Tích hợp là một trong những cách tiếp cận tiên tiến để xây dựng chương trình giáo
dục các cấp nói chung và giáo dục mầm non (GDMN) nói riêng. Tư tưởng này đã
được các nhà giáo dục phương tây (Froebel, Steiner ) [14, tr.6] nói đến từ cuối thế kỉ
19, đầu thế kỉ 20. Đổi mới GDMN ở Việt Nam trong 16 năm qua (1998 – 2014) cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Vì sao tích hợp lại được lựa chọn khi đổi mới chương
trình GDMN?
Trước hết, khối lượng tri thức đang gia tăng mạnh mẽ chưa từng thấy - kiến thức
cũ đi 30% / năm (các nghiên cứu về công nghệ đổi mới - đại học Cambridge 2012), sự
thử thách và cạnh tranh quốc tế thúc đẩy các nhà cải cách GDMN Việt Nam ngay từ
những thập niên 90 đã thấy là phải làm một cái gì đó để thay đổi tình hình giáo dục.
Câu trả lời cho vấn đề này là cải cách chương trình đào tạo theo những tiêu chuẩn và
những điểm mốc đánh giá mới. Cách tiếp cận tích hợp trong GDMN là lựa chọn hợp lý
vì nó đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại và mục tiêu giáo dục của thế kỉ 21.
Do đó, nếu giáo viên mầm non (GVMN) hiểu rõ bản chất tích hợp sẽ thực thi tốt
chương trình GDMN và đào tạo được nhiều thế hệ trẻ thích ứng cao cho các bậc học
tiếp theo, ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc học sau này của trẻ
113 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6597 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhận thức của giáo viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hồng Thắm
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ
CÁCH TIẾP CẬN TÍCH HỢP TRONG
GIÁO DỤC MẦM NON
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Hồng Thắm
NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ
CÁCH TIẾP CẬN TÍCH HỢP TRONG
GIÁO DỤC MẦM NON
Chuyên ngành: Giáo dục học (mầm non)
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ THU HIỀN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công
trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Trần Thị Hồng Thắm
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ
trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Tôi gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
- Gia đình đã luôn luôn mang lại sức mạnh tinh thần cho tôi;
- Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền – giáo viên hướng dẫn trực tiếp đã tận tình giúp đỡ,
chỉ dẫn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận
văn;
- Quý Thầy Cô trường ĐHSP TP HCM, Đại học Sài gòn, Cao đẳng Sư phạm
Trung ương TP HCM đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức
hữu ích trong suốt thời gian học tập chương trình cao học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
- Quý Thầy Cô phòng Sau đại học Trường ĐHSP TP HCM đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học và nghiên cứu;
- Các chuyên gia, giảng viên sư phạm trường Đại học sài gòn, Cao đẳng Sư phạm
Trung ương TP HCM, Cao đẳng sư phạm Bình Phước;
- Cán bộ Phòng mầm non, ban giám hiệu, giáo viên mầm non 21 trường mầm non
trên địa bàn TP HCM và tỉnh Bình Phước đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả mọi người.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 09 năm 2014
Học viên
Trần Thị Hồng Thắm
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 2
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
7. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn.............................................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 5
1.1. Bối cảnh nghiên cứu ............................................................................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 6
1.2.1. Cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục ............................................................ 6
1.2.1.1. Tích hợp là gì? ......................................................................................... 6
1.2.1.2. Vì sao nên dạy trẻ mầm non theo hướng tích hợp? ............................... 13
1.2.1.3. Những khó khăn của GVMN trong việc hiểu và thực thi tích hợp ....... 18
1.2.2. Nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN .................. 21
1.2.2.1. Nhận thức của GVMN ........................................................................... 21
1.2.2.2. Nhận thức của GVMN ảnh hưởng đến thực tế dạy học của họ ............. 22
1.2.2.3. Những yếu tố chi phối GVMN nhận thức về cách tiếp cận tích hợp
và thực tế dạy học tích hợp của họ ........................................................ 22
Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON VỀ
TÍCH HỢP ................................................................................................ 26
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 26
2.2. Phương pháp tìm hiểu thực trạng ....................................................................... 27
2.2.1. Các phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 27
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 29
2.3. Kết quả tìm hiểu thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp
trong GDMN ....................................................................................................... 30
