1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiề u
cam kết trong các Hiệp định như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp
định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN và Hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) khi Việt Nam tham gia vào WTO. Một trong những nội dung quan
trọng của các cam kết đó là tận dụng mọi ngoại lực, phát huy hết mọi nội lực để
xây dựng một thị trường dịch vụ tài chính vững mạnh. Tuy nhiên tại Việt Nam,
thị trường dịch vụ tài chính phát triển còn chậm. Cho đến nay, một số yếu tố của
thị trường còn chưa đầy đủ, hàng hoá đơn điệu, các quy định pháp lý chưa đủ và
đồng bộ, do vậy chưa huy động được tối đa nguồn lực trong xã hội cho đầu tư.
Chính vì thế mà thị trường này chưa phát huy được đầy đủ vai trò của nó đối với
nền kinh tế. Do đó, việc đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính trong
những năm qua nhằ m tìm ra các hạn chế, khó khăn cùng các nguyên nhân là m
cho thị trường dịch vụ tài chính còn chậm phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học
tập trung nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính. Ví dụ: Đề tài khoa học cấp Bộ
“Dịch vụ Bảo hiểm và ngân hàng của Việt nam. Những vấn đề đặt ra trong quá
trình đàm phán và thực hiện các cam kết với WTO” do TS. Nguyễn Thị Quy là m
chủ nhiệm đề tài và một số các đề tài mà các sinh viên các trường Đại học khối
kinh tế chọn viết Khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về
cơ sở lý luận và thực tiễn của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đáp ứng yê u
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động, những hạn chế của thị trường
dịch vụ tài chính Việt Nam trong những năm gần đây, luận văn phân tích các
nguyên nhân làm cho thị trường dịch vụ tài chính còn chậm phát triển nhằm đề
xuất các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam đáp ứng yê u
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính và vai trò của nó đối với sự phát
triển nền kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính trong những năm gần đây:
những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt
nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường dịch vụ tài chính ở
Việt Nam trong những năm gần đây và những nội dung yêu cầu nhằm phát triển
thị trường dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn
cũng sẽ nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính của một số nước trên thế giới.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khái niệm dịch vụ tài chính là một khái niệ m rộng, theo cách hiểu của
GATS, dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến
bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)
nhưng Luận văn chỉ giới hạn trong việc đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ
bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng, kết hợp với
các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế tài
chính của Nhà nước để phân tích, đánh giá hoạt động thị trường dịch vụ tài chính
Việt nam.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê và xuất phát từ thực tiễn để là m sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục Luận văn gồm 3 chương
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
111 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VŨ THỊ XUÂN THƠ
NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Quy
HÀ NỘI - 2004
MỤC LỤC
Phần mở đầu
Trang
Chương 1 Tổng quan về dịch vụ tài chính 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ tài chính và vai trò của
nó đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân.
4
1.1.1 Khái niệm dịch vụ tài chính 4
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ tài chính 6
1.1.3 Các loại hình dịch vụ tài chính 7
1.1.4 Vai trò của các dịch vụ tài chính đối với sự phát triển nền
kinh tế quốc dân
10
1.2 Những yêu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính và những cam kết của Việt nam
12
1.2.1 Những yêu cầu hội nhập kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ tài
chính
12
1.2.1.1 Những quy định của GATS đối với thị trường dịch vụ tài
chính
12
1.2.1.2 Những quy định trong Hiệp định khung về Hợp tác dịch vụ
của ASEAN đối với thị trường dịch vụ tài chính
16
1.2.1.3 Những quy định trong Hiệp định thương mại Việt nam -
Hoa Kỳ đối với thị trường dịch vụ tài chính
16
1.2.2 Những cam kết của Việt nam trong các Hiệp định về lĩnh vực
dịch vụ tài chính
17
1.2.2.1 Cam kết về dịch vụ tài chính của Việt Nam trong Hiệp định
khung về Hợp tác dịch vụ của ASEAN
17
1.2.2.2 Cam kết về dịch vụ tài chính trong Hiệp định thương mại
Việt nam - Hoa Kỳ
22
Chương 2. Thực trạng thị trường dịch vụ tàI chính việt nam trong những
năm gần đây
28
2.1 Khái quát chung về thị trường dịch vụ tài chính Việt nam 28
2.2 Thực trạng thị trường dịch vụ bảo hiểm 29
2.2.1 Những thành tựu đạt được 30
2.2.2 Một số vấn đề còn tồn tại 37
2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại 41
2..2.4 Những bất cập của thị trường dịch vụ bảo hiểm so với yêu
