Luận văn Những bất cập và hướng sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự hiện nay

Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1996. Sự ra đời của Bộ luật dân sự là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định và cụ thể hóa Hiến pháp n ăm 1992 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực dân sự, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trong hệ thống pháp luật nước ta, sau Hiến pháp năm 1992, BLDS giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đây là văn bản pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Qua 9 năm thi hành, về cơ bản, BLDS đã đi vào đời sống xã hội Việt Nam, phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho các giao lưu dân sự, tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia các giao dịch, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Tuy nhiên, qua 9 năm thực hiện, BLDS cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như sau: Theo cách quy định của BLDS thì BLDS phải là đạo luật chung trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng như các quan hệ về hôn nhân và gia đình, kinh tế - thương mại, lao động. Song thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật của nước ta cho thấy nhiều văn bản pháp luật đều khoanh vùng áp dụng của các văn bản đó, không có quy định về mối quan hệ với BLDS nên hiệu lực áp dụng của BLDS đã bị hạn chế rất nhiều

pdf17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2455 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Những bất cập và hướng sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Những bất cập và hướng sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự hiện nay Phần thứ nhất những bất cập và Sự cần thiết của sửa đổi bộ luật dân sự Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ban hành ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1996. Sự ra đời của Bộ luật dân sự là một bước tiến quan trọng trong việc khẳng định và cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 về các quyền cơ bản của con người trong lĩnh vực dân sự, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trong hệ thống pháp luật nước ta, sau Hiến pháp năm 1992, BLDS giữ vị trí đặc biệt quan trọng, đây là văn bản pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực rộng lớn các quan hệ xã hội là các giao lưu dân sự của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Qua 9 năm thi hành, về cơ bản, BLDS đã đi vào đời sống xã hội Việt Nam, phát huy vai trò to lớn trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho các giao lưu dân sự, tạo chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia các giao dịch, góp phần làm lành mạnh quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể. Tuy nhiên, qua 9 năm thực hiện, BLDS cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập như sau: Theo cách quy định của BLDS thì BLDS phải là đạo luật chung trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thể có địa vị pháp lý bình đẳng như các quan hệ về hôn nhân và gia đình, kinh tế - thương mại, lao động. Song thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật của nước ta cho thấy nhiều văn bản pháp luật đều khoanh vùng áp dụng của các văn bản đó, không có quy định về mối quan hệ với BLDS nên hiệu lực áp dụng của BLDS đã bị hạn chế rất nhiều. Một số quy định trong BLDS không còn phù hợp với thực tế. Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy trong BLDS có những quy định đã bị lạc hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Ví dụ: những quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nhất là về cầm cố, thế chấp tài sản. Có những quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, quy định quá chung, chưa cụ thể: ví dụ, nhiều quy định ở Phần thứ hai "Tài sản và quyền sở hữu" còn mang tính chất chung; chưa làm rõ được nội dung các quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản. Trong BLDS còn có những quy định thuộc quan hệ hành chính thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước (thông qua các cơ quan hành chính) với công dân như quy định về đăng ký hộ tịch, xử lý giao dịch dân sự vô hiệu bằng chế tài hành chính, quy định thủ tục đăng ký, xin phép, phê duyệt đối với một số hợp đồng mà đúng ra phải được quy định trong các văn bản pháp luật hành chính. Từ khi có BLDS đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều luật mới (hoặc sửa đổi luật) có nội dung liên quan đến BLDS nhưng BLDS cũng chưa kịp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp dẫn đến sự mâu thuẫn, bất cập trong hệ thống pháp luật, như quy định về quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức theo Luật đất đai năm 2003, quy định về các đối tượng sở hữu công nghiệp mới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước ta đã ký kết các Hiệp định thương mại (trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ) và chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy có những quy định của BLDS chưa tương thích với các Điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế trong đó có các quy định về hợp đồng, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ... Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung BLDS là cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay và trong tương lai. Phần thứ hai những đóng góp của học viên về dự thảo bộ luật dân sự I. Một số nội dung cơ bản của dự thảo bộ luật 1. Về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự a) Quy định về quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là quyền về tài sản đặc biệt phát sinh trong quan hệ sử dụng đất. Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất là một loại giao dịch dân sự đặc thù, có điều kiện. Trên thực tế, các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra rất phổ biến theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện cam kết, thỏa thuận, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Về bản chất các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất là các quyền dân sự được thực hiện chủ yếu thông qua các hợp đồng. Vì vậy đề nghị giữ phần thứ năm - Những quy định về quyền sử dụng đất của Bộ luật dân sự hiện hành có chỉnh lý theo hướng chỉ quy định các nội dung về quyền sử dụng đất với tính chất là một quyền dân sự, còn các nội dung mang tính hành chính về chuyển quyền sử dụng đất thì do pháp luật đất đai quy định. b) Về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản là những quyền dân sự cơ bản của cá nhân, pháp nhân, được quy định trong Bộ luật dân sự hiện hành. Từ năm 1996, hệ thống các văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ được cụ thể hóa, hoàn thiện trên cơ sở các quy định của Bộ luật dân sự. Thực tế cho thấy các quan hệ về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ được xác lập theo nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Tuy nhiên cũng có những nội dung về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ thuộc quan hệ hành chính cần được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Vì vậy, đề nghị giữ Phần thứ sáu - Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ của Bộ luật dân sự hiện hành đồng thời sửa đổi theo hướng chỉ quy định những vấn đề mang tính đặc trưng dân sự, còn các vấn đề khác về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ mang tính hành chính thì sẽ được nghiên cứu quy định trong Luật sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ. 2. Về chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự a) Về tổ hợp tác Tôi thấy, theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì tổ hợp tác là một chủ thể hạn chế, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác từ ba cá nhân trở lên cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Khi xác định tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự thì tổ hợp tác không phải là cá nhân và cũng không phải là pháp nhân, do đó việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể này là không rõ. Do đó, đề nghị không quy định tổ hợp tác là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. b) Về hộ gia đình Theo truyền thống của dân tộc ta thì gia đình giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, điều này không chỉ thể hiện ở mối quan hệ về huyết thống giữa các thành viên trong gia đình mà còn thể hiện ở mối quan hệ về tài sản chung của hộ gia đình do các thành viên cùng nhau tạo lập, quản lý, sử dụng và định đoạt. Thực tiễn cho thấy, hộ gia đình đã tham gia giao dịch trong nhiều quan hệ dân sự, trong đó chủ hộ thường là người đại diện. Ghi nhận thực tế này, pháp luật đất đai và pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, đã có quy định hộ gia đình là một trong những chủ thể của quan hệ giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất. Với các quy định trong Bộ luật dân sự và pháp luật hiện hành thì hộ gia đình có đủ tư cách pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự một cách độc lập. Do đó, đề nghị giữ các quy định về hộ gia đình là chủ thể quan hệ dân sự trong Bộ luật dân sự hiện hành, đồng thời có sửa đổi, bổ sung cho cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ hơn. 3. Về vấn đề hộ tịch Mục 4 về hộ tịch trong Bộ luật dân sự hiện hành có nội dung chủ yếu liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân với cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan đăng ký hộ tịch) trong các hoạt động về đăng ký các việc về hộ tịch.Trên thực tế, khi xảy ra các khiếu nại, tranh chấp liên quan đến đăng ký hộ tịch thì thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính. Tuy nhiên, cũng có một số nội dung về hộ tịch liên quan mật thiết đến quyền nhân thân đã được Bộ luật dân sự quy định và bảo vệ như quyền được khai sinh, quyền được khai tử, quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi... Vì vậy, đề nghị bỏ Mục 4 Chương III của Bộ luật dân sự hiện hành và đưa những quy định về hộ tịch mang tính dân sự của cá nhân lên Mục 2 về quyền nhân thân. 4. Về một số quyền nhân thân a) Về quyền hiến các bộ phận cơ thể, hiến xác Quyền hiến các bộ phận cơ thể người, hiến xác là một quyền nhân thân của cá nhân, thể hiện sự sự định đoạt của họ đối với bộ phận của cơ thể, xác của mình sau khi chết. Chế định về việc hiến các bộ phận cơ thể người, hiến xác của dự thảo Bộ luật được quy định trên nguyên tắc không mang tính thương mại mà nhằm mục đích chữa bệnh nhân đạo hoặc nghiên cứu khoa học. Để bảo đảm tôn trọng và phù hợp với phong tục, tập quán của dân tộc ta, cần giữ quy định về