Luận văn Những thuận lợi và khó khăn của công ty Dệt May Hà Nội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong thời gian 10 năm trở lại đây đang trên đà phát triển rất mạnh. Sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có cơ hội học hỏi, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế. Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam giữ một vai trò quan trọng, là ngành mũi nhọn được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, Đại hội Đảng VI đã khẳng định “Chúng ta phải Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Công nghiệp Dệt-May là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ một hệ thống kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước sang một hệ thống mà các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn, không phân biệt hình thức sở hữu, không phân biệt loại hình kinh doanh.Cơ chế thị trường tạo cho các doanh nghiệp một sân chơi bình đẳng, hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, tự hạch toán lỗ lãi, tạo ra lợi nhuận chính đáng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, từng bước nâng cao mức sống dân cư, góp phần thực hiện mục tiêu toàn Đảng, toàn dân ta : “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “. Trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, Dệt-May là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách hướng vào xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta và một cách chung hơn trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Công nghiệp Dệt-May tất yếu là một trong những ngành chế tác xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của đất nước.

pdf33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8163 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những thuận lợi và khó khăn của công ty Dệt May Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN Những thuận lợi và khó khăn của công ty Dệt May Hà Nội S 2 LỜI MỞ ĐẦU Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta trong thời gian 10 năm trở lại đây đang trên đà phát triển rất mạnh. Sự giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam có cơ hội học hỏi, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế. Đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam giữ một vai trò quan trọng, là ngành mũi nhọn được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, Đại hội Đảng VI đã khẳng định “Chúng ta phải Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. Công nghiệp Dệt-May là ngành có ý nghĩa trọng tâm trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, từ một hệ thống kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp Nhà nước sang một hệ thống mà các doanh nghiệp được đối xử bình đẳng hơn, không phân biệt hình thức sở hữu, không phân biệt loại hình kinh doanh.Cơ chế thị trường tạo cho các doanh nghiệp một sân chơi bình đẳng, hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật, tự hạch toán lỗ lãi, tạo ra lợi nhuận chính đáng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, từng bước nâng cao mức sống dân cư, góp phần thực hiện mục tiêu toàn Đảng, toàn dân ta : “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh “. Trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước, Dệt-May là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chính sách hướng vào xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta và một cách chung hơn trong các nỗ lực của Việt Nam để hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Công nghiệp Dệt-May tất yếu là một trong những ngành chế tác xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của đất nước. Công ty Dệt may Hà Nội là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc ngành công nghiệp Việt nam nói chung và thuộc ngành công nghiệp Dệt- May nói riêng. Từ khi đi vào hoạt động sản xuất đến nay, Công ty luôn là một doanh nghiệp đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao và được khách hàng trong nước cũng như quốc tế ưa chuộng. Là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty luôn ý thức được vai trò chủ đạo của mình nên luôn cố gắng cải tiến máy móc, thiết bị… đưa Công ty ngày một phát triển vững mạnh để tạo niềm tin và làm chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp khác cùng phát triển trong quá trình vươn tới sự hội nhập của thế giới và khu vực. 3 PHÇN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI I.