Luận văn Những âm vang của tiếng thơ Hồ Xuân Hương

Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu Tiếp nhận văn học với hàm nghĩa tiếp thu, lĩnh hội một đối tượng nghệ thuật là tác phẩm. Tác phẩm văn học không chỉ là kết quả sáng tạo của nhà văn mà còn là đối tượng tiếp nhận của bạn đọc, đối tượng khảo sát của nghiên cứu văn học, đối tượng phân tích giảng dạy. Điều này có nghĩa là nghiên cứu ý nghĩa của tác phẩm nằm trong sự vân động, tiếp thu của người đọc. Tiếp nhận còn được hiểu là một trạng thái tích cực của người tiếp nhận, người đọc. Người tiếp nhận ở đây không phải là người thụ động, bị động mà là một nhân vật chính rất chủ động trong việc lựa chọn những tác phẩm phù hợp cho mình. Điều đó đã làm cho tác phẩm có ý nghĩa và làm cho nó tồn tại. Nhưng lí luận văn học từ trước đến nay chỉ tập trung nghiên cứu khâu sáng tác hoặc tác giả tách rời các quy luật tiếp nhận. Trong nhiều năm trở lại đây, xu thế phối hợp liên ngành đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển khoa học. Văn học không thể không lưu ý đến vấn đề tiếp nhận với ý nghĩa mới nhất và đầy đủ nhất. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh cũng rất lưu ý đến vấn đề này và xem đó là “một hành động sống, có tính chất trực tiếp, là một sự đồng cảm” [40, 124]

pdf114 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những âm vang của tiếng thơ Hồ Xuân Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THUẬN NHỮNG ÂM VANG CỦA TIẾNG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG (NGHIÊN CỨU SỰ TIẾP NHẬN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG) Chuyên Ngành : Văn Học Việt Nam Mã số : 60.22.34 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2005 Lời cảm ơn Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Khoa học Công nghệ – Sau đại học, Thư viện Trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Khoa Sử trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi lĩnh hội kiến thức khoa học và hoàn tất các học phần sau đại học. Đặc biệt tôi xin dành phần trang trọng để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn của tôi đối với Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, người đã chỉ dẫn tận tình, giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn bạn bè đồng học đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn Viện Bảo Tàng Bến Tre, Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy, Thư viện Nguyễn Đình Chiểu Bến Tre, phòng Văn Hóa Thông Tin huyện Mỏ Cày, huyện Thạnh Phú, Ban Tuyên giáo huyện Ba Tri, Thư viện trường Cao Đẳng Bến Tre, vị Thượng Tọa trụ trì chùa Hội Tôn Cổ Tự, chùa Huệ Quang đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu để nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài và mục đích nghiên cứu Tiếp nhận văn học với hàm nghĩa tiếp thu, lĩnh hội một đối tượng nghệ thuật là tác phẩm. Tác phẩm văn học không chỉ là kết quả sáng tạo của nhà văn mà còn là đối tượng tiếp nhận của bạn đọc, đối tượng khảo sát của nghiên cứu văn học, đối tượng phân tích giảng dạy. Điều này có nghĩa là nghiên cứu ý nghĩa của tác phẩm nằm trong sự vân động, tiếp thu của người đọc. Tiếp nhận còn được hiểu là một trạng thái tích cực của người tiếp nhận, người đọc. Người tiếp nhận ở đây không phải là người thụ động, bị động mà là một nhân vật chính rất chủ động trong việc lựa chọn những tác phẩm phù hợp cho mình. Điều đó đã làm cho tác phẩm có ý nghĩa và làm cho nó tồn tại. Nhưng lí luận văn học từ trước đến nay chỉ tập trung nghiên cứu khâu sáng tác hoặc tác giả tách rời các quy luật tiếp nhận. Trong nhiều năm trở lại đây, xu thế phối hợp liên ngành đã trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển khoa học. Văn