cầu hội nhập quốc tế
43
2.3 Thực trạng thị trường dịch vụ ngân hàng 48
2.3.1 Những thành tựu đạt được 50
2.3.2 Một số vấn đề còn tồn tại 58
2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 62
2.3.4 Những bất cập của thị trường dịch vụ ngân hàng so với yêu
cầu hội nhập quốc tế
64
Chương 3 CÁC GIảI PHÁP NHằM PHÁT TRIểN THị TRườNG DịCH
Vụ TÀI CHÍNH VIệT NAM đÁP ứNG YêU CầU HộI NHậP
KINH Tế QUốC Tế
70
3.1 Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển thị
trường dịch vụ tài chính
70
3.1.1 Thái Lan 70
3.1.2 Singapore 73
3.1.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra 75
3.2 Định hướng, giải pháp phát triển thị trường dịch vụ bảo
hiểm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
79
3.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ bảo hiểm 79
3.2.1.1 Các quan điểm về việc phát triển dịch vụ bảo hiểm 79
3.2.1.2 Các định hướng chủ yếu 81
3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm 83
3.3 Định hướng, giải pháp phát triển thị trường dịch vụ ngân
hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
87
3.3.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng 87
3.3.1.1 Các quan điểm về việc phát triển dịch vụ ngân hàng 87
3.3.1.2 Các định hướng chủ yếu 90
3.3.2 Các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng 90
3.3.2.1 Nhãm gi¶i ph¸p ®èi víi Ng©n hµng Nhµ n•íc 90
3.3.2.2 Nhãm gi¶i ph¸p ®èi víi c¸c ng©n hµng th•¬ng m¹i 92
KÕt luËn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp hoàn thành bản Luận văn, tôi xin đặc biệt bầy tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Quy - người đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các các cô chú, anh chị ở Bộ tài chính, Bộ thương mại,
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã hỗ trợ tài liệu - một phần
không thể thiếu để bản Luận văn được hoàn chỉnh.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã
hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn thành Luận văn.
Do hạn chế về năng lực và thời gian nghiên cứu, Luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự góp ý chỉ bảo của thầy cô và
các bạn bè đồng nghiệp.
Hà nội, ngày 20 tháng 6 năm 2004
Tác giả
Vũ Thị Xuân Thơ
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
GATS Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ
BTA Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
AFAS Hiệp định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN
MFN Quy chế Đãi ngộ Tối huệ quốc
NT Quy tắc Đãi ngộ quốc gia
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
NHTMQD Ngân hàng Thương mại Quốc doanh
NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần
VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
INCOMBANK Ngân hàng Công thương
VBARD Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
TCTD Tổ chức tín dụng
GDP Tổng sản phẩm Quốc nội
TCTC Tổ chức tài chính
BHNT Bảo hiểm nhân thọ
BH PHI NT Bảo hiểm phi nhân thọ
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần á châu
EXIM Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
UOB Ngân hàng United Overseas Bank Singapore
EAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh bảo hiểm 31
2.2 Danh sách các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bảo
hiểm Việt Nam (tính đến ngày 30/11/2003)
34
2.3 Cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 1990 - 2003 48
2.4 Doanh số thanh toán thẻ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 55
2.5 Tỷ trọng giữa cho vay so với vốn huy động giai đoạn 1994-2003 61
2.6 Tình hình huy động vốn của hệ thống ngân hàng 61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
2.1 Doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993 - 2003 31
2.2 Tỷ trọng doanh thu PBH/GDP giai đoạn 1993 - 2003 32
2.3 So sánh doanh thu PBH nhân thọ và phi NT 35
2.4 So sánh doanh thu PBH/GDP một số nước năm 2001 38
2.5 Tỷ trọng dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2003 50
2.6 Thị phần thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương Việt nam
năm 2003 so với các ngân hàng khác
55
2.7 Thị phần thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng Ngoại thương
Việt nam năm 2003 so với các ngân hàng khác
56
2.8 Doanh số bảo lãnh vốn vay trong nước và nước ngoài của 4
NHTMNN giai đoạn 1998 - 2002
57
- 1 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều
cam kết trong các Hiệp định như Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp
định khung về hợp tác dịch vụ ASEAN và Hiệp định chung về thương mại dịch
vụ (GATS) khi Việt Nam tham gia vào WTO. Một trong những nội dung quan
trọng của các cam kết đó là tận dụng mọi ngoại lực, phát huy hết mọi nội lực để
xây dựng một thị trường dịch vụ tài chính vững mạnh. Tuy nhiên tại Việt Nam,
thị trường dịch vụ tài chính phát triển còn chậm. Cho đến nay, một số yếu tố của
thị trường còn chưa đầy đủ, hàng hoá đơn điệu, các quy định pháp lý chưa đủ và
đồng bộ, do vậy chưa huy động được tối đa nguồn lực trong xã hội cho đầu tư.
