Luận văn Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang tiến dần lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, muốn đất nước phát triển kịp với các cường quốc trên thế giới, không còn con đường nào khác là phát triển Giáo dục. Thế hệ trẻ là mầm non của đất nước, những người sẽ nắm giữ vận mệnh của đất nước trong tương lai, đang học tập và rèn luyện trong nhà trường. Họ có nhiều ước mơ, hoài bão nhưng cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng từ vật chất đến tinh thần. Riêng trong lĩnh vực tinh thần, ngoài nhu cầu được học tập, vui chơi giải trí, giao tiếp. họ còn có nhu cầu tham vấn về giới tính, muốn khám phá về bản thân, giới tính. Đây là nhu cầu tự nhiên và cấp thiết đối với quá trình trưởng thành và phát triển. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở vừa bước vào tuổi dậy thì và phát dục. Ngoài sự phát dục, ở thiếu niên còn có những thay đổi căn bản về hình thái và giải phẫu sinh lý khác gây mất cân bằng. Hơn nữa, đây là thời kỳ cái “tôi” hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhằm tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách. Sự dậy thì đã kích thích ở tuổi thiếu niên mối quan tâm đến ngưới khác giới, làm nảy sinh những rung cảm và xúc cảm giới tính. Nhu cầu được cung cấp và chia sẻ các vấn đề về sự phát triển giới tính của các em là rất cao. Hơn nữa, giáo dục giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần xây dựng một xã hội với con người phát triển toàn diện về sinh lý và tâm lý.

pdf137 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 11121 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Hà NHU CẦU THAM VẤN VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đinh Thị Hà NHU CẦU THAM VẤN VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THÚY DUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do tôi nghiên cứu, số liệu trong luận văn là có thực do quá trình người nghiên cứu khảo sát thực trạng, thu thập và xử lý số liệu tại 3 trường THCS Đoàn Kết (Quận 6), THCS Nguyễn Văn Nghi (Quận Gò Vấp), THCS Trần Quốc Tuấn (Quận 7), tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu vi phạm người nghiên cứu xin chịu mọi trách nhiêm theo quy định của phòng Sau đại học – Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh Tác giả nghiên cứu 2 LỜI CẢM ƠN Cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: - Quý thầy cô giáo trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn trong suốt thời gian tôi học cao học. - Quý thầy cô giáo phòng Sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi được học tập và nghiên cứu. - TS. Nguyễn Thị Thúy Dung Người hướng dẫn luận văn, đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, động viên, khích lệ tinh thần và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành được luận văn này. - BGH và các thầy cô giáo và các em học sinh trường THCS Đoàn Kết (Quận 6), THCS Nguyễn Văn Nghi (Quận Gò Vấp), Trần Quốc Tuấn (Quận 7) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện trong quá trình nghiên cứu thực trạng. - Các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong thời gian tôi học Cao học. - Các anh chị và các bạn lớp cao học Tâm lý K22 đã đoàn kết, chia sẻ kiến thức và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Xin trân trọng cảm ơn! 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. 5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 6 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 7 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 7 4. Giả thuyết khoa học ....................................................................................................... 7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 7 6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 7 7. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 8 8. Kết cấu của đề tài ......................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................ 11 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 11 1.1.1. Lược sử nghiên cứu ngoài nước ............................................................................ 11 1.1.2. Lược sử nghiên cứu trong nước ............................................................................ 15 1.2. Các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài ................................................................... 18 1.2.1. Nhu cầu .................................................................................................................. 18 1.2.2. Tham vấn ............................................................................................................... 23 1.2.3. Giới tính ................................................................................................................. 