Luận văn Những biến động trên thịtrường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam

Nhận định chung cho rằng thếkỷXIX là thếkỷcủa than, thếkỷXX là thế kỷcủa dầu mỏvà trong những thập kỷ đầu của thếkỷXXI, chắc chắn loại nhiên liệu không thểtái sinh được này vẫn chưa thểbịthay thếbởi khí đốt, than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, bởi hơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mỏ. Trong sốcác mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dầu thô (dầu mỏ chưa qua tinh chế) là một mặt hàng xuất khẩu chủlực, luôn chiếm vịtrí số một vềgiá trịkim ngạch xuất khẩu (tổng trịgiá xuất khẩu của toàn bộnền kinh tếViệt Nam tính từtháng 1 đến tháng 10 năm 2004 là 21331 triệu USD thì xuất khẩu dầu thô đạt 4600 triệu USD - tương đương 39,26% tổng trịgiá kim ngạch xuất khẩu). Dựbáo trong những năm tới mặt hàng dầu thô sẽlà một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Việc khai thác và xuất khẩu hiệu quảmặt hàng này sẽmang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng doanh thu xuất khẩu cho đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thịtrường dầu thô thếgiới biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy làm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Giá dầu trên thếgiới biến động lúc tăng, lúc giảm tạo ra những thuận lợi và cảnhững khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dầu của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đềtài “Những biến động trên thịtrường dầu mỏthếgiới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏcủa Việt Nam” đểtận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu dầu thô một cách hiệu quảnhất là một tất yếu khách quan.

pdf50 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những biến động trên thịtrường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam” MỤC LỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ .............................................................. 2 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 3 Chương I: Tổng quan chung về dầu mỏ và thị trường dầu mỏ .................. 5 I. Dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ ....................................................... 5 1. Khái niệm dầu mỏ ......................................................................................... 5 2. Vai trò của dầu mỏ ........................................................................................ 6 3. Ngành công nghiệp dầu mỏ........................................................................... 7 4. Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ ..................................................................... 9 II. Thị trường dầu mỏ thế giới....................................................................... 10 1. Đặc điểm thị trường dầu mỏ thế giới .......................................................... 10 2. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC ............................................... 11 3. Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới ...................................... 14 4. Nguyên nhân của biến động ........................................................................ 16 5. Kinh nghiệm của các nước trước sự biến động giá dầu .............................. 18 Chương II: Tác động của sự biến động thị trường dầu mỏ thế giới đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam ............................................... 19 I. Thực trạng xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam ........................................... 19 1. Khai thác dầu mỏ ở Việt Nam .................................................................... 19 2. Tình hình xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam ................................................ 20 3. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam ............................................ 23 II. Tác động của sự biến động mức giá trên thị trường dầu mỏ tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam .......................................................... 25 1. Thuận lợi ..................................................................................................... 25 1.1. Lợi thế trong xuất khẩu ............................................................................ 25 1.2. Tăng doanh thu xuất khẩu ........................................................................ 25 2. Khó khăn ..................................................................................................... 26 Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam ................................................................. 29 I. Dự báo về thị trường dầu mỏ và những biến động về giá trên thị trường dầu mỏ thế giới ............................................................................................... 29 II. Dự báo về triển vọng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ ở Việt Nam ........ 32 III. Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu dầu mỏ Việt Nam ............................................................................................ 33 1. Giải pháp về phía Nhà nước ........................................................................ 33 1.1. Đầu tư cho các hoạt động khai thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu .. 33 1.2. Xây dựng cơ quan dự báo về biến động trên thị trường dầu mỏ ............. 34 1.3. Các biện pháp về tài chính ....................................................................... 34 2. Giải pháp về phía doanh nghiệp .................................................................. 35 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 36 PHỤ LỤC............................................................................................................. 37 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 44 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài Nhận định chung cho rằng thế kỷ XIX là thế kỷ của than, thế kỷ XX là thế kỷ của dầu mỏ và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, chắc chắn loại nhiên liệu không thể tái sinh được này vẫn chưa thể bị thay thế bởi khí đốt, than, thuỷ điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, bởi hơn 80% năng lượng hiện nay được tạo ra bởi dầu mỏ. Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, mặt hàng dầu thô (dầu mỏ chưa qua tinh chế) là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực, luôn chiếm vị trí số một về giá trị kim ngạch xuất khẩu (tổng trị giá xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam tính từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2004 là 21331 triệu USD thì xuất khẩu dầu thô đạt 4600 triệu USD - tương đương 39,26% tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu). Dự báo trong những năm tới mặt hàng dầu thô sẽ là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam. Việc khai thác và xuất khẩu hiệu quả mặt hàng này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam, tăng doanh thu xuất khẩu cho đất nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, thị trường dầu thô thế giới biến động không ngừng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do vậy làm ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam. Giá dầu trên thế giới biến động lúc tăng, lúc giảm tạo ra những thuận lợi và cả những khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dầu của Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam” để tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu dầu thô một cách hiệu quả nhất là một tất yếu khách quan. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới, nguyên nhân của những biến động, đồng thời chỉ ra những thuận lợi và khó khăn mà biến động đó tạo ra cho hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là thị trường dầu mỏ thế giới, đặc điểm cũng như những biến động trên thị trường này; những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu dầu mỏ Việt Nam do sự biến động này tạo ra. - Phạm vi nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam từ năm 1991 trở lại đây, đặc biệt là trong những năm gần đây: 2003 và 2004. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm cơ sở đưa ra các giải pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận và phụ lục tham khảo, đề tài gồm những phần sau: Chương I: Tổng quan chung về dầu mỏ và thị trường dầu mỏ Chương II: Tác động của sự biến động thị trường dầu mỏ thế giới đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam Chương III: Các giải pháp nâng cao híệu qủa hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Việt Nam trước biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ DẦU MỎ VÀ THỊ TRƯỜNG DẦU MỎ I. Dầu mỏ và ngành công nghiệp dầu mỏ 1. Khái niệm dầu mỏ Dầu mỏ là một loại tài nguyên khoáng sản quý mà thiên nhiên ban tặng cho con người. So với các khoáng sản khác như: than đá, đồng, chì, nhôm, sắt…thì dầu mỏ được con người biết đến và sử dụng tương đối muộn hơn. Dầu mỏ là hợp chất hydrocacbon được khai thác lên từ lòng đất, thường ở thể lỏng và thể khí. Ở thể khí, chúng bao gồm khí thiên nhiên và khí đồng hành. Khí thiên nhiên là toàn bộ hydrocacbon ở thể khí khai thác từ giếng khoan bao gồm cả khí ẩm và khí thô. Khí đồng hành là khí tự nhiên nằm trong các vỉ dầu dưới dạng mũ khí hoặc khí hoà tan và được khai thác đồng thời với dầu thô. Trong bảng tuần hoàn Menđêleep, các nguyên tố cacbon và hydro có đặc tính kỳ diệu là trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất khác nhau chúng kết hợp và tạo thành những hợp chất hydrocacbon khác nhau. Loài người đã sớm biết sử dụng đặc tính quý giá này để phục vụ nhu cầu cuộc sống của mình. Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ. Theo lý thuyết tổng hợp sinh học được nhiều nhà khoa học đồng ý, dầu mỏ phát sinh từ những xác chết của các sinh vật ở đáy biển, hay từ các thực vật bị chôn trong đất. Khi thiếu khí ôxy, bị đè nén dưới áp suất và ở nhiệt độ cao các chất hữu cơ trong các sinh vật này được chuyển hoá thành các hợp chất tạo nên dầu. Dầu tích tụ trong các lớp đá xốp, do nhẹ hơn nước nên dầu đã chuyển dần dần lên trên cho đến khi gặp phải các lớp đá không thẩm thấu thì tích tụ lại ở đấy và tạo thành mỏ dầu.Cuối thế kỷ XIX, nhà hoá học người Nga Menđêleep đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này, dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hoá học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng đất tạo thành các hiđrôcacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrocacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học. Dầu mỏ là loại khoáng sản năng lượng, có tính “linh động” cao. Sau nữa, chúng có bản chất sinh thành, di cư và tích tụ gần giống nhau. Giống như nhiều loại tài nguyên khoáng sản khác, dầu mỏ được hình thành do kết quả quá trình vận động phức tạp lâu dài hàng triệu năm về vật lý, hoá học, địa chất, sinh học…trong vỏ trái đất. Thông thường dầu mỏ sau khi khai thác có thể xử lý, tàng trữ và xuất khẩu ngay. 2. Vai trò của dầu mỏ Dầu mỏ cùng với các loại khí đốt được coi là “Vàng đen”, đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu. Đây cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa dầu mỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác. Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên trời cho này. Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với các dạng năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ cùng các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty sản xuất kinh doanh dầu mỏ biến động tuỳ thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới. Lợi dụng hiện tượng biến động này, không ít các những thông tin không đúng sự thật về các kết quả thăm dò dầu mỏ được tung ra làm điêu đứng những nhà đầu tư chứng khoán trên lĩnh vực này, thậm chí làm khuynh đảo cả chính sách của các quốc gia. Đối với nước ta, vai trò và ý nghĩa của dầu khí nói chung trong đó có dầu mỏ càng trở nên quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không chỉ là vấn đề thu nhập kinh tế đơn thuần, trong những năm qua dầu mỏ đã góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định nước nhà trong những năm đổi mới đất nước. Hơn thế nữa, với sự ra đời của dầu mỏ đã giúp chúng ta chuyển sang thế chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm. Đồng thời, dầu mỏ có thể chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. 3. Ngành công nghiệp dầu mỏ Thứ nhất, ngành công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính tổng hợp và đa dạng cao. Ngành này cũng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, rủi ro nhiều và lợi nhuận cao. Thông thường, khi đầu tư vào một lô tìm kiếm thăm dò, các công ty phải bỏ ra hàng trăm triệu đôla Mỹ. Nếu kết quả tìm kiếm, thăm dò không đạt kết quả (thường xác suất xảy ra điều này rất cao), số tiền đầu tư coi như mất trắng. Các sự cố trong khi khai thác, vận chuyển dầu thường gây những tổn thất vô cùng lớn. Sự cố chìm giàn khoan dầu P - 36 ngoài khơi Braxin tháng 3 - 2001 vừa qua đã gây tổn thất tới 450 triệu đôla Mỹ cho Công ty Petrobras. Vì vậy các công ty dầu mỏ thường liên minh để giảm thiểu rủi ro và một khi phát hiện dòng dầu công nghiệp, thì họ càng khai thác càng nhanh càng tốt để sớm thu hồi vốn đầu tư. Thứ hai, ngành công nghiệp dầu mỏ cũng là ngành công nghệ cao và là con đẻ của ngành công nghiệp nặng. Tiến bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực thăm dò, khoan, khai thác, xây dựng công trình biển…có nhiều bước nhảy vọt . Có thể nói, ngành công nghiệp dầu mỏ nói riêng và công nghiệp dầu khí noi chung đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Thứ ba, công nghiệp dầu mỏ là một ngành mang tính quốc tế cao, khác với than đá trước đây, việc thăm dò, khai thác, chế biến và phân phối dầu khí đã nhanh chóng mang tính toàn cầu. Có lẽ, hiện tượng toàn cầu hoá xảy ra sớm nhất trong ngành này. Trong quá trình phát triển của mình, đặc biệt nhất là trong “thập kỷ vàng”, các hoạt động dầu khí chủ yếu được tiến hành thông qua các hợp đồng ký giữa các công ty đa quốc gia với nước chủ nhà có nguồn tài nguyên dầu. Có nhiều dạng hợp đồng đã được sử dụng, nhưng phổ biến và vẫn còn ý nghĩa cho tới ngày nay là dạng “hợp đồng phân chia sản phẩm”. Điều khoản cơ bản của dạng hợp đồng này là nhà đầu tư (các công ty dầu mỏ) đồng ý tiến hành mọi hoạt động tìm kiếm, thăm dò bằng nguồn tài chính của riêng mình. Nếu có phát hiện thương mại, nhà đầu tư tiếp tục chi cho các hoạt động phát triển, khai thác. Lượng dầu khí khai thác lên sau khi nộp cho thuế tài nguyên sẽ được chia theo tỷ lệ sản lượng cho nước chủ nhà. Để san sẻ rủi ro và đảm bảo lợi nhuận ổn định, ngoài việc liên minh, liên kết trong các hợp đồng phân chia sản phẩm, hầu hết các công ty dầu mỏ có chiến lược phát triển theo mạng đầu tư ở nhiều nơi, nhiều nước và theo chiều dọc. Trong quá trình thực hiện các hợp đồng phân chia sản phẩm, các nước sở hữu dầu mỏ nhận thấy rằng cần phải giảm thiểu sự phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia, tiếp cận trực tiếp với ngành công nghiệp này và đảm bảo an ninh năng lượng cho mình vì thế các công ty dầu mỏ ở các quốc gia ra đời. Quá trình chuyển giao năng lượng trong ngành này từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã diễn ra mạnh mẽ. Nhờ đó các công ty dầu mỏ quốc gia này ngày càng tham gia tích cực hơn vào thị trường dầu mỏ quốc tế. Nhiều công ty đã tiến hành hoạt động xuất khẩu và đầu tư rất có hiệu quả. Một đặc điểm nữa của công nghiệp dầu mỏ là luôn tồn tại sự biến động về giá dầu thô và sản phẩm buộc các tập đoàn phải có những giải pháp tổ chức áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng và phát triển, để tạo thế cạnh tranh về môi trường địa chất, địa lý, về giá thành thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, lợi nhuận. 