Chính vì thế mà thị trường này chưa phát huy được đầy đủ vai trò của nó đối với
nền kinh tế. Do đó, việc đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính trong
những năm qua nhằm tìm ra các hạn chế, khó khăn cùng các nguyên nhân làm
cho thị trường dịch vụ tài chính còn chậm phát triển, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam đáp ứng yêu cầu
hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài, nhiều công trình khoa học
tập trung nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính. Ví dụ: Đề tài khoa học cấp Bộ
“Dịch vụ Bảo hiểm và ngân hàng của Việt nam. Những vấn đề đặt ra trong quá
trình đàm phán và thực hiện các cam kết với WTO” do TS. Nguyễn Thị Quy làm
chủ nhiệm đề tài và một số các đề tài mà các sinh viên các trường Đại học khối
kinh tế chọn viết Khóa luận tốt nghiệp.
- 2 -
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về
cơ sở lý luận và thực tiễn của thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động, những hạn chế của thị trường
dịch vụ tài chính Việt Nam trong những năm gần đây, luận văn phân tích các
nguyên nhân làm cho thị trường dịch vụ tài chính còn chậm phát triển nhằm đề
xuất các giải pháp phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt nam đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính và vai trò của nó đối với sự phát
triển nền kinh tế quốc tế.
- Đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ tài chính trong những năm gần đây:
những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt
nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thị trường dịch vụ tài chính ở
Việt Nam trong những năm gần đây và những nội dung yêu cầu nhằm phát triển
thị trường dịch vụ tài chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn
cũng sẽ nghiên cứu thị trường dịch vụ tài chính của một số nước trên thế giới.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Khái niệm dịch vụ tài chính là một khái niệm rộng, theo cách hiểu của
GATS, dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến
bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo hiểm)
- 3 -
nhưng Luận văn chỉ giới hạn trong việc đánh giá thực trạng thị trường dịch vụ
bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng, kết hợp với
các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế tài
chính của Nhà nước để phân tích, đánh giá hoạt động thị trường dịch vụ tài chính
Việt nam.
Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê và xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục Luận văn gồm 3 chương
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
Danh mục tài liệu tham khảo
- 4 -
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VÀ VAI
TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ QUỐC
DÂN.
.1.1 Khái niệm dịch vụ tài chính
Muốn hiểu được khái niệm dịch vụ tài chính, trước hết chúng ta cần
phải làm rõ khái niệm dịch vụ.
Về khái niệm dịch vụ, theo quan niệm phổ biến được dùng ở Việt nam
thì đó là hoạt động kinh tế tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
cho xã hội nhưng tạo ra giá trị thặng dư do khai thác sức lao động, tri
thức, chất xám của con người đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc
thỏa mãn nhu cầu của con người và là một thành tố quan trọng đóng góp
vào GDP. Dịch vụ là sản phẩm lao động có hàm lượng tri thức cao của
con người, kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực như kinh tế,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, tư vấn…
Cùng với sự vận động, phát triển nhanh chóng của nền kinh tế với sự
trợ giúp của khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập khu vực và
quốc tế, lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng có những bước phát triển vượt
bậc, do vậy đòi hỏi phải tiếp cận khái niệm dịch vụ bằng cách khác, thống
nhất với các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà chúng ta đang xúc tiến
hội nhập, tập trung vào cách tiếp cận của WTO và Hiệp định thương mại
Việt nam - Hoa Kỳ. Nhưng trên thực tế thì WTO không đưa ra một khái
niệm cụ thể về dịch vụ, thay vào đó các khoản mục dịch vụ được phân
tách theo nội dung và cách thức thực hiện chúng thông qua việc dẫn chiếu
các ngành dịch vụ tới bảng phân loại hàng hóa trung tâm của Liên hiệp
quốc. Bởi dịch vụ là khái niệm tương đối trừu tượng nên việc xác định các
phương thức giao dịch phức tạp hơn nhiều so với thương mại hàng hoá,
có thể là dịch vụ di chuyển qua biên giới tức là việc di chuyển độc lập với
- 5 -
người cung cấp và người tiêu dùng; khách hàng di chuyển qua biên giới
để nhận dịch vụ được cung cấp; người sản xuất di chuyển qua biên giới để
cung cấp dịch vụ qua việc thành lập cơ sở thương mại hoặc người cung
cấp dịch vụ chỉ di chuyển tạm thời qua biên giới . Chính vì vậy, GATS
quy định rằng thương mại dịch vụ được định nghĩa như là việc cung cấp
dịch vụ thông qua các phương thức (MODE) sau:
Phƣơng thức 1 (Cung cấp qua biên giới): dịch vụ được cung cấp từ
lãnh thổ của một thành viên tới lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào
khác.
