Luận văn Nhân vật tri thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại

Nhân vật là đối tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm văn học. Qua nhân vật, nhà văn bày tỏ quan điểm, tư tưởng, nhận thức, trước cuộc đời và con người; gửi gắm những tình cảm, suy tư, trải nghiệm của chính lòng mình, đời mình; đồng thời thể hiện tài năng, cá tính, phong cách của mình. Nhìn lại chiều dài lịch sử văn học Việt Nam, ta thấy xuất hiện nhiều loại nhân vật: người phụ nữ, người nông dân, người lính, người anh hùng, người trí thức, Mỗi loại nhân vật đều có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh, cuộc sống, diện mạo, tâm hồn, tính cách, nhưng sâu sắc và phức tạp hơn cả, có lẽ là hình tượng người trí thức. Trí thức là người có kiến thức từ việc học tập, nghiên cứu, luôn khát khao cống hiến tài năng cho đời, và có lối hành xử văn minh, văn hóa. Ở họ, tập trung mọi tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Họ là nhân vật trung tâm, là động lực của xã hội, có sự đóng góp to lớn và giúp xã hội phát triển vững chắc, ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Họ mang cái đẹp đến cho đời. Họ khai sáng cho những vùng đất còn tối tăm, hoang dã, cho những con người còn sống trong nghèo đói, lạc hậu, u mê.

pdf151 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật tri thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Thị Phương Thế Ngọc Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nhân vật là đối tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm văn học. Qua nhân vật, nhà văn bày tỏ quan điểm, tư tưởng, nhận thức, trước cuộc đời và con người; gửi gắm những tình cảm, suy tư, trải nghiệm của chính lòng mình, đời mình; đồng thời thể hiện tài năng, cá tính, phong cách của mình. Nhìn lại chiều dài lịch sử văn học Việt Nam, ta thấy xuất hiện nhiều loại nhân vật: người phụ nữ, người nông dân, người lính, người anh hùng, người trí thức, Mỗi loại nhân vật đều có những đặc điểm riêng về hoàn cảnh, cuộc sống, diện mạo, tâm hồn, tính cách, nhưng sâu sắc và phức tạp hơn cả, có lẽ là hình tượng người trí thức. Trí thức là người có kiến thức từ việc học tập, nghiên cứu, luôn khát khao cống hiến tài năng cho đời, và có lối hành xử văn minh, văn hóa. Ở họ, tập trung mọi tinh hoa của dân tộc và nhân loại. Họ là nhân vật trung tâm, là động lực của xã hội, có sự đóng góp to lớn và giúp xã hội phát triển vững chắc, ngày càng văn minh, tiến bộ hơn. Họ mang cái đẹp đến cho đời. Họ khai sáng cho những vùng đất còn tối tăm, hoang dã, cho những con người còn sống trong nghèo đói, lạc hậu, u mê. Trí thức, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ, mang lí tưởng, hoài bão, ước mơ cao cả, luôn khát khao sáng tạo, và lúc nào cũng băn khoăn, tìm kiếm cho mình một chỗ đứng, một lẽ sống trong cuộc đời, một con đường đi riêng cho mình. Họ gánh trên vai thiên chức khai hóa dân trí và cải cách xã hội. Bên cạnh đó, họ lại là những người giàu mặc cảm và cô đơn trong những bi kịch cá nhân. Vốn nhạy bén, đa cảm, dễ xúc động, lãng mạn và mơ mộng trước cái đẹp, họ mang đầy những trăn trở, day dứt, dằn vặt, đau đớn trước cái xấu trong cuộc đời và trong chính con người mình. Thế giới tâm hồn của người trí thức đầy bí ẩn, phức tạp, nhiều cung bậc, sắc thái, thanh âm, luôn khát khao vươn đến cái đẹp hoàn mỹ, tuyệt đối. Hiện thực cuộc sống tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, người trí thức rất nhạy cảm với thời cuộc và những đổi thay trong cuộc sống. Bên cạnh quan niệm sống, lí tưởng sống, họ còn phải tự