Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ vô
ngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ đã thành hiện thực và cũng còn rất
nhiều ước mơ chỉ là ước mơ mà thôi. Khám phá thế giới cổ tích là bước vào
thế giới vô cùng vi diệu của những điều trần tục trong thế giới của những ông
Bụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu kỳ ảo. Do vậy, bước vào thế giới cổ
tích để sống với những ước mơ của dân gian cũng chính là để sống với những
ước mơ của chính mình, mong muốn mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tâm lý của
người sáng tạo truyện cổ tích và những người đọc cổ tích là đón chờ một điều
gì đấy công bằng tốt đẹp, nhìn thấy cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ác
bị trừng trị:
“Ở hiền thì lại gặp hiền,
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.
và tin rằng thế giới cổ tích có điều nhân quả. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích
rất mạnh và không thể phủ nhận được.
Đề tài “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”
dựa vào nguồn khảo cứu, sưu tầm của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của
nhiều nguồn truyện khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với những bài viết, những
công trình nghiên cứu của nhiều người đi trước kết hợp trực tiếp với việc
nghiên cứu tác phẩm, người viết có cơ sở xác tín hơn để nghiên cứu. Đó là
những cơ sở
172 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 6823 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Nguyễn Thị Ngân Sương
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
LỜI TRI ÂN
Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương kính lời cảm ơn đến quý thầy cô đã
hết lòng truyền đạt những tri thức quý báu trong thời gian qua.
Kính lời cảm ơn đến quý thầy cô của Phòng KHCN - Sau Đại học trường
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
những năm học ở đây.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn thầy Hồ Quốc Hùng đã tận tình hướng
dẫn, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận
này.
TP. Hồ Chí Minh, 20-12-2007
Học viên Nguyễn Thị Ngân Sương
Kính lời
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới truyện cổ tích - thế giới của những giấc mơ dân gian, đẹp đẽ vô
ngần. Trong thế giới ấy, những giấc mơ đã thành hiện thực và cũng còn rất
nhiều ước mơ chỉ là ước mơ mà thôi. Khám phá thế giới cổ tích là bước vào
thế giới vô cùng vi diệu của những điều trần tục trong thế giới của những ông
Bụt, bà Tiên và những phép nhiệm màu kỳ ảo. Do vậy, bước vào thế giới cổ
tích để sống với những ước mơ của dân gian cũng chính là để sống với những
ước mơ của chính mình, mong muốn mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Tâm lý của
người sáng tạo truyện cổ tích và những người đọc cổ tích là đón chờ một điều
gì đấy công bằng tốt đẹp, nhìn thấy cái thiện được thưởng xứng đáng và cái ác
bị trừng trị:
“Ở hiền thì lại gặp hiền,
Người ngay thì gặp người tiên độ trì”.
và tin rằng thế giới cổ tích có điều nhân quả. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích
rất mạnh và không thể phủ nhận được.
Đề tài “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”
dựa vào nguồn khảo cứu, sưu tầm của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của
nhiều nguồn truyện khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với những bài viết, những
công trình nghiên cứu của nhiều người đi trước kết hợp trực tiếp với việc
nghiên cứu tác phẩm, người viết có cơ sở xác tín hơn để nghiên cứu. Đó là
những cơ sở sau đây:
1.1. Kết cấu của truyện cổ tích thường được tổ chức theo mô hình. Mô típ
phổ biến trong truyện cổ tích đặc biệt trong truyện cổ tích thần kì là mô típ
trừng phạt và mô típ ban thưởng (nhân vật được kết hôn hoặc được lên ngôi,
hưởng một cuộc sống sung sướng còn kẻ ác bị giết chết, trở về với cuộc sống
nghèo khổ hoặc bỏ quê mà ra đi). Hay nói một cách khác kết thúc trong
truyện cổ tích thường là kết thúc có hậu. Nghiên cứu phần kết thúc của truyện
cổ tích, lý giải cái hay, cái đẹp của truyện chính là đi vào khám phá những
quan niệm nhân sinh qua kết cấu đặc trưng của nó. Người nghe bao giờ cũng
quan tâm đến kết thúc của truyện hoặc có khi hồi hộp theo dõi xem nhân vật
sẽ làm gì (như thế nào) trước khó khăn, thử thách. Những lúc như vậy, người
nghe cũng thầm mong ước cho nhân vật mình yêu thích vượt qua mọi hoạn
nạn và thở phào nhẹ nhõm trước kết thúc tốt đẹp.