28 1.2.4. Một số vấn đề về học sinh trung học cơ sở ........................................................... 31 1.2.5. Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS .............................................. 37 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHU CẦU THAM VẤN VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................... 40 2.1. Khái quát về quá trình nghiên cứu ......................................................................... 40 2.2.1. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................ 40 2.2.2. Thang điểm và xử lý số liệu .................................................................................. 41 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường THCS Tp. HCM ............................................................................................. 42 2.2.1. Mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS.................................. 42 2.2.2. Nhu cầu về các nội dung tham vấn về giới tính của học sinh THCS .................... 50 4 2.2.3. Nhu cầu về hình thức tham vấn về giới tính của học sinh THCS ......................... 68 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS .... 78 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................... 89 CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NHU CẦU THAM VẤN VỀ GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 90 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp ........................................................................................... 90 3.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 90 3.1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 90 3.2. Các biện pháp ............................................................................................................ 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 104 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 107 5 DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ĐTB Điểm trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn HS Học sinh GDGT Giáo dục giới tính GT Giới tính GV Giáo viên TV Tham vấn Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TC Thân chủ TN Thiếu niên THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông NTV Nhà tham vấn 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang tiến dần lên Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, muốn đất nước phát triển kịp với các cường quốc trên thế giới, không còn con đường nào khác là phát triển Giáo dục. Thế hệ trẻ là mầm non của đất nước, những người sẽ nắm giữ vận mệnh của đất nước trong tương lai, đang học tập và rèn luyện trong nhà trường. Họ có nhiều ước mơ, hoài bão nhưng cũng có những nhu cầu cần được đáp ứng từ vật chất đến tinh thần. Riêng trong lĩnh vực tinh thần, ngoài nhu cầu được học tập, vui chơi giải trí, giao tiếp... họ còn có nhu cầu tham vấn về giới tính, muốn khám phá về bản thân, giới tính. Đây là nhu cầu tự nhiên và cấp thiết đối với quá trình trưởng thành và phát triển. Đặc biệt, lứa tuổi học sinh trung học cơ sở vừa bước vào tuổi dậy thì và phát dục. Ngoài sự phát dục, ở thiếu niên còn có những thay đổi căn bản về hình thái và giải phẫu sinh lý khác gây mất cân bằng. Hơn nữa, đây là thời kỳ cái “tôi” hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhằm tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách. Sự dậy thì đã kích thích ở tuổi thiếu niên mối quan tâm đến ngưới khác giới, làm nảy sinh những rung cảm và xúc cảm giới tính. Nhu cầu được cung cấp và chia sẻ các vấn đề về sự phát triển giới tính của các em là rất cao. Hơn nữa, giáo dục giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần xây dựng một xã hội với con người phát triển toàn diện về sinh lý và tâm lý. Từ năm học 2006 - 2007, chương trình giáo dục giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản được đưa vào chương trình học từ lớp 1 đến lớp 12 đã phần nào giáo dục, cung cấp thêm kiến thức cho học sinh về giới tính, tình bạn trong sáng, tình yêu lành mạnh, an toàn tình dục Song tất cả các chương trình này chỉ mới dừng ở mức dạy cho học sinh những bài học vỡ lòng, vấn đề giới và giới tính chưa thực sự được đề cập nhiều trong nhà trường. Ở các trường trung học cơ sở hiện nay, những giờ học về giới tính còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tiễn nặng về lý thuyết, chưa cung cấp đủ các kiến thức giới tính để các em bước vào đời, chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của học sinh. 7 Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là “Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất các biện pháp thúc đẩy nhu cầu tham vấn về giới tính cho học sinh trung học cơ sở. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh một số trường trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Khách thể nghiên cứu - 500 học sinh của các trường trung học cơ sở từ khối lớp 6 đến khối lớp 9. - 30 Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn sinh học, giáo dục công dân và 5 chuyên viên tham vấn học đường. 4. Giả thuyết khoa học - Học sinh lứa tuổi trung học cơ sở có nhu cầu đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức tham vấn về giới tính trong nhà trường. - Nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh THCS có sự khác biệt theo độ tuổi và giới tính. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: nhu cầu, tham vấn, ngiới tính, học sinh trung học cơ sở, nhu cầu tham vấn về giới tính của HS THCS. 5.2. Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của HS THCS. 5.3. Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao nhu cầu tham vấn về giới tính cho học sinh trung học cơ sở. 6. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: tìm hiểu nhu cầu của học sinh trung học cơ sở về 8 + Nhu cầu của học sinh về nội dung tham vấn về giới tính + Nhu cầu của học sinh về hình thức tham vấn về giới tính + Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh - Địa bàn: tìm hiểu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh tại 3 trường THCS Đoàn Kết (Quận 6), Trần Quốc Tuấn (Quận 7), Nguyễn Văn Nghi (Quận Gò Vấp) từ khối lớp 6 đến lớp 9. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận Quan điểm Mác xít: đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Vì vậy, khi nghiên cứu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh trung học cơ sở cần đặt vấn đề nghiên cứu trong sự phát triển, biến đổi của đời sống về mặt kinh tế, xã hội, văn hoá để có thể hiểu được những khía cạnh khác nhau, tác động đến nhu cầu của học sinh cũng như những biến đổi trong sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi. Quan điểm thực tiễn: nghiên cứu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh trung học cơ sở xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Mục đích: thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Cách tiến hành: đọc, phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu để xây dựng khung lý thuyết và nội dung nghiên cứu của đề tài. 7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Điều tra bằng bảng hỏi Mục đích: Bảng hỏi dành cho học sinh trung học cơ sở nhằm tìm hiểu nhu cầu về nội dung và các hình thức tham vấn, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của HS THCS. Bảng hỏi dành cho giáo viên nhằm tìm hiểu nhu cầu về nội dung và các hình thức tham vấn, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của HS THCS. Cách tiến hành: 9 - Giai đoạn 1: xây dựng bảng hỏi mở để thăm dò ý kiến của học sinh về nhu cầu tham vấn về giới tính. - Giai đoạn 2: dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và ý kiến thu được từ bảng hỏi mở, tác giả tiến hành xây dựng bảng hỏi làm công cụ nghiên cứu nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh. - Giai đoạn 3: phát phiếu để thu thập dữ liệu về vấn đề nghiên cứu. 7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích: phỏng vấn sâu học sinh để tìm hiểu những nguyện vọng tham vấn về nội dung, hình thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh. Phỏng vấn sâu giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, chuyên viên tham vấn học đường nhằm làm rõ các nhu cầu về nội dung và hình thức tham vấn về giới tính, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới của học sinh trung học cơ sở. Cách tiến hành: phỏng vấn sâu học sinh và giáo viên, ghi chép, phân tích và tổng hợp các ý kiến về vấn đề nghiên cứu. 7.2.2.3. Phương pháp quan sát Mục đích: tìm hiểu hứng thú, thái độ tiếp thu của học sinh qua các tiết học và qua các chương trình hoạt động ngoại khóa tìm hiểu kiến thức về giới tính nhằm làm rõ hơn mức độ nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh. Cách tiến hành: quan sát và ghi lại bằng hình ảnh, âm thanh các biểu hiện nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh qua các tiết học về giới tính thông qua các môn học: Sinh học, Giáo dục công dân, Chương trình hoạt động ngoại khóa. 7.2.3. Phương pháp chuyên gia Mục đích: lấy ý kiến chuyên gia để có thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh trung học cơ sở. Cách tiến hành: phỏng vấn các chuyên gia về tâm lý giáo dục và giáo dục giới tính. 7.2.4. Phương pháp thống kê toán học: Mục đích: xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu. Cách thức thực hiện: số liệu thu được sẽ được xử lý bằng toán thống kê ứng