tìm con đường đúng đắn để cống hiến tài năng và sáng tạo, để hoàn thiện nhân cách, chế ngự tham vọng, tránh rơi vào những sai lầm, đánh mất đi phẩm cách của mình, gây ra những tác hại cho con người và xã hội. Họ luôn muốn sống xứng đáng và đẹp đẽ. Vì thế, trong họ luôn có nhu cầu nhận thức và tự nhận thức; thường xuyên diễn ra những xung đột, những mâu thuẫn, những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, mãnh liệt để tự ý thức, tự nhận thức bản ngã đích thực của mình, để từ đó càng hoàn thiện mình hơn. Nhà văn cũng là trí thức văn nghệ sĩ, nên khi viết về nhân vật trí thức văn nghệ sĩ, chính là lúc họ đang viết chuyện của đời mình, của lòng mình, của giới mình. Ở đây, nhà văn và nhân vật đã có mối dây đồng cảm sâu sắc và dường như không có khoảng cách. Hơn ai hết, nhà văn hiểu rõ nhân vật, cũng như hiểu rõ những ngõ ngách, những khía cạnh, những ưu nhược điểm của bản thân mình và đời sống nội tâm phức tạp của mình. Nhà văn mổ xẻ con người và thế giới tâm hồn của nhân vật, cũng chính là mổ xẻ con người và thế giới tâm hồn của nhà văn trong những biến động của cuộc đời và bể dâu của tình người. Tìm hiểu về nhân vật trí thức trong văn học, ta tìm đến với diện mạo và tâm hồn của giới văn nghệ sĩ Việt Nam nói riêng, của trí thức Việt Nam nói chung. Do vậy, tác giả luận văn muốn khám phá, soi sáng những chiều kích, những ngóc ngách, những góc cạnh trong con người và tâm hồn của nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, những vấn đề xoay quanh nhân vật, và cả những gì nhà văn gửi gắm qua nhân vật của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng Ở đây, chúng tôi phân loại nhân vật trí thức trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam hiện đại như sau: Nhân vật trí thức sáng tạo ra cái đẹp: nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ, kiến trúc sư, Nhân vật trí thức truyền tải kiến thức, ánh sáng văn hóa: nhà giáo, nhà báo, Nhân vật trí thức được đào tạo qua trường lớp, làm những nghề chuyên môn khác như: luật sư, bác sĩ, kỹ sư, Luận văn tập trung tìm hiểu hai kiểu nhân vật trí thức: người sáng tạo ra cái đẹp và người truyền tải kiến thức, ánh sáng văn hóa (chủ yếu là nhà văn và nhà giáo) được gọi chung là nhân vật trí thức - văn nghệ sĩ. Do vậy, luận văn chỉ điểm qua sơ lược những nhân vật trí thức khác để làm nền tảng cho việc khái quát diện mạo chung của giới trí thức Việt Nam. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát phần văn xuôi Việt Nam hiện đại (từ đầu thế kỉ XX – 2000) chia làm ba giai đoạn: đầu thế kỉ XX – 1945, 1945 – 1975, sau 1975. Ở mỗi giai đoạn, do giới hạn của đề tài, luận văn chỉ chọn tìm hiểu một số tác phẩm nổi bật viết về nhân vật trí thức văn nghệ sĩ. Danh mục các tác giả, tác phẩm được chọn để khảo sát: - Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945: + Nhất Linh: Hai vẻ đẹp, Làm gì mà băn khoăn thế, Đôi bạn, Đoạn tuyệt, + Khái Hưng: Đẹp, Gánh hàng hoa. + Thạch Lam: Đói, Đứa con đầu lòng, Một cơn giận, Sợi tóc, Ngày mới, + Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời, Tùy bút I, Tùy bút II, Nguyễn, Thiếu quê hương. + Vũ Trọng Phụng: Số đỏ. + Nguyên Hồng: Lớp học lẩn lút, Miếng bánh, Hai dòng sữa, Buổi chiều xám, Giọt máu, + Nam Cao: Trăng sáng, Đời thừa, Quên điều độ, Cái mặt không chơi được, Mua nhà, Sống mòn, - Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975: + Nam Cao: Đôi mắt, Đường vô Nam, Nhật kí Ở rừng. + Nguyễn Huy Tưởng: Sống mãi với thủ đô. + Nguyễn Đình Thi: Vỡ bờ. + Nguyên Hồng: Cơn bão đã đến. + Nguyễn Minh Châu: Dấu chân người lính. + Trần Đình Vân: Sống như anh. - Giai đoạn từ sau năm 1975 (tính đến năm 2000): + Nguyễn Minh Châu: Cỏ lau, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa, + Ma Văn Kháng: Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn, Ngược dòng nước lũ. + Nguyễn Khải: Gặp gỡ cuối năm, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí, Thượng đế thì cười. + Nguyễn Huy Thiệp: Huyền thoại phố phường, Chút thoáng Xuân Hương, Mưa Nhã Nam, Vàng lửa, Phẩm tiết, + Dương Thu Hương: Bên kia bờ ảo vọng, Những thiên đường mù. + Phạm Thị Hoài: Man Nương, Thiên sứ. + Tô Hoài: Cát bụi chân ai. + Nguyễn Việt Hà: Cơ hội của Chúa. Trong giai đoạn 1945 – 1975, luận văn sẽ không trực tiếp đề cập đến văn học thành thị miền Nam, mà khi cần, chỉ liên hệ thêm để so sánh, đối chiếu. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp hệ thống Luận văn hệ thống hóa các tác phẩm viết về người trí thức trong văn xuôi Việt Nam hiện đại qua ba giai đoạn để làm rõ sự biến đổi, phát triển của hình tượng nhân vật trí thức. 3.2. Phương pháp phân tích Luận văn sử dụng phương pháp phân tích là chủ yếu để khám phá những nét tính cách đặc trưng cũng như phân tích hình thức, kĩ thuật thể hiện hình tượng nhân vật trí thức qua từng chặng đường văn học. 3.3. Phương pháp tổng hợp Phương pháp tổng hợp giúp luận văn khái quát nên những mẫu người tiêu biểu từ việc phân tích những biểu hiện tính cách của hình tượng nhân vật, và khái quát nên những kĩ thuật, hình thức thể hiện phổ biến khi xây dựng nhân vật trí thức. 3.4. Phương pháp so sánh Khi phân tích và khái quát tính cách nhân vật cũng như kĩ thuật, hình thức thể hiện nhân vật, luận văn có sử dụng phương pháp so sánh để rút ra những điểm giống và khác nhau trong hình tượng nhân vật trí thức ở mỗi chặng đường văn học nói chung, ở mỗi tác giả nói riêng. 3.5. Phương pháp miêu tả lịch sử Luận văn đặt những tác phẩm viết về người trí thức vào từng chặng đường sáng tác để thấy được sự tác động của hoàn cảnh xã hội và góc nhìn nghệ thuật đối với sự thay đổi trong hình tượng nhân vật. Các phương pháp nêu trên sẽ được phối hợp với nhau trong suốt quá trình nghiên cứu để có thể giải quyết tốt những vấn đề đặt ra. 4. Lịch sử vấn đề Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù dùng ngôn từ để khám phá con người và suy ngẫm về đời sống. Lịch sử văn học chính là lịch sử tâm hồn nhân loại. Nhiệm vụ chủ yếu và lâu dài của văn học trong việc phản ánh hiện thực vẫn là miêu tả số phận con người, khắc họa các tính cách con người. Để thực hiện nhiệm vụ đó, nhà văn, bằng tài năng và tâm huyết, xây dựng nên những hình tượng nhân vật trong tác phẩm của mình. Văn xuôi Việt Nam hiện đại có một khối lượng lớn tác phẩm viết về người trí thức. Có lẽ, ở loại nhân vật này, nhà văn dễ dàng bày tỏ, chia sẻ, phát ngôn những quan niệm, tư tưởng, tình cảm, của mình về con người và cuộc sống. Do vậy, có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu của các nhà văn, các nhà lí luận phê bình về những tác phẩm viết về nhân vật trí thức. Nguyễn Hoành Khung trong bài viết về Nhất Linh (Từ điển văn học) đã nhận xét rằng nhân vật thanh niên trí thức của Nhất Linh sống trong gia đình giàu sang nhưng luôn cảm thấy băn khoăn về cuộc sống tối tăm của dân quê nghèo khổ, ngu dốt, muốn tìm cách cứu vớt họ. Thế nhưng, “những nhân vật trí thức đầy trăn trở này chỉ để lại trong người đọc một ấn tượng rằng họ không chấp nhận thực tế, họ luôn vật vã, suy tư, đau khổ, nhưng họ không trở thành chiến sĩ cách mạng” [163, tr.1257]. Ở đây, Nguyễn