1.2. Hình thức tổ chức cơ bản của một tác phẩm thuộc loại tự sự là liên kết
các sự kiện thành truyện. Có thể nói, truyện là một chuỗi sự kiện xảy ra cho
nhân vật trong không gian và thời gian, có mở đầu, có phát triển và kết thúc,
thể hiện những quan hệ, những mâu thuẫn nhằm phản ánh quá trình nhận
thức và giải quyết những xung đột trong cuộc sống. Hệ thống các sự kiện
được tổ chức, sắp xếp lại gọi là cốt truyện. Trong truyện cổ dân gian, cốt
truyện cực kì quan trọng. Mỗi cốt truyện kể về cuộc đời và sự phát triển tính
cách của nhân vật chính, nhằm phản ánh quan điểm, tư tưởng và thẩm mỹ của
nhân dân đối với hiện thực cuộc sống. Đối với truyện cổ tích thần kỳ, câu
chuyện được kết thúc ở phần mở nút, xung đột, mâu thuẫn bị triệt tiêu và
truyện để lại trong lòng người đọc một sự thỏa mãn và niềm tin. Như vậy, đề
tài “Hình thức thưởng - phạt trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam” góp phần
lý giải mối quan hệ giữa các hình thức kết cấu cốt truyện để hiểu rõ thêm
những kiểu mang tính quy luật.
1.3. Tất cả truyện cổ tích nói chung và một số truyện cổ tích có chứa hình
thức thưởng phạt đều gặp nhau ở các mô-típ cơ bản: mô- típ chàng trai, cô
gái, người nông dân nghèo khổ, bất hạnh xuất hiện, gặp khó khăn trở ngại
trong cuộc sống; Bụt, tiên hoặc một ai đó hiện ra giúp đỡ, chỉ dẫn cho họ (trao
cho một công cụ chinh phục), loại trừ hay chiến thắng kẻ khác, cứu được
người tốt thoát khỏi hoạn nạn, cho được hưởng cuộc sống hạnh phúc với giấc
mơ thay đổi cuộc đời đã thành hiện thực (làm quan, làm phò mã, lên ngôi trị
vì, giàu sang, cưới được vợ đẹp); còn kẻ ác, kẻ xấu bị trừng trị (bị trừng
phạt, bị đày đi biệt xứ, hóa kiếp thành những con vật nhỏ bé, dơ bẩn).
Nghiên cứu hình thức thưởng phạt trong cổ tích vì vậy không thể tách rời với
việc nghiên cứu về những mô- típ cơ bản để phát hiện ra những cách biểu đạt
riêng của thể loại. Hơn nữa, nghiên cứu truyện cổ tích của các dân tộc khác
nhau trên cơ sở vừa khảo sát vừa đối chiếu so sánh để qua đó nhận diện
những nét khu biệt trong diện mạo văn hóa của từng dân tộc. Từ công việc
nghiên cứu này, chúng ta thấy rõ hơn sự độc đáo và tính đa dạng trong đời
sống văn hóa các dân tộc anh em Việt Nam.
Với những lý do trên, đề tài được chọn theo chúng tôi nhằm hệ thống hóa
lại các dạng thức thưởng phạt được xem như là một phần kết cấu quan trọng
của thể loại.
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu kết cấu truyện cổ tích từ trước đến nay vẫn được nhiều người
quan tâm. Vì vậy, tình hình tư liệu về nguồn truyện cổ tích rất phong phú.
