Luận văn Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc

Quá trình xây dựng mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã trải qua một phần tư thế kỷ. Trên con đường ấy, Trung Quốc đã phải “dò đá qua sông”, vừa cải cách, vừa tìm tòi các biện pháp thích hợp, vừa không ngừng rút kinh nghiệm. Thành công bước đầu của mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là biểu trưng cho thành công của những khối óc đột phá về lý luận và quả cảm trong thực tiễn. Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ phân hoá hai cực, cuối cùng đạt tới cùng giàu có”. Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc chính là một nỗ lực nhằm đưa xã hội Trung Quốc phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội “mang đặc sắc Trung Quốc”, thể hiện rõ nhất tinh thần của câu nói mà Đặng Tiểu Bình đã nêu ra. Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử với Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đường phát triển kinh tế – xã hội mà cả “người anh cả” Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã đi qua. Vì thế, có thể nhận thấy mô thức đi lên của Việt Nam, những “vấp váp” của Việt Nam đều ít nhiều mang dáng dấp những gì mà cả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã trải qua. Đó là cung cách quản lý kế hoạch tập trung cao độ, đó là phong trào xây dựng hợp tác xã tràn lan (ở Trung Quốc là xây dựng công xã nhân dân), đó là phong trào lập các xí nghiệp quốc doanh , tất cả đều là sản phẩm của tính chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, đứng trước “một cuộc khủng hoảng thực sự của chủ nghĩa xã hội”, Trung Quốc và Việt Nam – dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở từng nước – đều đã kịp thời và mạnh dạn tiến hành một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội, để cùng tiến bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trên bước đường cải cách nói chung và cải cách kinh tế nói riêng, Việt Nam có thể đúc kết và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ mô hình kinh tế của Trung Quốc, rút ngắn thời gian chúng ta phải mày mò bước đi. Vẫn biết mỗi nước có đặc điểm tự nhiên, xã hội khác nhau, xuất phát điểm kinh tế cũng không giống nhau, nên mô hình kinh tế cũng không thể dập khuôn, máy móc. Nhưng dù sao, thực tiễn mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vẫn là một điểm nhìn tham chiếu bổ ích cho Việt Nam, vẫn để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực, có giá trị.

pdf32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4185 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ mô hình kinh tế thị trường XHCN ở Trung quốc Lời nói đầu Quá trình xây dựng mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã trải qua một phần tư thế kỷ. Trên con đường ấy, Trung Quốc đã phải “dò đá qua sông”, vừa cải cách, vừa tìm tòi các biện pháp thích hợp, vừa không ngừng rút kinh nghiệm. Thành công bước đầu của mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là biểu trưng cho thành công của những khối óc đột phá về lý luận và quả cảm trong thực tiễn. Đặng Tiểu Bình đã từng nói: “Bản chất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng sức sản xuất, phát triển sức sản xuất, xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ phân hoá hai cực, cuối cùng đạt tới cùng giàu có”. Mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc chính là một nỗ lực nhằm đưa xã hội Trung Quốc phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội “mang đặc sắc Trung Quốc”, thể hiện rõ nhất tinh thần của câu nói mà Đặng Tiểu Bình đã nêu ra. Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, lịch sử với Trung Quốc. Đặc biệt, trong thời hiện đại, Việt Nam cũng đã đi con đường phát triển kinh tế – xã hội mà cả “người anh cả” Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã đi qua. Vì thế, có thể nhận thấy mô thức đi lên của Việt Nam, những “vấp váp” của Việt Nam đều ít nhiều mang dáng dấp những gì mà cả Liên Xô (cũ) và Trung Quốc đã trải qua. Đó là cung cách quản lý kế hoạch tập trung cao độ, đó là phong trào xây dựng hợp tác xã tràn lan (ở Trung Quốc là xây dựng công xã nhân dân), đó là phong trào lập các xí nghiệp quốc doanh…, tất cả đều là sản phẩm của tính chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, đứng trước “một cuộc khủng hoảng thực sự của chủ nghĩa xã hội”, Trung Quốc và Việt Nam – dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở từng nước – đều đã kịp thời và mạnh dạn tiến hành một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội, để cùng tiến bước trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Trên