học không thể không lưu ý đến vấn đề tiếp nhận với ý nghĩa mới nhất và đầy đủ nhất. Tác giả Nguyễn Văn Hạnh cũng rất lưu ý đến vấn đề này và xem đó là “một hành động sống, có tính chất trực tiếp, là một sự đồng cảm” [40, 124] . Thật vậy, ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhìn chung đã quen và ý thức cao về thiên chức đánh giá trước mỗi hiện tượng sáng tác. Hàng loạt các bài viết, các công trình khảo cứu của các nhà lí luận như: Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Văn Dân, Hoàng Trinh, Huỳnh Văn Vân, Nguyễn Thanh Hùng, Huỳnh Như Phương, đã thể hiện sự quan tâm của họ đối với vấn đề tiếp nhận. Trong công trình nghiên cứu của mình, họ đã cố gắng đi sâu tìm hiểu vấn đề tiếp nhận và đưa ra những khám phá rất đáng trân trọng như: mối quan hệ giữa sáng tác và tiếp nhận, giữa tác phẩm và người đọc, vai trò của người tiếp nhận trong sự phát triển của văn học, Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với nghiên cứu văn học là không chỉ tìm hiểu những “bí ẩn” của sáng tác mà còn phải “giải mã” ý nghĩa của tác phẩm trong những hoàn cảnh cụ thể, những quy luật vận động của tác phẩm cũng như tác dụng thực tế của nó đối với người đọc. Nói về điều này, Khaptrencô đã từng nhấn mạnh “sự sống của nhiều tác phẩm lớn nhất trong suốt nhiều thế kỷ, việc chúng có năng lực thỏa mãn những nhu cầu thẩm mỹ của rất nhiều thế hệ của con người chính là đã bộc lộ những giá trị nghệ thuật chứa đựng trong đó như là những thuộc tính, những phẩm chất thực tế của chúng” [52, 223]. Nắm được điều này, chúng ta sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về ý nghĩa của tác phẩm cũng như “ số phận” của nó. Và có lẽ, đây cũng chính là lí do gợi mở chúng tôi đi vào nghiên cứu “Những âm vang của tiếng thơ Hồ Xuân Hương”, một hiện tượng được xem là khá phức tạp trong nền văn học Việt Nam. Nói đến vấn đề tiếp nhận là nói đến vai trò quan trọng của tiếp nhận “Văn học sẽ không có tác dụng gì nếu nó được viết ra mà không được người đọc tiếp nhận” [Huỳnh Vân, 108, 10]. Chính nhu cầu của người đọc nói chung mới làm cho tác phẩm nghệ thuật trở nên có ý nghĩa thiết yếu. Chỉ khi được tiếp nhận, tức được người đọc cảm nhận, tưởng tượng, liên tưởng, nhận ra thế giới nghệ thuật và các lớp ý nghĩa của nó thì tác phẩm mới thật sự xuất hiện dưới dạng sống động, toàn vẹn. Do vậy, vai trò của công chúng rất quan trọng. Có những tác phẩm “sống” mãi với thời gian và đi vào lịch sử văn học dân tộc nhưng cũng có những tác phẩm khi mới “ra đời” đã hoàn toàn bị quên lãng. Cái gì đã làm cho tác phẩm có sức sống và sự trường tồn như vậy ? Đó phải chăng chính là tài năng của tác giả đã làm nên giá trị cho tác phẩm ? Giá trị của tác phẩm thể hiện ở chỗ tác phẩm ấy mang đến sự hiểu biết cho người đọc về những tri thức, những kiến thức mới mẻ về đời sống đồng thời giúp người đọc nhận thức được những vấn đề đang được đặt ra trong xã hội. Đọc thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta không chỉ thấy được bộ mặt ham mê tửu sắc của bọn đạo đức giả phong kiến mà còn thấy được thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ, giúp ta hiểu được sự bất công, vô lý mà xã hội phong kiến sẳn dành cho người phụ nữ. Từ chính bản thân cuộc đời của nhân vật, người đọc có thể tự soi mình để rồi tự nhận thức về chính mình từ giá trị mà tác phẩm văn học mang lại. Nhờ đó, mà đời sống tình cảm của con người ngày càng phong phú hơn, tinh tế hơn. Con người sẽ không còn thờ ơ, bàng quan trước sự bất hạnh của đồng loại. Đọc thơ của Hồ Xuân Hương, “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, hay tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, người đọc như cảm được nỗi đau nhức nhối trước