Chúng tôi cố gắng tìm được nguồn tư liệu có liên quan đến đề tài hoặc ít
nhiều phục vụ cho đề tài như sau:
2.1. Một số giáo trình đại học và một số công trình nghiên cứu về truyện
cổ tích của tác giả Nguyễn Ngọc Côn, Đinh Gia Khánh, Cao Huy Đỉnh, Đỗ
Bình Trị, Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn, Chu Xuân
Diên- La Chí Quế, Nguyễn Đổng Chi, chúng tôi cũng đã tìm được những
thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu. Nguyễn Đổng Chi (phần nghiên cứu
trong sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập I) và Cao Huy Đỉnh (Tìm
hiểu tiến trình văn học Việt năm, 1973) đều đề cập đến đặc điểm của truyện
cổ tích đặc biệt là cổ tích thần kì là phản ánh hiện thực thông qua yếu tố thần
kì và kết thúc có hậu. Truyện thể hiện tinh thần lạc quan, quan điểm thẩm mỹ
tích cực của nhân dân lao động. Trong chương III: phần viết về nghệ thuật
truyện cổ tích, Lịch sử Văn học Việt Nam, tập I, nhà nghiên cứu Nguyễn
Ngọc Côn cho rằng về phương diện kết cấu truyện cổ tích có phần mở đoạn,
khai đoạn và kết thúc. Cốt truyện được xây dựng theo trình tự tuyến tính lấy
nhân vật làm xuất phát điểm; tình tiết của truyện xoay quanh một vấn đề và
hai tuyến nhân vật nhằm thể hiện cho tư tưởng thiện ác. Ngoài ra tác giả còn
đề cập đến đặc điểm chức năng của yếu tố thần kì trong truyện cổ tích với vai
trò quan trọng. Còn trong Lịch sử Văn học Việt Nam, tập I, chương IV,
Nông Quốc Chấn và Phan Đăng Nhật chú ý nhiều đến các yếu tố thần kì (sự
hóa thân của nhân vật, vật thiêng biến hóa) của truyện cổ tích các dân tộc
và cho rằng truyện cổ tích dùng những hình ảnh nghệ thuật thần kì làm
phương tiện để dẫn đến kết cục có ý nghĩa nhân đạo cao cả: sự chiến thắng
của cái thiện. Qua đấy, các tác giả cũng chỉ rõ ra các nhân vật giúp đỡ con
người trong các truyện cổ miền núi không phải là ông Bụt, ông Phật như
trong truyện cổ người Việt mà là cây cỏ, con thúquen thuộc của người dân
miền núi. Như vậy trong công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã giúp
cho người đọc thấy sự phong phú, đa dạng của các loại mô- típ, kiểu truyện
của nhiều dân tộc có điều kiện sống khác nhau và nét độc đáo của truyện cổ
từng dân tộc trong cách nhìn nhận, phản ánh đời sống hiện thực. Ở đôi chỗ,
hai tác giả cũng có cái nhìn đối sánh về yếu tố thần kì của truyện cổ tích của
các dân tộc. Công trình nghiên cứu ấy đã khơi nguồn, tạo cơ sở cho chúng tôi
trong cái nhìn nghiên cứu, đối sánh giữa hình thức thưởng phạt của các dân
tộc khác nhau trên dải đất Việt Nam. Trong mục Truyện cổ tích trong Từ
điển văn học, tác giả Chu Xuân Diên nêu lên những đặc điểm cơ bản về
phương pháp sáng tác truyện cổ tích thần kì là vai trò quan trọng của yếu tố
thần kỳ trong kết cấu. Quá trình dẫn dắt câu chuyện biểu hiện ở chỗ yếu tố
thần kì can thiệp vào cốt truyện dẫn đến kết thúc có tính chất ước mơ là sự đổi
đời của nhân vật chính. Nhân vật được cấu tạo theo hai tuyến thiện- ác, nhân
vật thiện xây dựng theo khuynh hướng lý tưởng hóa tượng trưng cho cái tốt
còn nhân vật ác thể hiện theo khuynh hướng phê phán xã hội thể hiện cho cái
xấu, thế lực tàn bạo. Tuy nhiên công trình chưa thể hiện được tính hệ thống
các mô hình thưởng phạt. Cũng cùng quan điểm như trên, tác giả Lê Chí Quế
(phần Truyện cổ tích trong Văn học dân gian Việt Nam) cũng nhấn mạnh
vai trò của yếu tố thần kì. Theo ông, trong truyện cổ tích thần kỳ, yếu tố này
chi phối mọi hành động của cốt truyện còn trong truyện cổ tích thế sự, yếu tố
này nhạt dần và mất dần lối kết thúc có hậu. Nó chỉ có ý nghĩa tô đậm một
yếu tố nào đó trong kết cấu mà thôi (chẳng hạn như cái chết của nhân vật
trong truyện Trầu Cau). Trong phần viết về truyện cổ tích (sách Văn học dân
gian Việt Nam tập II- Tủ sách Đại học Sư phạm), tác giả Hoàng Tiến Tựu
cho rằng lực lượng thần kỳ giữ một vai trò rất quan trọng trong truyện cổ tích
thần kỳ. Nó chi phối và tác động đến cách lý giải cuộc sống của dân gian,
biểu hiện cho lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân lao động.