dụng trong nghiên cứu. Tác giả dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu. 10 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài gồm 3 chương. Cụ thể, các chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Kết quả nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Các biện pháp nâng cao nhu cầu tham vấn về giới tính của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lược sử nghiên cứu ngoài nước Vấn đề giới tính, giáo dục giới tính, tham vấn giới tính đã được quan tâm và nghiên cứu từ thời cổ trung đại. Ở thời kỳ này của văn minh loài người, giáo dục giới tính được đề cập dưới dạng các câu chuyện thần thoại, kinh thánh như kinh “Kama Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của người yêu” của Hazma, Trong đó, các tác giả không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức, tôn giáo cho tình yêu mà còn cung cấp các kiến thức về sinh học. Các thầy thuốc thời kỳ cổ đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý đến những chức năng tái tạo giống nòi và những rối loạn của chức năng đó, đặc biệt đời sống tính dục của con người. Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các đề tài nghiên cứu về giới tính được mở rộng. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nhà khoa học J. Bachocen (Thụy sĩ), J. Mac Lennan (Anh), E. Westermach (Phần lan) không những gắn sự phát triển quan hệ tính dục với các dạng hôn nhân và gia đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội [22, tr 9]. Cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà khoa học: R. Karft Ebing (Áo), M. Hirschfeld và A. Moll (Đức), H. Ellis (Anh) đã bắt đầu tiến hành công tác nghiên cứu khách quan về tính dục của con người. Họ đã miêu tả hàng loạt dạng bất thường trong tâm lý tính dục và tán thành việc xúc tiến công tác giáo dục tính dục một cách khoa học. Đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số quan điểm về vấn đề giáo dục giới tính và có sự tham gia của các quan điểm tâm lý. Giai đoạn này chịu ảnh hưởng của thuyết Sigmund Freud. Thuyết của ông tập trung chú ý vào mối quan hệ giữa các vấn đề tâm lý nhân cách với các dạng tình dục khác nhau. Trong những năm 20 – 30 của thế kỷ XX, việc nghiên cứu tính dục phát triển mạnh mẽ và gắn với phong trào gọi là “phấn đấu vì những cải cách tính dục”, đòi hỏi bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn nhân khỏi quyền lực nhà thờ, tự do ly hôn và sử dụng các biện pháp phòng tránh thai, giáo dục giới tính trên cơ sở khoa học Tuy nhiên, những lí luận trong thời kỳ này còn nặng tính tư biện, tách rời khỏi cơ sở khoa học và thực tiễn [22, tr 9]. 12 Năm 1921 tại Mỹ, một ủy ban liên nghành được thành lập để nghiên cứu các vấn đề tính dục. Ủy ban này đã hỗ trợ cho H. Kingsey cùng các cộng sự của ông nghiên cứu một cách khá toàn diện và khoa học trên quy mô rộng về các định hướng tâm lý tính dục và hành vi của con người. Nối tiếp công trình của nhà nghiên cứu H. Kingsey là công trình của các nhà nghiên cứu W. Masters và V. Johnson, vào năm 1954. Các tác giả đã tập trung vào việc phát hiện các chuẩn mực trong tính dục. Công trình này được công bố năm 1966 (sau 11 năm nghiên cứu), đã cung cấp những tham số sinh lý đáng tin cậy về đời sống tính dục của con người. Ở Nga, những công trình nghiên cứu từ năm 1903 đến 1904 của D.N. Zabanov và V.I. Iakovenko mang tên “cuộc điều tra tính dục” đã được tiến hành trong sự cấm đoán của Nga Hoàng. Trên 6000 bảng điều tra được phát ra nhưng đa số bị cảnh sát tịch thu, chỉ còn 324 bảng và công trình nghiên cứu được công bố năm 1992. Nhiều nhà lãnh đạo, hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi tiếng của Liên Xô V.I. Lênin, Marxim Gorki, Maiacovxki, đặc biệt là A.X Makarenko và V.A. Sukhomlinxki đã đưa ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống giới tính, tình yêu hôn nhân gia đình...đã quan tâm đến việc GDGT cho con người và coi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho HS. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, V.I. Lênin, đã nói: “cùng với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề hôn nhân gia đình cũng được coi là cấp bách” [22, tr11] Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y khoa, giáo dục học, tâm lý học, sinh lý học đã cố gắng xây dựng nền móng vững chắc cho khoa học giới tính và giáo dục giới tính theo quan điểm Mác – xít. Họ đã đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong việc giáo dục giới tính của Liên Xô. A.X. Makarenko viết: “Đạo đức xã hội đặt ra nhiều vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên. Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ nam nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người và vi
Luận văn liên quan