2.3.1. Một số thông tin của GVMN trên hai địa bàn điều tra ................................ 30
2.3.2. Giáo viên mầm non hiểu cách tiếp cận tích hợp như thế nào? .................... 33
2.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích
hợp và dạy học theo hướng tích hợp ............................................................ 57
2.3.4. Những đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của GVMN về chương trình
GDMN với cách tiếp cận tích hợp ............................................................... 67
2.4. Đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp
trong GDMN ....................................................................................................... 68
2.4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ............................................................................... 68
2.4.2. Một số biện pháp nâng cao nhận thức của GVMN về tích hợp và vận
dụng vào thực tế dạy học ............................................................................. 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 71
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................... 2
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................... 9
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................... 14
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................... 23
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Diễn giải
GDMN Giáo dục mầm non
GVMN Giáo viên mầm non
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
BH Bảng hỏi
GV Giáo viên
GH Ban giám hiệu
GD Cán bộ phòng mầm non
CG Chuyên gia
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Bảng 2.2. Thông tin của GVMN trên 2 địa bàn điều tra
Bảng 2.3. Đánh giá của GVMN về việc tổ chức hoạt động tích hợp và tích hợp trong
GDMN
Bảng 2.4. Đánh giá của GVMN về những khó khăn khi thực hiện chương trình với
cách tiếp cận tích hợp
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn
Biểu đồ 2.2. Thâm niên
Biểu đồ 2.3. Quan niệm của GVMN về tích hợp trong GDMN
Biểu đồ 2.4. Quan niệm của GVMN về tích hợp giữa 2 địa bàn
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của GVMN về ưu điểm của tích hợp theo chủ đề
Biểu đồ 2.6. Đánh giá của GVMN về hạn chế của tích hợp theo chủ đề
Biểu đồ 2.7. Đánh giá của GVMN về những thành công khi thực hiện chương trình
GDMN với cách tiếp cận tích hợp
Biểu đồ 2.8. Đánh giá của GVMN về những khó khăn khi thực hiện chương trình với
cách tiếp cận tích hợp
Biểu đồ 2.9. Ý kiến của GVMN về những yếu tố ảnh hưởng đến việc hiểu và thực hiện
chương trình với cách tiếp cận tích hợp
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tích hợp là một trong những cách tiếp cận tiên tiến để xây dựng chương trình giáo
dục các cấp nói chung và giáo dục mầm non (GDMN) nói riêng. Tư tưởng này đã
được các nhà giáo dục phương tây (Froebel, Steiner) [14, tr.6] nói đến từ cuối thế kỉ
19, đầu thế kỉ 20. Đổi mới GDMN ở Việt Nam trong 16 năm qua (1998 – 2014) cũng
không nằm ngoài xu hướng đó. Vì sao tích hợp lại được lựa chọn khi đổi mới chương
trình GDMN?
Trước hết, khối lượng tri thức đang gia tăng mạnh mẽ chưa từng thấy - kiến thức
cũ đi 30% / năm (các nghiên cứu về công nghệ đổi mới - đại học Cambridge 2012), sự
thử thách và cạnh tranh quốc tế thúc đẩy các nhà cải cách GDMN Việt Nam ngay từ
những thập niên 90 đã thấy là phải làm một cái gì đó để thay đổi tình hình giáo dục.
Câu trả lời cho vấn đề này là cải cách chương trình đào tạo theo những tiêu chuẩn và
những điểm mốc đánh giá mới. Cách tiếp cận tích hợp trong GDMN là lựa chọn hợp lý
vì nó đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại và mục tiêu giáo dục của thế kỉ 21.
Do đó, nếu giáo viên mầm non (GVMN) hiểu rõ bản chất tích hợp sẽ thực thi tốt
chương trình GDMN và đào tạo được nhiều thế hệ trẻ thích ứng cao cho các bậc học
tiếp theo, ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc học sau này của trẻ.
Giáo viên luôn là thành phần đóng vai trò cực kì quan trọng đưa đến thành công
trong công tác giáo dục ở mọi thời đại cũng như mọi quốc gia trên thế giới. Từ kinh
nghiệm được tiếp xúc trực tiếp với GVMN trong thực tế giảng dạy tại trường sư phạm
cũng như việc đưa sinh viên đi thực tập hàng năm tại một số trường mầm non, tôi nhận
thấy, GVMN chưa tiếp cận một cách rõ ràng những điểm mới từ chương trình đang
thực thi (cả chương trình GDMN đổi mới - 1998 đến chương trình GDMN mới -
2009). Từ đó, họ tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non còn mang hình
thức đối phó và đậm dấu ấn của chương trình cải cách. Ở đây, năng lực nhận thức của
GVMN trong việc hiểu và thực thi cách tiếp cận tích hợp trong GDMN đang là rào cản
rất lớn. Chính vì thế, việc nâng cao nhận thức của GVMN để họ hiểu tích hợp và thực
thi đúng tinh thần của chương trình với cách tiếp cận tích hợp đang là vấn đề cấp thiết.
2
Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài tìm hiểu thực trạng “Nhận thức của giáo
viên mầm non về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN
và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận
tích hợp trong GDMN.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình thực thi cách tiếp cận tích hợp trong GDMN.