Nhìn chung, những bài viết này dừng lại ở việc phân tích và tìm hiểu đặc
điểm nổi bật của truyện cổ tích, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật, khám phá
bản chất của thể loại, đưa ra phương pháp nghiên cứu căn cứ vào đặc trưng
của thi pháp thể loại. Tuy có đề cập đến hình thức thưởng và các yếu tố có
liên quan đến thưởng phạt nhưng các công trình trên không xem nó như một
biểu hiện có tính trội về hệ thống.
2.2. “Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề truyện cổ tích qua truyện Tấm
Cám” của Đinh Gia Khánh xuất bản năm 1968 là công trình nghiên cứu có
tính chất toàn diện, đề cập đến hầu hết các vấn đề chính trong truyện Tấm
Cám ở Việt Nam. Theo ông trong truyện “Tấm Cám” của Việt Nam phải để
Tấm trừng phạt Cám như vậy mới được chân thực. Cô Tấm buộc phải chọn
cách giết chúng (mẹ con mụ dì ghẻ) để được sống yên lành. Đáng chú ý trong
công trình này ông đã phân tích sự kết hợp hai chủ đề trong truyện cổ tích:
chủ đề đấu tranh xã hội và chủ đề phong tục. Trong những bài viết khác, Đinh
Gia Khánh cũng đề cập đến yếu tố siêu nhiên, yếu tố thần kì và cho rằng phần
hư cấu rất quan trọng. Nó là phương tiện tiếp sức cho nhân vật chính hoàn
thành nhiệm vụ. Như vậy, những công trình được đề cập trên ít nhiều đã gợi ý
cho chúng tôi đi sâu hơn vào vấn đề nghiên cứu đề tài luận văn.
2.3. Trong chuyên luận Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học, GS
Chu Xuân Diên đã tập hợp, phân tích những bài nghiên cứu của nhiều tác giả
về truyện cổ tích đã gợi lên những hướng tiếp cận cho chúng tôi trong quá
trình đi sâu vào lý giải các hình thức thưởng phạt. Chuyên luận chỉ ra cơ sở
khoa học và sự thành công của các công trình nghiên cứu chính là việc dựa
vào dân tộc học để bóc tách các lớp lịch sử văn hóa và để lý giải những truyện
cổ tích cụ thể. Ở mục “Tinh thần phê phán xã hội và lý tưởng dân chủ
nhân đạo trong truyện cổ và các thể tài khác ở giai đoạn đầu của chế độ
phong kiến” (Trích “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam,
1974” của Cao Huy Đỉnh), tác giả đã phỏng đoán khoa học về các mốc lịch sử
xã hội làm cơ sở cho sự hình thành cốt truyện. Theo đó, truyện “Trầu cau”
phản ánh sự xung đột giữa hai quan niệm và hình thái hôn nhân: chế độ quần
hôn thời mẫu hệ và chế độ hôn nhân, gia đình, lứa đôi thời phụ hệ còn “Tấm
Cám” phản ánh nền kinh tế phụ quyền và cơ sở xung đột bước đầu có tính
chất giai cấp, truyện “Cây khế” đề cập đến mối quan hệ anh chị em trong gia
đình phụ quyền. Một số công trình khác như: “Qua tục ăn trầu và truyện
trầu cau của người Việt bàn về mối quan hệ anh em, vợ chồng” (Tạp chí
văn học số 1-1984) của Tăng Kim Ngân), “ Chủ đề thử tài kết hôn- Sự biến
đổi từ phong tục dân tộc học đến mô típ truyện cổ tích thần kỳ” (Trích
Tạp chí văn hóa dân gian, số 3- 1997), “Nghiên cứu nhân vật xấu xí mà có
tài trong truyện cổ tích các dân tộc” (Tạp chí văn học số 4-1985) của
Nguyễn Thị Huế, “Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mường”
của Nguyễn Thái Thuyên, “ Từ nhân vật của truyện cổ tích thần kì đến
nhân vật truyện cười” và “Về những đặc điểm trong truyện cổ tích thần
kì ở Việt Nam” của Hà Châu là những gợi ý cho chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu quan niệm xưa của dân gian trong vấn đề phản ánh thực tại gắn liền với
sự phát triển của lịch sử. Những mô típ, những chi tiết trong truyện cổ tích
không hoàn toàn huyễn hoặc mà có cơ sở khoa học, phù hợp với dự cảm thẩm
mỹ của dân gian, đầy sức mạnh của quan niệm. Dựa vào những kết quả của
những công trình trên, chúng tôi có điều kiện đi sâu tìm hiểu những mô típ
thường gặp trong hình thức thưởng phạt như các mô típ về vật thiêng có phép
thuật, người mang lốt vật và cởi bỏ lốt vật (mô típ hóa thân), mô típ về sự thử
thách để thử tài và đạo đức của nhân vật. Trên cơ sở ấy, chúng tôi cố gắng tìm
hiểu sự giống nhau cũng như một số nét độc đáo riêng biệt giữa các hình thức
thưởng phạt của cổ tích các dân tộc trên dải đất Việt và một số nước trong
khu vực.
