Luận văn Nhà văn tô hoài với mảng "truyện loài vật"

Đất nƣớc ta sau bao năm tháng gian lao trong chiến tranh, vất vả trong công cuộc kiến thiết, nay đã phần nào ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Những năm tháng khốn khó đã đi qua, nhƣờng chỗ cho cuộc sống mới bình yên, hạnh phúc. Mọi lĩnh vực trong xã hội đều phát triển không ngừng, từ y tế, khoa học kỹ thuật đến thông tin, giáo dục và văn học nghệ thuật. Trƣớc đây do đặc điểm lịch sử của nƣớc ta, văn chƣơng thƣờng đƣợc huy động tối đa vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, đƣợc sử dụng nhƣ công cụ tuyên truyền chính trị, giác ngộ, động viên nhân dân cùng tham gia bảo vệ đất nƣớc. Từ bao đời Đinh, Lê, Lý, Trần. cho đến tận những năm sau này, bao giờ đất nƣớc có ngoại xâm là văn thơ có mặt phục vụ kịp thời. Hiện nay do tình hình đất nƣớc đã đổi thay, chiến tranh không còn, nên vấn đề giáo dục của văn học đã đƣợc đặt ra xem xét theo một khía cạnh khác. Ngƣời ta quan tâm nhiều hơn đến văn học thiếu nhi: chiếc nôi lý tƣởng khai sáng tâm hồn trẻ thơ. Thiếu nhi chính là tƣơng lai của một đất nƣớc, các em cần đƣợc chăm sóc, quan tâm đúng mực. Những bài học đạo đức trong nhà trƣờng và gia đình dẫu nhiều nhƣng vẫn còn chƣa đủ đối với trẻ. Các em cần đƣợc tham vấn ở nhiều đối tƣợng, trong đó có nhà văn với các tác phẩm văn học. Ở lứa tuổi các em, sách luôn là ngƣời bạn đồng hành thân thƣơng. Một quyển sách tốt chính là một ngƣời bạn, ngƣời thầy cho thiếu nhi. Sách dành cho trẻ em quan trọng nhƣ vậy nhƣng không phải lúc nào cũng đƣợc đầu tƣ đúng mức. Vì ngƣời ta thƣờng chạy theo lợi nhuận và ngƣời sáng tác thật sự tâm huyết với dòng văn học này không nhiều. Tại Việt Nam, sách hay dành cho thanh thiếu niên nhìn chung còn rất ít. Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm đƣợc những tác phẩm xuất sắc có giá trị vƣợt thời gian. Các tác phẩm này dù ra đời đã lâu nhƣng vẫn còn nguyên giá trị và

pdf133 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3850 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhà văn tô hoài với mảng "truyện loài vật", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG Đ Ạ I HỌC SƢ PHẠM TP. HCM NHÀ VĂN TÔ HOÀI VỚI MẢNG "TRUYỆN LOÀI VẬT" LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5. 04. 33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN HỮU TÁ NGƯỜI THỰC HIỆN : CAO MINH HẰNG KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2000 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG Đ Ạ I HỌC SƢ PHẠM TP. HCM NHÀ VĂN TÔ HOÀI VỚI MẢNG "TRUYỆN LOÀI VẬT" LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5. 04. 33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : PGS.TS TRẦN HỮU TÁ NGƯỜI THỰC HIỆN : CAO MINH HẰNG KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2000 MỤC LỤC PHẦN DẪN NHẬP ................................................................................................................... 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1 II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 3 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 6 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 7 CHƢƠNG I: NHỮNG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ LOÀI VẬT ................................. 9 I. Sinh vật sống trên cạn ................................................................................................ 10 II. Sinh vật sống dưới nước ........................................................................................... 19 III. Hình tượng Dế trong tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” ...................................... 24 CHƢƠNG 2: THẾ GIỚI MÊNH MÔNG TRONG MẮT TRẺ THƠ ..................... 