Luận văn Những chuyển biếntrong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới

Ma Văn Kháng xuất hiện trong văn học hiện đại Việt Nam như một hiện tượng đặc sắc. Khối lượng tác phẩm đồ sộ với hàng chục tập truyện ngắn, gần hai chục cuốn tiểu thuyết có giá trị đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đặc biệt những năm 80, khi đất nước chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, một số tiểu thuyết của ông như Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú. thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gay gắt cần được tiếp tục phân tích, lý giải xác đáng. Hai giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng có dấu mốc rõ nét mà khi nghiên cứu một mặt ta sẽ hiểu đúng hơn những đóng góp của ông, mặt khác ta sẽ thấy được sự chuyển biến của các nhà văn khác trong sự vận động của văn học. Một số tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim, được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông như Mùa lá rụng trong vườn, Người giúp việc, Xa phủ . Do đó, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu, khẳng định vị trí của nhà văn trong văn học hiện đại Việt Nam.

pdf170 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những chuyển biếntrong tiểu thuyết ma văn kháng thời kì đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ----------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAI NHỮNG CHUYỂN BIẾNTRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ------------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAI NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Khoa ngữ văn, Phòng công nghệ sau đại học, Thư viện Trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu cho chúng tôi học tập tốt. Xin gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô đã tận tình giảng dạy, cung cấp tài liệu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy hướng dẫn trực tiếp luận văn của tôi: Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi. Thầy đã tận tình chỉ bảo, gợi ý, dẫn dắt, cung cấp tài liệu và sửa chữa cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, đồng nghiệp Trường THPT Nhơn Trạch – Đồng Nai đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. TP. Hồ Chí Minh ngày 28/4/2008 Người viết MỞ ĐẦU 1. Lý do, mục đích chọn đề tài: Ma Văn Kháng xuất hiện trong văn học hiện đại Việt Nam như một hiện tượng đặc sắc. Khối lượng tác phẩm đồ sộ với hàng chục tập truyện ngắn, gần hai chục cuốn tiểu thuyết có giá trị đáng được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đặc biệt những năm 80, khi đất nước chuyển từ bao cấp sang cơ chế thị trường, một số tiểu thuyết của ông như Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú... thu hút sự chú ý của độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Đã có rất nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét, tranh luận gay gắt cần được tiếp tục phân tích, lý giải xác đáng. Hai giai đoạn sáng tác của Ma Văn Kháng có dấu mốc rõ nét mà khi nghiên cứu một mặt ta sẽ hiểu đúng hơn những đóng góp của ông, mặt khác ta sẽ thấy được sự chuyển biến của các nhà văn khác trong sự vận động của văn học. Một số tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim, được đưa vào chương trình giảng dạy ở phổ thông như Mùa lá rụng trong vườn, Người giúp việc, Xa phủ ... Do đó, luận văn sẽ góp phần tìm hiểu, khẳng định vị trí của nhà văn trong văn học hiện đại Việt Nam. Mục đích của luận văn là tìm hiểu, phân tích một cách có hệ thống hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trong sự vận động phát triển của tiểu thuyết Việt Nam để thấy được những đóng góp của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Đối tượng mà luận văn nghiên cứu là tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung vào những tác phẩm sau đây: Đồng bạc trắng hoa xòe Vùng biên ải Gặp gỡ ở La Pan Tẩn Mưa mùa hạ Mùa lá rụng trong vườn Đám cưới không có giấy giá thú Ngược dòng nước lũ 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử: Xem xét sự vận động phát triển của văn học Việt Nam nói chung, sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng trong dòng chảy ấy. Qua đó thấy được những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới văn xuôi hiện đại. Phương pháp hệ thống: Xem xét sáng tác của nhà văn trong tính hệ thống với nhiều cấp độ khác nhau.. Phương pháp loại hình: Xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật... Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng với tiểu thuyết của một số nhà văn khác như Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu... để chỉ ra sự tương đồng, khác biệt về một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của văn học. Bên cạnh đó là sự so sánh về nội dung và nghệ thuật ở hai chặng đường sáng tác của chính tác giả để nhận thấy sự chuyển biến có ý nghĩa đổi mới. 4. Lịch sử vấn đề: Ma Văn Kháng là một nhà văn có quá trình sáng tác dài và liên tục đã gần nửa thế kỉ. Số lượng truyện ngắn, tiểu thuyết khá đồ sộ. Đặc biệt, tiểu thuyết của ông có sự chuyển biến rõ rệt về cả nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, đã có nhiều những bài nghiên cứu, đánh giá, nhận xét. Lấy mốc chuyển biến trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là cuốn “Mùa lá rụng trong vườn”, luận văn sẽ đi vào khảo sát lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết của Ma Văn Kháng theo hai chặng đường sáng tác: Trước và sau “Mùa lá rụng trong vườn” đặc biệt là những phát hiện cách tân trong tiểu thuyết của nhà văn thời kì đổi mới.  Trước “Mùa lá rụng trong vườn”: tiểu thuyết về đề tài miền núi: Với những tác phẩm viết về cuộc sống con người miền núi, nhà văn được nhận định là người có công khai phá đề tài miền núi, đã thành công trong việc phản ánh hiện thực, làm bật lên hình ảnh cao đẹp, sự hi sinh hết mình của các cán bộ miền xuôi trong công cuộc giải phóng vùng biên ải, những con người miền núi thuần hậu mang trong mình nỗi cay đắng tủi nhục, chịu áp bức, bóc lột, phong tục lạc hậu, sự hèn kém mê muội... và trên hết là một dân tộc bị áp bức luôn khao khát tự do. Những bài viết giới thiệu, đánh giá, nhận xét của các nhà nghiên cứu, phê bình về những tác phẩm này khá nhiều, được đăng rải rác trên các báo, tạp chí như Hoàng Tiến, Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Ngọc Thiện... Bút pháp miêu tả đặc sắc, hấp dẫn là lời nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu đối với các tiểu thuyết về miền núi. Nhà văn Hoàng Tiến đã nhận xét rằng (ĐBTHX) mang một bút pháp đặc sắc, hấp dẫn lôi cuốn người đọc: Bút pháp trong Đồng bạc trắng hoa xòe thường dùng theo lối vẽ long trong mây. Con rồng đẹp cứ giấu mình trong mây chỉ lộ ra những khúc lượn vàng son có hạn, nhưng cho người xem vẫn nhận được đủ cái vóc dáng mạnh mẽ, thanh thoát của toàn bộ con rồng, lối “uống rượu sớm mai”. Độ rượu đủ để ngây ngất, quá nửa là say, dưới một chút coi là chưa uống. Biết dừng lại để gây ngây ngất mới là người biết uống rượu[102]. Điều đó có nghĩa là tác phẩm hay, xuất sắc ở những nốt nhấn, và những nốt nhấn ấy được đặt đúng chỗ, đúng thời điểm nên trong tổng thể nó đã tạo nên vẻ đẹp toàn diện cho một tác phẩm tương đối đồ sộ. Tác phẩm có ý nghĩa lớn khi nhà văn đã tái hiện được một giai đoạn lịch sử mà: “Lần đầu tiên được đưa vào trong tiểu thuyết”[102], đã đốt lên những đốm lửa cách mạng trên vùng núi non trùng điệp. Tiểu thuyết (VBA) nối tiếp cuốn (ĐBTHX) được Trần Đăng Suyền đánh giá là đã thành công trong việc khắc họa tính cách người Hmông và “Ngòi bút giàu chất thơ của Ma Văn Kháng khi chấm phá những cảnh vật đã vẩy hồn mình vào đấy khiến cho cảnh vật hiện lên lung linh màu sắc, lộng lẫy rực rỡ, khi vui khi buồn đều như nhuốm thêm màu sắc tâm trạng của con người ”[77]. Bên cạnh đó nhà văn Ma Văn Kháng đã chứng minh rằng: “Đồng bào các dân tộc ít người mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tối tăm nhưng đều có mầm mống, khả năng cách mạng”[75]. Bằng hình tượng nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã diễn tả con đường đến với cách mạng của người nông dân miền núi như Pao, một chàng trai có nhiều phẩm chất tốt đẹp, như Seng, Tếnh, A Sinh... Công sức của tác giả cũng không nhỏ khi toàn bộ những biến cố được thể hiện qua gần sáu trăm trang sách ngồn ngộn những sự kiện, những tư liệu lịch sử. Với tiểu thuyết (GGƠLPT), mặc dù tác phẩm ra đời ở giai đoạn sau nhưng cùng với (ĐBTHX) và (VBA) nó được coi là “bộ ba” (Từ dùng của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Thiện) tiểu thuyết xuất sắc về đề tài miền núi. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng tác phẩm là một “Bức tranh đời sống hiện thực mang tính chất sử thi về con đường của các dân tộc miền núi phía Bắc làm cuộc đổi đời, đi theo cách mạng và phát huy được phẩm cách của mình...”[96], “tạo thành một chùm tiểu thuyết độc đáo làm sáng lên bức tranh lịch sử xã hội hào hùng, bi tráng của một vùng núi phía tây Bắc nước ta trọn một thế kỉ” [96]. Như vậy, với cuốn tiểu thuyết đóng vai trò tạo nên “bộ ba” hoàn thiện về đề tài miền núi thì Ma Văn Kháng: Đã bắt đầu kì vọng về một thứ tiểu thuyết là “nền tảng của một nền văn học”, là “cỗ đại bác chủ lực” không phải chỉ chuyên chở một dung lượng chất liệu nghệ thuật lớn, phản ánh một hiện thực lớn... mà hơn nữa, chủ yếu còn là vì nó đặt ra những vấn đề thiết cốt của nhân sinh, nhân quần, nó tái hiện số phận con người và cuộc sống; và do vậy gây hứng thú lâu dài, làm giàu có nhân tâm... đạt tới cõi bí ẩn của văn xuôi là tạo được một âm hưởng sâu xa[96]. Những nhận xét, những đánh giá khách quan, những lời động viên chân thành là động lực lớn cho nhà văn vững bước trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Nếu như chỉ dừng lại với những sáng tác về đề tài miền núi thì Ma Văn Kháng cũng đã có công lớn cho nền văn học Việt Nam. Nhưng không chỉ có vậy, một loạt những tiểu thuyết về thành thị ở giai đoạn sau của ông đã gây ồn ào trong dư luận. Nhiều ý kiến đánh giá khác nhau càng khẳng định chỗ đứng của nhà văn trong việc khám phá bản chất cuộc sống con người trong giai đoạn mới.  Sau “Mùa lá rụng trong vườn”: tiểu thuyết về đề tài thành thị: Trước những năm 80, văn học Việt Nam bao trùm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn ngợi ca. Nhưng từ sau những năm 80, trước nhu cầu “Đổi mới tư duy tiểu thuyết” mỗi nhà văn phải tự chuyển mình. Một cuộc bứt phá lớn tạo đà cho hàng loạt các nhà văn tâm huyết khẳng định mình. Ma Văn Kháng là một nhà văn dồi dào năng lực sáng tạo, một trong những tác giả đã cố gắng đổi mới tư duy, tìm một hướng đi mới trong sáng tạo nghệ thuật giai đoạn này. Với bề dày kinh nghiệm, sự từng trải chiêm nghiệm cuộc đời một cách sâu sắc và hòa trong không khí đổi mới của văn học nhà văn đã cho ra đời những tác phẩm có giá trị cao, tác động mạnh vào con người, xã hội giai đoạn đầy biến động. Tuy có những sự trùng lặp ở nhiều tác phẩm, những lời triết lý, chiêm nghiệm gây cảm giác nặng nề cho người đọc, những cái kết còn bỏ lửng... nhưng những thành công đã lấn át tất cả những hạn chế ấy. Khi thâm nhập vào đề tài về cuộc sống con người thành thị, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy một sự chuyển biến đáng nể phục ở con người này. Bên cạnh những ý kiến đánh, giá nhận xét sự thành công của tác phẩm thì nhiều nhà nghiên cứu phê bình còn khẳng định Ma Văn Kháng đã có những cách tân lớn góp phần cho sự phát triển của văn học, thể hiện rõ thái độ và trách nhiệm lương tâm của một người cầm bút trước những cái xấu trong cuộc sống. Tiêu biểu có Trần Bảo Hưng, Hồ Anh Thái, Bích Thu, Nguyễn Thị Huệ, Vân Thanh... Tiểu thuyết đầu tiên trong giai đoạn này là (MMH). Tác phẩm được Vân Thanh đánh giá cao vì “Đã thể hiện cách nhìn, thái độ của các nhân vật trước những hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Lương tâm, lẽ sống của mỗi người đều bị thử thách... trước lưới bủa vây của tệ nạn tiêu cực, trong vòng bức bách của vấn đề cơm áo hàng ngày có khi những quan niệm đạo lý thông thường bị xáo trộn, gây nên sự hoài nghi, phân vân ở mỗi người”[87]. Chính vì thế mà từ trong những trang sách vang lên một tiếng giục giã, đánh thức lương tâm, trách nhiệm của mỗi người: “Bằng bất cứ giá nào cũng phải ngăn chặn kịp thời những tổ mối tiêu cực đang sinh sôi nảy nở trong đời sống nếu không chúng sẽ đục ruỗng xã hội và hủy hoại những giá trị tinh thần vốn đã thành truyền thống của dân tộc”[87]. Điều đó thể hiện ý thức trách nhiệm của Ma Văn Kháng đối với cuộc sống hiện nay. Tiểu thuyết (MLRTV) ra đời được coi là đỉnh