2.4. Một số công trình viết về thần thoại và truyền thuyết tuy hơi xa với đề
tài luận văn nhưng cũng giúp cho chúng tôi hiểu thêm một số phương diện để
lý giải truyện cổ tích như: “Góp phần tìm hiểu các nguồn gốc truyền thuyết
Âu Cơ- Lạc Long Quân” của Phan kế Hoành (Tạp chí văn học số 4-1978),
“Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hóa trong truyền thuyết dân
gian Không Lộ” (Tạp chí văn học số 6 ) của Nguyễn Quang Vinh, “Tìm hiểu
mô típ cây trong họ Hồng Bàng và Đẻ đất đẻ nước” của Nguyễn Thị Huế
(Tạp chí văn học số 5- 1983). Những công trình trên liên quan đến việc tìm
hiểu nguồn gốc và một số mô típ trong truyện cổ tích như mô típ của sự thụ
thai thần kì, mô típ người lấy vật, mô típ chết đi hóa thân vào thân cây. Đấy
là sự phát hiện mang tính gợi ý giúp cho chúng tôi tìm hiểu sâu hơn giá trị của
những nhân vật ẩn mình trong hình thức thưởng phạt
2.5. Đáng chú ý hơn nữa là chuyên luận nghiên cứu về truyện cổ tích của
GS. Chu Xuân Diên về “Về cái chết của mẹ con Cám” (Tạp chí văn hóa dân
gian số 2, 1999). Chuyên luận này đã tập hợp những bài nghiên cứu khác
nhau viết về kết thúc truyện Tấm Cám và cũng từ đó tác giả đã phân tích và
rút ra kết luận là trả thù hay trừng phạt. Thông qua công trình này tác giả cũng
đi sâu vào nghiên cứu một số mô típ trong truyện và lý giải nguồn căn của
những mô típ ấy. Tác giả của bài viết rất công phu trong việc tìm hiểu vốn
văn hóa cổ của Việt Nam và các nước trên thế giới. Quan trọng hơn tác giả rất
thận trọng trong cách đánh giá vấn đề, bám sát các nguyên tắc nghiên cứu
phônclo, lý giải các mô típ và các thành tố nghệ thuật khá thuyết phục. Tác
giả đã đưa ra phỏng đoán như sau: “Các tình tiết làm thành đoạn kết của
truyện “Tấm Cám” không phải là do “quyền tự do sáng tạo của dân gian”,
mà là những mô típ, hay nói đúng hơn, những biến thể của những mô típ có
nguồn gốc từ thực tại và quan niệm thực tại của những con người thời xưa.
Những mô típ ấy đã trải qua quá trình được nhào nặn lại không phải là tùy
tiện mà có qui luật, theo một lôgic không phải lôgic của lối cảm, lối nghĩ, lối
sống hiện đại, mà lôgic của tư duy cổ tích” [9, tr.13]. Trong những mô típ của
truyện “Tấm Cám”, tác giả xác định được mô típ chính của truyện là mô típ
trừng phạt biểu thị cho tư tưởng cái ác bị trừng phạt (theo bản kể của Vũ
Ngọc Phan thì mô típ này chuyển sang dạng mô típ trả thù- và hai mô típ
dùng để miêu tả cái chết “chết do dội nước sôi” và “mẹ ăn thịt con”). Kết thúc
truyện bằng hai mô típ song song “cái ác bị trừng phạt”, “mẹ ăn nhầm thịt
con” và chết, cái thiện được ban thưởng. Dù rằng công trình này chỉ đi sâu
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến một truyện cổ tích cụ thể nhưng qua đây
chúng tôi rút ra được nhiều tư liệu nghiên cứu quý báu và học tập cách tiến
hành nghiên cứu để xác định hướng đi cho đề tài của mình. Với tình hình
nguồn tư liệu như thế, chúng tôi cố gắng tư duy và phân tích để xây dựng cho
mình những ý tưởng cơ bản phù hợp với đề tài nghiên cứu. Trong đó, chúng
tôi lấy việc nghiên cứu những truyện cổ tích cụ thể nhằm đưa ra những nhận
xét bước đầu trong việc tìm hiểu đặc điểm của những hình thức thưởng phạt.