bước đường cải cách nói chung và cải cách kinh tế nói riêng, Việt Nam có thể đúc kết và tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ mô hình kinh tế của Trung Quốc, rút ngắn thời gian chúng ta phải mày mò bước đi. Vẫn biết mỗi nước có đặc điểm tự nhiên, xã hội khác nhau, xuất phát điểm kinh tế cũng không giống nhau, nên mô hình kinh tế cũng không thể dập khuôn, máy móc. Nhưng dù sao, thực tiễn mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vẫn là một điểm nhìn tham chiếu bổ ích cho Việt Nam, vẫn để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực, có giá trị. I. Lí LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Khái niệm kinh tế thị trường Kinh tế hàng hoá là một hình thái tổ chức kinh tế mà ở đó, các sản phẩm được sản xuất ra nhằm mục đích để trao đổi hay để bán. Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá, trong đó toàn bộ các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất đều được mua bán thông qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện thông qua quan hệ mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Mục đích của các thành viên khi tham gia vào thị trường là tìm kiếm lợi ích cho mình theo sự điều tiết của giá cả trên thị trường. Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hoá có trước kinh tế thị trường. Chỉ khi nào kinh tế hàng hoá tăng trưởng nhanh, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện mới có kinh tế thị trường. Như vậy, kinh tế thị trường không phải là một giai đoạn khác biệt, độc lập, đứng ngoài kinh tế hàng hoá mà là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá. 2. Những điều kiện hỡnh thành kinh tế thị trường - Sự xuất hiện của thị trường sức lao động: Đây là điều kiện đầu tiên quyết định sự hình thành của kinh tế thị trường, bởi vì nó là công cụ để thoả mãn nhu cầu về lợi nhuận cho các nhà kinh doanh, nhờ giá trị sử dụng đặc biệt của nó. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động đã làm cho đồng tiền không chỉ đơn thuần là phương tiện mua bán thông thường mà còn là vốn, là tư bản, là điều kiện đầu tiên để giúp cho các nhà kinh doanh đạt được mục đích là lợi nhuận. Từ đó dẫn tới sự ra đời các thị trường như thị trường vốn, thị trường tiền tệ… - Phải tích luỹ được một số tiền nhất định Thực ra cho đến nay, mọi người đều thừa nhận kinh tế thị trường là thành tựu chung của nhân loại và nó được sử dụng như một công cụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song trong lịch sử, chủ nghĩa tư bản là xã hội đầu tiên biết sử dụng kinh tế thị trường. Vì thế, cũng có thể rút ra từ lịch sử hình thành chủ nghĩa tư bản những vấn đề chung cho sự hình thành của một nền kinh tế thị trường. Những biện pháp tích luỹ tiền mà giai cấp tư sản áp dụng trong thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ nói lên rằng: để chuyển từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường, tất yếu phải có một thời kỳ tích luỹ tiền tệ. - Cần có hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng tương đối phát triển Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động kinh tế đều có thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu tiền tệ. Vì vậy, tốc độ lưu chuyển các nguồn vốn tiền tệ rất lớn và hệ thống của nó rất phức tạp. Sự phát triển của hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng chính là điều kiện để đáp ứng nhu cầu lưu chuyển vốn tiền tệ cho các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế, trên cơ sở đó duy trì được sự cân đối giữa cung và cầu về vốn tiền tệ ở cả tầm vĩ mô cũng như vi mô. - Phải có một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển Một trong những vấn đề có tính quy luật của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường là hệ thống kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước, nhằm đảm bảo cho sự lưu thông thông suốt của hàng hoá và tạo được môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. - Tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước Ngày nay, thuyết kinh tế thị trường hoàn toàn tự do không còn thích hợp nữa. Trong điều kiện mới, nhà nước phải can thiệp bằng nhiều biện pháp, ở những mức độ khác nhau để điều tiết thị trường, phát triển và bảo vệ nền kinh tế quốc gia, chống khủng hoảng, giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3. Đặc trưng của kinh tế thị trường Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều mô hình kinh tế thị trường, với nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng tất cả đều mang những đặc trưng chung của kinh tế thị trường: - Tính tự chủ của các chủ thể kinh tế rất cao Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường bao gồm các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, các cá nhân và cả nhà nước. Họ chính là người đề ra các quyết sách kinh tế, các kinh doanh kinh doanh, họ phải tự chịu trách nhiệm về tính khả thi của các quyết sách, quyết định được ban hành, cũng như phải gánh chịu rủi ro nếu có. Chỉ có nền kinh tế hàng hoá dựa trên sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất mới có được đặc trưng này. Nó hoàn toàn không thể có trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp. - Dung lượng, chủng loại hàng hoá trong nền kinh tế thị trường rất phong phú, đa dạng, do vậy mọi nhu cầu tiêu dùng của con người dễ dàng được thoả mãn. Đặc trưng này cũng không thể có được trong một nền kinh tế hàng hoá kém phát triển. Chỉ có trong nền kinh tế thị trường, với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, của phân công và chuyên môn hoá lao động, mới có được đặc trưng này. - Giá cả được xác định ngay trên thị trường. Theo lý luận giá trị của Mác, giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Mà giá hàng hoá lại là sự kết tinh của hao phí lao động xã hội cần thiết. Song trên thực tế, giá cả không chỉ được quyết định bởi giá trị hàng hoá, còn chịu ảnh hưởng khá lớn của quan hệ cung cầu. Sự biến động của quan hệ cung cầu kéo theo sự biến động của giá cả và ngược lại. Như vậy, trong nền kinh tế thị trường, giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, vừa là chiếc “phong vũ biểu” phản ánh tình trạng của thị trường, lại vừa là công cụ thông qua cung cầu để điều tiết hoạt động của các chủ thể kinh tế. - Cạnh tranh là một tất yếu của kinh tế thị trường. Mọi động lực của cạnh tranh suy đến cùng đều xuất phát từ lợi ích kinh tế. Trong cuộc cạnh tranh đó, tất yếu có người được người thua. Tuy nhiên, cần phân biệt cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là tình trạng cạnh tranh diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật và bằng những biện pháp kinh tế – kỹ thuật, qua đó nâng cao năng suất lao động, số lượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong kinh doanh. Cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không lành mạnh là những quan hệ cạnh tranh được tiến hành bằng những hình thức, biện pháp phi kinh tế, vi phạm pháp luật, thu lời bất chính. Quan hệ cạnh tranh kiểu này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, đồng thời cũng gây thiệt hại cho xã hội nói chung, nên cần nghiêm trị bằng pháp luật. - Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mở. Bởi kinh tế thị trường lấy trao đổi làm mục đích của sản xuất kinh doanh, mà đã trao đổi thì phải “mở cửa”, hướng ra bên ngoài). Trên thực tế, không thể tồn tại một nền kinh tế thị trường theo kiểu “đóng kín”, không có giao lưu kinh tế với bên ngoài. Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường ở các nước trên thế giới đều chứng minh điều đó. II. Mễ HèNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC 1. Quỏ trỡnh hỡnh thành và xõy dựng thể chế kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc 1.1. Quá trình hình thành mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc (giai đoạn 1978-1992) Vào thời kỳ đầu mới xây dựng đất nước, Trung Quốc đã xác lập thể chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung thống nhất cả nước nhằm thích ứng với đòi hỏi về thống nhất tài chính và kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa cũng như việc tập trung sức lực xây dựng công nghiệp hoá bước đầu. Trong điều kiện lúc bấy giờ, thể chế đó đã từng phát huy vai trò quan trọng. Nhưng cùng với quy mô kinh tế không ngừng mở rộng, quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp, thì những tệ nạn “quản quá chặt” của thể chế này dần dần bộc lộ ra. Cộng thêm sau đó Trung Quốc lại coi những biện pháp đúng đắn về phát huy vai trò thị trường và phát triển kinh tế hàng hoá là “chủ nghĩa tư bản” và chống lại nó, làm cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa dần mất đi sức sống. Sự thay đổi nhận thức, từ “nền kinh tế cân đối có kế hoạch” sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, là một quá trình tìm tòi, đấu tranh lâu dài, trước hết là trên lĩnh vực lý luận. Người Trung Quốc gọi đó là quá trình “dò đá qua sông”. Sau hơn 10 năm kể từ khi chuyển sang cải cách (từ năm 1978), Trung Quốc mới dần dần chủ trương thiết lập “nền kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa”; đến Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (10/1992) mới chính thức chủ trương “mục tiêu cải cách thể chế kinh tế là xác lập nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”. Quá trình này có thể chia làm ba bước: Bước 1: Từ “hạn chế luận” tiến tới “bổ sung luận” (1978-1982) Trước đây, lý luận kinh tế học xã hội chủ nghĩa chủ trương cần phải hạn chế điều tiết của thị trường, tiến tới thủ tiêu nó bằng kế hoạch hoá. Hội nghị Trung ương 3 khoá XI năm 1978 là bước ngoặt lớn, có ý nghĩa sâu xa trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu Trung Quốc đã bước sang thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa. Hội nghị đã khôi phục và phát triển đường lối tư tưởng mácxít do Mao Trạch Đông đề xướng, quả quyết đề ra quyết sách chiến lược về chuyển trọng điểm công tác của Đảng và Nhà nước sang xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa, nêu ra thay đổi từ nhiều mặt, mối quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng không thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thay đổi tất cả các phương thức quản lý, phương thức hoạt động và phương thức tư tưởng không còn phù hợp. Từ đó, cuộc cải cách thể chế kinh tế theo hướng thị trường của Trung Quốc đã được mở ra. Cuộc cải cách bắt đầu từ nông thôn, thực hiện chế độ khoán hộ gia đình, cho phép nông dân được hưởng quyền tự chủ sản xuất lớn hơn, đã huy động mạnh mẽ tinh thần tích cực của đông đảo quần chúng nông dân. Năm 1982, Đại hội XII của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh phải kết hợp chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của Trung Quốc, đi con đường của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; căn cứ vào thực tiễn cải cách qua mấy năm, đã nêu ra nguyên tắc cải cách thể chế kinh tế là “kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết thị trường là bổ sung”. Bước 2: Từ “bổ sung luận” tiến tới “kết hợp luận” (1983-1987) Từ giữa những năm 80, công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đi vào chiều sâu và phát triển nhanh chóng, đặc biệt ở các vùng ven biển, trong khi đó cải cách ở thành thị lại có xu hướng chậm hơn, khó đáp ứng được đòi hỏi của tăng trưởng. Lý thuyết “kinh tế thị trường là bổ sung” ngày càng tỏ ra không phù hợp. Mặt khác, thực tiễn lại cho thấy có nới rộng thị trường thì mới có thể làm sống lại xí nghiệp, từ đó phát triển nhanh nền kinh tế. Năm 1984, đáp ứng đòi hỏi phát triển của tình hình cải cách thể chế kinh tế từ nông thôn tới thành thị, Hội nghị Trung ương 3 khoá XII đã ra “quyết định về cải cách thể chế kinh tế”, nêu rõ kinh tế hàng hoá là giai đoạn không thể bỏ qua trong phát triển kinh tế – xã hội, kinh tế xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc là nền kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu, điều đó về lý luận đã đột phá quan niệm truyền thống coi kinh tế kế hoạch và kinh tế hàng hoá là đối lập với nhau. Năm 1987, Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc trình bày lý luận giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội một cách có hệ thống, khái quát hoàn chỉnh đường lối cơ bản của Đảng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, chỉ ra thể chế kinh tế hàng hoá có kế hoạch xã hội chủ nghĩa phải là thể chế thống nhất nội tại giữa kế hoạch và thị trường, vai trò của kế hoạch và thị trường đều phủ khắp toàn xã hội, nêu rõ mô hình quản lý kinh tế “nhà nước điều tiết thị trường, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp”, làm cho cuộc cải cách theo hướng thị trường lại tiến thêm một bước quan trọng. Sau hội nghị Trung ương 4 khoá XIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại nêu rõ phải xây dựng thể chế kinh tế và cơ chế vận hành mà kinh tế kế hoạch kết hợp với sự điều tiết thị trường, thích ứng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá có kế hoạch. Những tìm tòi trong hơn 10 năm đó đã đặt nền móng cho việc cuối cùng xác định mục tiêu cải cách về xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bước 3: Từ “kết hợp luận” tiến tới “cơ sở luận” (1988-1992) Các nhà khoa học và lãnh đạo Trung Quốc đều cho rằng bước 2 là bước tiến vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lớn, song chưa thật triệt để. Nó chưa giải quyết được vấn đề lớn là kế hoạch và thị trường, cái gì là cơ sở trong vận hành kinh tế. Do những mắc mớ trong lý luận nên chính sách của Nhà nước cuối những năm 80 có nhiều lúng túng, trong khu vực Nhà nước, diện các xí nghiệp thua lỗ tăng lên. Trong khi đó, ở các vùng nông thôn ven biển, những khu chủ nghĩa mới hình thành mà quốc hữu không chiếm ưu thế thì sự phát triển ngày một tăng lên. Những hiện tượng này tạo ra cách nghĩ: nếu không phá bỏ cách nghĩ kinh tế kế hoạch kiểu cũ, xác lập đúng mức cần thiết vai