Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn luôn nhận được sự quan
tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội. Đặc biệt là từ sau khi đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đại hội khẳng định: “Cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục ngày càng được chú ý hơn.
Trong nhiều năm gần đây, mức độ đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên, đặc biệt
là mức đầu tư cho đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Nếu như năm 2004 tỉ lệ chi cho
giáo dục chiếm 17.1% ngân sách nhà nước thì đến năm 2010 dự kiến sẽ là 20% tổng
ngân sách nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lên số lượng các trường đại
học , cao đẳng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy sẽ được củng cố nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên.
Song đi kèm với sự tăng nhanh về số lượng các trường đại học , cao đẳng thì số
lượng sinh viên cũng sẽ gia tăng. Điều đó sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề bức thiết, trong
đó vấn đề nhà ở cho sinh viên là một vấn đề nổi cộm. Hiện nay tính riêng ở Hà Nội, số
lượng các trường đại học, cao đẳng là 53 trường. Như vậy, hàng năm Hà Nội sẽ phải
tiếp nhận khoảng 65000 sinh viên chưa kể các hệ tại chức, học nghề. Trong 65000 sinh
viên đó thì số sinh viên ở Hà Nội chỉ chiếm 1/5-> 1/7 (dựa theo điều tra tỉ lệ sinh viên
có hộ khẩu Hà Nội trong một số lớp ở một số trường) vậy là 4/5 số sinh viên còn lại sẽ
có nhu cầu về chỗ ở. Những sinh này sẽ ở đâu trong suốt thời gian theo học ở Hà Nội?
ở kí túc xá hay thuê ngoài? Một thực tế cho thấy số chỗ ở trong kí túc xá rất hạn hẹp,
chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên. Hơn nữa, chất lượng các
khu kí túc xá cũng không được cao, không đủ điều kiện để đảm bảo cho sinh viên ở và
học tập tốt. Mặt khác, ta cũng thấy một thực trạng là phần lớn các trường đại học, cao
đẳng tập trung ở những khu đô thị, một khu vực vốn đã rất đông, rất nhiều thành phần
và nhiều tầng lớp khác nhau, họ từ nơi khác chuyển đến, từ nông thôn chuyển ra Do
đó, tại những nơi này nhà ở không những thiếu về số lượng mà chất lượng cũng không
được đảm bảo.
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhà ở cho sinh viên – Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN:
Nhà ở cho sinh viên –
thực trạng và giải pháp
2
Lời mở đầu
Từ trước đến nay, sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn luôn nhận được sự quan
tâm sâu sắc của Đảng, nhà nước và toàn thể xã hội. Đặc biệt là từ sau khi đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, đại hội khẳng định: “Cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí , đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục ngày càng được chú ý hơn.
Trong nhiều năm gần đây, mức độ đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên, đặc biệt
là mức đầu tư cho đào tạo trình độ đại học, cao đẳng. Nếu như năm 2004 tỉ lệ chi cho
giáo dục chiếm 17.1% ngân sách nhà nước thì đến năm 2010 dự kiến sẽ là 20% tổng
ngân sách nhà nước. Điều này đồng nghĩa với việc tăng lên số lượng các trường đại
học , cao đẳng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giảng dạy sẽ được củng cố nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của sinh viên.
Song đi kèm với sự tăng nhanh về số lượng các trường đại học , cao đẳng thì số
lượng sinh viên cũng sẽ gia tăng. Điều đó sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề bức thiết, trong
đó vấn đề nhà ở cho sinh viên là một vấn đề nổi cộm. Hiện nay tính riêng ở Hà Nội, số
lượng các trường đại học, cao đẳng là 53 trường. Như vậy, hàng năm Hà Nội sẽ phải
tiếp nhận khoảng 65000 sinh viên chưa kể các hệ tại chức, học nghề. Trong 65000 sinh
viên đó thì số sinh viên ở Hà Nội chỉ chiếm 1/5-> 1/7 (dựa theo điều tra tỉ lệ sinh viên
có hộ khẩu Hà Nội trong một số lớp ở một số trường) vậy là 4/5 số sinh viên còn lại sẽ
có nhu cầu về chỗ ở. Những sinh này sẽ ở đâu trong suốt thời gian theo học ở Hà Nội?
