Luận văn Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến Tiếng Việt

Một trong hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp xã hội. Hòa mình vào sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới, Việt ngữ học cũng chuyển mình để tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện mới – ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Đặt ngôn ngữ trở về đúng vị trí của nó trong mối tương quan giữa nhiều yếu tố, đặc biệt là ngữ cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học đã mở ra một con đường mới trong nghiên cứu ngôn ngữ: Ngữ dụng học. Lúc này, ngôn ngữ không còn là một yếu tố tĩnh tại mà là một hoạt động mang tính liên cá nhân. Do đó, một vấn đề tối quan trọng được đặt ra: phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ và nó ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học. Có thể nói rằng lịch sự không phải là một vấn đề thuần tuý ngôn ngữ học. Ngược lại, nó bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa

pdf148 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4057 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngôn ngữ học: Lịch sự trong hành động cầu khiến Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- W › X --- LÊ THỊ KIM ĐÍNH LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC Mà SỐ: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯ NGỌC NGÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2006 Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành ngoài sự nỗ lực của chính bản thân còn có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn học cùng khóa. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc cô Dư Ngọc Ngân, người đã hết lòng hướng dẫn khoa học, giúp đỡ và động viên tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn quí thầy cô đã nhiệt tình đóng góp ý kiến và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quí báu. Xin cảm ơn Phòng Đào tạo Sau Đại học và Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi thực hiện và bảo vệ luận văn. Sau cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, khích lệ để tôi có thể yên tâm học tập và nghiên cứu. Một lần nữa tôi xin gởi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2006 Lê Thị Kim Đính Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt MỤC LỤC DẪN NHẬP 0.1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ..................................1 0.2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................2 0.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................10 0.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ................................11 0.5. Cấu trúc của luận văn ....................................................................12 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỰ NGÔN NGỮ VÀ HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN 1.1. Lịch sự ngôn ngữ .............................................................................15 1.1.1. Khái niệm .....................................................................................15 1.1.1.1. Khái niệm lịch sự ..........................................................................15 1.1.1.2. Vai giao tiếp .................................................................................16 1.1.2. Các phương châm lịch sự ............................................................17 1.1.3. Thể diện với lịch sự .....................................................................18 1.1.3.1. Thể diện dương tính ....................................................................19 1.1.3.2. Thể diện âm tính ........................................................................19 1.1.3.3. Hành vi đe dọa thể diện ............................................................20 1.1.4. Các chiến lược lịch sự ................................................................21 1.1.4.1. Chiến lược lịch sự âm tính .........................................................21 1.1.4.2. Chiến lược lịch sự dương tính ...................................................23 1.1.5. Lịch sự và văn hóa .....................................................................25 1.2. Cầu khiến và hành động cầu khiến ..............................................26 1.2.1. Khái niệm .....................................................................................26 Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 1.2.2. Phân loại các hành động cầu khiến ..........................................33 1.2.2.1. Cầu khiến cạnh tranh .................................................................34 1.2.2.2. Cầu khiến hòa đồng ....................................................................37 1.2.3. Cầu khiến lịch sự ..........................................................................38 Chương 2 LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN TIẾNG VIỆT 2.1. Các hành động cầu khiến trong quan hệ với phép lịch sự ............44 2.1.1. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự dương tính ...............45 2.1.1.1. Hành động mời ........................................................................45 2.1.1.2. Hành động động viên/ an ủi ...................................................53 2.1.1.3. Hành động khuyên răn/nhắc nhở ..........................................59 2.1.2. Các hành động cầu khiến có tính lịch sự âm tính ....................65 2.1.2.1. Hành động ra lệnh ..................................................................65 2.1.2.2. Hành động yêu cầu .................................................................71 2.1.2.3. Hành động xin phép ................................................................74 2.1.2.4. Hành động thỉnh cầu ...............................................................79 2.2. Phương thức biểu hiện lịch sự các hành động cầu khiến trong tiếng Việt ................................................................................................... 84 2.2.1. Phương thức thể hiện trực tiếp ................................................86 2.2.1.1. Dùng thành phần mở rộng .....................................................86 2.2.1.2. Dùng từ xưng hô ......................................................................101 2.2.2. Phương thức thể hiện gián tiếp .................................................108 2.2.2.1. Dùng hình thức khẳng định/ phủ định ..................................111 2.2.2.2. Dùng hình thức nghi vấn ........................................................116 Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt KẾT LUẬN .......................................................................................................127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................132 PHỤ LỤC ..........................................................................................................141 Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 1 DẪN NHẬP 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Một trong hai chức năng cơ bản của ngôn ngữ là giao tiếp xã hội. Hòa mình vào sự phát triển của ngôn ngữ học thế giới, Việt ngữ học cũng chuyển mình để tiếp cận ngôn ngữ trên bình diện mới – ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Đặt ngôn ngữ trở về đúng vị trí của nó trong mối tương quan giữa nhiều yếu tố, đặc biệt là ngữ cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học đã mở ra một con đường mới trong nghiên cứu ngôn ngữ: Ngữ dụng học. Lúc này, ngôn ngữ không còn là một yếu tố tĩnh tại mà là một hoạt động mang tính liên cá nhân. Do đó, một vấn đề tối quan trọng được đặt ra: phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ và nó ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà ngôn ngữ học. Có thể nói rằng lịch sự không phải là một vấn đề thuần tuý ngôn ngữ học. Ngược lại, nó bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ như ngữ cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, phong tục tập quán, văn hóa Lịch sự ngôn ngữ là một mảnh đất rộng lớn đang cần các nhà ngôn ngữ học khai phá. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi bước đầu chỉ miêu tả một số hành động cầu khiến chủ yếu và khảo sát phép lịch sự ngôn ngữ chi phối như thế nào đến việc lựa chọn các phương tiện biểu đạt hành động cầu khiến của người Việt. Hiện nay, song song với quá trình giao lưu kinh tế của các quốc gia là quá trình giao lưu giữa các nền văn hóa mà một phần trong đó là ngôn ngữ thì nghiên cứu về tiếng Việt nói chung và về lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt nói riêng là một vấn đề thực sự cần thiết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt. Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 2 0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ nói chung và lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt nói riêng vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ. 