3. Giới hạn đề tài
Có thể nói, hình thức thưởng phạt là một hình thức phổ biến trong truyện
cổ tích và nó cũng thể hiện khá rõ quan điểm thẩm mỹ của dân gian trong việc
phản ánh, lý giải những vấn đề của cuộc sống. Hơn thế nữa, hình thức thưởng
phạt tham gia vào quá trình vận động và phát triển của cốt truyện, là thành tố
cấu thành quan trọng của truyện cổ tích. Nó là yếu tố chứa đựng nội dung lại
là yếu tố hình thức của tác phẩm. Do đó, nó thu hút nhiều mối quan hệ với các
yếu tố khác tham gia vào cấu thành tác phẩm đặc biệt là ở phần phát triển
đỉnh điểm và kết thúc của truyện. Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào
các hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam do đó chúng tôi chỉ
đề cập đến những yếu tố, hình thức có liên quan đến các biểu hiện của nó.
Hướng nghiên cứu của bài viết dựa trên cơ sở đi tìm các mối quan hệ có liên
quan đến các hình thức thưởng phạt để rút ra những đặc điểm của hình thức
thưởng phạt cũng như lý giải chúng ở góc nhìn văn hóa của dân tộc. Cho nên
những vấn đề về kiểu truyện, phân loại, chủ đềđược đề cập đến chỉ hỗ trợ
cho việc đi tìm những đặc điểm và những quan điểm thẩm mỹ của dân gian
được gởi gắm thông qua các hình thức thưởng phạt tồn tại trong truyện. Tất cả
những điều trên liên quan trực tiếp đến việc thu thập, lựa chọn nguồn truyện
khảo sát. Do đó, trong chừng mực có thể chúng tôi cũng không loại trừ những
truyện đồng dạng với nhau trong việc khảo sát vì công việc của đề tài bao
hàm cả quá trình so sánh các hình thức thưởng phạt giữa các dân tộc với nhau.
Do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ có thể lấy truyện khảo sát chủ yếu từ nguồn
truyện cổ tích thần kì của các dân tộc thuộc dạng kết thúc có hậu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng khoảng 120 truyện của hai
mươi bốn dân tộc anh em để nghiên cứu. Đây là những tộc người tương đối
lớn ở Việt Nam và có đời sống vật chất và tinh thần khá đa dạng, phong phú.
Chúng tôi cũng hi vọng và tin tưởng rằng số lượng truyện như thế phần nào
cũng thể hiện những đặc điểm cơ bản nhất của hình thức thưởng phạt của Việt
Nam nói chung và từng nhóm dân tộc nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng những phương
pháp nghiên cứu văn học dân gian như phương pháp nghiên cứu liên ngành và
phương pháp so sánh. Chúng tôi cũng đồng thời vận dụng song song các thao
tác khảo sát, thống kê, hệ thống và phân tích để hỗ trợ cho những phương
pháp nêu trên.
Trong quá trình tìm hiểu các hình thức thưởng phạt cũng như lý giải các
giá trị thẩm mỹ trong quan niệm xưa của dân gian ở các dân tộc khác nhau,
người viết không tùy tiện suy diễn mà đều dựa vào những cơ sở khoa học và ý
nghĩa thực tiễn của những kết luận. Trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh
giá, người viết có liên hệ, so sánh hình thức thưởng phạt của các dân tộc với
nhau. Cũng cùng một kiểu truyện tương đồng nhưng các dân tộc khác nhau lại
có hình thức thưởng phạt khác nhau. Kết quả so sánh không những giúp
chúng tôi hiểu biết sâu sắc về các hình thức thưởng phạt của một dân tộc nhất
định mà còn nhận thức toàn diện, đầy đủ tất cả các đối tượng nghiên cứu. Sau
khi phác họa những đặc điểm chung của các hình thức thưởng phạt, chúng tôi
mớ