cao, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của nhà văn vì có nhiều đóng góp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập vững vàng của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động nơi có những con người đang dần biến chất, tha hóa. Vân Thanh nhận xét rằng: Có thể xem Mùa lá rụng trong vuờn là một tiếng nói của tác giả trước hiện thực hôm nay: Một tiếng nói về quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống và cộc sống dành cho mỗi người... tác phẩm đã khơi được vào dòng chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay, đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó, lo lắng, băn khoăn về nó, và cũng hi vọng, tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống[88]. Ở đó, mỗi con người cần có sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau của các thành viên, của gia đình và của cả xã hội. Tác phẩm cũng đưa ra một cách nhìn mới của nhà văn đối với truyền thống dân tộc bao đời của người Việt. Truyền thống văn hóa gia đình là cội nguồn nuôi dưỡng tinh thần, bảo vệ con người tránh xa điều xấu nhưng nay xã hội đã đổi mới chúng ta cần giữ gìn những cái tốt đẹp và cũng cần loại bỏ những gì không phù hợp. Trần Bảo Hưng đã khẳng định rằng: “Cần giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống nếp sống của gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong xã hội mới. Tuy nhiên giữ vững tất cả sẽ không tránh khỏi đổ vỡ, sứt mẻ, nhưng muốn thoát ly truyền thống, phá vỡ tất cả cũng sẽ dẫn tới bi kịch” [30]. Ở tác phẩm này, với cách nhìn mới về con người nhà văn đã thể hiện thành công kiểu nhân vật có đời sống nội tâm phong phú, tính cách đa chiều, hấp dẫn như Lý: “Hình tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn. Lý là nhân vật độc đáo hấp dẫn nhất. Con người này hễ có mặt ở dâu là có khả năng làm cho nơi ấy có không khí, sinh động hẳn lên”[30]. Những con người ấy chỉ vì dục vọng lại gặp những nhân tố kích thích nên mới dần bị tha hóa. Vì thế bao trùm toàn tác phẩm là cái nhìn nhân hậu vị tha của nhà văn. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết này còn ở chỗ: bên cạnh việc làm nổi bật những nhân vật tha hóa về nhân phẩm thì nhà văn đã đưa ra được “Những hình ảnh rất đẹp của truyền thống văn hóa và đạo đức dân tộc. Chị Hoài, cô Phượng, Vân, bà lang Chí... là những tấm lòng trong sáng ngọt ngào, ấm áp, chan chứa nghĩa tình”[30]. Đồng ý với nhận định này, Trần Cương cho rằng các nhân vật như chị Hoài, Phượng, Vân... tuy nhà văn dành ít số trang nhưng: “Là những trang viết cảm động. Nâng niu trân trọng và đồng cảm sâu xa từ trong mỗi việc làm, mỗi ý nghĩ, mỗi hành vi nho nhỏ ở những nhân vật này, ngòi bút của tác giả đã tỏ ra tinh tế, làm gia tăng chất nhân văn vốn đã là nền tảng của tác phẩm này”[11]. Khi tiểu thuyết (ĐCKCGGT) ra đời -1989 một lần nữa tác phẩm của ông lại được đưa ra để xem xét. Có nhiều sự khen chê, đánh giá khác nhau. Báo văn nghệ đã phải tổ chức một hội thảo riêng về tác phẩm này. Phải khẳng định rằng Ma văn Kháng đã dũng cảm khi đặt bút lật xới mặt trái của xã hội trong một môi trường vẫn được xem là trong sạch nhất. Phải chăng xuất phát từ sự bức xúc của một nhà giáo từng đứng trên bục giảng nay thấy quá nhiều những cái xấu, sự bất công nên nhà văn đã mạnh dạn lên tiếng phê phán gay gắt vào nơi vốn được coi là chốn thiêng liêng cao cả, vào hình ảnh của những người thầy vốn được coi trọng đề cao. Nhưng thực chất cuốn sách không chỉ bó hẹp ở phạm vi một ngôi trường, ở những người thầy mà nó còn mang ý nghĩa sâu rộng hơn, ở nhiều tầng lớp người khác nhau, ở phạm vi toàn xã hội. Giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét về cuộc đời thầy giáo Tự: Trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì đóng vai một nhà hiền triết, nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các già trị tinh thần đang bị đảo lộ, một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân phẩm...[70]. Bên cạnh những đánh giá nhận xét chung về tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số cách tân trong tiểu thuyết của ông. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong “Hội thảo về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú” cho rằng nhiều tác phẩm có giá trị, có chiều sâu nhưng vẫn bộc lộ nhược điểm là chất chính luận, triết luận tuy sắc sảo nhưng còn bị lạm dụng, nhiều chỗ nên tạo cho độc giả sự nặng nề. Tuy vậy ông cho rằng “Ma Văn Kháng đã là một trong những tác giả đổi mới đầu tiên trong văn xuôi, viết về nhà trường nhưng thực ra ông muốn đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Nhiều trang viết về người thầy giáo thật xúc động. Anh nêu lên thực trạng đáng buồn đáng giận ấy với tinh thần trách nhiệm và rất tâm huyết để bảo vệ cái tốt đẹp”[70]. Trong bài viết “Một vài nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975”, Nguyễn Thị Bình nhận xét rằng: “Văn xuôi giai đoạn này có sự thay đổi trong mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật”[4]. Nhân vật được quyền bình đẳng về kinh nghiệm sống, phá vỡ các quy ước ta - địch trong văn học trước với một loạt tác phẩm. Trong đó có nhiều tác phẩm của Ma Văn Kháng. Nhân vật được trao cho quyền phán xét do đó khó có thể nhận ra đâu là phát ngôn tư tưởng thật sự của tác giả trong tác phẩm. Bà cho rằng: “Kiểu nhân vật trí thức xuất hiện nhiều trong giai đoạn này có lẽ do họ như là thước đo của dân trí và văn hóa, là nơi gửi gắm thích hợp nhất cho sự tự ý thức”[4]. Xét những trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thì loại nhân vật này chiếm số đông nhưng bên cạnh những trí thức thật sự là những trí thức giả danh, trí thức dởm gây bao tai họa cho người khác, cho xã hội. Có lẽ Ma Văn Kháng hợp với loại truyện phanh phui, mổ xẻ, bức xúc trước thực trạng xuống cấp của xã hội. Sau gần mười năm, năm 1998 nhà văn lại cho ra đời một tiểu thuyết nổi đình đám: (NDNL). Cuốn tiểu thuyết này đã có sự cách tân vượt bậc về nghệ thuật thể hiện. Bích Thu phát hiện ra sự cách tân trong tác phẩm thể hiện ở cốt truyện lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó tóm tắt, khó kể lại và do đó “Tiểu thuyết vừa là tiếng nói của ý thức, vừa là tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ...”[100]. Có thể xem đây là sáng tạo của nghệ thuật lắp ghép, truyện lồng trong truyện tạo ra sức lôi cuốn cho bạn đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm có sự thâm nhập của các thể loại khác vào trong tiểu thuyết như thơ, huyền thoại, cổ tích, điển tích... Nó là nhân tố làm giãn cốt truyện, tạo ra tiếng nói khác nhau trong tiểu thuyết. Hình thức này xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết khác của Ma Văn Kháng. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Thiện, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này: “Đã đạt đến trình độ điêu luyện trong ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại, giọng điệu linh hoạt, khi gấp gáp, sôi nổi, cuồn cuộn, tung phá, lúc lại thong thả, mềm mại, đằm thắm, hiền hòa, đã trở thành một thực thể sống động có sức sống mạnh mẽ”[95]. Ma Văn Kháng đã thành công trong việc khám phá chiều sâu tâm linh, vô thức, tiềm thức, giấc mơ, coi nó như một thứ ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người, xây dựng lên những bi kịch cá nhân, đưa con người trở về với cuộc sống đời thường, với những khát vọng hạnh phúc. Khắc phục những phiến diện trong quan niệm về con người trong văn học giai đoạn trước, Nguyễn Thị Huệ cũng đã nhận ra nhiều kiểu loại nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng: “Phong phú, đa dạng hơn, phức tạp hơn không chỉ có công nông binh mà còn có tầng lớp thị dân, đặc biệt là nhân vật trí thức đã như một ám ảnh khôn nguôi, một trăn trở day dứt, một ma lực có sức hút lớn đối với ngòi bút của Ma Văn Kháng”[28]. Không chỉ đánh giá cao những con người phức tạp, có nội tâm phong phú, Ma Văn Kháng còn thể hiện thành công loại người “thô sơ đơn giản”, nhìn nhận cái tốt cái xấu theo sơ đồ sẵn có, khuôn mẫu và giản đơn như Đông (Mùa lá rụng trong vườn), Ông Chánh (Mưa mùa hạ), một loạt công chức kì nhông như Quanh, Liệu (Ngược dòng nước lũ)”[85]. Bên cạnh việc phê phán cái xấu, cái ác, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng giai đoạn này vẫn đậm chất trữ tình. Hồ Anh Thái nhận xét rằng: “Những trang hay nhất đều là trữ tình: Khiêm đi về trung du giữa
Luận văn liên quan