những cảnh ngộ, cảnh đời nghiệt ngã, những bất hạnh khổ đau của những số phận “hồng nhan bạc mệnh”, “tài hoa đa truân”. Từ đó cũng giúp ta thấy được sức sáng tạo diệu kỳ cùng tấm lòng nhân đạo của người sáng tạo ra nó. Có thể nói về phương diện này, văn học là một công cụ có ý nghĩa tác động, ý nghĩa giáo dục đạo đức to lớn đối với con người, đối với xã hội. Nhà văn hào Gorki cũng đã từng nhấn mạnh “Chính do chỗ hòa hợp, trùng hợp những kinh nghiệm của nhà văn và kinh nghiệm của bạn đọc mà ta có chân lý nghệ thuật – cái sức thuyết phục đặc biệt của văn học vốn là cội nguồn ảnh hưởng của nó đối với con người”. “Chân lí nghệ thuật” mà Gorki muốn nói chính là vai trò tích cực của người tiếp thu nghệ thuật, hành động thưởng thức . Như vậy, hầu như các tác giả đều rất quan tâm và nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của người tiếp nhận. Tiếp nhận văn học đòi hỏi tính tích cực sáng tạo của người đọc để cảm nhận hình tượng một cách toàn vẹn, phát hiện cái nhìn của tác giả, cắt nghĩa các hiện tượng được miêu tả, nhận ra ý nghĩa nhận thức thẩm mỹ của tác phẩm cũng như đóng góp nghệ thuật vào lịch sử văn học. Là con đẻ của nhà văn, nhưng khi ra đời tác phẩm lại được nuôi dưỡng bởi bàn tay của người đọc. Nó có thể “chết” khi nhà văn còn sống và ngược lại, nó có thể “sống” và trở thành bất tử cả khi nhà văn không còn nữa. Biết bao văn sĩ đã biến mất khỏi kí ức của nhân loại vì tác phẩm của họ chưa đủ lưu dấu với thời gian. Bởi vì theo Nguyễn Ngọc Thiện sáng tạo nghệ thuật chính là “sự thôi thúc tự bên trong của người nghệ sĩ, nó đòi hỏi tài năng và công phu, sự thăng hoa, vẻ tự nhiên, sinh động và mới mẻ trong biểu hiện” và tác phẩm nghệ thuật có giá trị là “thỏa mãn nhu cầu cả về phía người sáng tạo lẫn chủ thể tiếp nhận”. Tác phẩm ấy thể hiện sự “ gắn kết con người từ cội rễ sâu xa của bản chất loài người, bộc lộ quy luật của sự sống, của cái đẹp”[92, 31]. Khởi nguồn từ Cộng hòa liên bang Đức với trường phái Konstanz, lý luận tiếp nhận hiện đại đã được nhiều nước trên thế giới tiếp thu, ghi nhận và phát triển. Cống hiến của lý luận tiếp nhận là khẳng định vai trò không thể thiếu của người đọc trong đời sống của tác phẩm. Chính cuộc sống lịch sử lâu dài của tác phẩm cho thấy được những vấn đề bản chất, đặc trưng, chức năng, cấu trúc, giá trị của văn học mà lý luận văn học theo hướng phát sinh không giải thích đầy đủ được. Lý luận tiếp nhận được bắt đầu từ sự ý thức về đối tượng thẩm mỹ. Tiếp nhận thẩm mỹ không phải là sự tái hiện giản đơn mà là quá trình phức tạp : quá trình tham dự và đồng sáng tạo của người tiếp nhận. Ở đó, quyết định số phận sáng tác của mỗi thời đại là “tầm đón nhận” (Erwrtungshorizont) của người đọc. Jauss rất quan tâm và phân tích khá tỉ mỉ về khái niệm này. Theo ông, “tầm đón nhận” của công chúng là “hệ quy chiếu” có thể trình bày được một cách khách quan đối với mỗi tác phẩm ở mỗi thời điểm lịch sử mà nó xuất hiện. Hệ quy chiếu gồm ba yếu tố cơ bản. 1. Kinh nghiệm có trước của công chúng về thể loại của tác phẩm. 2. Hình thức và hệ đề tài của tác phẩm trước nó yêu cầu phải tìm hiểu. 3. Sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tế, giữa thế giới tưởng tượng và thực tế hàng ngày. Điều này có nghĩa là mỗi độc giả đều có “tầm hiểu biết” của mình về văn học và “tầm hiểu biết” đo sẽ luôn thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Theo đó, tùy vào tác động của tác phẩm được tiếp nhận, sự thay đổi “tầm hiểu biết” được Jauss diễn đạt bằng khái niệm “sự thay đổi tầm đón nhận”. Văn bản là hình thức tồn tại đầu tiên của tác phẩm mà qua đó, người đọc bắt gặp cả một bức tranh đời sống cũng như nhận ra tư tưởng, cảm hứng, chủ đề, đề tài,của tác