Hoành Khung đã soi chiếu nhân vật trí thức ở vai trò xã hội của họ. Theo Phan Cự Đệ, trong tiểu thuyết Đẹp, “dường như Khái Hưng không lí tưởng hóa lớp văn nghệ sĩ lãng mạn, mà muốn làm sống lại một lớp văn nghệ sĩ vào những năm 40, những “nhân vật thật trong xã hội hiện thời” với tất cả những mặt đẹp, mặt xấu, những nét đáng yêu và đáng ghét của họ, không bình luận, không phê phán. Và cố gắng dựng nhiều kiểu người với những cá tính, phong cách và lối sống khác nhau” [52, tr.923]. Nhìn chung, nhân vật trí thức của Nhất Linh, Khái Hưng là những “nhân vật phi thường” hoặc “nhân vật lãng mạn”: “Họ phần lớn xuất thân từ những gia đình quan lại hay tư sản giàu sang và có một cuộc sống dư dật. Họ nếu không phải là những “khách tình si” cả cuộc đời theo đuổi một mối tình lãng mạn, thì cũng là những “khách chinh phu” mải mê với một lí tưởng cách mạng nào đó. Cuộc sống của họ được các nhà văn thi vị hóa” [Hà Văn Đức; dẫn theo 85, tr.569]. Trong khi đó, khi “tìm vào nội tâm, tìm vào cảm giác”, nhân vật trí thức của Thạch Lam lại “có nét chân thực và gần với cuộc sống đời thường, thường được đặt trong những hoàn cảnh khó khăn, trở ngại. Cái đói, cái nghèo dường như lúc nào cũng đeo đẳng với số phận của nhân vật, xô đẩy họ vào những tình huống đầy tuyệt vọng” [Hà Văn Đức; dẫn theo 85, tr.580]. Nguyễn Thành Thi (Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam) cũng cho rằng khi tìm kiếm hình ảnh con người trong cõi thầm kín - thế giới nội tâm, thế giới cảm giác phiền phức mà người trí thức nào cũng có, “ Thạch Lam chỉ kể nhiều về những trạng thái bất thường hoặc những cảm tưởng, cảm giác mới mẻ dấy lên trong tâm hồn của họ. Những trí thức bình dân này có thể thành đạt hay thất bại trên đường đời, đáng trọng hay đáng thương trong nhân cách số phận song tất cả họ giống nhau ở chỗ đều có những trạng thái nội tâm “phiền phức”, những khoảnh khắc bí ẩn, bất thường” [131, tr.64]. Hai ý kiến trên cho thấy nhân vật trí thức có một thế giới tâm hồn phong phú, một nội tâm phức tạp. Đó là địa hạt hấp dẫn sự khám phá của người cầm bút. Khi viết “Lời giới thiệu Nguyễn Tuân và thể tùy bút”, Vương Trí Nhàn cho rằng: “Giả sử như giờ đây, có một ai đó muốn tìm hiểu cuộc sống của lớp trí thức thành thị, nhất là cánh ký giả viết văn, viết báo đương thời xem họ ăn gì, chơi gì, đọc sách ra sao, hưởng thụ ra sao, tôi nghĩ nhất thiết người ấy phải đọc lại một số trang viết của ông Nguyễn” [145, tr.19]. Theo nhà nghiên cứu này, nhân vật trí thức trong tác phẩm phản ánh khá chân thực hình ảnh người trí thức ngoài cuộc đời. Mặt khác, nó phản ánh hình ảnh của chính Nguyễn Tuân: “Nhân vật của ông nhìn kỹ đều là những con người lửng lơ vượt thoát ra ngoài mối quan hệ bình thường với xã hội. Họ như không đi mà chỉ bay là là trên mặt đất, không đậu hẳn vào đâu, gì cũng biết, mà hóa ra không ràng buộc với cái gì cả. Nghề nghiệp, không xác định. Nhà cửa, không thiết tha. Cho đến cả tiền tài, sự nghiệp cũng không phải là điều họ quan tâm theo đuổi... Niềm say mê mà nhân vật của Nguyễn Tuân và chính ông để cả đời theo đuổi là say mê tìm hiểu chính mình và và khắc họa bức chân dung tinh thần khác người của mình trước đồng loại” [Vương Trí Nhàn, Lời giới thiệu Thiếu quê hương; 146, tr.330]. Nhà văn Nam Cao có một mảng tác phẩm về đề tài người trí thức. Xoay quanh việc tìm hiểu những tác phẩm này có nhiều ý kiến sâu sắc, thỏa đáng. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đặc biệt chú ý đến những biến động trong đời sống tinh thần của nhân vật trí thức của Nam Cao trong mối quan hệ với hoàn cảnh: “Tiếp xúc với những thực tế khắc nghiệt, trải qua những cuộc vật lộn kiếm sống, con người trí thức tiểu tư sản bị quăng quật nhừ tử cả thể xác lẫn tâm hồn” [166, tr.483]. Bích Thu nhận ra: “Với các nhân vật nhà văn, nhà giáo nghèo, cái nhục vì miếng ăn được Nam Cao đẩy lên đỉnh điểm. Đó là sự giằng xé nội tâm giữa “vị nhân sinh” và “vị nghệ thuật”, giữa những lo lắng đời thường, thế sự với khát vọng sáng tác nghệ thuật của họ” [Sức sống của một sự nghiệp văn chương; 134, tr.33]. Nguyễn Hoành Khung (trong Nam Cao, về tác gia và tác phẩm) cho rằng: “Trong khi dựng lại tình cảnh nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, qua đó đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội và triết học sâu sắc. (). Đó là tất cả tấn bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm trong đời sống tinh thần thế hệ 1930 khi đó” [134, tr.409-413]. Nhà văn đã phát hiện ra mặc cảm cô đơn, vỡ mộng trong tấn bi kịch tinh thần của người trí thức, và, qua những câu chuyện về người trí thức: “Câu chuyện đời thường xoàng xĩnh thế thôi, nhưng bao vấn đề hệ trọng trong tinh thần thời đại đã được đặt ra một cách ám ảnh: cá nhân và xã hội, lí tưởng và hiện thực, nghệ thuật và tình thương, nhân cách và hoàn cảnh” [134, tr.475]. Một số bài viết khác về tác phẩm viết về người trí thức của Nam Cao: Nam Cao và sự lựa chọn một chủ nghĩa hiện thực mới (Phạm Xuân Nguyên), Nam Cao và nghệ thuật sáng tạo tâm lí (Hà Minh Đức) [134], Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn (Trần Đăng Xuyền, Tạp chí Văn học, số 6, 1998) [153],... đều xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của nhân vật trí thức. Đặc biệt, Đinh Trí Dũng (Bi kịch tự ý thức – Nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo của Nam Cao) còn phát hiện ra: “Trong văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 không phải chỉ có các nhân vật của Nam Cao mới có vấn đề tự ý thức. Các nhân vật tiểu tư sản trong truyện ngắn của Thạch Lam, Nguyên Hồng, Bùi Hiển, cũng có nhiều phút suy tư dằn vặt đầy cảm động, nhưng chưa ai đưa được vấn đề tự ý thức của nhân vật lên đến mức sâu sắc, thường trực, nhất quán như ở ngòi bút Nam Cao” [134, tr.213]. Trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ khám phá nhiều tác phẩm viết về người trí thức trong giai đoạn văn học 1945 – 1975. Theo ông, tuỳ bút Nhận đường (Nguyễn Đình Thi) đã “ghi lại lộn xộn những thắc mắc nhiều khi đau xót của một cuộc lột vỏ... Cuộc lột vỏ nhiều khi rất đau đớn” [20, tr.130] của người trí thức. Còn Đôi mắt (Nam Cao) là “một tuyên ngôn của những nhà văn lớp trước kiên quyết đoạn tuyệt với con người cũ và cố gắng vươn tới để hoà nhập quần chúng cách mạng” [20, tr.131]. “Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Sóng gầm (Nguyên Hồng) miêu tả chuyện thất nghiệp, đói cơm, rách áo, những đau đớn quằn quại trong tâm hồn lớp tiểu tư sản trí thức nghèo ở thành thị; những con đường đến với cách mạng khác nhau của họ, những nỗi băn khoăn, lo lắng của họ trước vận mệnh của đất nước, của dân tộc” [20, tr.230]. Đặc biệt, khi xây dựng nhân vật điển hình Tư (Vỡ bờ), “Nguyễn Đình Thi tập trung miêu tả niềm say mê sáng tạo của một nghệ sĩ có tài, trong sạch” [20, tr.357] và “Nhà văn muốn đặt ra vấn đề có tầm khái quát cao: số phận của những nghệ sĩ muốn sáng tạo ra một nền nghệ thuật chân chính trong xã hội Tư bản chủ nghĩa, một xã hội mà mọi thứ thiêng liêng nhất của con người đều biến thành hàng hóa” [20, tr.369]. Những tác phẩm viết về người trí thức trong giai đoạn này