4. Giả thuyết khoa học
Nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN có thể đạt được
thành công: trẻ được học mọi lúc mọi nơi, nhận ra ý nghĩa của việc học đồng thời có
thể còn khó khăn khi GVMN chưa có nhận thức rõ ràng về cách tiếp cận tích hợp do
ảnh hưởng bởi một số yếu tố xuất phát từ bản thân GVMN, các cấp quản lý, cơ sở đào
tạo.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này tìm hiểu nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong
GDMN; thực hiện ở 20 trường mầm non đa dạng về loại hình và chất lượng trên địa
bàn tỉnh Bình Phước (2 thị xã và 3 huyện) và TP HCM (4 quận nội thành, 1 quận vùng
ven và 1 huyện ngoại thành).
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Hệ thống hóa lý luận về i) cách tiếp cận tích hợp trong GDMN và ii) nhận
thức của GVMN về lý luận dạy học.
6.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong
GDMN.
6.3. Thử lý giải bức tranh thực trạng thu được, từ đó đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN.
7. Phương pháp nghiên cứu
3
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tôi sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau: nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, quan sát,
phỏng vấn và xử lý số liệu.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tôi tìm hiểu, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa những tài liệu có liên
quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và làm bằng chứng để lý giải thực trạng.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức
của GVMN về cách cách tiếp cận tích hợp trong GDMN, cụ thể là:
- GVMN hiểu tích hợp là gì?
- Đánh giá của GVMN về cách tiếp cận tích hợp: những ưu điểm và hạn chế;
- Đánh giá của GVMN về thực tế dạy học theo hướng tích hợp ở các trường mầm
non hiện nay: thành công và khó khăn;
- Ý kiến của GVMN về những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của GVMN về
cách tiếp cận tích hợp và việc dạy học theo hướng tích hợp của họ; và
- Những đề xuất của GVMN nhằm nâng cao nhận thức của họ về tích hợp và vận
dụng vào thực tế dạy học có hiệu quả.
Phương pháp quan sát
Bên cạnh phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, tôi tiến hành quan sát thực tế
dạy học của GVMN nhằm hiểu thêm về thực trạng thực hiện tích hợp trong GDMN: so
sánh nhận thức và đánh giá của GVMN về cách tiếp cận tích hợp với thực tế dạy học ở
các trường mầm non.
Phương pháp phỏng vấn
Ngoài ra, tôi phỏng vấn 6 GVMN; 4 cán bộ quản lý trường mầm non và 4 cán bộ
sở, phòng mầm non; 4 giảng viên các trường sư phạm để tìm hiểu ý kiến của họ về đề
tài đang nghiên cứu:
- Thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp và ảnh hưởng lên
thực tế dạy học của họ;
- Những thành công và khó khăn của GVMN khi nhận thức về tích hợp và vận
dụng vào thực tế dạy học của họ; và
4
- Ý kiến đề xuất của các đối tượng phỏng vấn để góp phần làm cho nhận thức của
GVMN về cách tiếp cận tích hợp đạt hiệu quả hơn.
Phương pháp xử lý số liệu
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences)
16.0, công ty IBM (International Business Machines Corporation) - Hoa Kỳ, tôi xử lý
số liệu thu thập được từ phiếu hỏi, từ đó phân tích kết quả số liệu và đưa ra nhận xét.
8. Đóng góp mới của đề tài
8.1. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cách tiếp cận tích hợp
trong giáo dục, GDMN; những khó khăn của GVMN trong việc hiểu và thực thi tích
hợp; nhận thức của GVMN, nhận thức của GVMN ảnh hưởng đến thực tế dạy học
cũng như những yếu tố ảnh hưởng nhận thức về tích hợp và dạy học theo hướng tích
hợp của họ.
8.2. Đề tài đã chỉ ra thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp
trong GDMN tại một số trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Phước, TP HCM dựa
trên cơ sở lý luận, các phương pháp nghiên cứu (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn,
quan sát) và hỗ trợ của phần mềm xử lý số liệu SPSS.
8.3. Đề tài đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của GVMN về
cách tiếp cận tích hợp trong GDMN và vận dụng vào thực tế dạy học đạt hiệu quả dựa
trên cơ sở lý luận, kết quả phân tích thực trạng cũng như những đề xuất của GVMN,
các bên liên quan và nhận định của người nghiên cứu.
9. Cấu trúc của luận văn
Chương 1 nói rõ sự cần thiết tiến hành nghiên cứu này trong phần bối cảnh nghiên
cứu và trình bày cơ sở lý luận về cách tiếp cận tích hợp; nhận thức của GVMN về cách
tiếp cận tích hợp trong GDMN.
