Luận văn Ngôn ngữ án văn Tiếng Việt

Bản án là văn bản pháp luật ghi nhận quyết định của tòa án, đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng và có thể làm phát sinh một quá trình tố tụng khác. Bản án có tính quyết định đến số phận, tính mạng, tài sản của cá nhân và pháp nhân. Cùng với xu thế phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, việc công khai bản án trên các phương tiện truyền thông và xây dựng án lệ đang được ngành tòa án nghiên cứu thực hiện. Có thể trong tương lai, bản án và quyết định của tòa án không còn bị bó hẹp trong phạm vi ngành nữa mà sẽ được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị tư pháp, lập pháp, hành pháp, nghiên cứu pháp luật và nhân dân

pdf203 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2885 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ án văn Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lệ NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Lệ NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 602201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ TRẦN HOÀNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Hoàng đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến các thầy cô, gia đình và bạn bè tôi đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 Nguyễn Thị Lệ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, 2011 Nguyễn Thị Lệ MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1 LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 MỤC LỤC .................................................................................................................... 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 4 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................................... 4 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 7 4. Đóng góp của đề tài .............................................................................................................. 8 5. Nguồn ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 8 6. Bố cục của luận văn ............................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................. 11 1.1. Khái niệm án văn ............................................................................................................. 11 1.2. Án văn trong hệ thống văn bản pháp luật ....................................................................... 11 1.3. Những đặc trưng pháp lý của án văn ............................................................................... 13 1.4. Khái niệm ngôn ngữ án văn ............................................................................................ 14 1.5. Vị trí của ngôn ngữ án văn trong hệ thống ngôn ngữ pháp luật ...................................... 14 1.6. Hoàn cảnh giao tiếp và mục đích giao tiếp của án văn ................................................... 16 1.7. Những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến ngôn ngữ án văn ........ 17 1.8. Tiểu kết ............................................................................................................................ 21 CHƯƠNG 2 - ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT ....................... 24 2.1. Đặc điểm tổ chức văn bản trong án văn .......................................................................... 24 2.1.1. Cấu trúc của án văn .................................................................................................. 24 2.1.1.1. Cấu trúc thể loại tiềm năng của án văn....................................................................... 25 2.1.1.2. Cấu trúc phát triển nhận thức của án văn ................................................................... 28 2.1.2. Các phương tiện liên kết trong án văn ..................................................................... 29 2.1.2.1. Phép lặp ....................................................................................................................... 30 2.1.2.2. Phép nối ....................................................................................................................... 34 2.1.2.3. Phép tuyến tính ............................................................................................................ 37 2.1.3. Phương pháp trình bày nội dung án văn .................................................................. 37 2.1.3.1. Phương pháp đưa thông tin ......................................................................................... 38 2.1.3.2. Phương pháp sử dụng lập luận ................................................................................... 41 2.1.3.3. Phương pháp mệnh lệnh .............................................................................................. 45 2.2. Đặc điểm từ vựng trong án văn ....................................................................................... 