29 I. Loài vật – đời sống hàng ngày và thế giới nội tâm .................................................. 29 1- Đời sống hàng ngày của loài vật ............................................................................. 29 2 - Thế giới nội tâm của loài vật .................................................................................. 34 II. Bóng dáng con người trong thế giới loài vật .......................................................... 45 A - Trƣớc Cách mạng Tháng Tám: .............................................................................. 45 B - Sau Cách mạng Tháng Tám: .................................................................................. 51 a - Ngợi ca cuộc sống mới: ...................................................................................... 51 b. Con người mới: .................................................................................................... 54 III. Những tri thức bổ ích và những tình cảm tốt đẹp ................................................ 57 1. Tri thức ..................................................................................................................... 57 2. Tình cảm................................................................................................................... 65 CHƢƠNG 3: NHỮNG SÁNG TẠO VỀ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ...................... 84 I. Nghệ thuật ngôn từ ..................................................................................................... 84 1- Ngôn ngữ quần chúng .............................................................................................. 85 2- Những từ ngữ độc đáo ............................................................................................. 89 II. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện .............................................................................. 98 III. Nghệ thuật miêu tả ................................................................................................ 104 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 123 THAM KHẢO ...................................................................................................................... 126 1 PHẦN DẪN NHẬP I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nƣớc ta sau bao năm tháng gian lao trong chiến tranh, vất vả trong công cuộc kiến thiết, nay đã phần nào ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao. Những năm tháng khốn khó đã đi qua, nhƣờng chỗ cho cuộc sống mới bình yên, hạnh phúc. Mọi lĩnh vực trong xã hội đều phát triển không ngừng, từ y tế, khoa học kỹ thuật đến thông tin, giáo dục và văn học nghệ thuật. Trƣớc đây do đặc điểm lịch sử của nƣớc ta, văn chƣơng thƣờng đƣợc huy động tối đa vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, đƣợc sử dụng nhƣ công cụ tuyên truyền chính trị, giác ngộ, động viên nhân dân cùng tham gia bảo vệ đất nƣớc. Từ bao đời Đinh, Lê, Lý, Trần... cho đến tận những năm sau này, bao giờ đất nƣớc có ngoại xâm là văn thơ có mặt phục vụ kịp thời. Hiện nay do tình hình đất nƣớc đã đổi thay, chiến tranh không còn, nên vấn đề giáo dục của văn học đã đƣợc đặt ra xem xét theo một khía cạnh khác. Ngƣời ta quan tâm nhiều hơn đến văn học thiếu nhi: chiếc nôi lý tƣởng khai sáng tâm hồn trẻ thơ. Thiếu nhi chính là tƣơng lai của một đất nƣớc, các em cần đƣợc chăm sóc, quan tâm đúng mực. Những bài học đạo đức trong nhà trƣờng và gia đình dẫu nhiều nhƣng vẫn còn chƣa đủ đối với trẻ. Các em cần đƣợc tham vấn ở nhiều đối tƣợng, trong đó có nhà văn với các tác phẩm văn học. Ở lứa tuổi các em, sách luôn là ngƣời bạn