Luận văn Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay

Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển. Chỉ có HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp HĐH đất nước. Trên cơ sở tính quy luật đó, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) xác định: "Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh, thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, từ chủ trương, chính sách, mối quan hệ lợi ích giữa công nghiệp, với nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, cũng như sự vươn lên của bản thân nông dân. Nó đã nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội và diễn biến rất phức tập, mà đòi hỏi phải được nhận thức rõ tình hình, nguyên nhân của thực trạng ấy, từ đó xác định giải pháp khắc phục, nếu không sẽ có nguy cơ mất ổn định chính trị không thể lường trước được. Cụ thể là: 1/ Kinh tế nông thôn phát triểnn còn rất chậm. Thực hiện CNH về cơ bản chưa thúc đẩy mạnh nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại. Thực tế, kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng hiện đại rất chậm chạp. CNH đã góp phần đô thị hoá nông thôn nhiều hơn là hiện đại hoá nông nghiệp. Một số năm gần đây, Chính phủ đã tăng ngân sách đầu tư phát triển nông thôn như đầu tư để giảm nhẹ thiên tai, đầu tư khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ dịch vụ giao thông, truyền hình, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt.

pdf138 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3460 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Các nước chậm phát triển như nước ta, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nông nghiệp, nông thôn luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển. Chỉ có HĐH nông nghiệp, nông thôn, mới tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi sự nghiệp HĐH đất nước. Trên cơ sở tính quy luật đó, Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) xác định: "Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn", giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đến nay, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực phát triển kinh tế nông thôn, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nông thôn. Tuy nhiên, cũng từ đó, nhiều vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh, thể hiện sự bất cập, hạn chế của quá trình thực hiện CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn, từ chủ trương, chính sách, mối quan hệ lợi ích giữa công nghiệp, với nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn, cũng như sự vươn lên của bản thân nông dân. Nó đã nảy sinh những vấn đề kinh tế, xã hội và diễn biến rất phức tập, mà đòi hỏi phải được nhận thức rõ tình hình, nguyên nhân của thực trạng ấy, từ đó xác định giải pháp khắc phục, nếu không sẽ có nguy cơ mất ổn định chính trị không thể lường trước được. Cụ thể là: 1/ Kinh tế nông thôn phát triểnn còn rất chậm. Thực hiện CNH về cơ bản chưa thúc đẩy mạnh nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng hiện đại. Thực tế, kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng hiện đại rất chậm chạp. CNH đã góp phần đô thị hoá nông thôn nhiều hơn là hiện đại hoá nông nghiệp. Một số năm gần đây, Chính phủ đã tăng ngân sách đầu tư phát triển nông thôn như đầu tư để giảm nhẹ thiên tai, đầu tư khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao mức hưởng thụ dịch vụ giao thông, truyền hình, y tế, giáo dục, nước sinh hoạt.... Song, nhìn chung tỷ trọng đầu tư còn thấp so với tổng đầu tư xã hội. Điều đó dẫn đến cơ sở hạ tầng nông thôn còn ở mức thấp kém, khoa học & công nghệ (KH & CN) chậm phát triển. Mặc dù, Chính phủ khuyến khích sự hợp tác giữa “bốn nhà” trong quá trình phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện đại, nhưng trên thực tế, sự hợp tác này vẫn chưa có hiệu quả. Trong khoảng 15 năm gần đây, một số thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, song còn hạn chế về quy mô, mức độ. Do vậy, chưa thực sự nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường; việc cơ giới hoá cũng được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, nhưng lao động thủ công vẫn phổ biến và chiếm khoảng 70%. 2/ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các trung tâm đô thị kiếm sống rất lớn. Do phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan. Tuy nhiên, quá trình CNH, HĐH đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những địa phương có tốc độ CNH và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Trong đó, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dung đất nông nghiệp, nông dân rơi vào tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, mà ồ ạt kéo ra các đô thị lớn Hà Nôị, thành phố Hồ chí Minh, thành phố Đà Năng làm thuê rất lớn. Đây được coi là vấn đề bức xúc nhất. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm cho lực lượng lao động thất nghiệp thuộc khu vực nông nghiệp và nông thôn chưa được các cấp, các ngành chức năng quan tâm đúng mức. Tỉ lệ nông dân và con em của họ vào làm việc ở các doanh nghiệp trong các khu, điểm công nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 15 - 20%. Tình trạng thất nghiệp trong nông thôn đang trở nên phổ biến và là vấn đề xã hội bức xúc cần được quan tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị. 3/ Phân hoá giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Chênh lệch về lợi ích giữa công nghiệp và nông nghiệp rất lớn, dẫn đến chênh lệch thu nhập và mức sống giữa dân cư nông thôn với thành thị đang doãng ra khá mạnh. Nếu như trong thời kỳ bao cấp, chênh lệch lợi ích giữa công nghiệp và nông nghiệp, chênh lệc về thu nhập giữa nông thôn và thành thị không đáng kể, hầu như chưa có sự phân hoá giàu nghèo, thì khi chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình phân hoá giàu nghèo trong xã hội Việt Nam đã diễn ra với tốc độ khá nhanh. Khoảng cách giữa thu nhập của nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất ngày càng lớn. Mức chênh lệch này ở miền Bắc và miền Trung thấp hơn so với miền Nam và Tây Nguyên. Dân số ở nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước, nhưng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng thu nhập quốc dân của 20% dân số sống ở thành thị. Đó cũng là cơ sở nảy sinh vấn đề chính trị trong xã hội Việt Nam.... 4/ Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng. Những năm qua, hoạt động của nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp, các làng nghề đã gây ô nhiễm môi trường rất lớn. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu công nghiệp, các làng nghề đang có những diễn biến hết sức phức tạp, thậm chí đã tạo nên làng ung thư. Do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều doanh nghiệp, làng nghề chưa chú trọng đúng mức nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các chất độc hại được thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, mà không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. 5/ Đời sống văn hoá, tinh thần ở nông thôn có nhiều bất cập. Nông thôn truyền thống là nơi phát sinh và lưu giữ nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Văn hoá truyền thống, xét cho cùng, là nhân tố quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, những năm qua, do CNH, HĐH, đô thị hoá, nhiều giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ở nông thôn đã và đang bị xâm hại, làm biến dạng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ở nông thôn. Trong những năm qua, quá trình CNH diễn ra nhanh chóng, cùng với sự xuất hiện nhiều thị trấn, thị tứ, những trục đường giao thông mới ở các vùng nông thôn. Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới an ninh trật tự ở nông thôn. Đời sống vật chất được cải thiện, sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn… đã tạo điều kiện cho một bộ phận trong nông dân, nhât là số thanh niên lười biếng, “học đòi” trở nên hư hỏng. Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất hiện và đang có diễn biến phức tạp. Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đây chưa từng xảy ra ở nông thôn, thì nay đã xuất hiện và diễn biến phức tạp trên diện rộng. Ngoài ra, những rủi ro trong làm ăn kinh tế, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân cũng là một trong những lý do khiến các hoạt động mê tín dị đoan có chiều hướng gia tăng, nhiều hủ tục lạc hậu được khôi phục, phát triển ở nông thôn. Tình trạng này nảy sinh có phải chỉ là nguyên nhân chủ quan của người nông dân hay còn là quan điểm, chủ trương, chính sách, biện pháp không đồng bộ của Nhà nước và chính quyền địa phương ? Phải chăng những “điểm nóng” nảy sinh, nguyên nhân của nó là cả từ trên xuống và cả từ dưới lên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Từ sau Đại hội VIII (1996), chúng ta đã có nhiều chương trình, đề tài cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở, luận án, dự án, hội thảo khoa học và sách, báo và tạp chí nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trong đó cũng đã nêu ra những bức xúc kinh tế, xã hội, văn hoá tiền đề nảy sinh những vấn đề chính trị xã hội trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nông thôn. a) Về chương trình, đề tài, luận án và các dự án cụ thể ở các địa phương. Từ khi đổi mới đến nay, nhất là từ năm 1996, Nhà nước ta đã đề ra các chương trình nghiên cứu khoa học xã hội, như Chương trình KHXH.02: “Phương hướng, mục tiêu, tiến trình và những giải pháp nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (1996- 2000), Chương trình KX.02: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa: con đường và bước đi” (2001- 2005); Đề tài cấp nhà nước KX.02.01, “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn. Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thế giới ” (2001), do TS Lê Cao Đoàn làm chủ nhiệm. Đề tài cấp nhà nước KX.02.02: “Tác động của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam ” (2003) do TS Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm. Đề tài cấp nhà nước “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại” (2007), do PGS.TS Nguyễn Danh Sơn làm chủ nhiệm. Đề tài khoa học cấp nhà nước “Mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (KX.02.04), do GS.TS Đỗ Hoài Nam làm chủ nhiệm. Nhiều đề tài cấp bộ, cấp cơ sở về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai nghiện cứu ở nhiều cơ sở, như ở trung tâm Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh), các Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực 1, 2, 4, 4, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, các Viện nghiên cứu Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành phố Hồ Chí Minh và các trường và các viện Kinh tế khác trong nước. Nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, nhiều chương trình và dự án về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cũng đã được cụ thể hoá ở 63 tỉnh thành và các huyện trong cả nước. b) Về Hội thảo khoa học quốc tế và trong nước: năm 2007 tại Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam”. Hội thảo quốc tế giữa Việt Nam và Đài Loan tại Việt Nam năm 2008 với chủ đề: “Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn Đài Loan và Việt Nam: Nghiên cứu so sánh”. c) Về sách, báo và tạp chí: Cuốn sách “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng: thực trạng và giải pháp” của tác giả TS Đặng Văn Thắng, TS Phạm Ngọc Dũng, do Nxb Chính trị Quốc gia, HN phát hành (năm 2003). Cuốn sách ''Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam'' (2005) của Viện Kinh tế học. Cuốn sách “Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Đài Loan” của tác giả Nguyễn Đình Liên, Viện Nghiên cứu Trung Quốc. Xuất bản năm 2006 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. Cuốn sách “Những biến đổi kinh tế - xã hội của hộ gia đình”, tác giả: Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai. “Xã hội học nông thôn” (2006) của tác giả Bùi Quang Dũng, do nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. “Vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, chủ biên: GS-TSKH Vũ Hy Chương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành năm 2006. Cuốn sách “Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam – Con đường và bước đi” của GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn chủ biên do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản năm 2007... Ngoài ra, có rất nhiều bài viết đăng trên báo và tập chí như: tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Nông thôn ngày nay, tạp chí Khoa học công nghệ và môi trương, tạp chí Nghiên cứu lý luận, tạp chí Lý luận chính trị, tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, tạp chí Thời đại, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội. Nhìn chung, trong các chương trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án, đề án, sách, báo và tạp chí đã nghiên cứu, viết về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đều có đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong triển khai thực hiện, nhưng chưa đầy đủ, sâu sắc và chưa có hệ thống, nhất là giải pháp để khắc phục có hiệu quả các vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc. Trên thực tế chưa có đề tài nào chuyên nghiên cứu về những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Từ tính cấp thiết của vấn đề và tình hình đã nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu khoa học: “Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết. 3. Mục tiêu của đề tài: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận kinh tế, xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng và nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay; Thứ ba, đưa ra được định hướng giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm góp phần khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt Nam trong những năm tới. 4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường bức xúc khi thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của đề tài rất rộng. Trong khuôn khổ đề tài cấp bộ, nghiên cứu trong 15 tháng, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề kinh, tế xã hội bức xúc nhất ở nông thôn Việt Nam bị thu hồi đất để thực hiện CNH, HĐH. 5. Phương pháp nghiên cứu: Về phương pháp luận: Dựa trên cơ sở phương hướng lý luận và phương pháp luận Mác - Lênin và những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh. Trước hết, đề tài vận dụng phương pháp luận Mác - Lênin với 3 quan điểm rất cơ bản: quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm vận động và phát triển và quan điểm về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời, vận dụng 2 chỉ dẫn hiện đại của Hồ Chí Minh: tổng thể hoá, thiết thực và hành động. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu: a) Kết hợp phương pháp ngành và đa ngành với phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp lôgic và lịch sử, phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của đề tài; b) Kết hợp nghiện cứu quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam với thực tế thời đại; c) Tổ chức đi khảo sát thực tế ở một số địa phương. 6. Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn: 1/ Đề tài đã hệ thống, làm rõ một số vấn đề lý luận mới nhất về kinh tế, xã hội trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; 2/ Đề tài đã đi sâu phân tích những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nhất và nguyên nhân mà nó nảy sinh trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay; 3/ Đưa ra một số định hướng giải pháp có ý nghĩa thực thi góp phần khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội trong việc thực hiện CNH, HĐH ở nông thôn Việt Nam theo hướng bền vững trong thời gian tới. 7. Lực lượng nghiên cứu: Tham gia nghiên cứu đề tài gồm có các PGS, TS, NCS, Th.s, học viên cao học trong và ngoài Viện Kinh tế và các nhà hoạt động thực tiễn ở một số tỉnh thành như Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Hà Tĩnh, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. 8. Những công trình đã xã hội hóa: trong quá trình nghiên cứu, các cộng tác viên đã xã hội hóa được 4 bài: 1. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở Bắc Giang - thành tựu và những vấn đề đang đặt ra. 2. Lao động nữ và việc làm trong các khu công nghiệp ở Hà Nam - vấn đề và giải pháp. 3. Phân phối thu nhập ở Việt Nam - vấn đề bức xúc cần giải quyết. 4. Tam nông ở Bắc giang - thành tựu và vấn đề. 9. Nội dung: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài tập trung nghiên cứu 3 chương cơ bản sau đây: Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN HĐH bền vững là cơ sở lý luận xem xét, đánh giá, khắc phục những vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 1.1.1. Quan niệm hiện đại về công nghiệp hoá CNH là quá trình nâng cao tỷ trọng công nghiệp cả về lao động, giá trị toàn bộ các ngành kinh tế của một địa phương, một quốc gia. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội từ nền kinh tế nông nghiệp với mức tập trung tư bản nhỏ sang nền kinh tế công nghiệp với mức tập trung tư bản cao. CNH là một phạm trù lịch sử. CNH là một phần của quá trình HĐH. Theo từ điển Bách bách khoa toàn thư Việt Nam: “Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học & công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí hoá có khả năng cải tạo, trước hết là nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhằm biến một nước kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ là phổ biến sang nền sản xuất lớn chuyên môn hoá. HĐH là quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế mới, mà nòng cốt là cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp hiện đại.”1. Như vậy, CNH là quá trình nâng cao giá trị tuyệt đối sản lượng và lao động công nghiệp, đồng thời CNH gắn với phát triển văn hóa xã hội để đạt tới xã hội công nghiệp. CNH, HĐH có vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội. Thời Hậu Lê, Lê Quý Đôn2 có câu: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng". Cùng với đổi mới các chu kỳ đầu tư thiết bị, rút ngắn thời gian lưu kho, chu kỳ kinh doanh, thực hiện “tuần hoàn của tư bản”3, “chu chuyển tư bản”4, công nghiệp hóa sẽ được rút ngắn. Công nghiệp phát triển nảy sinh nhiều ngành nghề mới, nhất là lĩnh vực dịch vụ, từ đó thu hút nhiều lao động hơn, làm tăng thu nhập, nhưng cũng dễ làm họ mất việc hơn nếu bước đi, cách làm CNH sai. Cùng với quá trình CNH, đô thị hóa sẽ phát triển. Sự hình thành và phát triển các đô thị sẽ dẫn tới xã hội hiện đại, xã hội dịch vụ. Cũng từ đó, chế độ chính trị và pháp luật cũng có những thay đổi. Những tập quán và truyền thống của xã hội nông nghiệp biến đổi theo hướng hiện đại. Kế thừa, biến cải kinh nghiệm của các nước trong lịch sử trên cơ sở thực tiễn CNH ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã xác định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng 1 2 Lê Quý Đôn (năm 1726 - năm 1784) tên thật Lê Danh Phương là quan của nhà Hậu Lê, là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7, quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45. 3 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, t. 24, tr. 45. 4 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2002, t. 24, tr. 231. sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ KH & CN nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (1/1994) chỉ rõ: “đẩy tới một bước công nghiệp hóa đất nước…đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”5 Khái niệm CNH trên được Đảng ta xác định rộng hơn so với những quan niệm trước đó, bao hàm cả về hoạt động sản xuất, kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội và được sử dụng bằng các phương tiện và các phương p
Luận văn liên quan