0.2.1. Trong vài chục năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát ứng xử lịch sự trong ngôn ngữ trên nhiều bình diện. Robin Lakoff (1972, 1977), Geoffery Leech (1983), Penelop Brown & Stephen Levinson (1978, 1987), George Yule (1977) đã xây dựng mô hình lịch sự chung cho tất cả các ngôn ngữ và cho rằng lịch sự là chiến lược hay là phương tiện giữ thể diện trong giao tiếp. Còn J. House (1989), Held (1992), Blum-Kulla (1987), Maria Sifianou (1999) lại nghiên cứu đối chiếu hiện tượng lịch sự giữa các ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ra, vấn đề lịch sự có liên quan đến giới tính hay lịch sự trong sự tương tác giữa các nền văn hóa cũng được nhiều nhà nghiên cứu như P. Brown (1976), S. Zimin (1981) đề cập đến. Tuy nhiên, về mặt quan điểm, giữa các nhà nghiên cứu trên vẫn có nhiều bất đồng khi xác định nội dung, phương tiện biểu hiện lịch sự hay vai trò các nhân tố xã hội đối với sự đánh giá mức độ lịch sự của ngôn ngữ trong giao tiếp. Sau đây, luận văn sẽ đi vào mô tả khái quát những điểm chính trong lý thuyết của các tác giả đã nêu trên. R. Lakoff (1973) là người mở đầu cho việc nghiên cứu lịch sự trong ngôn ngữ. Kế thừa và phát huy nguyên tắc cộng tác (cooperative principle) trong lý thuyết hội thoại của P. Grice, tác giả này đã mở rộng các khái niệm về quy tắc ngữ pháp (grammatical rules) và khái niệm về tạo dựng các hình thức phù hợp với ngữ dụng học. Từ đó, bà đã đưa ra khái niệm “lịch sự là tôn trọng nhau”. Đây chính là biện Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 3 pháp hữu hiệu để giảm bớt sự xung đột trong diễn ngôn. Theo R. Lakoff, có ba quy tắc lịch sự trong giao tiếp: - Không được áp đặt (Don’t impose) - Để ngỏ sự lựa chọn (Offer optionality) - Làm cho người đối thoại cảm thấy thoải mái (Make a feel good) Sau này, trong nhiều công trình nghiên cứu, R. Lakoff đã xem xét lịch sự trong sự tương tác giữa các nền văn hóa, trong đó có sự lễ độ và phật lòng trong diễn đạt ngôn ngữ. Lý thuyết lịch sự của G. Leech (1983) dựa trên khái niệm “lợi” (benefit) và “thiệt” (cost) giữa người nói và người nghe do ngôn từ gây nên. Vì thế, sự thay đổi mức độ lợi – thiệt trong một phát ngôn sẽ làm thay đổi mức độ lịch sự trong lời nói. Từ quan niệm đó, G. Leech đưa ra nguyên tắc giảm tới mức tối thiểu những cách nói không lịch sự và tăng tới mức tối đa những cách nói lịch sự. Theo G. Leech, lịch sự là sự bù đắp những hao tổn, thiệt thòi do hành động nói của con người gây ra cho người đối thoại. Một phát ngôn lịch sự phải là một phát ngôn có các phương tiện để điều chỉnh mức lợi – thiệt sao cho tạo được sự cân bằng xã hội và tình thân giữa người nói với người nghe. Sau đây là 6 phương châm lịch sự trong lý thuyết của G. Leech: - Phương châm khéo léo - Phương châm hào hiệp - Phương châm tán thưởng - Phương châm khiêm tốn - Phương châm tán đồng - Phương châm cảm thông Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 4 Cũng theo Leech, hành động ra lệnh là hành động có bản chất không lịch sự vì nó mang tính áp đặt, buộc người nghe phải hành động theo ý muốn của người nói. Ngược lại, hành động khen tặng là hành động lịch sự. Khảo sát qua ngôn ngữ trong sự hành chức của nó, chúng ta thấy quan điểm này có nhiều chỗ không hoàn toàn đúng đắn vì khi ngôn ngữ được thể hiện trong giao tiếp thì tính lịch sự của nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố như sự chênh lệch về quyền uy giữa người nói và người nghe, quy tắc, tôn ti, tuổi tác, mối quan hệ. Hơn nữa, có những loại lệnh được thiết chế xã hội cho phép trong một số hoàn cảnh nào đó nên nó không thể bị xem là mất lịch sự. Khen là một biểu hiện lịch sự, nhưng lời khen không đúng lúc sẽ tác động tiêu cực đến người nghe. Có thể nói P. Brown & S. Levinson (1978 – 1987) là hai tác giả lớn và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sự. Dựa trên khái niệm “thể diện” của E. Goffman (1972), “thể diện là hình ảnh của bản thân trước người khác” (public self image), hai tác giả này đã xây dựng một cặp lưỡng phân quan trọng: thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính (negative face). Hai loại thể diện này bao giờ cũng nằm trong mối quan hệ đối lập nhưng thống nhất. - Thể diện dương tính là mong muốn hình ảnh cái tôi của mình được người khác xác nhận, bênh vực và ủng hộ. - Thể diện âm tính là mong muốn được tự do hành động, không bị người khác ép buộc, áp đặt. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, có nhiều lời nói tiềm tàng nguy cơ gây mất thể diện của chính người nói hay của người nghe. Khi ấy, lịch sự là một chiến lược nhằm giảm thiểu mức độ “mất thể diện” cho những đối tượng tham gia giao tiếp. Theo P. Brown & S. Levinson, có ba chiến lược lịch sự cơ bản: lịch sự dương tính (positive politeness) là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện dương tính của người nghe, lịch sự Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 5 âm tính (negative politeness) là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện âm tính của người nghe và gián tiếp là hành vi sửa đổi bằng cách tránh bộc lộ trực tiếp giá trị ngôn trung của lời nói. Mặc dù lý thuyết của P. Brown & S. Levinson vẫn chưa hoàn toàn thỏa đáng khi cho rằng lịch sự là một chiến lược giao tiếp của cá nhân mà bỏ qua sự ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội trong ứng xử bằng ngôn ngữ nhưng lý thuyết này vẫn được xem là có