quyền hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác trong dự thảo Bộ luật, đồng thời, bổ sung quy định: "Việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của người chết chỉ được thực hiện với sự đồng ý của cha mẹ, vợ, chồng và con đã thành niên của người đó". b) Về quyền xác định lại giới tính Theo tôi, quyền xác định lại giới tính là một trong các quyền nhân thân, quyền tự do của mỗi cá nhân khi người đó thuộc một trong những trường hợp do pháp luật quy định được xác định lại giới tính như do khuyết tật bẩm sinh; chưa định hình chính xác giới tính mà cần phẫu thuật để xác định lại giới tính. Do đó, cần giữ quy định về vấn đề này trong dự thảo Bộ luật và chỉ quy định vấn đề này với tư cách là quyền dân sự còn các vấn đề cụ thể sẽ được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành. c) Về một số quyền nhân thân khác - Về quyền cho phôi, quyền mang thai hộ và nhân bản vô tính: những nội dung này là khá mới, xuất hiện cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nên cần có sự nghiên cứu sâu hơn. Việc ghi nhận các quyền này như những quyền dân sự hiện nay ở nước ta chỉ được áp dụng đối với quyền cho phôi theo Nghị định 12/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2003, nhưng cũng cần có thời gian kiểm nghiệm thêm; còn đối với quyền mang thai hộ và sinh sản vô tính thì chưa được áp dụng. Do đó, đề nghị không quy định các quyền này trong dự thảo Bộ luật dân sự. - Về quyền được cho con: vấn đề này đã có quy định gián tiếp tại Điều 44 của dự thảo Bộ luật là quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi. Do đó, không bổ sung quyền này vào dự thảo Bộ luật dân sự. - Về quyền được chết: theo phong tục tập quán của Việt Nam nếu quy định vấn đề này trong điều kiện hiện nay, thì không phù hợp. Do đó, không bổ sung quy định này vào dự thảo Bộ luật dân sự. 5. Về các hình thức sở hữu Tôi nhất trí với dự thảo Bộ luật về các hình thức sở hữu. So với Bộ luật dân sự hiện hành, dự thảo Bộ luật có những điểm tiến bộ hơn, bao quát được tất cả các hình thức sở hữu trong xã hội hiện nay. 6. Vấn đề hụi, họ Tôi nhất trí với việc quy định về chơi hụi, họ trong Bộ luật dân sự, vì đây là một thực tế bức xúc, cần có sự điều chỉnh của pháp luật. Như vậy sẽ có tác dụng làm lành mạnh hóa quan hệ tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên, tạo cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh. II. Một số vấn đề cụ thể của dự thảo bộ luật 1. Hiệu lực của Bộ luật dân sự (Điều 2) Đề nghị sửa lại khoản 1 Điều 2 như sau: " Bộ luật dân sự được áp dụng đối với các quan hệ dân sự được xác lập kể từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác". 2. áp dụng pháp luật Đề nghị bỏ quy định: "Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật chuyên ngành và Bộ luật dân sự về một quan hệ xã hội, thì áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành về quan hệ đó" để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và phù hợp với điều 80 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3. áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật (Điều 3) Tôi thấy, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật là nguyên tắc áp dụng luật đã phổ biến, còn luật tục là vấn đề có tính đa dạng và có liên quan đến nhiều dân tộc, vùng miền khác nhau và được thể hiện trong nhiều loại giao dịch dân sự. Vì vậy, đề nghị giữ như quy định trong dự thảo Bộ luật về vấn đề này. 4. Nguyên tắc hòa giải (Điều 12) và căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 13) Đề nghị giữ lại nguyên tắc hòa giải như quy định của Bộ luật dân sự hiện hành. Việc bỏ quy định này với lý do là Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định là không hợp lý vì hòa giải theo pháp luật về tố tụng dân sự thuộc giai đoạn giải quyết các tranh chấp trong vụ án dân sự. 5. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi (Điều 20) - Việc xác định độ tuổi để quy định cho phép người chưa thành niên có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không đòi hỏi phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trong giao dịch dân sự ở lứa tuổi từ đủ mười lăm là phù hợp với quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động và khoản 6 Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự. Vì vậy, đề nghị giữ như quy định trong dự thảo Bộ luật. Độ tuổi kết hôn được quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp mang tính đặc thù và không mang tính phổ biến trong các giao dịch dân sự khác. Tuy nhiên, để bảo đảm sự phù hợp giữa các quy định của Luật hôn nhân và gia đình với các nguyên tắc của Bộ luật dân sự, cuối khoản 1 Điều 20 dự thảo đã được bổ sung một đoạn "hoặc pháp luật có quy định khác". 6. Bảo vệ quyền nhân thân (Điều 25) Đề nghị giữ quy định tại Điều này trong Bộ luật dân sự hiện hành. Vì thực tiễn cho thấy khi một người bị xâm phạm quyền nhân thân thì người đó không chỉ có quyền yêu cầu Tòa án mà còn có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức khác buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai hoặc bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. 