4. Khai thác và xuất khẩu dầu mỏ Suốt từ năm 1858 đến năm 1960, mọi hoạt động dầu mỏ được thực hiện chủ yếu ở các vùng thuộc châu Mỹ, Trung Đông và một số vùng khác. Các tập đoàn tư bản đã nhanh chóng nắm bắt khai thác nguồn năng lượng mới này để khống chế chi phí và thu lợi nhuận tối đa. Hoạt động xuất khẩu dầu mỏ đầu tiên được thực hiện tại nước Nga (1884) và sự phát hiện vùng dầu Texas vào cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX Venuezela bắt đầu khai thác dầu, đến chiến tranh thế giới lần hai thì về cơ bản giá dầu đã ở mức từ 5 - 7 USD/1thùng. Cuối năm 1960, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC ra đời, từ đó lấy lại thế bình quân trong cạnh tranh và chi phối giá cả, lợi nhuận dầu khí trên toàn thế giới và cũng đặt nền móng cho hoạt động xuất khẩu dầu khí của các quốc gia - một hoạt động mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các quốc gia. Tuỳ theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới vào khoảng từ 1148 tỉ thùng (theo BP Statistical Review 2004) đến 1260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của Exxon Mobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện đại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Người ta dự đoán rằng trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ là từ năm 1991, khi sản lượng khai thác mới đạt vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đã đạt hơn hai chục triệu tấn. Công việc khai thác đã từng bước được hoàn thiện. II. Thị trường dầu mỏ thế giới 1. Đặc điểm thị trường dầu mỏ thế giới Thị trường dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán về dầu mỏ giữa các quốc gia trên khắp thế giới. Nó có những đặc điểm chung song cũng có những điểm hết sức khác biệt so với các thị trường khác. Thứ nhất, đây là một thị trường lớn do nhu cầu phong phú, đa dạng về dầu mỏ của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong khi mà các nguồn tài nguyên không thể tái sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn năng lượng khác chưa thể thay thế được vai trò chiến lược của dầu mỏ thì nhu cầu về dầu mỏ vẫn ngày một tăng với một số lượng lớn các giao dịch mua bán dầu mỏ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thế giới. Thứ hai, thị trường dầu mỏ còn hết sức nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên toàn cầu từ đó dẫn đến những biến động trên chính thị trường dầu mỏ. Chỉ cần xảy ra một sự bất ổn định về mặt chính trị của một trong những quốc gia xuất khẩu dầu như là sự căng thẳng về chính trị tại Nigieria hay các hoạt động phá hoại của lực lượng chống đối tại Iraq, sự bất ổn các nguồn cung từ Nga (vụ Yukos) cũng có thể làm chao đảo thị trường dầu mỏ mà điển hình là sự tăng giá dầu đến mức kỷ lục vào tháng 10/2004. Thứ ba, thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối rất lớn của tổ chức OPEC. Các quyết định, chính sách của OPEC về cung cầu dầu mỏ cũng như giá dầu đều có tác động rất lớn đến thị trường dầu mỏ thế giới. Chẳng hạn như khi OPEC ra quyết định cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2004, ngay lập tức thị trường đã có những phản ứng và biến động khác nhau trước quyết định này. Trên các thị trường kỳ hạn, giá dầu có xu hướng giảm nhẹ ngay sau khi OPEC cắt giảm sản lượng do các nhà giao dịch bán ồ ạt các hợp đồng kỳ hạn để kiếm lợi. Ngày 1/4/2004, giá dầu thô tại thị trường New York giao tháng 5 giảm 1,49 USD xuống còn 34,27 USD/1 thùng nhưng sau đó giá dầu lại tiếp tục tăng mạnh trên các thị trường giao dịch. Bảng 1 sẽ cho ta thấy sự biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC. Bảng 1: Biến động giá xăng dầu sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC Đơn vị: USD/thùng Ngày 02/04 Ngày 08/04 Ngày 16/04 Tại sở giao dịch hàng hoá New York Dầu thô, kỳ hạn - Giao tháng 5/2004 34,39 36,15 - Giao tháng 6/2004 33,87 35,60 36,99 - Giao tháng 7/2004 33,44 Tại sở giao dịch dầu lửa quốc tế London Dầu thô Bren biển Bắc, kỳ hạn Dầu thô, kỳ hạn - Giao tháng 5/2004 30,02 32,45 - Giao tháng 6/2004 30,02 32,26 33,64 - Giao tháng 7/2004 29,84 Giá sản phẩm dầu tại thị trường Singapore, FOB Singapore - Xăng 97 RON 46,95-47,05 45,70-45,80 - Xăng 95 RON 43,65-43,75 43,55-43,65 Nguồn: Viện nghiên cứu Bộ Thương mại 2. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC Thị trường
Luận văn liên quan