Phƣơng thức 2 (Tiêu dùng ở nƣớc ngoài): dịch vụ được cung cấp
trên lãnh thổ của một thành viên cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ
một thành viên nào khác. Phương thức này thường được đưa ra dưới dạng
“sự di chuyển của người tiêu dùng”
Phƣơng thức 3 (Hiện diện thƣơng mại): dịch vụ được cung cấp bởi
một người cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện
thương mại trên lãnh thổ của bất kỳ một thành viên nào khác. Hiện diện
thương mại không chỉ bao gồm sự hiện diện của pháp nhân mà còn có
những tổ chức có tính pháp lý. Hiện diện thương mại có thể là thành lập
các chi nhánh hay đại lý để cung cấp các dịch vụ như ngân hàng, tư vấn
pháp lý hay truyền thông.
Phƣơng thức 4: (Hiện diện thể nhân): dịch vụ được cung cấp bởi
một người cung cấp dịch vụ của một thành viên thông qua sự hiện diện
của thể nhân trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên nào khác.
Khái niệm dịch vụ tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài chính được chuyển từ người
cung cấp tài chính đến người cầu tài chính bằng con đường trực tiếp, hoặc
con đường gián tiếp qua các trung gian tài chính hoặc trung gian môi giới.
Các trung gian này thực thi các dịch vụ tài chính. Theo cách hiểu này, các
hoạt động giao dịch tài chính được thực hiện qua các trung gian (bao gồm
- 6 -
cả trung gian tài chính và trung gian môi giới) được gọi là dịch vụ có tính
chất tài chính. Và nơi diễn ra những hoạt động có tính chất tài chính đó
được gọi là thị trường dịch vụ tài chính.
Theo tổ chức thương mại thế giới (WTO): Một dịch vụ tài chính là
bất cứ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ
tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và
dịch vụ liên quan tới bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài
chính khác (ngoại trừ bảo hiểm). 21
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ tài chính
Dịch vụ tài chính có những đặc điểm chung là:
- Tính vô hình: là đặc điểm chính để phân biệt sản phẩm dịch vụ tài chính
với các sản phẩm của ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc
dân. Chính đặc điểm này làm cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch
vụ tài chính trở nên khó khăn ngay cả khi khách hàng đang sử dụng
chúng. Từ đặc tính vô hình của sản phẩm nên trong kinh doanh phải dựa
vào lòng tin, các nhà cung cấp dịch vụ thường chú ý đến việc củng cố
niềm tin đối với khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng
cao hình ảnh uy tín, tạo điều kiện để khách hàng tham gia vào hoạt động
tuyên truyền cho tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính đó.
- Tính không thể tách biệt hay không thể chia cắt: quá trình cung cấp
dịch vụ tài chính và quá trình tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và có sự
tham gia của khách hàng. Mặt khác quá trình cung ứng dịch vụ này được
tiến hành theo những quy trình nhất định. Sản phẩm dịch vụ tài chính
không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho mà sản phẩm được cung cấp
trực tiếp cho người sử dụng khi và chỉ khi khách hàng có nhu cầu. Đặc
tính này sẽ chi phối khi xác định giá (lãi, phí) của dịch vụ tài chính - kế
toán cung cấp cho người sử dụng dịch vụ tồn tại và phát triển, tổ chức
cung ứng dịch vụ cũng tồn tại và phát triển bền vững.
- 7 -
- Tính không ổn định và khó xác định: Một sản phẩm dịch vụ tài chính
dù lớn hay bé (xét về quy mô) đều không đồng nhất thời gian thực hiện,
cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện, vì vậy rất khó xác định. Một sản
phẩm dịch vụ tài chính được cấu thành bởi nhiều yếu tố như công nghệ,
trình độ cán bộ, khách hàng.. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động. Vì vậy nó không
ổn định, khó xác định chính xác.
