Luận văn Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của honoré de balzac

Honoré de Balzac (1799 – 1850) là nhà tiểu thuyết lớn thế kỷ XIX, đại văn hào của văn chương Pháp nói riêng và của cả thế giới nói chung. Thật khó hình dung diện mạo văn học thế giới nếu như thiếu đi khuôn mặt của “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” này. Thành tựu nổi bật trong văn nghiệp Balzac, Tấn trò đời, đã được lấy làm khuôn mẫu cho một khuynh hướng văn học khai sinh sau khi nhà văn qua đời: khuynh hướng văn học hiện thực mang sắc thái phê phán, hay còn gọi là Chủ nghĩa hiện thực phê phán. Balzac là một trong số các tác giả Pháp có mặt sớm nhất ở Việt Nam. Kể từ năm 1917, khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch và công bố Miếng da lừa trên Đông Dương tạp chí, tác phẩm của Balzac lần lượt được giới thiệu ngày càng nhiều. Balzac cũng trở thành một trong các tác giả văn học nước ngoài quan trọng trong chương trình từ bậc phổ thông cho tới bậc đại học, và là một tác giả thu hút được sự quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt ở nước ta.

pdf141 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của honoré de balzac, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _______________________________ Hoàng Trung Thông NHÂN VẬT TÁI XUẤT HIỆN TRONG TÁC PHẨM CỦA HONORÉ DE BALZAC Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN ******* Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến: - Ban Giám hiệu; Phòng nghiên cứu Khoa học Công nghệ – Sau đại học; Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Lãnh đạo Sở GD & ĐT Bình Thuận và Trường THPT Hàm Thuận Nam – Bình Thuận, - Gia đình và bạn bè. Và đặc biệt chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ts. Nguyễn Thị Anh Thảo đã tận tình hướng dẫn người viết trong suốt quá trình làm luận văn. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Honoré de Balzac (1799 – 1850) là nhà tiểu thuyết lớn thế kỷ XIX, đại văn hào của văn chương Pháp nói riêng và của cả thế giới nói chung. Thật khó hình dung diện mạo văn học thế giới nếu như thiếu đi khuôn mặt của “bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực” này. Thành tựu nổi bật trong văn nghiệp Balzac, Tấn trò đời, đã được lấy làm khuôn mẫu cho một khuynh hướng văn học khai sinh sau khi nhà văn qua đời: khuynh hướng văn học hiện thực mang sắc thái phê phán, hay còn gọi là Chủ nghĩa hiện thực phê phán. Balzac là một trong số các tác giả Pháp có mặt sớm nhất ở Việt Nam. Kể từ năm 1917, khi Nguyễn Văn Vĩnh dịch và công bố Miếng da lừa trên Đông Dương tạp chí, tác phẩm của Balzac lần lượt được giới thiệu ngày càng nhiều. Balzac cũng trở thành một trong các tác giả văn học nước ngoài quan trọng trong chương trình từ bậc phổ thông cho tới bậc đại học, và là một tác giả thu hút được sự quan tâm nghiên cứu về nhiều mặt ở nước ta. Bộ Tấn trò đời của Balzac là một “thiên hà độc đáo”, đồ sộ, phong phú và có “vô số nẻo vào”, giúp cho mỗi thời đại có cách riêng để đến với ông. Giới nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam không biết đã tốn bao nhiêu thời gian và bút mực để khám phá thế giới khổng lồ, nhiều chiều, nhiều dạng mà Balzac đã thể hiện trong bộ tác phẩm này. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy có một vấn đề dù được rất nhiều nhà nghiên cứu ghi nhận nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào chuyên tâm đi sâu nghiên cứu đó là thủ pháp cho nhân vật xuất hiện trong nhiều tác phẩm khác nhau: nhân vật tái xuất hiện. Trong khi đây là một trong những sáng tạo nổi bật nhất, thành công nhất của Balzac, vì nó mà chính tác giả đã sung sướng reo lên “tôi đang trở thành thiên tài”. Số lượng nhân vật được tái hiện rất lớn, biểu hiện của nó rất sinh động và hiệu quả nghệ thuật của nó cũng vô cùng sâu sắc. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Honoré de Balzac sáng tác nhiều thể loại khác nhau: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch và nhiều bài tiểu luận, phê bình cùng hàng trăm lá thư có giá trị. Nếu tính toàn bộ sự nghiệp văn chương thì số lượng tác phẩm là rất lớn từ khi ông hoàn thành vở kịch đầu tiên cho đến khi cuốn tiểu thuyết cuối cùng ra đời. Tuy nhiên giá trị nhất, và được mọi người nhắc đến nhiều nhất vẫn là những tác phẩm được viết với bút danh Honoré de Balzac, những tác phẩm được tập hợp dưới nhan đề Tấn trò đời. Vì vậy, có thể nói Tấn trò đời là linh hồn, là đại diện cho toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Balzac. Tấn trò đời của Honoré de Balzac là một công trình đồ sộ với gần 100 tác phẩm gồm cả tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn. Ở Việt Nam, lần lượt nhiều tác phẩm đã được xuất bản (bằng tiếng Việt hoặc song ngữ Pháp - Việt) một cách riêng rẽ như Miếng da lừa, Lão Goriot, Eugénie Grandet, Ảo tưởng tiêu tan, Vinh và nhục của kỹ nữ, Hoa huệ trong thung, Gobseck, Chị họ Bette Năm 1999, nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh tác giả, Nhà xuất bản thế giới bắt đầu cho ra mắt bộ sách Tấn trò đời tập hợp tất cả các sáng tác đã được dịch từ trước đến lúc bấy giờ và tóm tắt trích dịch nhiều sáng tác khác. Công trình này hoàn thành năm 2001 gồm 15 tập với sự giới thiệu 69 tác phẩm. Tính cả một số tác phẩm được dịch và công bố riêng rẽ khác, cho đến nay đã có khoảng 30 sáng tác của Balzac đã được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt. Do những khó khăn nhất định trong tiếp cận tài liệu, chúng tôi chọn nghiên cứu những sáng tác đã được dịch như đã nêu ở trên làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng tôi đặt trọng tâm vào các tác phẩm có kiểu nhân vật tái xuất hiện, đặc biêt là những nhân vật có vai trò quan trọng trong các tác thẩm quan trọng của Tấn trò đời như: Lão Goriot, Ảo tưởng tiêu tan, Luật đình chỉ, Gobseck, Vinh và nhục của kỹ nữ, Chị họ Bette, Nhà ngân hàng Nucingen, Đại biểu xứ Arcis v.v Để đảm bảo tính thống nhất, chúng tôi sử dụng tên tác phẩm, tên nhân vật, địa danh theo cách thể hiện trong bộ Tấn trò đời của Nhà xuất bản thế giới như đã trình bày ở trên. Theo tên gọi của luận văn, đề tài hướng đến đối tượng là kiểu nhân vật tái xuất hiện trong tác phẩm của Honoré de Balzac. Tuy nhiên như trên đã nói, khái niệm “tác phẩm của Honoré de Blazac” gần như là đồng nghĩa với khái niệm “Tấn trò đời”, cho nên cũng có thể gọi đề tài theo một cách khác: Nhân vật tái xuất hiện trong Tấn trò đời của Honoré de Balzac. Mặt khác, chúng tôi chưa đặt ra nhiệm vụ khảo sát toàn bộ các nhân vật tái xuất hiện trong bộ tác phẩm này mà chỉ dừng lại ở một số nhân vật tiêu biểu, có tính điển hình ở một số tác phẩm nhất định. 3. Lịch sử vấn đề: Tác phẩm của Balzac đã được giới nghiên cứu, phê bình ở Pháp cũng như ở các nước, trong đó có Việt Nam quan tâm. Và hiện nay trên thế giới có hàng vạn công trình nghiên cứu đến giá trị tác phẩm của ông. Có lẽ Balzac là một trong số không nhiều văn hào nhận được sự quan tâm đặc biệt như vậy. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có Hội nghiên cứu Balzac. Thật khó mà liệt kê hết số lượng các công trình nghiên cứu Balzac và Tấn trò đời ở nhiều phương diện khác nhau. Do vậy, trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn, chúng tôi chỉ điểm qua những nhận định có liên quan trực tiếp đến đề tài đã chọn. 3.1. Hệ thống các ý kiến liên quan đến đề tài: 3.1.1. Ý kiến của các nhà nghiên cứu nước ngoài: Khi phát hiện ra thủ pháp tái xuất hiện nhân vật, chính Balzac đã ý thức được giá trị đặc biệt quan trọng của nó, xem đây là một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của mình khi tuyên bố hào sảng: “Tôi đang trở thành thiên tài!”. Tuy nhiên phải sang thế kỷ XX thì giới nghiên cứu mới thực sự có những ý kiến nhận định trực tiếp đến giá trị của thủ pháp này. Người đầu tiên ghi nhận sự có mặt của nhân vật tái xuất hiện trong Tấn trò đời có lẽ là Marcel Proust, năm 1908 trong Chống Sainte – Beuve đặc biệt nêu rõ và nhấn mạnh “tính thống nhất nội tại, không giả mạo” của Tấn trò đời. Ông rất khâm phục biện pháp cho nhân vật trở đi trở lại trong tác phẩm và đã gọi đó là biện pháp “tái xuất hiện nhân vật”, mặc dù trong bài viết này, Marcel Proust đã chê Balzac đã “không nhận ra tính độc lập và kích thước mĩ học của tác phẩm văn chương, không phân ranh giới giữa cuộc sống thực và cuộc sống tưởng tượng”[52, tr.24]. Năm 1929, cũng Marcel Proust khi chú thích và giới thiệu Tấn trò đời đã nhận định rằng thủ pháp cho nhân vật xuất hiện nhiều lần trước độc giả khiến những nhân vật như Rastignac v.v“có sức mãnh liệt không gì sánh nổi”, nhà văn áp đặt cho người đọc hình tượng mạnh đến “ám ảnh, làm ta thấm sâu tận đáy tâm can ý nghĩa đặc biệt của nó”[50, tr.335-336]. André Mourois trong Prométhée on La vie de Balzac năm 1965 phát hiện ra rằng biện pháp tái xuất hiện nhân vật cho nhân vật thêm một chiều thứ tư là “chiều sâu không gian”[50, tr.336]. Còn André Wurmser trong La Conmédie Humaine năm 1970 dù cho Balzac “không có phong cách” nhưng cũng phải thừa nhận thủ pháp tái xuất hiện nhân vật làm cho Tấn trò đời không chỉ như một bức họa, mà gần với một công trình điêu khắc, có ba chiều không gian như thế giới thực. Năm 1997, trong Lịch sử văn học Pháp, một công trình rất có giá trị, nhà nghiên cứu Xavier Darcos đã đưa ra con số 515 nhân vật được tái xuất hiện trong Tấn trò đời. Đặc biệt ông đã đưa ra ba lý do “biện minh” cho “sự xuất hiện của cùng một nhân vật qua nhiều truyện”: “Bởi khả năng vẽ ra một chân dung hoàn chỉnh, được soi sáng dưới nhiều góc độ; Bởi ý muốn biến thành khả tín những nhân vật đường như được phó thác một đời sống độc lập, có lịch sử, thoát ra khỏi tính ngẫu hứng phóng túng của người tạo ra chúng; Bởi thị hiếu của Balzac đối với sân khấu: nhân vật biến vào hậu trường giữa hai cảnh, nhưng vẫn tiếp tục hiện hữu trong ý thức của khán giả”[20, tr.399]. Rose Torrassier trong Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XIX năm 1999 dù không trực tiếp nhắc đến khái niệm Nhân vật tái xuất hiện, nhưng có viết: “thế giới được tái tạo này sẽ hiện ra trước mắt người đọc dưới những góc độ khác nhau tuỳ theo trình tự đọc (), có thể theo dõi một nhân vật được chú ý nào đó từ tiểu thuyết này sang tiểu thuyết khác v.v(). Cũng một nhân vật, ở đây chúng ta có môi trường sống của y, đằng kia các bước khởi đầu, đằng kia nữa kết cục cuộc đời y, ở đó, các câu chuyện, các tâm sự, các cuộc đời thực, các điều phát hiện, các bài báo “về truyện người chết”, tất cả rất lâu về sau mới tạo thành lý lịch của những người mà chúng ta tưởng đã thân thuộc. Và trong Tấn trò đời như trong đời thực (). Balzac đề nghị chúng ta xoay quanh nhân vật, đồng thời thay đổi điểm nhìn một cách hiện đại”[54, tr.58-59]. 3.1.2. Ý kiến của các nhà nghiên cứu trong nước. Ở Việt Nam, từ khi Balzac được truyền bá, nhất là từ những năm 1960, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã rất quan tâm đến thủ pháp nghệ thuật độc đáo này. Năm 1968, trong bài Nhân đọc “Lời giới thiệu” tiểu thuyết “Lão Gôriô” trên Tạp chí văn học số 6, Đỗ Đức Dục đã nhắc đến nhân vật tái xuất hiện trong Lão Goriot. Tác giả bài viết có dừng lại khảo sát hai hình tượng nhân vật trong tác phẩm này mà sau đó còn xuất hiện nhiều trong các tác phẩm khác là Vautrin và Rastignac, đồng thời kèm theo một số nhận định hết sức khái quát về hai nhân vật này. Với Rastignac thì những lần xuất hiện của anh ta thể hiện “tấn bi kịch của Raxtinhac nói riêng và cũng là của thanh niên nói chung trong cái xã hội sùng bái con Bê vàng”[23, tr.72]. Quá trình xuất hiện của anh ta trong Tấn trò đời là “quá trình anh ta tiếp thu sự giáo dục của xã hội tư sản – quý tộc, hay, nói đúng hơn, đó là quá trình suy đồi”[23, tr.71]. Còn với Vautrin thì “nói đến ý nghĩa xã hội của tiểu thuyết Lão Gôriô, cũng như của Tấn trò đời nói chung, không thể bỏ qua được vai trò của nhân vật Vôtơranh”[23, tr.71]. Tác giả bài báo cũng đã khái quát quá trình xuất hiện của nhân vật này từ một tên tù vượt ngục trở thành trùm cảnh sát của chính quyền tư sản. Lê Hồng Sâm, một chuyên gia về Balzac ở Việt Nam, năm 1985, trong công trình công phu Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỷ XIX có dành hai trang để viết về thủ pháp xây dựng nhân vật này và hiệu quả của nó. Tác giả nhắc lại ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giá về nghệ thuật tái hiện nhân vật trước khi đưa ra nhận định của mình: “Phần lớn tái hiện ở bình diện thứ hai, thứ ba, làm nền cho nhân vật chính”[50, tr.336], nhưng “phát kiến của Balzac cho phép miêu tả nhân vật trong nhiều mối quan hệ phức tạp, trong tính đa dạng và sự vận động. Cuộc sống của nhân vật không kết thúc cùng với sự kết thúc xung đột mà còn tiếp tục với nhiều thắng lợi và thất bại, nhiều niềm vui hay nỗi buồn. Bởi vì cuộc sống xã hội vẫn tiếp diễn, mâu thuẫn và đấu tranh vẫn tiếp diễn, xung đột được giải quyết, ở trường hợp này, bộ phận này, lại bùng nổ ở trường hợp khác, bộ phận khác. Nhân vật là một thành viên của xã hội, sự kết thúc xung đột riêng tư không hề chấm dứt xung đột ở quy mô toàn xã hội”[50, tr.337]. Đến năm 1999, bài viết Balzac và bộ Tấn trò đời trên Tạp chí văn học nước ngoài, số 6, tiếp tục nhắc lại những ý kiến trên, ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh đến tác dụng của thủ pháp này trong việc nối kết các tác phẩm “tạo nên mối liên hệ nội tại giữa các đơn vị của tổng thể toàn vẹn và duy nhất là Tấn trò đời”[51, tr.13]. Trong mục Tấn trò đời của Tuyển tập Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường, Lê Nguyên Cẩn nhấn mạnh đến hiệu quả của thủ pháp tái xuất hiện nhân vật là “tái hiện một xã hội đang vận động, một cuộc sống ồn ào nhộn nhịp, đông đúc. Xã hội trở thành một dòng sông đời vận động không ngừng, không đầu, không cuối”[57, tr.444]. Các nhân vật tái xuất hiện đã cùng các nhân vật khác tạo thành “một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo được gắn kết chặt chẽ bởi cái nhìn duy vật và quyết định luận lịch sử” [57, tr.444]. Cũng tác giả này trong chuyên luận Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac năm 2002 có bàn đến mối quan hệ giữa cái kỳ ảo và thủ pháp nhân vật “trở đi trở lại”. Ở đây Lê Nguyên Cẩn chỉ khảo sát hai nhân vật “trở đi trở lại” là Valentin de Raphael trong Miếng da lừa và Người tuẫn nạn không biết tới, và nhân vật Louis Lambert trong các tác phẩm Người tuẫn nạn không biết tới, Linh mục thành Tours, Ảo tưởng tiêu tan Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ đề cập rất sơ lược đến yếu tố kỳ ảo chứ không xem xét hai nhân vật này là những đối tượng nghiên cứu độc lập. Thái Thu Lan trong Những tác gia lớn của văn học Pháp thế kỷ XIX, phần về Honoré de Balzac nhắc lại số lượng 515 nhân vật tái xuất hiện trong Tấn trò đời và có nhận xét: “Thủ pháp này được ứng dụng một cách hiệu quả, trước hết là tạo được bức chân dung hoàn chỉnh cho nhân vật và gây được không khí của sân khấu trò đời () tạo được sự chặt chẽ và liên hoàn về cấu trúc tác phẩm làm cho mỗi thiên tiểu thuyết như là một chương của bộ Tấn trò đời và bộ truyện trở thành “một thế giới hoàn chỉnh”, sống động, vô tận”[38, tr.165]. Bà cũng nêu ý kiến rằng, những nhân vật xuất hiện một lần như lão Grandet, lão Goriot, già Séchard, anh họ Pous, chị họ Bette v.v “có số phận kết thúc rõ ràng, còn lại là một hệ thống nhân vật chuyển động, thay hình đổi dạng, “lên voi xuống chó” do hoàn cảnh xoay vần. Trong số các nhân vật ấy, Horace Bianchon có vai trò chứng nhân và cả “xúc tác” cho nhiều biến động, xuất hiện nhiều nhất, trong 30 tác phẩm”[38, tr.157]. Nhà nghiên cứu có nhiều ý kiến nhất về thủ pháp tái xuất hiện nhân vật của Balzac có lẽ là chuyên gia về văn học Pháp Đặng Anh Đào. Trong gợi ý giảng dạy đoạn trích Đám tang lão Gôriô trong Sách giáo viên, Tài liệu giáo khoa thí điểm văn học lớp 11 (Tập 2, Ban khoa học xã hội, NXB Giáo dục, 1996) bà đã nhấn mạnh đến thủ pháp tái xuất hiện nhân vật trong việc xây dựng tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình thông qua hình tượng Rastignac qua năm tác phẩm Lão Goriot, Miếng da lừa, Ảo tưởng tiêu tan, Nhà ngân hàng Nucingen, Nghị viên miền Arcis. Và cách tiếp cận này của tác giả cũng được nhất quán trong nhiều công trình, bài viết sau này của bà. Trong giáo trình Văn học phương Tây, ở chương về Balzac, Đặng Anh Đào nhắc lại ý đồ của Balzac khi viết Tấn trò đời là viết nên “bộ Nghìn lẻ một đêm của phương Tây”, “muốn ganh đua với hộ tịch”, “muốn rằng không phải chỉ viết nên một cuốn sách, mà cả một thế giới: về điểm này, quả thật, Balzac không những đã vượt hơn Napôlêông mà còn vượt trên tài sức sáng tạo của Đức Chúa! Để thực hiện ý đồ này, Banzăc đã sáng tạo ra một thủ pháp nghệ thuật, mà chỉ với quy mô tác phẩm đồ sộ đến như thế, mới có thể vận dụng nổi: đó chính là thủ pháp cho nhân vật trở đi trở lại qua nhiều tác phẩm. Với thủ pháp này, “mỗi thiên tiểu thuyết sẽ chỉ là một chương trong Tấn trò đời”, và toàn bộ Tấn trò đời càng gợi thêm cảm giác “về một thế giới hoàn chỉnh”[47, tr.536]. Tác giả cũng chứng minh sự phát triển của tính cách trong mối liên hệ với hoàn cảnh ở nhân vật Rastignac trong tài liệu đã nêu ở trên trước khi tiếp tục có những nhận định xác đáng đối với giá trị của thủ pháp xây dựng nhân vật này. Bà khẳng định thủ pháp này “có ý nghĩa cách tân, thể hiện được cái nhìn, tài năng hiện thực của nhà văn; một mặt, nó đặt nhân vật trong mối liên hệ với nhiều hoàn cảnh, thể hiện được sự vận động tư thân của tính cách; mặt khác nó gợi cảm giác giống như ta đang đứng trước cuộc đời thật, sôi động không bao giờ ngừng”[47, tr.538] và “không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng thủ pháp này. Ở Balzac, sở dĩ có sức mạnh, bởi nó gắn liền với cái nhìn cuộc sống trong tổng thể, trong những mối liên hệ biện chứng không thể chia cắt”[47, tr.538]. Tiếp theo, tác giả có nêu ý kiến: “Do thủ pháp tái xuất hiện nhân vật nên “cuốn này nối với cuốn khác” khiến “lịch sử của cái xã hội hư cấu giống hệt như một thế giới hoàn chỉnh”. Từ đó, khái niệm về nhân vật chính, phụ cũng thay đổi: có những nhân vật chỉ là phụ trong nhiều cuốn truyện, nhưng lại là nhân vật chính của toàn bộ Tấn trò đời”[47, tr.548]. Cũng Đặng Anh Đào, trong chuyên luận Banzăc và cuộc săn tìm nhân vật chính diện trong bộ Tấn trò đời, ở chương V có tựa đề Ảo ảnh, chất thơ và bi kịch bên cạnh những nhân vật tái xuất hiện đã dành một đoạn khá dài nói về “một nét độc đáo của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Tấn trò đời: sự trở đi trở lại của một số nhân vật qua nhiều thiên tiểu thuyết khác nhau”[26, tr.85]. Sau khi nhận định: “Những bài nghiên cứu của chúng ta cho tới nay chưa chú ý đến thủ pháp nghệ thuật độc đáo này”[26, tr.85], tác giả nhấn mạnh đến tính tiên phong của Balzac, coi đây là một bước cách tân có ý nghĩa sâu sắc của ông: “Rõ ràng đây không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật lặt vặt, sở dĩ nó biểu hiện được công lao cách tân của tiểu thuyết, chính là do nó thể hiện những quan điểm nghệ thuật của Banzăc: Banzăc cho rằng sử dụng biện pháp này, tính chất giống sự thật của cuộc đời trong tiểu thuyết sẽ tăng thêm; nó sẽ là mối dây liên hệ làm nổi bật tính thống nhất của các thiên tiểu thuyết, nó là cách nhìn cuộc sống trong sự tổng hợp, toàn vẹn”[ 26, tr.85-86]. Tác giả tiếp tục nhấn mạnh tác dụng của thủ pháp này trong việc tạo nên mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách, bà viết: “Đặt một tính cách trong mối liên hệ với nhiều hoàn cảnh khác nhau, thủ pháp này làm rõ tác động của hoàn cảnh đối với tính cách”[26, tr.86]. Mối quan hệ giữa hoàn cảnh và tính cách qua quá trình tái xuất hiện của nhân vật như vậy là “quá trình phản diện hoá nhân vật”. “Chính nhờ thủ pháp nghệ thuật tái xuất hiện nhân vật mà sự sa đọa của con người, sự mất dần những phẩm chất chính diện được biểu hiện như một kết quả của quá trình liên hệ giữa tính cách và hoàn cảnh”[26, tr.86]. Cuối đoạn này, tác giả nhấn mạnh: “Đây không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật. Nếu chỉ có vậy, ông không thể trở thành thiên tài. Vấn đề ở đây là biểu hiện một cách nhìn: tính cách trong mối liên hệ với hoàn cảnh. Nếu đối với nhân vật chính diện, nó có dẫn đến những số phận bi thảm, hoặc những kết thúc giàu sang nhưng đáng buồn cho nhân phẩm, thì chúng ta đừng trách rằng nó không đẹp. Sự thật là sự thật, thế thôi”[26, tr.87-88]. Trong cuốn Ô. Đơ. Banzăc và một thế giới đang bước đi, tác giả Đặng Anh Đào viết: “Một sáng tạo khác nữa của Banzăc là, từ cuốn Lão Gôriô, ông nối liền các truyện của mình bằng cách cho nhân vật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm. Quả là nhờ cách này, Balzac có thể đạt tới ý đồ thể hiện “lịch sử”, “quy luật” của nhân vật: có thể ở một góc nào đó của Tấn trò đời, ta thấy nhân vật đang ở thời “hưng thịnh”, để rồi ở một góc khác, ta thấy “sự suy đồi” của họ ngày mai”[27, tr.16]. Bà cũng nhắc lại ý kiến của mình rằng nhân vật tái xuất hiện “đã làm biến đổi cả khái niệm nhân vật chính, phụ của truyền thống” và nhắc lại ý kiến của Nicon Moze: “Đối với độc giả đọc Tấn trò đời trong tổng thể, những khái niệm “nhân vật chính” và “nhân vật phụ” nhanh chóng mất hết ý nghĩa, bởi những nhân vật thường được gọi là phụ có lẽ lại chính là nhân vật mang lại cho tác phẩm đầy ấn tượng kia một bề dày và ý nghĩa thực sự của nó”[27, tr.16-17]. Sau đó tác giả lấy hai nhân vật
Luận văn liên quan