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 1.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam(VINATEX), thuộc ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam. Được xây dựng và hình thành từ cuối những năm 70, đến nay Công ty Dệt May Hà Nội- tên giao dịch HANOSIMEX đã lớn mạnh và phát triển không ngừng. Công ty là thành viên hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội, đối ngoại, được mở tài khoản riêng ở các ngân hàng trong và ngoài nước theo pháp lệnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, chịu sự quản lý của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Tên tiếng Việt : Công ty Dệt May Hà Nội . Tên tiếng Anh : HANOI TEXTILE AND GARMENT COMPANY. Tên giao dịch : HANOSIMEX. Địa điểm : Số 1 Mai Động, quận Hai Bà Trưng Hà Nội. Số điện thoại : 84-4-8621024 , 8621470 Số Fax : 84-4-8622334 Email : hanosimex@HANOSIMEX. Vnn. Việt Nam Website : www hanosimex. Com.Việt Nam Quá trình hình thành của Công ty được bắt đầu từ ngày 7-4-1978 khi hợp đồng xây dựng nhà máy được ký chính thức giữa Tổng Công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX(CHLB Đức). Tháng 2-1979, công trình được khởi công xây dựng và đến tháng1- 1982, công nhân, kỹ sư Việt nam cùng với các chuyên gia CHLB Đức, Italia, Hàlan bắt đầu lắp đặt thiết bị công nghiệp và phụ trợ. Ngày 21-11-1984 hoàn thành các hạng mục cơ bản, chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi: Nhà máy sợi Hà Nội. Tháng 10-1985, nhà máy thành lập thêm phân xưởng sản xuất phụ để tận dụng bông phế liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất chính để sản xuất khăn bông với sản lượng 4.000 chiếc/năm. Tháng 12-1987, nhà máy mở rộng quy mô đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I và tới tháng 6-1990, dây chuyền được đưa vào sản xuất bao gồm nhiều loại máy với chất lượng cao, có công suất 190.000 sản phẩm quần áo các loại hàng năm và 300 tấn vải các loại. 4 Tháng 4-1990, Bộ Kinh tế Đối ngoại cho phép nhà máy được hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch HANOSIMEX. Quyết định này tạo điều kiện cho nhà máy mở rộng qan hệ thương mại với các bạn hàng trên thế giới vì thế mà hoạt động sản xuất kinh doanh được tăng lên rõ rệt. Tháng 4-1991, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định tổ chức hoạt động của nhà máy sợi Hà Nội thành: Xí nghiệp liên hiệp sợi-Dệt kim Hà Nội, tên giao dịch đối ngoại là HANOSIMEX. Tháng 6-1993, xây dựng dây chuyền dệt kim số II và tới tháng 3-1994 dây chuyền được đưa vào sản xuất. Tháng 10-1993, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định sát nhập Nhà máy sợi Vinh (tỉnh Nghệ An ) vào xí nghiệp liên hợp. Ngày 19-5-1994, Nhà máy Dệt kim được khánh thành bao gồm cả hai dây chuyền I và II. Tháng 1-1995, khởi công xây dựng Nhà máy thêu Đông Mỹ và tới 2-9- 1995 thì khánh thành. Ngày 26-9-1995, Bộ Công Nghiệp Nhẹ quyết định đổi tên xí nghiệp liên hiệp sợi Dệt kim Hà Nội thành Công ty Dệt Hà Nội. Ngày 28-2-2000, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt May Hà Nội căn cứ vào Quyết định 103/QĐ-HĐQT. Tên của Công ty Dệt May Hà Nội chính thức ra đời từ đó và tồn tại cho đến bây giờ. Hiện nay, Công ty có 8 nhà máy thành viên, 8 phòng ban chức năng và một tổ hợp dịch vụ sản xuất xây dựng. Với thiết bị công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề cùng với việc áp dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9002 nên năng suất, chất lượng sản phẩm của Công ty luôn đạt được mức cao và được khách hàng ưa chuộng, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng, bạc và bằng khen tại các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. Sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore, Úc, CHLB Đức, Thuỵ sĩ… và gần đây sản phẩm của Công ty đã được xuất khẩu sang thị trường Mĩ. Khách hàng trong nước và bạn hàng nước ngoài đều rất ưa chuộng sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó Công ty còn sản xuất các sản phẩm như khăn mặt, khăn ăn, khăn tắm ,vải bò và các sản phẩm từ vải bò ... để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trong những năm đã qua , Công ty luôn duy trì việc đầu tư sản xuất, mở rộng thị trường, mở rộng hình thức kinh doanh hợp tác đầu tư và tái sản xuất đạt hiệu quả cao. Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành Dệt may Việt Nam. 5 2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty Dệt May Hà Nội 2.1 Thuận lợi của Công ty Dệt May Hà Nội Trải qua gần 25 năm xây dựng và trưởng thành với bao không khí thăng trầm cho đến nay Công ty Dệt May Hà Nội đã đạt được những thành công nhất định, khẳng định được chỗ đứng của mình không chỉ tại thị trường trong nước mà cả trên trường quốc tế. Để tạo được kết quả đó là do sự đóng góp công sức của rất nhiều người từ ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân… đến cả những bạn hàng trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, kinh tế nước ta đang có đà hồi phục , Nhà nước tăng cường các hoạt động đối ngoại mở rộng thị trường, ngành Dệt-May đã được Chính phủ quan tâm phê duyệt chiến lược phát triển kèm theo các chính sách ưu đãi tạo điều kiện vươn lên hội nhập với khu vực và thế giới…Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để Công ty có thể phát triển vững mạnh như bây giờ. 2.2 Khó khăn cần giải quyết Về lao động: trong những năm gần đây lực lượng lao động của Công ty luôn biến động. Hàng năm có khoảng 300 công nhân thôi việc, hầu hết số công nhân này đã thành thạo nghề. Điều này làm đảo lộn cơ cấu lao động của Công ty. Để thay thế số lao động thiếu hụt đó, hàng năm buộc Công ty phải tự đào tạo hoặc tuyển thêm công nhân, gây tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc mà chất lượng tay nghề công nhân lại thấp. Về mặt kỹ thuật công nghệ: trong mấy năm gần đây, Công ty nhập nhiều máy móc thiết bị hiện đại mà khi đó tay nghề của công nhân còn thấp chưa thể sử dụng và hiểu hết tính năng của các thiết bị đó nên chưa khai thác hết công suất của máy móc thiết bị. Tình hình cán bộ quản lý kỹ thuật giỏi và công nhân có tay nghề còn thiếu nhiều so với nhu cầu và yêu cầu phát triển của sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là ngành may, Công ty đang thiếu đội ngũ thợ lành nghề có kinh nghiệm, lý do của sự thiếu hụt này phần lớn là do sự biến động về lao động hàng năm. Về nguyên liệu: Công ty chưa chú trọng đến việc khai thác thị trường trong nước, do đó quá trình sản xuất đôi khi còn chậm. II.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 1.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước có vai trò lớn lao như các doanh nghiệp Nhà nước khác là định hướng phát triển cho các thành phần kinh tế khác nhau. Ngoài ra, Công ty còn có nhiệm vụ chủ yếu 6 như cung cấp hàng tiêu dùng, may mặc trong nước, tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước trong công cuộc Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá đất nước và tiến trình hội nhập nền kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sợi đơn, sợi xe cho chất lượng cao như sợi cotton, sợi peco, sợi PE, với chỉ số trung bình là 36/1 vì mằt hàng sợi là thế mạnh của Công ty. Công ty còn sản xuất các loại vải dệt kim thành phẩm Rib, Interlock, single, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt kim, các loại vải dệt thoi và các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi, các loại khăn bông. 2.Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cũng như bất kỳ một công ty kinh doanh nào, mục tiêu lớn nhất của công ty Dệt May Hà Nội là tối đa hoá lợi nhuận vì lợi nhuận sẽ phản ánh thực chất tình hình kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm của công ty. Bên cạnh mục tiêu hàng đầu đó, công ty cũng đang cố gắng để tối thiểu hoá chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh nhằm giảm giá thành sản phẩm để có thể phục vụ mọi nhu cầu dù là khắt khe nhất của khách hàng vì trong kinh doanh công ty luôn tuân thủ tôn chỉ “khách hàng là thượng đế”. Nhờ việc giảm giá thành công ty có thể đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng số lượng hàng bán ra, tăng doang thu, từ đó sẽ tăng lợi nhuận để từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, đảm bảo cho nguồn nhân lực của công ty không chỉ đầy đủ về mặt vật chất mà còn dồi dào về mặt tinh thần. Song song với các mục tiêu trên, công ty cũng không quên “đeo đuổi” mục tiêu bảo vệ môi trường và an toàn lao động cho công nhân. 3.Quyền hạn của Công ty Công ty Dệt May Hà Nội(tên giao dịch là HANOSIMEX) là thành viên hạch toán độc lập. Công ty được tự chủ về mặt tài chính, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có quan hệ đối nội, đối ngoại, được mở tài khoản riêng ở các ngân hàng trong và ngoài nước theo pháp lệnh của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công ty hoạt động theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và các quy định của pháp luật. Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Dệt May Hà Nội được Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt May Việt Nam phê chuẩn. Công ty có quyền và nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả phát triển vốn, bảo đảm về việc làm và đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bảo đảm trật tự an ninh, bảo đảm an toàn sản xuất. 7 Công ty thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước, các chủ trương của Bộ Công Nghiệp và Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Đồng thời tham gia vào các hoạt động của địa phương tuỳ theo điều kiện thực tế của công ty. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty Dệt May Hà Nội được tổ chức theo mô hình Tập trung thống nhất. Vì Công ty trực tiếp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nên luôn chịu tác động bởi sự biến đổi của thị trường do đó cơ cấu quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng là phù hợp hơn cả với hoạt động của Công ty. Theo cơ cấu này, các bộ phận chức năng không ra mệnh lệnh trực tiếp cho các đơn vị sản xuất mà chỉ chuẩn bị các quyết định, định hướng, kiến nghị với tư cách các cơ quan tham mưu cho Tổng giám đốc. Vì vậy, bộ máy quản lý được chia thành ba cấp: - Đứng đầu là Tổng giám đốc(TGĐ), đại diện cho Công ty, thay mặt Công ty giải quyết tất cả những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của Công ty, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty. TGĐ không trực tiếp ra các quyết định về quản lý mà thông qua các phó Tổng giám đốc (phó Tổng giám đốc) và các phòng ban. - Giúp việc cho TGĐ với chức năng tham mưu là 4 phó TGĐ được TGĐ phân công phụ trách các lĩnh vực sản xuất, Kinh tế, Kỹ thuật và Công nghệ, Tài chính -Kế toán(nhưng hiện nay chức vị này đang khuyết do người đảm đương trách nhiệm vừa nghỉ hưu). Các Phó TGĐ phụ trách lĩnh vực nào có trách nhiệm kiểm tra, xem xét và ký hợp đồng kinh tế thuộc lĩnh vực đó đồng thời Phó TGĐ là người có trách nhiệm giúp TGĐ điều hành công ty theo sự uỷ thác của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ về việc mình thực hiện, thay mặt TGĐ điều hành công ty khi TGĐ vắng mặt. - Các phòng ban chia thành hai khối cơ bản đó là khối phòng ban chức năng và khối các nhà máy sản xuất được thể hiện qua Sơ đồ 1 trang 9 2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các nhà máy 2.1 Khối phòng ban chức năng Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty sẽ làm công tác nghiệp vụ, triển khai nhiệm vụ đã được TGĐ duyệt xuống các nhà máy và các đơn vị liên quan, đồng thời làm công tác tham mưu, cố vấn cho TGĐ về mọi mặt trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh giúp TGĐ ra các quyết 8 định nhanh chóng, chính xác để hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Đồng thời các phòng ban trong công ty luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau để đảm bảo cho việc sản xuất được xuyên suốt và thuận lợi. Các phòng ban thuộc khối điều hành công ty gồm: * Phòng Tổ chức hành chính +Tham mưu cho TGĐ về lĩnh vực tổ chức đào tạo, sắp xếp nhân sự, lao động tiền lương, chế độ chính sách… * Phòng Kế toán tài chính +Tham mưu giúp việc cho TGĐ trong công tác kế toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được duy trì liên tục và đạt hiệu quả kinh tế cao. * Phòng Kế hoạch thương mại : +Tham mưu, giúp TGĐ về các lĩnh vực như : nghiên cứu, dự đoán sự phát triển của thị trường nội địa, đề ra hướng sản xuất sản phẩm may mặc, vải dệt kim, vải dệt thoi, khăn bông của Công ty, đồng thời tổ chức tham gia các hoạt động tiếp thị, khuyếch trương quảng cáo sản phẩm của Công ty trên thị trường cả nước. * Phòng Xuất nhập khẩu +Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước, tham mưu cho TGĐ trong công tác nhập khẩu phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị phụ tùng… phục vụ cho công tác đầu tư phát triển và ổn định sản xuất của Công ty đồng thời xuất khẩu những sản phẩm của Công ty ra nước ngoài bao gồm cả xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác. * Phòng Kỹ thuật đầu tư +Tham mưu giúp việc TGĐ về các lĩnh vực kỹ thuật sợi, dệt nhuộm, may, cơ khí, động lực, kỹ thuật an toàn, vệ sinh môi trường, kỹ thuật xây dựng trong phạm vi toàn Công ty. * Phòng kế hoạch - thị trường +Tham mưu giúp việc TGĐ trong các lĩnh vực công tác như: đề ra các giải pháp, xây dựng và điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nội địa và sản phẩm xuất khẩu; cung ứng và quản lý vật tư, sản phẩm của Công ty; thực hiện Công tác marketing tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước cùng các phế liệu của Công ty. * Phòng Đời sống + Phục vụ việc ăn uống cho cán bộ công nhân viên trong thời giờ làm việc tại Công ty. +Quản lý cây xanh, vệ sinh mặt bằng toàn Công ty. * Phòng bảo vệ-quân sự 9 + Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện ra vào, đi lại trong toàn Công ty, tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ kho tàng, nhà xưởng…toàn Công ty 24h/24h. Ngoài ra còn có: Trung tâm y tế và trung tâm thí nghiệm - kiểm tra chất lượng sản phẩm. 2.2 Khối các nhà máy sản xuất Mỗi nhà máy thành viên là một đơn vị sản xuất cơ bản của công ty và sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Trên cơ sở các dây chuyền sản xuất sản phẩm, các nhà máy có chức năng sử dụng công nhân,tổ chức quản lý quá trình sản xuất, thực hiện các định mức kinh tế-kỹ thuật, đảm bảo hiệu suất sản xuất tối đa, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất làm việc của dây chuyền. Tất cả các hoạt động trong quá trình sản xuất của cả nhà máy đều đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc(GĐ) nhà máy. Giúp việc cho giám đốc nhà máy là hai Phó GĐ, tổ Nghiệp vụ, tổ kỹ thuật chuyên môn cùng với các tổ trưởng tổ sản xuất. Giám đốc các nhà máy thành viên chịu trách nhiệm trước TGĐ về toàn bộ hoạt động của nhà máy mình quản lý. Phó GĐ có trách nhiệm thực hiện những công việc được phân công và được GĐ uỷ quyền, tham mưu cho GĐ những vấn đề quan trọng trong quá trình sản xuất, chịu trách nhiệm trước GĐ về kết quả công việc được giao. Công ty bao gồm các nhà máy trực thuộc đóng tại nhiều địa bàn khác nhau: - Nhà máy sợi Hà Nội ( đóng tại trụ sở chính của Công ty) - Nhà máy sợi Vinh ( đóng tại thành phố Vinh – Nghệ An) - Nhà máy dệt nhuộm được trang bị thiết bị dệt của Châu Âu. - Nhà máy may 1 ( đóng tại trụ sở chính của Công ty). - Nhà máy May 2 ( đóng tại trụ sở chính của Công ty ). - Nhà máy May 3 (đóng tại trụ sở chính của Công ty ). - Nhà máy may Đông Mỹ ( đóng tại Đông Mỹ – Thanh Trì Hà Nội). - Nhà máy dệt Denim (đóng tại trụ sở chính của Công ty). - Nhà máy dệt Hà Đông (đóng tại Cầu Am – Thị xã Hà Đông). IV.TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Căn cứ phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của ngành; căn cứ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Công ty xây dựng kế hoạch dài hạn về phương án kinh doanh, phương án nguyên liệu, phương án sản phẩm đồng thời Công ty cũng xây dựng chương trình liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. 10 Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm với các chỉ tiêu tổng hợp trình Tổng Công ty xét duyệt, giao kế hoạch năm(với các giải pháp tổng thể) từng quý, từng tháng cho các nhà máy thành viên. Kế hoạch bao gồm: + Chỉ tiêu sản lượng sản phẩm, quy cách yêu cầu chất lượng (kể cả phần gia công bên ngoài), chỉ tiêu doanh thu, kế hoạch sản phẩm mẫu... + Các định mức sử dụng vật tư, nguyên vật liệu, năng lượng định mức hao phí lao động tổng hợp. 1.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất-kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật ở Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm nhà xưởng, máy móc, thiết bị, các công trình kiến trúc hầu hết mới được xây dựng và trang bị máy móc thiết bị hiện đại của Italia, CHLB Đức, Bỉ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Máy móc thiết bị của Công ty mới, hiện đại và đồng bộ nên sản phấm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm. 1.2 Đặc điểm về nguyên vật liệu Nguyên vật liêu chính của Công ty là bông và xơ tổng hợp. Có những nguyên vật liệu trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu của Công ty nhưng lại không thể phục vụ cho sản xuất vì vậy buộc Công ty phải nhập khẩu từ các nước khác. C
Luận văn liên quan