ở kí túc xá hay thuê ngoài? Một thực tế cho thấy số chỗ ở trong kí túc xá rất hạn hẹp,
chỉ có thể đáp ứng được 20% nhu cầu chỗ ở của sinh viên. Hơn nữa, chất lượng các
khu kí túc xá cũng không được cao, không đủ điều kiện để đảm bảo cho sinh viên ở và
học tập tốt. Mặt khác, ta cũng thấy một thực trạng là phần lớn các trường đại học, cao
đẳng tập trung ở những khu đô thị, một khu vực vốn đã rất đông, rất nhiều thành phần
và nhiều tầng lớp khác nhau, họ từ nơi khác chuyển đến, từ nông thôn chuyển ra… Do
đó, tại những nơi này nhà ở không những thiếu về số lượng mà chất lượng cũng không
được đảm bảo.
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rõ một điều: việc tìm kiếm nhà ở của sinh
viên là một vấn đề khó khăn và đầy bức xúc. Và thực tế này đòi hỏi Đảng, nhà nước,
3
xã hội cần quan tâm hơn nữa trong việc hỗ trợ sinh viên về chỗ ở nhằm đảm bảo cho
việc học tập của sinh viên được thuận lợi. Qua đó nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo tại Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng em đã chọn đề tài: “Nhà ở cho sinh
viên –thực trạng và giải pháp”. Trong đề tài của mình, chúng em tập trung làm rõ
một số vấn đề sau:
1. Nhà ở và các vấn đề liên quan đến nhà ở Hà Nội hiện nay.
2. Thực trạng cuộc sống sinh viên thuê nhà bên ngoài và ở trong túc xá .
4
Chương I
Những vấn đề chung
I. Quan niệm về nhà ở và xu hướng thiết kế nhà ở
Cùng với sự phát triển của xã hội, trong lĩnh vực nhà ở cũng có sự thay đổi khá
mạnh mẽ không chỉ về số lượng và chất lượng mà còn biến đổi cả về khái niệm nhà ở.
Những nhu cầu và chất lượng mới nảy sinh từ thực tế do hội nhập và giao lưu quốc tế
vốn là một yếu tố quan trọng làm thay đổi những nhận thức về nhà ở.
Trước đây ở nước ta trong thời kỳ bao cấp khái niệm tiêu chuẩn diện tích ở trên
đầu người luôn luôn là nỗi ám ảnh của các nhà chuyên môn trong thiết kế, quản lý và
phân phối nhà cho nhân dân. Nhưng trong thực tế, các tiêu chuẩn đó được "bao"và
được "cấp" từ trên xuống mà ít có cơ sở khoa học.
Nói chung, để thoả mãn nhu cầu và đảm bảo các điều kiện ở một cách hợp lý
hơn cho phần đông cư dân đô thị, theo các chuyên gia trong lĩnh vực nhà ở trên thế
giới thì phải có công thức cư trú tối thiểu như sau: số phòng ở bằng số người trong gia
đình hay lớn hơn một đơn vị. Xét điều kiện của nước ta hiện nay, công thức này chỉ có
thể thực hiện được nhà ở cho tầng lớp giàu có tự xây dựng bằng kinh phí riêng, còn
nhà dành cho đại bộ phận quần chúng nhân dân thì chắc chắn khó mà thoả mãn được.
Những nhu cầu về chất lượng nơi cư trú trong các khu chung cư, từ chất lượng
thiết kế, xây dựng đến chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị trong và ngoài nhà cũng
còn nhiều vấn đề bất cập. Khi mà nhu cầu về chỗ ở còn quá lớn, người dân đành phải
chấp nhận thực tế sau: khi mua (thuê) nhà, để có thể ở thì chủ nhà phải sửa chữa nhiều,
thậm chí còn phải cải tạo lớn. Về mặt này, hiện còn một khoảng cách khá xa giữa ta
với các nước láng giềng chứ chưa nói đến việc đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn
cao hơn.