sức giải thích lớn nhất. Sau P. Brown & S. Levinson, G. Yule (1996) cũng có thảo luận về vấn đề lịch sự và tương tác trong Pragmatics. Theo tác giả, lịch sự là phương tiện dùng để chứng tỏ sự nhận thức thể diện của người khác. Nhìn chung, so với lý thuyết của P. Brown & S. Levinson thì nghiên cứu của G. Yule cũng không có gì mới hơn. 0.2.2. Ở Việt Nam, bắt đầu từ những năm 90, vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ nói chung và trong hành động cầu khiến nói riêng cũng bắt đầu được nghiên cứu. Mở đầu cho xu hướng này là tác giả Nguyễn Đức Dân với công trình Ngữ dụng học (1998) khi ông đề cập đến nguyên lý lịch sự thông qua việc bàn luận về vấn đề thể diện trong lý thuyết của P. Brown & S. Levinson và nêu ra những điều chưa thỏa đáng trong lý thuyết của G. Leech. Đến năm 2000, Nguyễn Thiện Giáp cũng điểm qua lý thuyết về lịch sự ngôn ngữ trong Dụng học Việt ngữ. Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học (2001), Đỗ Hữu Châu đã giới thiệu khá rõ ràng, đầy đủ và cụ thể các quan điểm về lịch sự tương đối hoàn chỉnh hơn cả của R. Lakoff, G. Leech, P. Brown & S. Levinson. Tuy ngữ liệu để phân tích chủ yếu là tiếng Anh, nhưng đây có thể được xem là tài liệu tham khảo chính bằng tiếng Việt khi nghiên cứu về vấn đề lịch sự trong ngôn ngữ. Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 6 Ngoài ba tác giả trên, còn có một số bài viết rải rác trên các báo và tạp chí đề cập đến một số vấn đề liên quan đến phép lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, đặc biệt là trong khi đưa ra hành động cầu khiến trong tiếng Việt. Vũ Thị Thanh Hương, qua nhiều bài viết của mình, đã đi vào tìm hiểu tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt dưới hai góc độ: phương thức biểu hiện và mối quan hệ giữa hình thức biểu đạt gián tiếp với tính lịch sự trong lời cầu khiến của người Việt. Từ đó, tác giả đưa ra 12 chiến lược thay đổi mức lợi – thiệt cho các hành động cầu khiến cạnh tranh và 9 chiến lược thay đổi mức lợi – thiệt cho các hành động cầu khiến hòa đồng. Qua đó, tác giả cũng cho rằng nguyên tắc phổ niệm đồng nhất giữa tính lịch sự và gián tiếp của các tác giả nước ngoài không phù hợp với tiếng Việt. Dưới góc nhìn lịch sự trong sự liên quan mật thiết với văn hóa, Nguyễn Quang, với bài viết Các chiến lược lịch sự dương tính trong tiếng Việt, đã giới thiệu chi tiết 17 chiến lược lịch sự dương tính sử dụng trong giao tiếp. Theo tác giả, tính được ưa chuộng hơn của một hay một một số chiến lược phụ thuộc vào các thành tố giao tiếp và các “ẩn tàng văn hóa” như các giá trị, quan niệm, đức tin và phong cách giao tiếp Cũng xem xét lịch sự dưới góc nhìn văn hóa, Tôn Nữ Mỹ Nhật có bài “Bước đầu tìm hiểu các đặc trưng ngôn ngữ – văn hóa trong hành vi yêu cầu của người Việt”, Đỗ Quang Việt thì so sánh sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến lược thỉnh cầu của người Việt và người Pháp, còn Nguyễn Văn Độ thì đối chiếu để tìm ra những nét tương đồng và khác biệt từ những yếu tố làm biến đổi lực ngôn trung của lời thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt 0.2.3. Về vấn đề câu cầu khiến, chúng ta thấy trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt, câu cầu khiến được bàn luận rất nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm qua một số quan điểm tiêu biểu. Lịch sự trong hành động cầu khiến tiếng Việt 7 • Theo quan điểm ngữ pháp học truyền thống, các tác giả như Lê Văn Lý, Bùi Đức Tịnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Kim Thản, Hoàng Trọng Phiến, Diệp Quang Ban phân loại câu theo “mục đích phát ngôn” gắn liền với các phương tiện ngôn ngữ điển hình cấu tạo nên nó. Trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1968), Lê Văn Lý chia câu tiếng Việt ra làm 13 loại. Trong đó, câu khuyến lệnh là câu mà người nói dùng để bộc lộ ý muốn của mình. Nguyễn Kim Thản (1964) trong Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, đã chú ý đến loại câu nghi vấn cầu khiến khi phân biệt câu nghi vấn chân chính với các loại câu nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định. Không những thế, Nguyễn Kim Thản còn nhận diện các động từ khi chúng mang ý nghĩa mệnh lệnh thì chúng thể hiện lời yêu cầu, đề nghị hay mệnh lệnh của người nói/ người viết đối với người nghe/ người đọc. Hoàng Trọng Phiến (1980) trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt đã phân loại câu tiếng Việt thành 4 loại: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Về mặt hình thức, câu cầu khiến được nhận diện bằng một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Về mặt nội dung, câu cầu khiến nói lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động. Nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (2002) đã phân loại câu tie
Luận văn liên quan