45 2.2.1. Hệ thuật ngữ trong án văn ........................................................................................ 45 2.2.1.1. Hệ thuật ngữ xét về mặt cấu tạo .................................................................................. 46 2.2.1.2. Thuật ngữ xét về tần số xuất hiện và phạm vi phân bố ............................................... 48 2.2.2. Từ biểu thị ý phủ định, khẳng định .......................................................................... 50 2.3. Đặc điểm cú pháp trong án văn ....................................................................................... 52 2.3.1. Hiện tượng tách biệt cú pháp ................................................................................... 52 2.3.2. Câu tỉnh lược chủ ngữ .............................................................................................. 56 2.3.3. Thành phần phụ trạng ngữ và phần phụ chú ............................................................ 58 2.3.3.1. Thành phần phụ trạng ngữ .......................................................................................... 58 2.3.3.2. Phần phụ chú ............................................................................................................... 64 2.4. Đặc điểm ngữ dụng trong án văn .................................................................................... 68 2.4.1. Câu ngôn hành và động từ ngôn hành trong án văn ................................................ 68 2.4.2. Tình thái trong án văn .............................................................................................. 72 2.4.2.1. Phân loại tình thái trong án văn .................................................................................. 73 2.4.2.2. Các phương tiện biểu hiện tình thái đạo nghĩa trong án văn ...................................... 78 2.5. Tiểu kết ............................................................................................................................ 83 CHƯƠNG 3 - NGÔN NGỮ ÁN VĂN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .......................................................................................... 86 3.1. Căn cứ nhận diện và phân loại lỗi ngôn ngữ trong án văn .............................................. 86 3.2. Thực trạng và giải pháp về từ ngữ trong án văn ............................................................. 87 3.2.1. Về xưng – hô ............................................................................................................ 87 3.2.2. Về phong cách chức năng ngôn ngữ ........................................................................ 94 3.2.2.1. Dùng từ ngữ địa phương ............................................................................................. 95 3.2.2.2. Dùng từ ngữ khẩu ngữ ................................................................................................. 99 3.2.2.3. Dùng từ ngữ chung chung, mơ hồ ............................................................................. 100 3.2.3. Về ngữ nghĩa của từ trong phát ngôn ..................................................................... 103 3.2.3.1. Dùng thừa từ ngữ....................................................................................................... 103 3.2.3.2. Dùng sai nghĩa của từ ngữ ........................................................................................ 106 3.3. Thực trạng và giải pháp về ngữ pháp trong án văn ....................................................... 108 3.3.1. Về sử dụng dấu câu ................................................................................................ 108 3.3.1.1. Sử dụng dấu câu sai chức năng ................................................................................. 109 3.3.1.2. Sử dụng thừa dấu câu ................................................................................................ 112 3.3.1.3. Thiếu dấu câu ............................................................................................................ 115 3.3.2. Về tách câu ............................................................................................................. 118 3.3.3. Về thành phần chủ ngữ của câu ............................................................................. 120 3.4. Thực trạng và giải pháp về tổ chức văn bản trong án văn ............................................ 121 3.4.1. Không thống nhất ở cấu trúc văn bản .................................................................... 121 3.4.2. Không hợp lý trong việc chia tách đoạn văn ......................................................... 124 3.5. Tiểu kết .......................................................................................................................... 