phẩm. Nó cho phép người đọc hiểu được những gì mà tác phẩm đề cập, tư tưởng mà nhà văn gửi gắm. Do vậy, văn bản có vai trò của nó trong quá trình tiếp nhận. Jauss đã phân biệt tầm đón nhận từ bên trong văn bản, cái ảnh hưởng được quyết định thông qua văn bản. Trong đó, sự tiếp nhận có liên quan đến yêu cầu xã hội, nghĩa là có liên quan đến người đọc của một xã hội nhất định trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, để đọc một tác phẩm văn học trước hết phải đọc văn bản mới thấy hết được giá trị của tác phẩm cũng như tầm vóc của nhà văn. Không thể hiểu được thơ Hồ Xuân Hương, thậm chí đánh giá sai thơ bà nếu như không tiếp cận tác phẩm văn bản, cũng như chỉ hiểu ý nghĩa nội tại mà không hiểu nghĩa tiềm ẩn ở từng câu chữ trong thơ bà. Khoa chú giải học đã làm rõ hai cách tiếp nhận. Một mặt, cần làm rõ ảnh hưởng và nghĩa của văn bản đối với người đọc đương thời. Mặt khác, cần làm sống lại giá trị lịch sử mà văn bản được tiếp nhận do yêu cầu của thời đại. Cho nên có thể nói, người đọc là đồng tác giả với nhà văn, người tham gia và cùng sáng tạo thông qua văn bản. Jauss đã đưa ra quan niệm “tầm đón nhận” và “hội nhập các tầm đón nhận” để lý giải mối tương tác giữa tác phẩm nghệ thuật và người đọc, đến trình độ tiếp nhận của người đọc. Tác phẩm do vậy mà xuất hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như : một đề án tiếp nhận, một tiềm năng tiếp nhận, một cấu trúc mời gọi, một chương trình nhận thức, Dù mỗi nhà nghiên cứu có cách nhìn nhận khác nhau về tác phẩm nhưng nhìn chung tác phẩm được xem như là sự biểu hiện, ghi nhận về sự sống và thể hiện cá tính của người đọc. Tiếp nhận văn học còn là một quá trình bởi nó thật sự diễn ra theo một hoạt động nổi bật là đọc. Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm. Tuy nhiên, số phận lịch sử của tác phẩm văn học lại được quyết định bởi quá trình đọc. Nói đọc tác phẩm văn học là nói đến mối quan hệ giữa văn bản – người đọc. Đọc có nghĩa là “tháo gỡ” mã của các kí hiệu văn chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua cấu trúc văn bản. Đọc có nghĩa là phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá, phát hiện,Người đọc “nhập cuộc”, “hoá thân” với những cảm xúc riêng của mình và cũng có nghĩa là chuyển đổi tác phẩm nghệ thuật thành một thế giới tình cảm, cảm xúc, tư duy, hình tượng riêng của người đọc. Mỗi cách đọc giúp người đọc phát hiện ở tác phẩm những nét riêng. Một tác phẩm hay bao giờ cũng chấp nhận nhiều cách đọc trong nhiều thời điểm khác nhau. Cho đến hôm nay, người ta còn tìm thêm cách để đọc thơ Hồ Xuân Hương và những bài thơ của bà sẽ không bao giờ cạn đến đáy trước bất cứ cách đọc nào. Ở đó “mỗi sự lý giải có giá trị bao giờ cũng là sự phát hiện ra một thuộc tính, một phương diện vốn có trong tác phẩm, đồng thời là cách đọc phù hợp và tiêu biểu hơn của thời đại mình” [1, 223 ]. Người phê bình là loại người đọc đặc biệt có trách nhiệm trước xã hội. Người phê bình xây dựng từ thế giới này một văn bản thứ hai, một bản viết thứ hai. “Phê bình là một khoa học: khoa học phân tích tác phẩm, là một vũ khí: vũ khí đấu tranh tư tưởng, là một phương thức lãnh đạo: lãnh đạo bằng sự thuyết phục, là sự hổ trợ cho sáng tác: sự hổ trợ của người đỡ đẻ” [78, 29] . Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của phê bình là phải đánh giá đúng giá trị của tác phẩm. Nhiệm vụ này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn đòi hỏi người phê bình phải có cảm xúc nhanh nhậy và có năng lực hiểu biết con người, xã hội, có kiến thức về nhiều ngành khoa học. Có như vậy, nhà phê bình mới có thể “làm sống lại một lần nữa những từng trải và cảm xúc của tác giả” [ Phong Lê, 21, 358]. Mỗi tác phẩm, ngoài giá trị đích thực của nó còn phụ thuộc vào thời đại, thị hiếu của công chúng. Sự đánh giá kịp thời bao giờ cũng có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển cùa văn học. Loại hình học người đọc đã phân chia người đọc thành các lớp sau : Thứ nhất, người đọc tiêu thụ tác phẩm như một thú vui giải trí với những cách đánh giá đơn giản. Thứ hai, những người tìm ở văn chương những thông tin mới về cuộc sống, suy nghĩ đôi chút về thế sự, đạo đức từ tác phẩm văn chương. Thứ ba, những người đọc chuyên nghiệp, người giảng dạy văn học, người phê bình, nghiên cứu còn gọi là “siêu độc giả”. Như vậy, tác phẩm là một chỉnh thể được hình thành trên cơ sở liên kết các yếu tố theo những quan hệ nhất định. Mặt khác, nó cũng trở thành một yếu tố trong chỉnh thể : Hiện thực – Nhà văn – Tác phẩm – Bạn đọc – Hiện thực. Do vậy, nghiên cứu tác phẩm không chỉ nghiên cứu các yếu tố nội tại của nó mà còn nghiên cứu các yếu tố có liên quan đến sự tồn tại và hình thành tác phẩm như : Hiện thực, nhà văn, bạn đọc,Có như vậy ta mới có đủ điều kiện để khám phá và nhận thức một cách đúng đắn. Do sự tích cực của người đọc, tác phẩm bộc lộ tính nhiều vẻ, tính đa nghĩa, phụ thuộc vào trình độ văn hóa, vốn sống, động cơ xã hội và thị hiếu văn nghệ thuật. Điều này thể hiện ở cùng một tác phẩm nhưng cách cảm thụ và đánh giá của công chúng rất khác nhau. Chẳng hạn, thơ Hồ Xuân Hương, bên cạnh một số người yêu thích và đề cao thì không ít kẻ chê bai thậm chí mạt sát thơ bà. Do vậy, cách lý giải thơ Hồ Xuân Hương cũng rất khác nhau. Có người xem thơ Hồ Xuân Hương là loại thơ có tính chất hiếu dâm, chớt nhả. Cũng có ngưòi xem thơ bà như là một tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống, đòi hưởng hạnh phúc ái ân, chống áp bức bất công đối với người phụ nữ. Rồi đến lượt mình, bản thân tác giả cũng được đánh giá khác nhau. Người thì thấy ở Xuân Hương một tài hoa nhưng gặp nhiều trắc trở. Người thì thấy ở Xuân Hương một phụ nữ có tính cách mạnh mẽ, dám sống, dám nói những điều mà người ta không dám nói. Cũng có người xem Hồ Xuân Hương như một phụ nữ xấu xí và thiếu thốn tình cảm nên tìm cách toát ra trong văn chương. Điều này có lẽ xuất phát từ sự phong phú của nội dung và tính đa nghĩa của ngôn ngữ. Vì vậy có thể nói, nội dung tác phẩm càng phong phú, hình tượng nghệ thuật càng phức tạp thì tiếp nhận của công chúng về tác phẩm càng nhiều vẻ, đa dạng. Sự tiếp nhận văn học chẳng những phụ thuộc vào trình độ, thị hiếu của người đọc mà còn phụ thuộc vào xu hướng tiếp nhận của thời đại, xã hội. Thời đại định hướng cho sự tiếp nhận và chi phối vận mệnh tác phẩm. Tiếp nhận văn học vì vậy làm cho tác phẩm văn học hoàn tất, sinh sôi tạo thành đời sống lịch sử lâu dài cho tác phẩm. Tất nhiên, những vấn đề nói ra về tác phẩm đều có cơ sở nào đó của nó và đều hướng đến những mục đích nhất định trong hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chẳng hạn, chủ ý của Ngô Đức Kế khi đánh giá “Truyện Kiều” của Nguyễn Du mà mục đích là mượn Kiều để phê phán Phạm Quỳnh đồng thời cũng là cái cớ để tác giả bộc lộ thái độ trước thời cuộc. Điều này có giá trị tác động tích cực về mặt lịch sử. Cũng vậy, trong tiếp nhận thơ Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu, phê bình thuộc trường phái phân tâm học như Trương Tửu và Nguyễn Văn Hanh chẳng hạn cũng đi theo hướng này, nhưng chủ ý của họ là nhằm mục đích tạo nên tác động ngược lại. Nói đến mối quan hệ giữa người sáng tác và người tiếp nhận cũng là nói đến mối quan hệ giữa người bày tỏ và người cảm thông, chia sẻ. Ở đây, người đọc có thể là tri âm của tác phẩm hoặc mượn tác phẩm làm nơi kí thác tâm sự của mình. Tri âm là sự trùng hợp,
Luận văn liên quan