Sự bùng nổ dân số toàn cầu, đặc biệt là trong các thành phố lớn, nhu cầu phát
triển lực lượng sản xuất trong những biến động của nền kinh tế xã hội dựa trên các
thành tựu của cách mạng KHKT - CN đang biến sự phát triển của đô thị thành một
trong những vấn đề thời sự nóng hổi nhất.
Diện tích có hạn của các đô thị là nguyên nhân ảnh hưởng đến các điều kiện
sống của con người: điều kiện sinh thái kém, nhà ở chật chội, thiếu chỗ vui chơi giải
5
trí,... Đã có một thời, bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ XX, trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước phát triển người ta xây dựng rất nhiều nhà chung cư cao tầng, đó là niềm tự
hào của các quốc gia. Nhưng sau một thời gian khai thác, người ta đã đúc kết được rất
nhiều bất cập, còn cư dân thì dần từ bỏ các loại nhà này để đi tìm chỗ ở phù hợp trong
những loại nhỏ thấp tầng hơn. Từ đó để khắc phục những bất cập nêu trên, các chuyên
gia đã và đang đưa ra những ý tưởng táo bạo về thành phố tương lai. Đó là các thành
phố treo trên không trung, trên mặt biển, thành phố dưới nước, dưới mặt đất, trong vũ
trụ....Hiện thực hơn, là thiết kế các đô thị có khả năng hạn chế những tác động xấu từ
môi trường xung quanh, trong đó con người sống trên những chung cư cao tầng giống
như được sống trong các ngôi nhà riêng có sân vườn vậy.
Trong rất nhiều dự án nhà ở cao tầng tương lai, các nhà thiết kế chú ý nhiều đến
khả năng thay đổi các trang thiết bị kỹ thuật. Đây là một hướng đi hiện thực hơn, hợp
với mọi điều kiện và trình độ phát triển của xã hội. Nhưng có một vấn đề luôn luôn
thời sự mà các nhà thiết kế phải để ý đến. Đó là sự biến động về nhu cầu và điều kiện
ở của bất kỳ một gia đình nào. Nghĩa là những nhu cầu biến đổi không gian trong căn
hộ cả về lượng và chất theo thời gian. Về mặt lượng - yếu tố vật thể thì căn hộ có thể
được mở rộng ra hay thu hẹp lại theo nhu cầu về không gian trong các chu trình sống
của từng gia đình cụ thể. Sự thay đổi về lượng trong căn hộ có thể được thể hiện bằng
cách mua hay nhượng một phần không gian của các căn hộ liền kề. Còn về mặt chất -
yếu tố phi vật thể thì luôn luôn có nhu cầu tăng lên, không phụ thuộc vào những thay
đổi trong các chu trình sống của gia đình. Như một quy luật, hao mòn phi vật thễ xảy
ra nhanh hơn nhiều so với hao mòn vật thể, do đó các nghiên cứu trên đây đều xuất
phát từ quan niệm đơn giản này. Trong xã hội phát triển, nếu gia đình nào đó không ưa
thích căn hộ mà mình đang sống nữa thì có thể thay bằng một căn hộ khác hợp với sở
thích và nhu cầu của mình hơn.
Từ xa xưa, tiêu chí hàng đầu về chất lượng nhà ở được các nhà chuyên môn và
cư dân của bất kỳ xã hội nào đều cho là độ bền vững và tính ổn định. Nhưng ngày nay
và cả trong tương lai, tiêu chí về chất lượng nhà ở mà mọi người quan tâm nhiều hơn
là tính chất linh hoạt và di động của các loại không gian và hình khối nhà ở.