đồng hành thân thƣơng. Một quyển sách tốt chính là một ngƣời bạn, ngƣời thầy cho thiếu nhi. Sách dành cho trẻ em quan trọng nhƣ vậy nhƣng không phải lúc nào cũng đƣợc đầu tƣ đúng mức. Vì ngƣời ta thƣờng chạy theo lợi nhuận và ngƣời sáng tác thật sự tâm huyết với dòng văn học này không nhiều. Tại Việt Nam, sách hay dành cho thanh thiếu niên nhìn chung còn rất ít. Tuy nhiên ta vẫn có thể tìm đƣợc những tác phẩm xuất sắc có giá trị vƣợt thời gian. Các tác phẩm này dù ra đời đã lâu nhƣng vẫn còn nguyên giá trị và 2 là món ăn tinh thần quý giá của trẻ em Việt Nam. Có thể kể tên các tác phẩm nhƣ: Những ngày thơ ấu, Dế men phiêu lưu ký; Dòng sông thơ ấu; Quê nội; Chú đất nung; Lá cờ thêu sáu chữ vàng... của các tác giả nổi tiếng một thời nhƣ: Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Quang Sáng, Võ Quảng, Nguyễn Kiên, Nguyễn Huy Tưởng... Trong số các tác giả đó, Tô Hoài là nhà vãn viết cho thiếu nhi đều tay và hết sức thành công. Giọng văn của ông viết cho các em vừa trong sáng vừa dí dỏm, trẻ trung nhƣ chính độc giả của mình. Có lẽ nhờ vậy mà trẻ em rất thích đọc truyện Tô Hoài. Thuở bé, tôi cũng đã từng say mê vô cùng những nhân vật "loài vật" nhƣ: Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc, Bọ Ngựa ... của ông. Thế giới loài vật trong truyện Tô Hoài không chỉ hấp dẫn trẻ em mà còn lôi cuốn cả ngƣời lớn bởi giá trị nghệ thuật cũng nhƣ ý nghĩa giáo dục. Trong mỗi truyện, nhà văn Tô Hoài đều lồng vào đó một bài học giáo dục nhẹ nhàng mà thâm thúy, giúp bạn đọc nhỏ tuổi - đối tƣợng phục vụ chính của tác giả - nhận biết đƣợc cái tốt, xấu, những việc nên và không nên làm ở lứa tuổi mình. Ông lo lắng, không muốn các em bị vẩn đục tâm hồn bởi sự thô tục hay tiêm nhiễm những thói xấu không đáng có. Văn học nghệ thuật phải đặt yếu tố chân thiện mỹ lên hàng đầu, do vậy khi viết cho thiếu nhi, yếu tố đó càng đƣợc nhà văn Tô Hoài chú trọng hơn. Suốt bao năm qua, những "bài học" cứ nhƣ truyện cổ tích ấy đã thỏa mãn phần nào nhu cầu thƣởng thức văn học nghệ thuật của thiếu nhi cả nƣớc, giúp tủ sách văn học thiếu nhi Việt Nam phong phú và có giá trị hơn. Chính vì lẽ đó tôi cho rằng sẽ là thiếu sót lớn nếu tìm hiểu về tác giả Tô Hoài mà lại bỏ qua mảng đề tài thiếu nhi và đặc biệt là đề tài loài vật trong truyện thiếu nhi. Truyện thiếu nhi viết về thế giới loài vật của ông là một đóng góp nổi bật. Trƣớc và sau Tô Hoài chƣa có nhà văn nào trong nƣớc sáng tạo đƣợc những nhân vật "loài vật" đáng yêu và thông minh nhƣ cách ông đã làm. Những nhân vật "loài vật" đó đã làm say lòng biết bao thế hệ độc giả, đƣa tên tuổi Tô Hoài đến gần hơn với công chúng. Nhắc đến nhà văn Tô Hoài là ngƣời ta nhớ và nghĩ ngay đến các truyện: Dế Mèn phiêu lưu ký, Võ sĩ Bọ Ngựa ... Tin chắc rằng với các sáng tác của 3 mình, Tô Hoài đã giúp đời rất nhiều trong việc bồi dƣỡng tâm hồn trẻ em ngày càng hƣớng thiện và trong sáng hơn. Ông đã không chỉ nhằm vào việc giáo dục một đôi điều cụ thể nào đó mà còn mở rộng cuộc sống, môi trƣờng sống mà chính các em là những ngƣời đã và đang sống. Là một ngƣời mến mộ tài năng nhà văn Tô Hoài, tôi khao khát tìm hiểu thế giới loài vật trong truyện thiếu nhi của ông. Tôi chọn vấn đề: "Thành công của Tô Hoài trong mảng truyện loài vật" làm đề tài cho mình với mong muốn đƣợc đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu một trong những chân dung tiêu biểu của văn đàn Việt Nam hiện đại. Truyện của nhà văn Tô Hoài không chỉ viết cho các thế hệ thiếu niên hôm qua, hôm nay đọc mà sẽ còn dành cho cả những thế hệ trẻ của thế kỷ 21 sắp tới. Ông đã góp phần đắc lực vào sự hình thành và phát triển nền văn học thiếu nhi còn non trẻ của nƣớc nhà. Tô Hoài xứng đáng là nhà văn của thiếu nhi, vì thiếu nhi. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Để đƣợc nhìn nhận là một nhà văn đã không dễ, lƣu lại đƣợc tên tuổi, góp đƣợc vài quyển sách có giá trị vào kho tàng văn học nƣớc nhà lại càng khó hơn. Ấy vậy mà cùng với sự sàng lọc của thời gian, ròng rã suốt 57 năm qua, nhà văn Tô Hoài vẫn đƣợc đông đảo bạn đọc yêu mến. Hàng chục đầu sách của ông đƣợc tái bản liên tục trên khắp ba miền đất nƣớc. Độc giả khắp nơi vẫn thích thú và nhu cầu thƣởng thức các sáng tác của ông vẫn còn rất cao. Làm thế nào để một nhà văn có thể thành công nhƣ vậy? Từ trƣớc đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu làm công việc phê bình, bàn luận văn chƣơng Tô Hoài. Những ngƣời viết đã nhìn nhận và đánh giá con ngƣời, sự nghiệp Tô Hoài dƣới nhiều góc độ. Ngƣời ta đề cập nhiều đến cuộc đời, tác phẩm, phong cách của nhà văn và tất cả đều có cùng nhận định: mảng truyện loài vật của ông là một đóng góp tốt cho nền văn học nƣớc nhà. 4 Lịch sử nghiên cứu về Tô Hoài bắt đầu từ khi truyện Dế Men phiêu lưu ký ra đời. Trƣớc Cách Mạng tháng Tám, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét: "Truyện loài vật của Tô Hoài là những truyện về tâm tình của loài vật, của những loài thấp hơn người, nhưng trong loài người cũng không phải không có hạng gần như loài vật."(1) Dƣới đôi mắt Tô Hoài, thiên nhiên, vạn vật không bao giờ vô hồn, vô cảm. Ông mô tả chúng theo cảm nhận riêng rất đặc biệt của mình: chân thật mà cũng lạ lẫm vô cùng đối với độc giả, bởi lẽ tất cả đều đã đƣợc nhân hóa. Cùng nhận xét về những trang viết sống động của Tô Hoài về loài vật, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong quyển Nhà văn Việt Nam có nêu nhận xét: "Tô Hoài đã pha trộn cách nhìn của con người với cách nhìn của vật, hai cách nhìn đó hỗ trợ cho nhau, chuyển hóa vào nhau một cách nhuần nhị, tinh tế, tạo nên một không khí đầy chất thơ, nửa hư, nửa thực rất thú vị đối với các em"(2). Đây cũng chính là sở trƣờng của ông, một mặt phát huy hết cái hay của lối kể chuyện truyền thống, mặt khác xen lẫn cách nói mộc mạc, bình dị, gần gũi với mọi nsƣời. Trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, ngoài những trang viết hay về đề tài miền núi, Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả loài vật. Điều đó làm ta nghĩ ngay, tác giả hẳn là một ngƣời rất yêu loài vật. Phải là một ngƣời có tấm lòng hiền từ, dễ cảm động trƣớc nỗi khổ não của loài ngƣời cũng nhƣ loài vật thì mới có thể viết nên những trang sách lôi cuốn đến vậy! Trong Tạp chí văn học số 1 năm 1965, tác giả Vân Thanh cũng đã viết về Tô Hoài: "Tác giả đã miêu tả với tất cả tâm hồn, với tất cả lòng yêu mến của mình, những khung cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của các động vật quen thuộc chung quanh các em. Qua cái nhìn của thiếu nhi, trong các truyện, nhất là trong những mẩu chuyện nhỏ ta có cảm tưởng Tô Hoài là (1) Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, NXB Tân Dân - 1942. (2) Phan Cự Đệ - Hà Minh Đức - Nhà văn Việt Nam, NXB ĐH - THCN 5 một con người có tâm hồn rất trẻ." (tr 65 ). Đề tài "loài vật" tuy không mới lạ đối với các nhà văn nhƣng cho đến tận hôm nay tác giả viết truyện cho thiếu nhi hay, thành công hơn cả vẫn là nhà văn Tô Hoài. Nhà thơ Vũ Quần Phương đã viết: "Ông kể chuyện loài vật với đầy đủ tập tính của nó nhưng lại bộc lộ sắc nét tính cách những loại người”(1). Hà Minh Đức trong tác phẩm Khảo luận văn chương nhận xét về Tô Hoài với tƣ cách là nhà văn của thiếu nhi "Đối với các em, ngòi bút của Tô Hoài bộc lộ nhiều phẩm chất mới lạ. Từ trang văn đầu tiên cho đến những tác phẩm gần đây nhất của Tô Hoài vẫn là tâm hồn tươi trẻ, ân cần và cảm thông"(2). Viết