Chương 2 cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu tìm hiểu thực
trạng trong đó trình bày cụ thể cách lấy số liệu cũng như xử lý số liệu; lý giải bức
tranh thực trạng nhận thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong GDMN. Xuất
phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng một vài biện pháp nâng cao nhận thức của
GVMN về cách tiếp cận tích hợp và vận dụng vào thực tế dạy học hiệu quả đáp ứng
chương trình GDMN đang thực thi. Kết thúc luận văn tôi đưa ra kiến nghị.
5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Dạy kiến thức tách rời sẽ không chuẩn bị cho học
sinh những kinh nghiệm của cuộc sống thực.
John Dewey [9, tr.83]
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
Kỷ nguyên công nghệ với sự bùng nổ của công nghệ truyền thông, kiến thức được
cung cấp khi ngồi trên ghế nhà trường không còn đáp ứng đủ cho con người sống
trong xã hội hiện đại cùng với việc không đủ thời gian cho người học tiếp nhận tri thức
ngày càng đổi mới trong nền kinh tế tri thức. Do đó, con người cần năng động, tích
cực, chủ động trong học tập cũng như khi giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống
một cách tổng thể. Nhìn thấy những hạn chế của mô hình dạy học cũ - lấy thầy làm
trung tâm - với cách dạy học truyền đạt không còn phù hợp trong xã hội hiện đại
(người học đa dạng, tri thức cũ đi nhanh chóng), từ đó các nhà hoạch định chương
trình nhận định cần chuyển sang mô hình dạy học mới - lấy người học làm trung tâm -
với cách học thông qua trải nghiệm của chính bản thân người học; có năng lực tự học;
khả năng thích ứng với sự phát triển thần tốc của kỷ nguyên công nghệ và năng lực
giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Chính vì thế, đòi hỏi giáo dục phải đào
tạo những con người có khả năng học tập suốt đời, thích ứng với sự thay đổi của xã
hội và môi trường sống. Xuất phát từ xu thế hội nhập giáo dục các nước trên thế giới
cùng thực tế xã hội Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đổi mới chương trình
GDMN là hết sức cần thiết. Chính vì thế, chương trình GDMN đổi mới từ năm 1998
và gần đây nhất là chương trình GDMN mới (2009) với cách tiếp cận tích hợp đáp ứng
được yêu cầu bức thiết của xã hội cũng như mục tiêu giáo dục của thế kỉ 21.
Theo Esbjörn-Hargens (dẫn theo [30, tr.14]) lý thuyết tích hợp được vận dụng
trong hơn 35 lĩnh vực chuyên môn và học thuật khác nhau, cho thấy nhiều ứng dụng
của tích hợp và sự cần thiết phải tích hợp trong xã hội hiện đại. Tích hợp trong GDMN
giúp trẻ thấy được ý nghĩa của việc học, mối liên hệ của các sự vật hiện tượng trong
6
thế giới một cách thống nhất và toàn vẹn khi trẻ đắm mình khám phá thế giới theo
cách riêng của trẻ: học qua chơi; học qua khám phá trải nghiệm của chính bản thân
thông qua hoạt động trong các chủ đề hay sự kiện phát sinh; học theo hứng thú... Điều
này càng chứng minh sự cần thiết và đúng đắn khi chương trình các cấp nói chung và
GDMN nói riêng được thiết kế xây dựng theo hướng tích hợp.
Cùng với sự biến đổi của xã hội, nền giáo dục nước nhà còn nhiều biến động thì vai
trò của người giáo viên càng được quan tâm và đề cao, do đó, người giáo viên phải
thực sự là người thầy sáng tạo và hoạt động có hiệu quả. Jerome Bruner [55] cho rằng
giáo viên có vai trò làm “giàn giáo” (scaffolding) trong quá trình dạy và học. Chính vì
thế, có những công trình nghiên cứu [38] khẳng định năng lực nhận thức của giáo viên
đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trình giáo dục, thành tích học tập của học sinh
cũng như tiếp cận với những vấn đề mới; và nếu giáo viên được tham gia trong quá
trình xây dựng và phát triển chương trình thì họ sẽ dễ dàng thích ứng với thực tế dạy
học. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về nhận thức của GVMN cũng như nhận
thức của GVMN về cách tiếp cận tích hợp trong chương trình GDMN ở Việt Nam vẫn
chưa được chú ý đúng mức.
Chương trình GDMN 16 năm đổi mới nhưng lại chưa có công trình nghiên cứu nào
sâu và cụ thể. Ðó là một trong những lý do thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này để lý
giải bức tranh thực trạng đang diễn ra từ đó làm hành trang cho công tác của mình, góp
phần hỗ trợ giáo viên hiểu và thấy được ý nghĩa sâu của cách tiếp cận tích hợp cũng
như những lợi ích mà chương trình với cách tiếp cận mang lại. Từ đó giúp giáo viên có
cái nhìn chính xác hơn để hỗ trợ cho công việc giảng dạy của họ cũng như việc học tập
suốt đời của người học.
1.2. Cơ sở lý