Để không gây ra ô nhiễm thêm cho môi trường và tiết kiệm các nguồn tài
nguyên cũng như tận dụng các nguồn năng lượng vô tận trong thiên nhiên, con người
6
đã tích cực khai thác những tiềm năng của các nguồn năng lượng tái tạo như nước, gió,
ánh sáng, năng lượng địa nhiệt,... Xu hướng thiết kế trong cải tạo hoặc xây dựng mới
cũng như vận hành mọi thể loại công trình phục vụ cho quốc kế dân sinh (trong đó có
nhà ở) luôn luôn nổi lên vấn đề là làm sao giảm thiểu được việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, tận dụng các tiềm năng của thiên nhiên, hạn chế chất thải ra môi trường,
bảo tồn và tôn tạo khả năng sinh thái của môi trường.... nhằm cải thiện và nâng cao các
điều kiện sinh sống và lao động của con người. Hay nói cách khác đây là xu hướng
sinh thái trong kiến trúc và xây dựng với mục đích chính để các đô thị phát triển cân
bằng, ổn định. Dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: phân vùng sinh thái để chọn địa
điểm và định hướng xây dựng cho các chức năng khác nhau của đô thị, quản lý các
quá trình thiết kế, sản xuất vật liệu, công nghệ thi công và khai thác các công trình xây
dựng theo quan điểm sinh thái....
Trong lĩch vực nhà ở, các chuyên gia trên thế giới đang đẩy mạnh nghiên cứu
và ứng dụng những tiềm năng của năng lượng gió, nước, ánh sáng, địa nhiệt...như vừa
nói trên, đặc biệt là việc khai thác năng lượng mặt trời. Đây là một trong những tiềm
năng cơ bản để bù đắp cho nguồn điện năng mà không cần khai thác các tài nguyên
thiên nhiên và giá thành đầu tư không cao, nhưng quan trọng hơn là không gây ô
nhiễm môi trường thiên nhiên.
II. Những vấn đề liên quan đến nhà ở Hà Nội hiện nay:
1. Quỹ đất cho xây dựng và phát triển nhà ở:
Thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 92097 ha, xếp thứ 58 trong 61
tỉnh thành cả nước. Hiện tại 89% diện tích tự nhiên của thành phố tương ứng 81962 ha
đã được đưa vào sử dụng, còn lại 10135 ha tương ứng với 11% tổng diện tích tự nhiên
đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá trong đó có 1051 ha đất bằng và 1700 ha đất đồi
núi có thể khai thác, sử dụng cho các mục đích kinh tế-xã hội nói chung và sản xuất
nông lâm nghiệp nói riêng.
Hiện thủ đô Hà Nội có 7 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Diện tích đất
nội thành là 8430 ha. Bình quân đất đô thị trong nội thành theo đầu người chưa tới 60
m2 và phân bố không đều trong các quận. Quận có mật độ dân cư cao như quận Hoàn
7
Kiếm chỉ bình quân khoảng 25 m2/ người. Trong khi đó, ở tất cả các quận nội thành
vẫn đang có xu hướng tăng mật độ dân cư. Những xu hướng đó dẫn tới nhu cầu sử
dụng đất xây dựng đô thị ngày càng lớn, do đó phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
Theo quyết định 1447/QĐ-TTg ngày 9/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến năm 2010 thì đất nông nghiệp
là 33446 ha, giảm 13166 ha so với năm 2000; đất chuyên dùng là 29770 ha, tăng 9246
ha; đất ở nông thôn là 7909 ha, giảm 908 ha; đất ở đô thị là 5875 ha, tăng 3003 ha.
Như vậy, theo quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội giai đoạn 2001-2010 thì quỹ
đất cho xây dựng và phát triển nhà ở sẽ tăng lên, đây là cơ sở để phát triển thị trường
nhà ở một cách hợp lý, đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho mọi thành phần, tầng lớp dân cư.