đều khẳng định vai trò nghệ sĩ - chiến sĩ của nhân vật trí thức. Hà Minh Đức (Khảo luận văn chương) nhận thấy trong Nhật kí Ở rừng “ít nhiều bóng dáng của con người trí thức tiểu tư sản thời kì trước Cách mạng của Nam Cao đang tự vượt lên ở trình độ cao hơn. Vẫn những tâm trạng dày vò trong cuộc đấu tranh giữa hai con người tích cực và tiêu cực được bộc lộ ra một cách chân tình nhưng khác đi là không xót xa, bế tắc. Con người cũ hiện ra thấp thoáng trong mạch cảm nghĩ như một liên hệ, một trăn trở để càng nổi lên những suy nghĩ khỏe khoắn, tốt đẹp của con người mới” [24, tr.328]. Cũng theo nhà nghiên cứu này, qua nhân vật trí thức của mình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã “khai thác sâu vào thế giới tiểu tư sản với những màu sắc đa dạng và phức tạp của nó Trong cuộc kháng chiến của Thủ đô, những người trí thức tiểu tư sản, đặc biệt là bộ phận tiểu tư sản nghèo, đã biểu thị sâu sắc lòng quyết tâm đánh giặc giữ nước” [24, tr.678]. Những tác phẩm viết sau năm 1975 với cái nhìn tiểu thuyết đã làm thay đổi cách nhìn về nhân vật trí thức. “Khi tiếng nói thế sự vang lên trong văn học, muôn vàn những sinh hoạt đời thường bày ra trước mắt, văn học đề cập đến cái sai, cái xấu, và cả cái ác trong nội bộ con người, giữa con người với con người” [La Khắc Hoà, Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói; 89, tr.62]. Cho nên, “Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn này, trong văn xuôi lại nổi lên nhân vật người trí thức. Trong rất nhiều lý do, chúng tôi nghĩ có một lý do rất quan trọng này: Trí thức thường nhạy cảm, dễ thức tỉnh, khả năng tự ý thức cao, hành trình tinh thần của loại nhân vật này thường phong phú, phức tạp” (Nguyễn Thị Bình; 6, tr.311). Do đó, nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tập trung đi vào khai thác những biểu hiện của nhân vật trí thức trong thời hiện đại. Lê Thành Nghị quả quyết, từ nhân vật trí thức trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, người đọc có thể nhận ra “bài học về nhân thế, sự thực nghiệt ngã trong các mối quan hệ con người, nỗi buồn về những khuất tất ở đời...” [Nguyễn Minh Châu - Người mải miết với cái đẹp; 100, tr.188]. Trong Đám cưới không có giấy giá thú, “Ma Văn Kháng viết về cái “bi kịch vỡ mộng” của “một bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành, một cuốn sách hay để lầm chỗ” rất tâm huyết, suy nghĩ và trăn trở, khát vọng và nỗi đau trước thời cuộc, trước tình trạng xuống cấp về trình độ tư duy và phẩm chất đạo đức ngay trong một số người tự cho mình là cán bộ lãnh đạo, là trí thức hoặc là kỹ sư của tâm hồn” [Phan Cự Đệ; 20, tr.271]. Lê Thành Nghị (Người trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú) phân tích rõ nét hơn nữa: “Đám cưới không có giấy giá thú làm nổi rõ trước mắt bạn đọc một sự tha hóa, pha trộn của đội ngũ trí thức trong trường học, sự tha hóa của nhân cách, sự pha trộn hổ lốn dẫn đến xung đột gay gắt giữa những người đồng nghiệp, sự đảo lộn kỷ cương trong một không gian vốn được xem là nền nếp, sự phạm quy nghiêm trọng ở chốn học đường, những thô phàm trong hành vi và lời ăn tiếng nói của những thầy giáo - lớp người vốn là kỹ sư của tâm hồn, luôn tôn trọng cái đẹp, cái chuẩn xác, cái “mực ngay thước thẳng” ở đời” [100, tr.134]. Từ nỗi đau, bi kịch của một người trí thức, nhà văn Ma Văn Kháng đã khái quát bi kịch chung của người trí thức trong một xã hội, một môi trường, một nền kinh tế cơ chế thị trường, đồng thời đề cập đến thực trạng tha hóa, xuống cấp về đạo đức tro
Luận văn liên quan