1.1.3 Các loại hình dịch vụ tài chính
Theo nghĩa rộng, dịch vụ tài chính gồm tất cả các dịch vụ có tính chất
tài chính. Như vậy, dịch vụ tài chính bao gồm các phân ngành dịch vụ
như: phân ngành dịch vụ tài chính (gồm các dịch vụ bảo hiểm; kế toán,
kiểm toán, tư vấn tài chính; dịch vụ chứng khoán và một số dịch vụ hỗ trợ
khác); phân ngành dịch vụ ngân hàng.
Tuy nhiên theo tiêu chí về tổ chức quản lý, phạm vi của dịch vụ tài
chính còn được hiểu theo nghĩa hẹp hơn và chỉ bao gồm các các dịch vụ
thuộc phân ngành dịch vụ tài chính, đó là dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ ngân
hàng; dịch vụ kế toán, kiểm toán; dịch vụ tư vấn tài chính (chủ yếu là tư
vấn thuế); dịch vụ chứng khoán.
Những ngành dịch vụ này hiện nay do nhiều ngành khác nhau quản lí.
Ví dụ tại Việt Nam, ngành dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ kế toán - kiểm
toán do Bộ tài chính quản lí, dịch vụ ngân hàng do ngân hàng nhà nước
quản lý. Trong quá trình nhà nước sử dụng công cụ tài chính tiền tệ để
điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô, các ngành dịch vụ này có mối quan hệ chặt
chẽ và tác động bổ trợ lẫn nhau, vì vậy nếu chỉ nhìn nhận dịch vụ tài
chính theo nghĩa hẹp như nêu trên là không đầy đủ. Tuy nhiên việc đánh
giá dịch vụ tài chính theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các phân ngành dịch
vụ tài chính đòi hỏi phải có sự phối hợp liên ngành. Mặt khác, hiện nay
vẫn còn có những ý kiến khác nhau về việc sắp xếp dịch vụ chứng khoán
thuộc phân ngành dịch vụ nào (tài chính hay ngân hàng) hay là một phân
- 8 -
ngành dịch vụ riêng. Do đó, Luận văn chỉ dành tập trung đề cập đến hai
loại hình dịch vụ chủ yếu: đó là dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ ngân hàng.
Theo WTO - phụ lục G quy định các loại hình dịch vụ bảo hiểm và
bảo hiểm ngân hàng như sau:
Dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm:
Bảo hiểm trực tiếp nhân thọ;
Bảo hiểm phi nhân thọ;
Tái bảo hiểm và tái nhượng bảo hiểm;
Bảo hiểm qua trung gian như môi giới và đại lý.
Dịch vụ Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (ngoại trừ bảo
hiểm):
Chấp nhận tiền gửi hoặc đặt cọc và các khoản quỹ có thể thanh toán
khác của công chúng;
Mọi loại hình cho vay, kể cả tín dụng người tiêu dùng, tín dụng cầm
đồ, cầm cố, dịch vụ về hoá đơn và tài trợ của các giao dịch thương
mại;
Thuê mua tài chính.
Mọi dịch vụ thanh toán và chuyển tiền;
Bảo lãnh và cam kết.
Thương vụ tiến hành tự chịu chi phí hoặc nhân danh khách hàng, dù
tại sở giao dịch và trên thị trường không chính thức hoặc các giao dịch
khác về: công cụ thị trường tiền tệ (kể cả séc, hoá đơn, giấy chứng
nhận tiền gửi); ngoại hối; các công cụ dẫn xuất nhưng không hạn chế
bởi các giao dịch kỳ hạn hoặc quyền giao dịch; tỷ giá hối đoái và các
công cụ về lãi suất, kể cả các công cụ như là giao dịch swap, thoả
- 9 -
thuận tỷ giá kỳ hạn; chứng từ có thể chuyển nhượng; các công cụ có
thể chuyển nhượng khác và tài sản tài chính, kể cả kim khí quý.
Tham gia vào việc phát hành mọi loại chứng khoán, kể cả việc bảo
hiểm phát hành và với hoạt động đại lý (dù theo cách công hoặc tư
nhân) và cung cấp dịch vụ liên quan tới những vấn đề trên.
Môi giới tiền tệ.
Quản lý tài sản có, như là tiền mặt hoặc quản lý danh mục đầu tư gián
tiếp, mọi hình thức quản lý đầu tư tập thể, quản lý quĩ hưu trí, hùn
vốn, góp vốn và dịch vụ tín thác.
Dịch vụ thanh toán hoặc thanh toán bù trừ về tài sản tài chính, kể cả
chứng khoán, các công cụ dẫn xuất và các công cụ có thể chuyển
nhượng khác;
Cung cấp và chuyển