7. Quyền đối với họ, tên (Điều 26) Quyền đối với họ, tên là quyền gắn với nhân dân của mỗi người. Do đó, mỗi người khi sinh ra và trưởng thành đều có quyền đối với họ, tên của mình. Mặt khác, tại khoản 3 Điều 26 quy định việc thực hiện quyền dân sự về họ, tên của mỗi người phải phù hợp với đạo đức, văn hóa dân tộc và quy định của pháp luật. Vì vậy đề nghị giữ như quy định trong dự thảo Bộ luật. 8. Quyền xác định dân tộc (Điều 28) Đề nghị quy định độ tuổi của người chưa thành niên tại khoản 3 Điều 28 là từ đủ mười lăm tuổi trở lên, tạo sự thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 38 dự thảo Bộ luật. 9. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31) Về nguyên tắc thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó; trong trường hợp người đó đã chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người được ủy quyền của họ. Tuy nhiên, trong thực tiễn có một số trường hợp pháp luật cho phép các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được sử dụng hình ảnh của một người ngay cả trong trường hợp không được sự đồng ý của họ hoặc người thân của họ, như trường hợp công bố ảnh khi thực hiện lệnh truy nã tội phạm, công bố hình ảnh để phục vụ cho việc tìm người mất tích... Do đó, Bộ luật dân sự cần quy định các trường hợp được pháp luật cho phép công bố mà không phụ thuộc vào ý chí của người được công bố hình ảnh. Vì vậy, đề nghị giữ quy định như trong dự thảo Bộ luật. 10. Quyền bí mật đời tư (Điều 38) "Bí mật đời tư" là một khái niệm rộng tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống và đối với từng đối tượng. Do đó, Bộ luật chỉ quy định mang tính khái quát. Còn "bí mật đời tư" đối với các tình huống cụ thể đã được quy định trong văn bản pháp luật riêng. Vì vậy, đề nghị giữ quy định như trong dự thảo. 11. Giám sát việc giám hộ, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên (Điều 59 và Điều 61) Trên thực tế không phải trong mọi trường hợp người giám hộ đều là người thân thích, vì giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử ra để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Hơn nữa, việc tranh chấp giữa những người có cùng huyết thống là một vấn đề tự nhiên, trên thực tế đã phát sinh. Do đó, đề nghị giữ quy định như trong dự thảo Bộ luật. 12. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ (Điều 60) Tôi thấy, mục đích của việc giám hộ là chăm sóc và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, do đó, quy định có tư cách đạo đức tốt là điều kiện cần thiết đối với một người giám hộ. Cụm từ này cũng được sử dụng trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Để thống nhất với các văn bản pháp luật khác, đề nghị chỉnh lý khoản 2 Điều 60 như sau: "Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác". 13. Thủ tục cử người giám hộ (Điều 64) Những người được giám hộ thường là những người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Do đó, nếu quy định việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được giám hộ là không hợp lý. Mặt khác, vấn đề này đã được quy định tại khoản 3 Điều 60 dự thảo Bộ luật về điều kiện của cá nhân làm người giám hộ phải có điều kiện cần thiết bảo đảm việc giám hộ. Vì vậy, đề nghị giữ quy định như trong dự thảo Bộ luật. 14. Pháp nhân (Điều 84) Trên thực tế quyết định thành lập hoặc điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy định về cơ cấu tổ chức của chủ thể đó, nhưng việc quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân cần phải có các điều kiện về cơ cấu tổ chức do Bộ luật này quy định, vì đây là điều kiện có tính chất bắt buộc của một pháp nhân. Vì vậy đề nghị giữ lại khoản 2 Điều 84 của dự thảo. 15. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 113) Thực tiễn thi hành Bộ luật dân sự hiện hành cho thấy mặc dù nhiều giao dịch dân sự đã được xác lập một cách tự nguyện giữa các chủ thể nhưng vẫn không thực hiện được, vì hình thức giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật. Để tránh việc phá bỏ cam kết khi xác lập giao dịch dân sự một cách tùy tiện, dự thảo Bộ luật quy định hình thức giao dịch dân sự chỉ là điều kiện có hiệu lực của giao dịch, nếu pháp luật có quy định. Vì vậy, đề nghị giữ quy định như trong dự thảo Bộ luật. 16. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 125) Đề nghị giữ lại Điều 125 của Bộ luật dân sự hiện hành vì quy định của dự thảo Bộ luật là cứng, không có lợi cho người mua tài sản, đặc biệt là những người đó ở nông thôn, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế. 17. Chấm dứt đại diện của pháp nhân (Điều 139) Đề nghị bỏ khoản 2 Điều 94 vì cơ cấu tổ chức của pháp nhân khi thành lập đã được quy định cụ thể trong quyết định thành lập hoặc trong điều lệ của pháp nhân. 18.Chuyển giao tài sản Đề nghị bỏ Điều này vì nội dung đã được pháp luật chuyên ngành quy định. 19. Bảo vệ quyền sở hữu (Điều 160); căn cứ xác lập quyền sở hữu (Điều 161); căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (Điều 162) Đề nghị giữ lại Điều 160, Điều 161 và Điều 162 của Bộ luật dân sự hiện hành nhằm bảo vệ quyền sở hữu, làm cơ sở xác lập và chấm dứt quyền sở hữu. 20. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu (Điều 174) Tôi nhận thấy, chủ sở hữu chiếm hữu tài sản là một trong những quyền năng pháp lý của chủ sở hữu nhưng quyền này cũng phải được thực hiện trong phạm vi pháp luật quy định và cũng phải phù hợp với đạo đức xã hội. Tuy nhiên,
Luận văn liên quan