2. Quỹ nhà ở Hà Nội và thực trạng:
Theo Sở địa chính _nhà đất, Hà Nội hiện có quỹ nhà khoảng 12 triệu m2
(450000 căn hộ) chiếm 15% quỹ nhà ở cả nước. Trong đó, thuộc sở hữu nhà nước
khoảng 4.5 triệu m2, chủ yếu là nhà tại các khu chung cư cũ được xây dựng trong các
giai đoạn 1960-1970, 1970-1980, 1980-1990. Sau 9 năm thực hiện bán nhà theo Nghị
định 61/CP, năm 2003 quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước còn lại là 3542155 m2(123237
căn hộ) với hình thái quản lý: ngành tài nguyên môi trường và nhà đất cho thuê gần
1648587 m2(62150 hợp đồng thuê), các cơ quan tự quản 1893568 m2(61087 căn hộ).
Khoảng 80% quỹ nhà là nhà thấp tầng (1-3 tầng), 20% là nhà chung cư nhiều tầng với
434 nhà (920195 m2 sàn xây dựng, 27573 hộ với 137361 nhân khẩu), trong đó nhà lắp
ghép chiếm hơn 600000 m2 sàn của 206 nhà lắp ghép tấm lớn. Hiện nay trong bối cảnh
chuyển đổi kinh tế theo hướng thị trường, nhiều khó khăn lớn không kiểm soát được
xuất hiện làm cho các khu nhà ở nhất là các khu chung cư xuống cấp nghiêm trọng từ
kiến trúc căn hộ đến quy hoạch không gian, chất lượng môi trường và dịch vụ công
cộng. Kết quả là làm biến dạng hình thái quy hoạch, kiến trúc của khu chung cư cũ và
ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thể cảnh quan kiến trúc đô thị Hà Nội. Năm 1998, nhằm
giải quyết một cách cơ bản chính sách nhà ở của Hà Nội, nhất là người có thu nhập
thấp, người nghèo và cải thiện một bước điều kiện ở của nhân dân, góp phần xây dựng
thủ đô văn minh, hiện đại, thành uỷ Hà Nội đã đề ra chương trình phát triển nhà ở đến
năm 2000 và 2010, (Chương trình số 12 CTr/TU, ngày 25/5.1998). Chương trình này
đã mở rộng biên độ thực hiện chính sách nhà ở ra xã hội với 5 mục tiêu chiến lược:
8
+ Phục hồi tôn tạo nhà ở trong khu phố cổ.
+ Chỉnh trang nhà ở trong khu phố cũ.
+ Cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở tập thể.
+ Xây dựng thêm nhà chung cư cao tầng hiện đại.
+ Xoá bỏ các khu nhà ở ổ chuột trong nội thành và ven nội.
Nếu thực hiện được đầy đủ các mục tiêu chiến lược nêu trên thì thị trường nhà
ở Hà Nội có nguồn lực dồi dào, điều kiện ở của người dân được cải thiện, thị trường
nhà ở đa dạng, với nhiều loại sản phẩm phong phú như: nhà cho thuê giá cao và giá
thấp, nhà mua bán trả góp nhà mua bán giá thấp và giá rẻ, nhà mua bán giá cao,...
Qua 6 năm thực hiện chương trình số 12, Hà Nội đã đạt đựoc nhiều thành tựu
đáng kể. Chỉ trong vòng 3 năm (1998-2000) đã xây dựng được 1,32 triệu m2 nhà ở các
loại (trong đó, dự án nhà nước là 40 vạn m2, chiếm 35%, tư nhân tự xây dựng là 95
vạn m2 chiếm 65%). Trung bình mỗi năm xây dựng được khoảng 45 vạn m2 nhà ở mới
(riêng năm 2002 đạt 95 vạn m2), gấp 9 năm có số lượng nhà ở xây dựng cao nhất trong
thời kỳ bao cấp trước đây. Bước đầu giải quyết một phần khó khăn về nhà ở và cải
thiện điều kiện ở của nhân dân thành phố, góp phần đổi mới bộ mặt thủ đô. Về phương
diện phát triển nhà ở, Hà Nộ đã có một bước tiến dài. Song về phương diện kiến tạo thị
trường nhà ở thì Hà Nội chưa làm được bao nhiêu. Đơn cử: về mặt pháp luật, tỉ lệ thị
phần nhà ở do nhà nước kiểm soát chỉ chiếm khoảng 50-55%, còn khoảng 45-50%
chưa kiểm soát được. Về cơ cấu sản phẩm nhà ở xây dựng mới, thì loại có giá trung
bình (5 triệu đồng/m2) và giá cao (6-7 triệu đồng/m2) đang chiếm thị phần lớn, còn loại
nhà ở giá thấp và giá rẻ chiế thị phần nhỏ. Thị trường nhà ở cho thuê vẫn mất cân đối
và trên thực tế, chưa có loại nhà ở cho thuê giá thấp.