trò của thị trường thì công cuộc cải cách ở Trung Quốc sẽ gặp trở ngại lớn, thậm chí thất bại. Trong bối cảnh ấy, Đặng Tiểu Bình đi thị sát miền Nam Trung Quốc vào đầu những năm 1992 và đưa ra những luận điểm mới về kinh tế thị trường: - Kế hoạch nhiều hơn một chút hay thị trường nhiều hơn một chút không phải là sự khác biệt bản chất giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản. Kinh tế kế hoạch không có nghĩa là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản cũng có kế hoạch; kinh tế thị trường không có nghĩa là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường. Kế hoạch và thị trường đều là những biện pháp kinh tế. - Giữa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường không tồn tại mâu thuẫn căn bản. Vấn đề là dùng phương pháp gì mới có thể phát triển mạnh mẽ hơn sức sản xuất xã hội. Chỉ thực hiện kinh tế kế hoạch sẽ trói buộc sự phát triển của sức sản xuất, kết hợp kinh tế kế hoạch với kinh tế thị trường lại với nhau, thì càng giải phóng được sức sản xuất, đẩy nhanh kinh tế phát triển. - Kế hoạch và thị trường đều là phương pháp. Chỉ cần có lợi cho phát triển sản xuất, thì có thể vận dụng. Nó phục vụ cho chủ nghĩa xã hội, tức là của chủ nghĩa xã hội; phụ vụ cho chủ nghĩa tư bản, tức là của chủ nghĩa tư bản. Trình bày súc tích này về căn bản đã xoá bỏ những trói buộc tư tưởng lâu năm coi kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường thuộc phạm trù của chế độ cơ bản của xã hội, làm cho nhận thức của giới lãnh đạo và khoa học ở Trung Quốc có bước đột phá quan trọng. Tháng 10/1992, Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trình bày lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình một cách có hệ thống, chính thức xác định: “Mục tiêu cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, và coi thị trường là có vai trò cơ sở trong việc bố trí phân phối các nguồn lực dưới sự khống chế của Nhà nước. Điều đó đã chỉ rõ phương hướng cho việc xây dựng thể chế kinh tế mới xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc. 1.2. Quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc (giai đoạn 1992-2003) Sau Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cuộc cải cách với mục tiêu xây dựng thể chế thị trường xã hội chủ nghĩa được triển khai toàn diện tại Trung Quốc. Năm 1993, Hội nghị Trung ương 3 khoá XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua “quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, vạch ra bức tranh và khung cơ bản của thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Quyết định đó trở thành cương lĩnh hành động chỉ đạo cuộc cải cách thể chế của Trung Quốc. Năm 1997, Đại hội XV của Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định lý luận Đặng Tiểu Bình là tư tưởng chỉ đạo của toàn Đảng, nêu ra cương lĩnh cơ bản trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, xác lập chế độ kinh tế cơ bản lấy chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển, yêu cầu rõ ràng phải kiên trì phương hướng cải cách kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hơn 10 năm từ Đại hội XIV trở lại đây, Trung Quốc tiếp tục đi sâu cải cách kinh tế nông thôn, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp quốc hữu, chuyển biến chức năng quản lý kinh tế của chính quyền, hình thành và phát triển hệ thống thị trường, kiện toàn và hoàn thiện hệ thống điều tiết vĩ mô, tăng cường xây dựng chế độ pháp luật của kinh tế thị trường, đẩy nhanh một loạt các cải cách về tài chính, thuế, tiền tệ, ngoại thương, ngoại hối, đầu tư, giá cả, bảo đảm xã hội, nhà ở, việc làm…, việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã giành được những bước tiến. Năm 2002, Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra mục tiêu trong 20 năm đầu của thế kỷ này phải xây dựng nên thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa hoàn thiện và hệ thống kinh tế có sức sống hơn, mở cửa hơn. 2. Hàm nghĩa và đặc trưng của kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa ở Trung Quốc Kể từ khi Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra mục tiêu cải cách xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đến nay, giới lý luận và cơ quan công tác thực tế của Trung Quốc đã tiến hành tìm tòi, thảo luận sâu sắc về hàm nghĩa của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, thông thường người Trung Quốc cho rằng: kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế mà thị trường đóng vai trò nền tảng đối với phân phối tài nguyên trong điều kiện xã hội chủ nghĩa, là nền kinh tế kết hợp giữa cơ chế vận hành kinh tế thị trường
Luận văn liên quan