127 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 129 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 132 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 135 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bản án là văn bản pháp luật ghi nhận quyết định của tòa án, đánh dấu sự kết thúc của quá trình tố tụng và có thể làm phát sinh một quá trình tố tụng khác. Bản án có tính quyết định đến số phận, tính mạng, tài sản của cá nhân và pháp nhân. Cùng với xu thế phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, việc công khai bản án trên các phương tiện truyền thông và xây dựng án lệ đang được ngành tòa án nghiên cứu thực hiện. Có thể trong tương lai, bản án và quyết định của tòa án không còn bị bó hẹp trong phạm vi ngành nữa mà sẽ được phổ biến rộng rãi tới cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị tư pháp, lập pháp, hành pháp, nghiên cứu pháp luật và nhân dân. Tuy nhiên, sự tồn tại và hành chức của vô số bản án, quyết định của Tòa án chưa được các nhà ngôn ngữ học quan tâm vì nhiều lý do khác nhau. Với tư cách là một sản phẩm ngôn ngữ; các bản án, quyết định của tòa án có những đặc trưng gì? Có thể tiến hành chuẩn hóa ngôn ngữ bản án hay không? Đấy là những vấn đề từ lâu đã được đặt ra và nay càng có ý nghĩa cấp thiết. Những vấn đề này được giải quyết sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học để tạo bản án đúng chuẩn mực, đúng với yêu cầu khắt khe của lý luận và thực tiễn. Từ nhận thức trên, chúng tôi xác định đề tài nghiên cứu với tên đầy đủ là “Ngôn ngữ án văn tiếng Việt”. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn bước đầu chỉ ra những đặc trưng ngôn ngữ của bản án, quyết định của tòa án - một loại văn bản pháp luật rất điển hình của hoạt động tư pháp. Ngoài ra, chúng tôi cũng dành một phần của luận văn để tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong án văn tiếng Việt hiện nay, bước đầu đề xuất giải pháp khắc phục những vấn đề ngôn ngữ còn tồn tại để góp phần xác lập bản án chuẩn về mặt ngôn ngữ. 2. Lịch sử vấn đề Ngôn ngữ án văn vẫn còn là một địa hạt mới mẻ đối với những nhà ngôn ngữ học. Cho tới nay, ngành Việt ngữ học chưa có một công trình nào trực tiếp nghiên cứu ngôn ngữ trong các bản án. Ngôn ngữ án văn là một bộ phận của ngôn ngữ luật pháp, được sử dụng trong ngành tòa án. Ở Việt Nam, ngôn ngữ luật pháp cũng được quan tâm tìm hiểu trong những năm gần đây. Đáng chú ý nhất là luận án tiến sĩ Ngữ văn của Lê Hùng Tiến (1999): Một số đặc điểm của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt (có so sánh đối chiếu với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch Việt – Anh). Tác giả chỉ ra những đặc điểm chính về từ ngữ, ngữ pháp, văn bản của ngôn ngữ luật pháp tiếng Việt trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Lê Hùng Tiến coi văn bản quy phạm pháp luật là một dạng diễn ngôn và phân tích văn bản dưới góc độ của phân tích diễn ngôn. Từ đó, tác giả chỉ ra những đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp độ: Từ ngữ, ngữ pháp và tổ chức văn bản. Ở cấp độ từ ngữ, tác giả quan tâm đến phương diện chức năng liên nhân của văn bản luật pháp tiếng Việt thể hiện ở phương tiện ngôn ngữ là động từ ngữ vi, câu ngữ vi và tình thái. Những phương tiện này góp phần tạo tính hành thực cho văn bản pháp luật, biến văn bản thành quy phạm pháp luật và là phương tiện ngôn ngữ quan trọng góp phần tạo lập quyền và nghĩa vụ trong văn bản luật pháp tiếng Việt. Ở cấp độ từ ngữ, tác giả còn tìm hiểu phương diện chức năng quan niệm thông qua hệ thống thuật ngữ luật pháp và đặc điểm của từ Hán Việt sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật. Ở cấp độ ngữ pháp, tác giả Lê Hùng Tiến chú ý đến hiện tượng danh hóa như một phương tiện ngôn ngữ góp phần tạo nên tính chính xác và bao trùm của văn bản luật pháp, chú ý đến độ dài bất thường của câu trong văn bản và chỉ ra nguyên nhân của vấn đề đó. Ở cấp độ văn bản, tác giả phân tích cấu trúc của văn bản quy phạm pháp luật dưới hai khía cạnh: Cấu trúc phát triển nhận thức và cấu trúc tiềm năng, chỉ ra những phương tiện liên kết đặc thù mà văn bản pháp luật sử dụng. Văn bản quy phạm pháp luật và án văn có mục đích giao tiếp rất khác nhau. Văn bản quy phạm pháp luật có mục đích giao tiếp là chỉ dẫn, đặt ra nghĩa vụ, ban phát quyền hành và hình phạt. Người phát là Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, người nhận là đông đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy văn bản quy phạm pháp luật chỉ có một dạng thức duy nhất. Còn án văn là văn bản thuộc dạng thủ tục pháp lý, mục đích của nó là giải quyết những vấn đề cụ thể, với những đối tượng cụ thể. Người phát là cán bộ ngành tòa án và người nhận là những đối tượng liên quan trong vụ án. Án văn có rất nhiều biến thể. Chính vì vậy mà cách thức tổ chức văn bản và sử dụng ngôn từ của hai loại này cũng rất khác biệt. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Lê Hùng Tiến là những gợi ý rất hữu ích cho chúng tôi và cùng với tác giả, chúng tôi bổ sung thêm một khía cạnh khác nữa về ngôn ngữ pháp luật. Nếu như án văn là một địa hạt mới mẻ đối với những nhà ngôn ngữ học thì với những nhà luật học, án văn lại được quan tâm và nhắc đến khá nhiều trong các tạp chí chuyên ngành, báo in và báo điện tử pháp luật. Vì giới hạn của ngành, mặc dù quan tâm đến ngôn ngữ án văn nhưng các nhà luật học mới chỉ xem xét nó ở mức độ đề xuất nghiên cứu với những nhận xét khái quát mà chưa có công trình nào nghiên cứu rõ ràng, tỉ mỉ. Đáng kể nhất là các bài viết của Phan Trung Hoài [25], Nguyễn Thu [36], Anh Thư [37], Nguyễn Xuân Tùng [43]. Trong bài viết “Bàn về khái niệm và các tiêu chí của bản án điển hình” (Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2002), thạc sĩ Luật học Phan Trung Hoài chỉ ra những đặc trưng cơ bản của bản án và quyết định của tòa án, xác định khái niệm cho bản án điển hình và các tiêu chí để xác định bản án điển hình. Ông cho rằng “văn phong bản án thể hiện ngôn ngữ pháp lý chặt chẽ, khúc chiết, rõ ràng”, ngôn ngữ án văn “phải là ngôn ngữ thể hiện quyền lực Nhà nước, mang tính pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, khúc chiết và hiểu đơn nghĩa”. Phan Trung Hoài coi văn phong bản án với những đặc điểm như trên là một tiêu chí bắt buộc của một bản án điển hình: “Khi xây dựng cơ sở dữ liệu bản án điển hình, một việc nên làm là nên tuyển chọn những bản án có văn phong sắc sảo, nhận định rõ ràng, sử dụng ngôn từ thuyết phục, ngắn gọn, có tác dụng giáo dục và truyền bá tốt.”. Ông cũng đưa ra một nhận định khá sắc sảo về vấn đề chuẩn hóa văn phong bản án như sau: “Vấn đề hiện nay là pháp luật chưa quy định rõ và Tòa án Nhân dân Tối cao chưa hướng dẫn cụ thể về cái gọi là “văn phong bản án”. Thật ra, quy chuẩn hóa văn phong bản án theo một mẫu chung thống nhất không phải là giải pháp đúng, vì bản án là sản phẩm của nhận thức chủ quan và chính sắc thái đa dạng trong nhận định tình huống, chứng cứ và những lập luận chặt chẽ, sắc sảo của mỗi bản án lại là một điều nên làm.”. Cụ thể hơn, trong bài viết “Một số suy nghĩ về kỹ năng viết bản án sơ thẩm hình sự”, Nguyễn Xuân Tùng trình bày ý kiến của mình về bản án mẫu và cách viết một bản án sơ thẩm hình sự. Trên cơ sở xem xét và đối chiếu bản án mẫu với bản án thực tế, tác giả chỉ ra những điểm hợp lý và những điểm chưa hợp lý về tổ chức văn bản, sử dụng ngôn từ của bản án mẫu và bản án thực tế. Ví dụ như tác giả đề nghị thay cụm từ “Trình độ văn hoá” trong phần lý lịch bị cáo của mẫu bản án bằng cụm từ “Trình độ học vấn” để bản án chính xác hơn. Vì tác giả cho rằng “Nói đến văn hoá là nói đến tính sáng tạo, là nói đến khả năng tạo ra cái mới và văn hoá là một khái niệm rộng lớn phản ánh trình độ văn minh của con người qua các thời kỳ phát triển của xã hội []. Còn trình độ học vấn của một con người là nói đến khả năng học tập (khả năng tiếp thu) của một cá nhân, phản ánh cá nhân đó đã học được đến lớp mấy rồi”. Ngoài ra, tác giả Anh Thư [37], Nguyễn Thu [36, tr.4] cũng đề cập đến những vấn đề bất cập trong việc viết bản án như: Bản án chưa có sự thống nhất, viết bản án còn tuỳ tiện, trong bản án còn có nhiều lỗi sai về sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. Những nghiên cứu của những người đi trước sẽ là gợi ý rất hữu ích cho chúng tôi tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ án văn tiếng Việt và thực trạng sử dụng ngôn ngữ án văn tiếng Việt hiện nay. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu đối tượng thuộc về ngôn ngữ luật pháp ở dạng viết: Bản án và các quyết định của Toà án có giá trị như một bản án. Cần phải nói thêm rằng, trong quá trình thụ lý và giải quyết một vụ án, Toà án nhân dân các cấp có thể ban hành nhiều loại quyết định khác nhau như: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên toà, quyết định thay đổi thẩm phán, hội thẩm hay thư kýSự phân biệt các quyết định nằm ở ranh giới giữa quyết định về nội dung hay quyết định về tố tụng và chỉ có những quyết định về nội dung, có giá trị như một bản án mới là đối tượng của luận văn. Vì vậy, chúng tôi không tách bản án và các quyết định của Tòa án có giá trị như một bản án thành hai đối tượng riêng biệt mà coi chúng thuộc cùng một loại để nghiên cứu. Trong luận văn này chúng tôi nghiên cứu ngôn ngữ án văn dưới góc nhìn của ngôn ngữ học đồng đại và bỏ qua góc nhìn lịch đại về sự phát triển trong nội bộ ngôn ngữ. Nói như vậy có nghĩa là đối tượng cụ thể của luận văn là ngôn ngữ án văn tiếng Việt hiện đại. Nghiên cứu ngôn ngữ án văn, chúng tôi nhằm đến mục đích là tìm hiểu thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của bộ phận cán bộ ngành Toà án trong quá trình xét xử vụ án, tìm hiểu những yếu tố chi phối quá trình sử dụng ngôn ngữ đó. Từ đó, chúng tôi xác định những đặc trưng ngôn ngữ của án văn, giúp phân biệt án văn với các văn bản pháp luật gần gũi khác. Ngoài ra, luận văn còn dành một chương để khảo sát những lỗi
Luận văn liên quan