Đối với những khu nhà cũ được cải tạo thì đều có những hạn chế nhất định. Bởi
vì đây là lĩnh vực khó, phức tạp do phải tác động vào hệ thống cư trú xã hội có qui mô
khá lớn (20 vạn người sống trong 30 khu chung cư cũ, chiếm gần 1000 ha đất với gần
5 triệu m2 nhà ở). Thực tế triển khai cải tạo khu chung cư cũ từ 1990 đến nay cho thấy
một số nguyên nhân: thiếu chiến lược, những điều kiện cụ thể và cả giải pháp cải tạo
đồng bộ, toàn diện và hiệu quả. Chẳng hạn về tài chính, nhà nước cấp 8-10 tỉ đồng /1
năm trong khi nhu cầu cải tạo cần là 2 nghìn tỉ và khi thực hiện xã hội hoá nhà ở thì
khả năng đầu tư lại đơn lẻ, cục bộ, thiếu tính tổng thể. Mặt khác, do không có quỹ nhà
9
tạm cư- tái định cư đã dẫn tới những giải pháp bất khả thi hoặc dự báo trong quy hoạch
kiến trúc thiếu tính hiện thực. Tình trạng của các khu chung cư cũ ngày một xấu đi và
nhu cầu của cộng đồng dân cư ngày một tăng cao, trong khi thực tiễn cải tạo vẫn chưa
được cải thiện cơ bản và tiềm năng đất đai khu vực trung tâm đô thị vẫn còn "ngủ
yên". Thêm vào đó là sự đa dạng về chủng loại cũng như mức độ tiện nghi của thị
trường nhà ở đã gây áp lực rất lớn cho công tác quản lí và làm lộn xộn thêm hình ảnh
của đô thị vốn dĩ đã rất chắp vá cũng như áp lực trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở
của các tầng lớp dân cư.
3. Nhà ở cho người có thu nhập thấp:
Những năm gần đây, nhà nước rất quan tâm đến việc xây dựng nhà ở trong đó
có nhà dành cho người có thu nhập thấp. Nói đến thu nhập thấp chúng ta hay nghĩ đó
là một số ít người trong xã hội nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại và số lượng
người nghèo lại thường tập trung ở những thành phố lớn vì nơi này mật độ dân cư khá
cao. Những người này không có đủ điều kiện để đầu tư xây dựng mới nhà ở do đó nên
nhu cầu về nhà ở cho thuê và cải tạo nâng cấp nhà ở tại đây là rất cao. Theo số liệu
diều tra mới đây, số lựơng gia đình người có thu nhập thấp và người nghèo sống trong
khu vực nội thành Hà Nội có nhu cầu giải quyết vấn đề nhà ở ước tính 15 vạn hộ,
trong đó số lượng gia đình chưa có chỗ ở cần giải quyết nhà ở ước tính 6 vạn hộ (
chiếm 40%), số lượng gia đình mong muốn được thuê nhà ở ước tính 4,3 vạn hộ
(chiếm 31%) trong đó có khoảng 4,7 vạn hộ ở nhà chung cư. Thêm vào đó, theo dự
báo thì trong giai đoạn 2006-2010 tỉ lệ hộ nghèo tại Hà Nội tăng 4,6%. Như vậy nhu
cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và người nghèo ngày càng tăng. Từ thực tế
đó thấy rằng việc phát triển thị trường nhà cho thuê là tất yếu để góp phần giải quyết
nhà ở cho những người có thu nhập thấp.
