Luận văn Những doanh nghiệp nhà nước trong quá trình CPH tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

1. Lý do chọn đề tài: Từ cuối những năm 80, làn sóng hợp nhất doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, chia tách cơ cấu lại doanh nghiệp phát triển rất mạnh trên thế giới. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường cũng là một hàng hoá, nó cũng có giá trị sử dụng, giá trị và giácả. Kinh tế thị trường càng phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng sâu sắc, đòi hỏi sự cơ cấulại theo hướng hợp nhất, mua bán diễn ra thường xuyên đòihỏi phải xác định giá trị của doanh nghiệp làm cơ sở cho những hoạt động đó. Tuy nhiên do đặc tính doanh nghiệp là một hàng hoá đặc biệt bao gồm nhiều bộ phận cấu thành, cả những bộ phận hữu hình như tài sản vật tư, nhà xưởng, cả những bộ phận vô hình như danh tiếng, mối quan hệ các khâu trong doanh nghiệp, cũng như giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài, năng lực của lãnh đạo và nhân viên và tính đơn chiếc của doanh nghiệp nên việcxác định giá trị doanh nghiệp là một việc phức tạp. Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có đIều tiết của nhà nước, thì sự chia tách, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm tăng sức mạnh trên thị trường diễn ra khá phổ biến. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, chủ trương của nhà nước là: đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp theo hướng chỉ giữ 100%vốn nhà nướcđối với những doanh nghiệp hoạt động trong nhữngngành kinh tế quan trọng đem lại số thu lớn cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cân đối lớn cho nhà nước còn lại tiến hành chuyển hình thức kinh doanh, hình thức sở hữu hoặcgiải thể. Tất cả những sự kiện đó làm cho vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên việc xác định giá trị doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn mang tính áp đặt vì chủ yếu việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay gắn với cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên nếu không phải là nhà nước được lợi thì SVTH: Lê Trần Phương Linh Trang 5 Định giá doanh nghiệp NN trong quá trình CPH tại VN: Thực trạng và giải pháp cũng là người lao động được hưởng. Dođó vấn đề xác địnhgiá trị doanh nghiệp không chỉ cần thiết cho công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mà trong sự phát triển của kinh tế thị trường, đặc bịêt là khi có thị trường chứng khoán, xác định giá trị doanh nghiệp sẽ là công việc thường xuyên diễn ra ở các doanh nghiệp , nên việc nghiên cứu vấn đề xác định giá trị doanh nghiệplà hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp ở nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. 2. Phạm vi đề tài: Đề tài này nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá. Vì xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình cổ phần hoá của nước ta hiện nay,do đó đề tài đã gắn kết những nghiên cứu về việc định giá doanh nghiệp với cả quả trình cổ phần hoá. Trên cơ sở đó ngườiviết sẽ dựa trên việc phân tích thực trạng quá trình cổ phần hoá tại Việt Nam, xác định rõ những nguyên nhân cản trở tiến trình thực hiện cổ phần hoá, đưa ra những giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy công việc cổ phần hoá nhanh chóng đạt tới mục tiêu mà kế hoạch của Chính phủ đã đề ra. Mặc dù rất cố gắng tuy nhiên quỹ thời gian có hạn nên luận văn này không tránh khỏi thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự quan tâm, theo dõi và những đóng gópquý báu của Quý Thầy Cô, của các anh chị và của các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc phát triển nền kinh tế và đổimới ở đất nước ta. Xin chân thành cám ơn.

pdf89 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những doanh nghiệp nhà nước trong quá trình CPH tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan