sản phẩm) .
Thế kỷ 16 chứng kiến sự bắt đầu của chủ nghĩa thực dân Mỹ, đó là tiền đề
thúc đẩy sự phát triển của bao thanh toán trong khoảng thời gian này. Khi Mỹ mở
rộng biên giới phía Tây, kéo theo khoảng cách giữa châu Âu và thị trường Mỹ trở
lên lớn hơn, đồng nghĩa với sự giảm mức độ tin cậy về tín dụng đối với các khách
hàng Mỹ của các nhà sản xuất ở châu Âu. Một sự bảo đảm cho khoản tín dụng
thương mại cho các nhà sản xuất châu Âu là cần thiết. Bởi vậy, để giảm mức độ lo
ngại bởi vòng tuần hoàn từ khi bắt đầu sản xuất cho tới khi thu hồi được khoản tiền
bán hàng ngày một dài hơn, những đại lý bao thanh toán ở Mỹ đã đứng ra thành lập
một tổ chức để cung cấp cho các nhà sản xuất châu Âu những dịch vụ tài chính,
marketing, trong đó bao gồm cả nghiệp vụ bao thanh toán.
Trong khoảng thời gian thế kỷ 17, 18, sự giao lưu thương mại quốc tế giữa
các nước châu Âu và các khu vực khác trên thế giới được đẩy mạnh. Do hạn chế về
5
thông tin liên lạc, và phương tiện vận chuyển hàng hóa, nên nhà xuất khẩu phải chỉ
định các đại lý thương mại tại các thị trường nước ngoài, cho phép các đại lý này
được quyền bán hàng của họ trên cơ sở tín dụng thương mại và hóa đơn thương mại
của chính các đại lý, đồng thời cũng bắt các đại lý phải chịu trách nhiệm về các
khoản tín dụng thương mại này bằng khoản tiền ứng trước để trả cho phí cảng,
thuế,...và tiền hàng cho họ.
Thế kỷ 19 đánh đấu một sự biến chuyển mạnh mẽ của factoring thông qua
các đại lý thanh toán ngành dệt may của Mỹ, hay trong các ngành công nghiệp điện,
hóa chất, sợi tổng hợp....Và khi nền kinh tế Mỹ vững mạnh, các mối quan hệ lệ
thuộc giữa Mỹ và Châu Âu không còn tồn tại nữa, nhu cầu sử dụng các đại lý
thương mại tại thị trường nước ngoài đã giảm xuống. Nhờ vào những nguồn lực
trong nước, và việc áp đặt biểu thuế gắt gao với hàng hóa nước ngoài, nhu cầu nhập
khẩu hàng hóa giảm xuống. Các đại lý bao thanh toán bấy giờ đã điều chỉnh dịch vụ
của mình theo nhu cầu của nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các hoạt động tín
dụng, thu nợ, kế toán...Factoring nội địa ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu bán hàng
trong phạm vi biên giới một quốc gia.
Đầu thế kỷ 20, bao thanh toán phát triển rộng hơn sang các ngành công
nghiệp khác, như phụ kiện, đồ may mặc, đồ nội thất.... Các đại lý bao thanh toán
đưa ra hình thức bao thanh toán mua lại các khoản phải thu dựa trên cơ sở hóa đơn
thương mại . Từ đó, bao thanh toán đã thực sự có một chỗ đứng vững vàng trong
các hoạt động thương mại.
Hiện nay, các đơn vị bao thanh toán tồn tại dưới nhiều hình thức : một phòng
ban của một tổ chức tài chính lớn, hay tồn tại độc lập như một doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ bao thanh toán. Số lượng các factor trên thế giới có xu hướng ngày
càng gia tăng nhanh với mức lãi suất tăng cao. Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ
bao thanh toán dẫn tới nhu cầu cấp thiết thành lập Hiệp hội bao thanh toán.
Đầu năm 1960, tổ chức các nhà bao thanh toán quốc tế IFG (International
Factor Group) ra đời với gần 70 thành viên là những ngân hàng, đơn vị bao thanh
toán độc lập.. của 47 quốc gia trên toàn thế giới. Với mục tiêu giúp các đơn vị bao
thanh toán thuận lợi trong quá trình hợp tác, IFG lậ