Ngày 6- 5- 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 76/2004/QĐTG về việc
định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020. Quyết định này chỉ rõ "thúc đẩy phát triển
quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập thấp (bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và các đối tượng chính sách khác) mua hoặc thuê phù hợp với từng
đối tượng cụ thể...Từng bước đổi mới chính sách pháp luật về nhà ở phù hợp với
đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đóng
10
vai trò chủ đạo trong việc hình thành thị trường bất động sản, nhà ở đồng thời có chính
sách hỗ trợ thích hợp để các tầng lớp dân cư có điều kiện cải thiện chỗ ở". Thực hiện
quyết định đó nhà ở dành cho người có thu nhập thấp đã có bước biến đổi tích cực.
Thế nhưng trong thị trường nhà ở vẫn tồn tại sự mất cân đối giữa xu hướng đầu tư xây
dựng nhà ở để bán và nhà ở để cho thuê. Ngay trong bản thân thị trường nhà ở cho
thuê cũng có sự mất cân đối giữa nhà ở chất lượng thấp ( chiếm 70% quỹ đất đô thị )
và nhà ở chất lượng cao (chiếm 30% quỹ đất đô thị). Cụ thể hiện nay Hà Nội có gần
10 dự án xây dựng căn hộ và văn phòng cho thuê loại cao cấp. Theo nhận xét của các
chuyên gia bất động sản, tiềm năng thị trường nhà cao cấp cho thuê là rất lớn vì Việt
Nam đang có mức độ tăng trưởng cao nhất, nhì châu á. Mỗi năm dòng kiều hối đổ về
trong nước đạt gần 3 tỉ USD đòi hỏi thị trường cung cấp nhà ở chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng. Trong kế hoạch 5 năm tới, diện tích văn phòng cho thuê có
thể được đưa vào thị trường là 190000 m2. Thế nhưng đến thời điểm, dự án xây dựng
nhà ở cho thuê dành cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình chỉ đếm trên đầu
ngón tay ví dụ: dự án thí điểm làng sinh viên Hacinco chủ yếu cho sinh viên thuê hay
dự án nhà ở cho thuê tại Láng Hạ (Thanh Xuân). Trong khi đó nhu cầu về nhà ở cho
thuê như phân tích ở trên lại ngày càng tăng. Vì thế cần thiết phải đầu tư hơn nữa cho
việc phát triển cân đối , đồng đều thị trường nhà ở cho thuê để đáp ứng nhu cầu nhà ở
cho mọi tầng lớp dân cư và phát triển bền vững đô thị.
Chương II
Nhu cầu và Thực trạng nhà ở sinh viên
I. Nhu cầu và khả năng đáp ứng nhà ở cho sinh viên nước ta hiện nay
1. Nhu cầu nhà ở của sinh viên
Theo số liệu thống kê, hàng năm nước ta có khoảng hơn 400.000 sinh viên nhập
học. Những sinh viên này bắt đầu rời gia đình để đi học, họ cần có nơi tạm trú để tiện
cho đi lại, học tập và nghiên cứu.
11
Hiện những khu ký túc xá của các trường ở các thành phố lớn đều chỉ mới đáp
ứng được một phần nhỏ nhu cầu về chỗ ở của sinh viên từ tỉnh lẻ lên trọ học. Do đó
việc tìm cho được một chỗ ở có thể giúp các sinh viên yên tâm học hành là nan đề lớn
cho nhiều bạn, đặc biệt là những thành phần nghèo, con nhà có thu nhập thấp, và
không có người thân ở Thành phố.
Những sinh viên tỉnh lẻ ở quê lên thành phố trọ học, họ ăn ở ra sao? Ước muốn
những gì? Phía quản lý KTX và chủ các nhà trọ có ý kiến như thế nào? Đó là những
câu hỏi còn làm cho