về nhà văn Tô Hoài, các nhà nghiên cứu phê bình gần nhƣ có cùng nhận định bởi hƣớng đi và loại đề tài ông chọn luôn phát triển khá suôn sẻ, ít "gai góc", ít bị đánh giá "có vấn đề tƣ tƣởng" nhƣ truyện của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp... Trƣớc cũng nhƣ sau Cách Mạng Tháng Tám những ngƣời quan tâm và nghiên cứu văn chƣơng Tô Hoài không ngừng tăng lên. Trần Đình Nam đã nêu những nhận xét rất xác đáng về mảng truyện loài vật của Tô Hoài: "Ông là một nhà văn xuôi bẩm sinh. Chỉ có một nhà văn xuôi bẩm sinh mới viết được một cuốn sách như Dế mèn phiêu lưu ký ở độ tuổi hai mươi... Tô Hoài có một xê- ri sách viết về các con vật: dế, chuột, chim, mèo, cá ... được gọi là truyện loài vật. Truyện loài vật của Tô Hoài là một cống hiến độc đáo vào văn học hiện đại nói chung và văn học dành cho thiếu nhi nói riêng" (3) . (1) Vũ Quần Phƣơng - Tô Hoài - Văn và đời, TCVH 1994, số 8, tr 29. (2) Hà Minh Đức - Khảo luận văn chƣơng, NXB KHXH HN 1997, tr 448. (3) Trần Đình Nam - Nhà văn Tô Hoài, TCVH 1995, số 9, tr 66. 6 Cách mạng tháng Tám thành công, Tô Hoài tiếp tục khẳng định tài năng và tâm huyết của mình bằng những tác phẩm hay dành cho thiếu nhi. Ông đã sáng tác hơn mấy chục tác phẩm với đủ thể loại trong đó truyện về loài vật chiếm số lƣợng rất lớn nhƣ: Cá đi ăn thề; Con meo lười; Cái kiện của lão Trê ... Tuy nhiên, tinh lực của một ngƣời đôi khi chỉ đến dạt dào một lần trong đời, do đó mặc dù đã cố gắng nhiều song ở giai đoạn sau này nhà văn Tô Hoài chƣa vƣợt qua đƣợc chính mình khi viết về mảng đề tài mà trƣớc đây ông đã rất thành công. Điều đó thật đáng tiếc, làm giảm hiệu quả của mảng truyện giai đoạn này, dẫn đến một số nhận xét nhƣ: "Tô Hoài luôn luôn có ý thức gắn bó với cuộc sống mới từ miền xuôi đến miền ngược, từ trong nước đến ngoài nước, Con mèo lười, Những mẩu chuyện xa lạ ... cho nhi đồng cũng như Hai ông cháu và đàn trâu cho thiếu niên là những đóng góp đáng trân trọng, tuy nhiên thành tựu xuất sắc của anh vẫn là những tác phẩm viết về Truyền thống."(1) Có thể coi đó là những bài viết chính của giới nghiên cứu về bộ phận sáng tác độc đáo này của ông. Trên cơ sở lịch sử vấn đề đã nêu ở trên, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ thêm về vấn đề những thành công trong mảng "truyện loài vật " của Tô Hoài. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Một trong những cống hiến lớn nhất của nhà văn Tô Hoài đối với văn xuôi nƣớc nhà là các sáng tác dành cho thiếu nhi. Nếu ví sự nghiệp văn chƣơng của ông là một cây cổ thụ có ba nhánh: thì nhánh cây dành cho trẻ thơ lúc nào cũng tƣơi xanh, dạt dào niềm vui, sức sống. So với những truyện, tiểu thuyết viết về ngƣời dân nghèo trƣớc Cách mạng tháng Tám và đề tài miền núi sau tháng Tám năm 1945, thì mảng truyện đồng thoại viết cho thiếu nhi có giá trị quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài. Thời gian Tô Hoài sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám (1) Văn Hồng - Hoa trái mùa đầu-NXB Kim Đồng -Hà Nội 1986, tr 42 7 tuy ngắn nhƣng đa số đều là tác phẩm hay, liền lạc, đều tay. Đặc biệt, truyện viết về loài vật phục vụ lứa tuổi thiếu nhi đƣợc tác giả viết rất hay, tạo dấu ấn riêng về phong cách cho mình, chiếm trọn cảm tình độc giả, tạo đƣợc sự chú ý nơi các nhà lý luận, phê bình văn học. Trong quyển Khảo luận văn chương, tác giả Hà Minh Đức có viết: "Có thể xem ông là người viết có nhiều sáng tạo kỳ lạ nhất về thế giới loài vật" (trang 451). Mặc dù trong quá trình sáng tác, Tô Hoài đôi lúc vẫn tỏ ra chƣa thật xuất sắc ở chặng đƣờng thứ hai - sau Cách mạng tháng Tám, có một số tác phẩm hay và cũng có những tác phẩm còn mang tính gƣợng ép, công thức, "ngƣời lớn hóa", nhƣng nhìn chung ở cả hai giai đoạn ông đều đạt đƣợc những thành công đáng kể. Suốt bao năm qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu truyện Tô Hoài với đủ thể loại, dƣới mọi góc độ khác nhau, để cuối cùng tất cả đều đi đến một mục đích: tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Tô Hoài. Ngƣời viết luận án này cũng có chung mơ ƣớc đó. Tuy nhiên do thời gian, tƣ liệu và tầm hiểu biết có hạn nên luận án chỉ tập trung tìm hiểu thế giới loài vật trong truyện dành cho thiếu nhi của Tô Hoài. Đây là mảng truyện rất lý thú, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Mong rằng với sự cố gắng của mình tôi có thể tìm hiểu cặn kẽ hơn tài năng và tấm lòng nhà văn Tô Hoài, thỏa mãn đƣợc lòng ngƣỡng mộ của bản thân . IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phạm vi đề tài này ngƣời viết sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: a/ Phương pháp nghiên cứu hệ thống Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để xác lập tính nhất quán trong phong cách sáng tác của tác giả. Trƣớc cũng nhƣ sau, tâm hồn nhà văn Tô Hoài luôn dành cho cho thiếu nhi những tình cảm đặc biệt. Tƣ tƣởng nhất quán của ông trong mấy mƣơi năm sáng tác cho thiếu nhi là truyền cho các 8 em niềm tin, tình yêu thƣơng, bồi dƣỡng tâm hồn trẻ thơ bằng những câu chuyện dí dỏm trong sáng. Mỗi truyện là một bài học nhỏ, nhiều truyện góp lại hình thành nên bài học đạo đức quý báu làm kim chỉ nam cho trẻ vào đời. b/ Phương pháp phân tích - so sánh Phƣơng pháp này đƣợc dùng để nhấn mạnh và làm nổi bật sở trƣờng viết về loài vật của Tô Hoài đặc biệt là trong truyện thiếu nhi - mảng đề tài mà từ trƣớc đến nay khó có ai đuổi kịp ông. Trong khi phân tích chúng tôi cố gắng so sánh tác phẩm của nhà văn Tô Hoài với các tác giả viết cùng thời nhƣ: Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Kiên... để thấy đƣợc dấu ấn phong cách độc đáo và sự tài hoa của Tô Hoài trong mảng truyện viết về loài vật. c/ Phương pháp thống kê phân loại Thống kê phân loại các biểu hiện cụ thể của nghệ thuật viết văn Tô Hoài trong trong mảng truyện loài vật viết cho thiếu nhi giúp ngƣời viết có những chứng cứ cụ thể, xác thực khi nghiên cứu và việc trình bày vấn đề cũng trở nên rõ ràng, thuyết phục hơn. Các phƣơng pháp trên có mối liên quan chặt chẽ và hỗ trợ nhau đƣợc ngƣời viết sử dụng phối hợp trong quá trình nghiên cứu. Kết cấu luận án Cấu trúc luận án, ngoài phần dẫn luận, kết luận và thƣ mục tham khảo, gồm có 3 chƣơng tập trung vào các vấn đề sau: Chƣơng 1: Tô Hoài và những sáng tác về loài vật. Chƣơng 2: Thế giới mênh mông trong mắt trẻ thơ. Chƣơng 3: Những sáng tạo của Tô Hoài về phƣơng diện nghệ thuật. 9 CHƢƠNG I: NHỮNG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI VỀ LOÀI VẬT Nhà văn Tô Hoài ngay từ những năm đầu cầm bút đã lao động bền bỉ cho sự nghiệp phục vụ thiếu nhi. Trong các sáng tác dành cho tuổi thơ, nhà văn viết rất nhiều về thế giới loài vật. Ông tỏ ra thích thú và đặc biệt chăm chút cho đề tài này. Trƣớc và sau Cách Mạng tháng Tám, ông có tất cả 33 truyện viết về loài vật. Trong đó các con vật xuất hiện đa số là vật nhỏ bé, nuôi trong nhà hoặc sống quanh quẩn bên con ngƣời nhƣ: mèo, chó, gà, vịt, chim, chuột, cá và cả ếch nhái, cóc, dế, bọ ngựa, cào cào, kiến .... Chúng chỉ là những con vật bình thƣờng nhƣng qua sự sáng tạo của tác giả con vật đã trở nên đặc biệt, kỳ thú hơn cho trẻ em mặc sức khám phá. Khi đã đọc xong truyện của ông, các em có thể dễ dàng liên hệ, so sánh loài vật trong lớp vỏ thƣờng ngày, quen thuộc với những sản phẩm của trí tƣởng tƣợng hàm chứa biết bao liên tƣởng. Thiên nhiên xa vời sẽ trở nên gần gũi và thân thiết trong trí
Luận văn liên quan